Trong audio cần nhiều trải nghiệm. Vả lại trải nghiệm chiều dây dẫn điện không tốn nhiều chi phí, chủ yếu là công mình bỏ ra. Bác thử 2 chiều dây dẫn hay dây đất thử xem thế nào. Khi phòng nghe tốt, dàn setup ổn, mọi thứ ổn thì thử nghiệm chiều dây mass cho kết quả khá thú vị. Nếu dây đất của bác quá dài, bác có thể thử dây nối đất từ thiết bị đến ground bar trước xem thế nào. Trước đó, bác nên ngắt ground loop cho bộ dàn rồi hãy thử.
Không có chênh lệch điện thế, nhưng nếu tồn tại mạch vòng trong đó nối đất là 1 thành phần của mạch vòng này (ground loop) thì mạch vòng này đóng vai trò là 1 ăng ten thu sóng và gây nhiễu cho tín hiệu chạy trong hệ thống. Đây là điều ít người để ý.
Bác Hải thức đêm trằn trọc, vò đầu bức tóc...cứ vậy thì chẳng chóng thì chầy đầu khó còn sợi tóc nào ! Biết bao nhiêu người học, làm nghề điện...có điên nặng lắm đâu Tặng bác bức ảnh xem cho vui...cọc tiếp đất vừa to vừa sâu, em nó yên tâm tắm mát.
Có chút thời gian nên chém gió với bác hoangtrong tý, ! Vâng bất cứ cái gì cũng nên trải nghiệm để đúc kết kiến thức cho mình nhưng gì thì gì chứ audio này riêng phần nguồn thì có gì mà trải nghiệm hoài vậy chỉ trừ khi tụi bán phụ kiện nó bày ra để thuốc thôi. Trong quá trình đấu nối nếu làm chưa đúng thì kết quả không tốt nhưng khi đúng rồi thì là kết quả tốt chứ chằng phải là Ê kê ra gì đâu. Nói chung tôi thấy bác cứ nói hoài trải nghiệm ba cái phần nên hơi nóng máu tý. Quay lại chủ đề chính nếu thấy rắc rối quá và không có điều kiện thì sao không khuyên ngừoi ta dù bacl đi chả cần phải nối đất, tôi đang dùng và nền âm không nghe gì cả, nhưng nếu cắm trực tiếp thì có cái cái có đấy, vậy dùng bacl là xong, còn nói bacl này nọ là thiếu cơ sở dạng ăn nói vớ vẩn này tôi không chấp. Nhưng mình phải nói sao đễ anh em sau họ nể vì mình có trách nhiệm chung. Còn vụ mass vòng lặp đó không dẽ gì xảy ra đâu nếu có thì thiết bị nên bỏ đuợc rồi, trong tủ điện xưa tôi lắp cũng gặp truờng hợp này và cách xử lý thì cũng đơn giản là tìm mass khác mà đấu thôi không gì ghê gớm cả. Riêng vụ tiếp đất thì chống sét hay gì đi nữa thì cơ bản là giống nhau nhưng ở tầm audio thì nó đơn gian hơn là chỉ cần cọc đồng 1-3 m gì đó và làm sao cho mối nối đảm bảo độ bền thời gian là xong và nên đấu thẳng vào amply.
Vâng bác ! Nhà tôi thú thật là không nối đất tuy là có đầy đủ đồ chơi nhưng vì tôi dùng đồ của Nhật nội địa và bacl ( có Cb chống rò ) nên rất yên tâm...Tắm. Chia sẻ thêm là tôi chỉ dùng 100-110-120 Vac trong nhà mà thôi.
Vụ tắm táp thì chỉ cần nối đất đủ tốt, ko đứt ngầm, đứt sảng, cho cái CB chống giật nó hoạt động nếu có dòng rò là ổn rùi.
Cb chống rò không cần nối đất bác. Khi nào bị giật tức là có chạm / ra vào đất thì nó nhảy ngay. Tôi đã test và thậm chí tường ẩm nó vẫn nhảy. Cb không có chức năng này thì thiết bị nên nối đất và khi sự cố rò mà dòng đủ lớn nó tác động ngay. Làm việc mà đúng rồi thì có thêm gì nữa thì kết quả cũng vậy thôi.
