Mình thấy khi có hai BA giống nhau nếu nối: - Song song cuộn sơ cấp và nối song song cuộn thứ thì có tác dụng a,b,c... - Nếu chỉ nối song song cuộn sơ cấp, cuộn thứ riêng biệt cho tiện ích khác...
@ Có tác dụng với phần xử lý nguồn điện đầu vào của thiết bị kém chất lượng. Không có tác dụng với thiết bị hiện đại... Nhìn đồ này lại nhớ đến mấy câu của bài hát: " Tình là tình nhiều khi không mà có Tình là tình nhiều lúc có như không..."
Giả sử ta cung cấp nguồn cho mỗi thiết bị trong hệ thống bằng các BACL riêng biệt liệu có hết cái loop loop gì đó không bác
Bác chịu khó đọc lại tab trong phần phụ kiện này à. E không ngại giải thích nhưng thành thừa do nhắc đến vấn đề này rất nhiều lần
Em cảm ơn bác ạ. 1/ Em lỡ đóng cọc 2.5m rồi ạ, các cọc cách nhau 1.3m là do điều kiện hạn hẹp không cho lớn hơn ạ. Chắc mai em nhổ lên cắt ngắn đi còn 1.3m là ok phải ko ạ. , nói vậy thôi chứ với điều kiện của em thì như hiện tại là ổn rồi ạ. 2/ Dây nối các cọc, em ko có điều kiện sới sâu nên thôi em dùng dây có bọc vỏ, và nối 5 cọc đó vào ạ. 3/ Dây 38mm2 đã về, em chỉ còn xếp thời gian thi công nữa là xong ạ.
Cứ như thế mà chiến thôi...lần sau có điều kiện, làm tiếp đất thì sẽ khác, tiết kiệm và tốt hơn nhiều.
thế mà bác ko mách em từ trước: Tiết kiệm hơn và tốt hơn nhiều thì còn gì bằng ạ. bác bảo luôn cách để em tham khảo ạ. Thanks bác ạ.
Trước đây tôi cũng rất loay hoay về vụ BACL. Dàn máy hiện đang nghe rất ổn, nhưng thấy nhiều audiophile khuyên nên dùng BACL để tăng chất lượng âm thanh, nên cũng đi tìm mua, nhưng chưa được như ý. Tháng trước, ghé thăm người bạn trẻ, cũng thuộc loại audiophile cao thủ, ở Bình Thạnh. Thấy dàn máy khủng trong phòng nghe khá chuẩn của anh ta mà mê tơi. Ngồi cả buổi nghe nhạc Debussy, tiếng piano qua Dac CHORD DAVE thật tuyệt vời. Hỏi sao không thấy dùng BACL cho dàn máy? Chủ nhân cho biết, trước đây cũng dùng BACL xịn cho xứng tầm với dàn máy, nhưng khi dùng BACL thì tiếng nhạc như bị “đần” đi, nên thời gian sau, anh bỏ BACL không dùng nữa! Tôi nghe xong, bỏ luôn ý định tìm BACL cho dàn máy mình. Có lẽ dùng BACL hay không còn tuỳ tai nghe và gout nhạc.
Em chậm hiểu bác thông cảm. Phải chăng ý bác là như thế này ạ: 2, Dây hoặc thanh kim loại nối các cọc tiếp đất được chôn ngầm dưới đất với khoảng cách (từ 30 đến 50)cm. Dây đồng trần có thiết diện ≥ 25mm2, Nhôm ≥ 35mm2, Thép ≥ 120mm2. (Mình đã chia sẻ với bạn ở một bài viết trước rồi, nay nhắc lại) Mục đích dùng dây trần để dòng điện tiếp xúc trực tiếp và tản ra trong đất nhanh nhất. Tủy theo điều kiện nên chọn dây dẫn có thiết diện đủ lớn để đảm bảo độ bền chống lại sự ăn mòn, tác dụng chính là để điện trở hệ thống tiếp đất (Rđ) được giảm.
Nếu dàn máy Khủng thì con power , pre phần điện được làm rất kỹ tới mức mọi nhiễu bị lọc hết - xem thêm phần giới thiệu của hãnh về các con power , pre giá trên 12 000 us - Nếu làm thêm BACL mà dư công suất thì coi như là thêm 1 lần lọc .Không bổ răng cũng bổ phổi - công suất BACL phải gấp 2 tới 3 lần bộ dàn - Tại shop mình hay mua hàng cũng xài BACL . Trong tất cả các bạn cf thì có duy nhất 2 người không xài BACL : - một là anh chàng xài dàn máy cổ từ thời 1990 tới nay .Anh ta mua của thủy thủ tàu viễn dương với giá hồi đó có 1 cây vàng.Giờ bán chắc chưa được 1 triệu - hai là anh chàng chơi toàn đồ đứng nhất , nhì của hãng ( loa Wilson Audio 18 000 ; pre 12 000 ; power 16 000 theo giá sách ; con CD Esoteric đầu bảng K- 01 . Với dàn khủng như vậy anh ta không xài BACL , chỉ xài mấy ổ cắm dành cho Audio . Riêng mình thấy tác dụng của BACL đúng y như sách viết - Âm thanh sạch sẽ , mượt mà , du dương và chi tiết hơn , giống như hồi thay con 12AU7 Telefunken .
