@ Bạn đọc xem 2 ảnh (dưới bài viết) để được rõ hơn về thiết bị mà bác Thạch thực nghiệm gọi là cái đổi điện...sau đó khi kết luận là UPS . Thanh2htb dùng thực nghiệm này để mọi người tham khảo cho nhận định như ơ trên.
Em nói thật với bác, bác không hiểu mà còn cố cãi cho được, đúng là cái hình bác đưa là ổn áp cách lý, Và cái thiết bị của bác Thạch cũng là ổn áp cách ly nhưng nó có 2 chế độ, - chế độ Bypass là chế độ bình thường có nghĩa là ko có ổn áp, nó giống với anh em trong hội vẫn dùng đưa thẳng điện áp 220v vào biến áp cách lý, cái em nói là BACl ko có tác dụng gì điện áp nhiễu vào ra vẫn bị nhiễu, vào ra như nhau, vào méo ra méo ko lọc đc cái gì cả - chế độ UPS là chế độ ổn áp, điện áp xoay chiều vào được chỉnh lưu thành 1 chiều sau đó lại dùng mạch dao động tạo ra một dòng điện xoay chiều hoàn toàn mới có tần số 50Hz ko bị can nhiễu, sau đó mới đưa vào BACL nên đưa vào sạch thì ra sạch
@ Có một số khái niệm Thanh2htb chưa hiểu đúng: ( mình thả thính...ổn áp cách ly ) 1, Thiết bị mình đăng ảnh và bác Lê Kim Thạch thực nghiệm là một chiếc UPS Digital Energy LP Series do hãng GE (General Electrics LP Series) của Mỹ. UPS trên có chức năng ổn định điện áp đầu ra phụ tải... @$ Bác Thạch thực nghiệm để đánh giá khi dùng UPS sẽ cho nguồn điện sạch hơn... 2, Ở chế độ BYPASS trên UPS ( BYPASS MODE), Nguồn điện đầu ra của thiết bị chính được cung cấp trực tiếp từ nguồn điện lưới đầu vào. Tuy có được lọc các sóng trước khi tới tải nhưng lại không được hỗ trợ thông qua Ắc quy. Chính vì thế mà ở chế độ BYPASS của UPS ( Bộ lưu điện UPS ) nguồn điện đầu ra sẽ không được ổn định, từ đó dẫn đến việc tải sẽ không được bảo vệ khỏi các sự cố về tăng giảm điện áp, tần số hoặc do mất điện đột ngột. Chế độ BYPASS nội được thiết kế bao gồm công tắc tĩnh mạch. Công tắc tĩnh mạch này sẽ cung cấp cho tải bất cứ khi nào Inverter không thể hỗ trợ cho nguồn tải. Bộ lưu điện UPS sẽ tự động chuyển đổi sang chế độ BYPASS nội nếu Inverter không hộ trợ cho tải do bị lỗi hay do quá tải. Chế độ BYPASS nội này sẽ vẫn được duy trì như vậy cho đến khi Inverter của UPS hoạt động lại bình thường hoặc sẽ được chế độ Maintenance Bypass để sửa chữa. 3, Chế độ UPS là chế độ ổn áp Sai về bản chất...bạn tự tìm hiểu để có câu trả lời cho mình. Qua 3 điểm mình phân tích ở trên thì thấy: - Thanh2htb chưa hiểu về bản chất nội dung tranh luận. - Chưa hiểu nội dung thực nghiệm của Lê Kim Thạch là thực nghiệm về tác dụng của UPS.
Em khoái cách làm này của bác, đơn giản vì cách e làm cũng gần giống bác. Chỉ có điều cọc của e bằng inox và dài 1m. . Có lẽ 1 số cao thủ nhầm lẫn giữa tiếp đất cho ht audio với cột thu lôi tòa nhà cao tầng nhỉ. Dây tiếp đất bằng đồng thiết dện 8 ly mới gọi là tạm, còn dây đạt chuẩn cho điện gđ thiết diện phải tới 25-30 ly. Quá hoang đường và nhảm nhí đến độ bệnh hoạn. Em cũng tính mặc kệ nhưng tay kia phát ngôn mấy câu này theo kiểu dạy đời nghe ngứa tai quá, chịu ko dc. Các bác bỏ qua nhé.
Điên tích do nhiễu gây ra là rất ít nên dòng chạy trong dây tiếp đất cũng rất nhỏ. Bác nào chứng minh được là dây to xả nhiễu nhanh hơn ko ạ. Mình nghỉ tốc độ dòng điện thì như nhau giữa 2 loại dây. Nếu nói vấn đề chống hiện tượng dây tiếp đất lại trở thành anten thu hút nhiễu sóng bên ngoài và bàn đến dùng vỏ nhựa chuyên dụng bảo vệ dây khi dây đi quá dài. Ví dụ từ tầng mấy chục của chung cư và đi ngang hotpot wifi, điện thoại ko dây này nọ....thì có thể cần thiết.