CB chống rò, nếu có nối đất thì chỉ cần bật cầu dao lên có dòng rò vào vỏ (nối đất) là nó tự cúp. Chưa cần có người nào bị giật cả. Còn tường ẩm, dây điện hở tiếp xúc vào tường thì nó cũng ngắt luôn. Nguyên lý chung CB chống rò là nếu có chênh lệch về dòng trên hai dây nóng, nguội lớn hơn mức cho phép cầu dao (ví dụ 30mA) là nó tự cắt.
Nếu tất cả đều nối ra đất tốt thì sóng nhiễu EMI,RF sẽ ưu tiên chạy ra thẳng đất trước thay vì đi lòng vòng. Nên các vỏ kim loại, giáp bọc kim loại cho dây dẫn phải nối đất mới phát huy tối đa hiệu quả chống sóng nhiễu EMI, RF
Các xe bồn chở xăng, dầu...chất dễ gây cháy, hỏa hoạn, thường có sợi dây xích thả chạm đất. Đôi nam nữ đi xe...tiếp đất rất lạ, các bác xem cho vui họ tiếp đất bằng mông.
E lọc thì phải... xịn hãng giá phải cao cao (tức là có sự nghiêm túc về nghiên cứu) thì hãy chơi. Còn mấy cái lọc công nghiệp cho vào chỉ làm hỏng âm thanh đi! Tầm dưới 20tr nên đầu tư vào ổ cắm, dây nguồn sẽ hiệu quả hơn.
Thực tế thấy nhiều bạn chơi mua bộ lọc công nghiệp, lắp cho Biến tần, các bộ chỉnh lưu Thyristor...dòng điện hàng trăm A, thậm trí bộ lọc 3pha 380, 450V về lắp cho bộ Audio... Sau gặp hỏi lọc điện " tình hình xây trác có gì nô vưu" thì mặt ngắn: " đưa bà tôi ra đồng ".
E chưa bác, nhưng thấy bác kim thạch test chia sẻ là rất ấn tượng. Nhưng món này cứ phải đưa trực tiếp ht của mình mới biết dc, chứ nói không mua về không hợp mệt lắm.
Tại sao nhiễu sẽ ưu tiên chạy thẳng ra đất trước vậy bác? Bác đã làm thực nghiệm và nghe so sánh giữa có mạch vòng và không có mạch vòng trên đường đi của tín hiệu từ nguồn phát tới ampli chưa?
Hàng " lậu " có nhiều loại, vận chuyển bằng nhiều con đường khác nhau, như đường hàng không... các cụ lăm le cầm cái vợt hứng trên đường quốc lộ, thì có mà há miệng chờ...nhiễu.
Cám ơn bác, ngoài isoclean làm hai cục riêng biệt cho người dùng tự đấu, con BACL của Lioa 5kva cho audio bên trong là 2 cục xuyến chắc cũng là đấu song song.
Bộ dàn em nguồn full 100V Em chơi 2 con IsoClean PT3030IV nhưng vì Power có công suất tiêu thụ điện nhỏ (khoảng 400W) nên em kg đấu song. Em sử dụng cho 2 nguồn độc lập như sau: 1/ 01 con PT3030IV và lọc điện CSE KP200S cho các thiết bị có công suất nhỏ như: CDP, Pre và TurnTable 2/ 01 con PT3030IV cho Power
Một tài liệu rất hay về kiểm soát nhiễu EMI thông qua việc nối đất. Bác tham khảo thêm nếu nhà bác bị. Vì mỗi nhà loại nhiễu khác nhau. https://m.eet.com/media/1114898/duff_ch_5.pdf Trong đó có một lưu ý rất quan trọng là chiều dài phần dây dẫn nối đất bị tiếp cận gần nguồn nhiễu nếu phù hợp với bước sóng thì dây dẫn sẽ thành anten. Còn bình thường bản thân dây dẫn nối đất rất khó trở thành anten, do độ lợi (gain) quá thấp (bác so sánh nó với cấu trúc các anten sẽ thấy khác biệt). Còn nhiều nội dung khác rất hay,mà sâu về kỹ thuật quá. Mình ko lược dịch nổi.