Các bác lưu ý sài BACL phải đấu nối cho đúng thì mới lược nhiễu được nhé. Hình 1 không nối mass cho BACL, nhiễu bên ngoài bay thẳng từ sơ quá thứ. Hình 2 nhiễu chui xuống đất nên tốt cho thiết bị cuối. Các bác lưu ý dây ground thiết bị và cuộn giữa BACL nhé. Tài liệu schneider-electric năm 1992 Link tham khảo: https://www.schneider-electric.us/en/faqs/FA123947/
Tài liệu của bác dẫn khá thú vị, một số thứ được trình bày trong tài liệu này mình đã áp dụng được một thời gian rồi, rất hiệu quả, nhưng chưa chia sẻ vì đó chỉ là kinh nghiệm do bản thân đúc kết, vì khi nói ra e rằng nhiều người sẽ hỏi cơ sở lý thuyết ở đâu ra. Ví dụ như tách nhóm nối đất (trong tài liệu bác dẫn gọi là Grounding hierachy), mình chia ra 3 đường nối vào đất: 1 đường nối đất cho tất cả giáp kim loại của 5 sợi dây nguồn; 1 đường nối đất cho vỏ BACL, vỏ pre, vỏ 2 hộp phân tần và vỏ của 2 super tweeter; 1 đường nối đất cho mass hệ thống (CDP, phono box, input isolation transformer trong pre passive, 3 amp + 1 buffer đèn của hệ thống triamp). Nghe hay hơn trước nhiều về sound stage và sound image. Tuy nhiên nối đất ở bậc cao hơn thì mình nối qua 1 linh kiện nữa, nghe còn tốt hơn nữa về sound stage và sound image. Để xác định linh kiện này nếu chỉ chú ý biến đổi âm sắc mà không chú ý biến đổi không gian thì thường khó thành công. Về việc dây ground có thể hoạt động như một dây anttenna vì mình chưa bàn tới, mình chỉ muốn lưu ý mạch vòng trên đường đi của tín hiệu trước khi ra tới đất nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm thanh. Ngay trong tài liệu bác dẫn, nối đất không phải là chìa khóa vạn năng giải quyết tất cả mọi vấn đề nhiễu, họ có khuyên: Việc dùng isolation transformer thì mình đã dùng được 3 năm nay rồi, rất hiệu quả. Vài dòng chia sẻ hy vọng bác có thêm động lực khám vụ nối đất dễ mà khó, khó mà dễ này. Chúc vui !
Chính xác là nối đất chỉ là một phần cuộc chơi.và nghiên cứu sâu về kỹ thuật sẽ làm nó hay hơn là chỉ mò mẫm khá mất thời gian.
Mình bổ sung thêm ý bác nào biết rõ thì bỏ qua cho: Các bạn để ý trong hình vẽ sẽ thấy sự khác nhau của BACL. 1, Hình 1: BACL không có màn chắn tĩnh điện (màn chắn Faraday) giữa cuộn sơ và thứ. Vì không có màn chắn tĩnh điện nên khả năng chống nhiễu điện là rất hạn chế. 2, Hình 2: BACL có màn chắn tĩnh điện và khi màn chắn tĩnh điện được tiếp đất tốt sẽ có tác dụng hạn chế được nhiễu của nguồn điện khi dùng BACL. Nhiều bạn sắm BACL loại như hình 1 để dùng cho Audio, chưa thấy âm thanh hay hơn thì cũng có phần đúng, vì khả năng chống nhiễu còn nhiều hạn chế.
Thật ra em lục lọi thì thấy có rất nhiều nguồn tài liệu, nói về rất nhiều cách nối đất, nhưng không phải cách nào áp dụng vào audio system (hifi stereo) cũng thành công. Cách nối đất abc này có thể phù hợp trong ngành này ngành kia, nhưng áp dụng vào audio thì lại không mang lại sự cải thiện chất lượng âm thanh, mà thậm chí còn làm chất lượng âm thanh giảm đi, có lúc em nghi ngờ chắc dàn mình chưa chuẩn nên kết quả như thế, sau 1-2 năm cải tiến dàn cho tốt lên mới lại thử lại 1 lần nữa, kết quả đối với chất âm nó cũng nhất quán như thế nên em rút ra kinh nghiệm là không nên làm cách này với audio. Do đó mới gọi là đúc kết kinh nghiệm bản thân, chứ em chẳng sáng tạo được gì mới hay sáng tạo lại những gì người trước đã sáng tạo. Vấn đề là có người chơi xem nhẹ việc nối đất, nghĩ một cách đơn giản và làm một cách đơn giản, nhưng có người khác lại quan trọng hóa việc nối đất và đầu tư khá công phu vào cọc, dây, trở kháng ... nhưng không quan tâm nhiều đến chiến lược nối đất. Trong cuộc chơi nối đất này đôi khi em cảm thấy mình có khá ít bạn đồng hành để cùng khám phá và chia sẻ về grounding for hifi stereo system. Một trong những cái khó đó là benchmark để đánh giá hiệu quả các phương cách nối đất lên chất lượng âm thanh, cách đó có phù hợp cho hifi stereo hay không. Cho nên nếu cùng cơ sở đánh giá chất lượng âm thanh thì mới dễ thảo luận và chia sẻ, nếu khác thì sẽ rất khó!
Đi mass cho dàn audio cũng lắm công phu quá các bác nhỉ? Đồ càng hiện đại thì schema càng phức tạp, giống như noki chuông đơn giản hơn smartphone nhưng bù lại smartphone sài sướng hơn.