Chào Ndh. Tôi là người viết góp ý cho bạn Ac_Vna nên dùng dây đồng trần chôn dưới đất, dây có thiết diện từ 25 đến 35mm2 để nối 5 cọc tiếp đất (2,5m) thay cho dây 8mm2 (dây đồng bọc vỏ cách điện). Nếu Ndh là người không hoang tưởng và bệnh hoạn thì rất mong bạn giải thích cho tôi việc khi dùng dây 8mm2 sẽ tốt và đảm bảo kỹ thuật hơn so với dây có thiết diện 25 đến 35mm2 (cho hệ tiếp đất của Ac_Vna). Tôi rất hy vọng Ndh không mắc phải bệnh hoang tưởng và bệnh hoạn.
Diễn đàn VNAV không nên để cho người viết bài thiếu tinh thần xây dựng và phát ngôn thiếu tôn trọng bạn viết.
Dây to thì chắc chắn tốt hơn về mọi mặt, độ bền vật lý (ko sợ đứt ngầm này nọ) nhưng làm với tiêu chuẩn chống sét thì mình thấy chị phí bỏ ra quá cao so với mục tiêu xả nhiễu. Nhất là nhà cao tầng mà đi dây riêng từ lầu 10 xuống với dây cáp bự thì khá tốn đấy. Nên mình mới mong các bác bàn kỹ hơn về lý luận lẫn trải nghiệm thực tiễn để anh e có thêm phương án vừa phải về ngân sách.
Dây đồng trần (dây nối đất) chôn ngầm trong đất, nối liên kết các cọc tiếp đất với nhau...Hệ tiếp đất an toàn điện khác với tiếp đất chống set. Nhiều bạn trong VNAV đã chia sẻ cách thi công tiếp đất an toàn điện cho gia đình, không chỉ cho mỗi việc chơi Audio.
Những tay đó có hiểu mẹ gì về kỹ thuật đâu, đọc cóp nhặt mỗi nơi một tí nhưng cuối cùng cũng chả hiểu tí mẹ gì, loại này thì rất thích thể hiện, thôi thì kệ đi bác, nói như ông đấy thì những anh em mê audio mà kinh phí hạn hẹp chắc hãi ko dám chơi,
Hệ thống tiếp đất cho thiết bị đóng càng nhiều cọc càng tốt, các cọc cũng nên kết nối với nhau, còn dây tiếp địa thì chọn tiết diện sao cho phù hợp đảm bảo an toàn kỹ thuật, thẩm mỹ và tiết kiệm thế thôi mà các bác cứ nặng nề quá
Cá nhân em thấy bác nào cũng có lý cả. Bác nào rành kỹ thuật thì chỉ cần làm đúng và đủ là ok, còn bác nào tiền không thành vấn đề thì cứ chọn những cái đắt nhất, tốt nhất thì ít ra cũng yên tâm về mặt tâm lý, còn hiệu quả thì như nhau. Có khi không chôn cọc xuống đất mà đào hẳn 1 cái giếng dành riêng cho audio cũng tốt.
Bảo đảm tiếp xúc tốt ground trước cho an toàn điện, rồi mới tới nối nguồn điện vào máy. Vì cắm vào trước dễ nghiên gảy nên cần to khoẻ.
Chân Gnd nó làm "gấu" hơn : to và đặc biệt tiết diện tiếp xúc nhiều hơn nhằm giải phóng tốt hơn , nhanh hơn dòng rò nhiễu đó các bác. Hãng thiết kế vậy minh chứng một điều dòng truyền tải mas đóng vai trò ưu tiên quan trọng . Nó dài hơn không phải để mở nắp che (hình như ổ hi end không có bộ phận này) Nó dài để chạm điểm G sớm hơn các chân còn lại ,chống lại hiện tượng dòng phát sinh do tiếp xúc (move) ạ.
Thế mới biết hãng chả làm thừa cái gì bao giờ, chẳng qua chúng ta "không hiểu" hay "chưa hiểu hết" mà thôi bác nhỉ!
Mình thấy Anhhdung giải thích như trên là chuẩn xác, nhất trí cao...tiếp đất trước khi tiếp điện, yếu tố an toàn điện đặt lên hàng đầu.
Này thì tiếp mass trc, toàn ăn tục nói phét, phần tiếp mass trong ổ điện thấp hơn nhiều so với phần tiếp điện