@bác ultraline: Chào bác ultraline. Mình không phủ nhận mình dốt về KT, các thông tin mình đưa ra cũng chỉ là google có được, mình không biết nó cái cục pile đó có nhiệm vụ gì, cũng chẳng biết đọc shezma hay coi tụ, sở dĩ mình quote bài này cho các bác xem và sau đó mình cũng tìm được đường link gốc của nó và đưa cho các bác xem là cũng muốn các bác cho ý kiến về độ chính xác của nó thôi (cái gì thuộc về KT thì đưa cho dân KT xem là đúng nhất phải không bác..hehe..). Mà nói gì dân không biết về KT như mình, ngay như bác là dân KT mà cũng còn đoán rằng nó giử cái relay gì đó...hehhe...có bác KT còn đoán là nó dùng để giử cho coil loa ở một vị trí unbalanced để coil loa lúc nào cũng linh hoạt trong hoạt động...hehe...cũng là đoán thôi....chắc gì đúng đâu bác. Tuy nhiên, việc đánh giá bằng tai thì mình nghĩ mình đánh giá được bác à, dù gì cảm nhận âm thanh là một cái rất có thật giống như bác nghe Mỹ Tâm hát phải khác với Lệ Quyên, nghe Alain Taylor phải khác với Leonard Coel..... , giống như nghe loa BW 803 matrix nó khác với loa JBL century gold bác à. Hay thế này nhé, hôm nào rảnh rổi mình mời bác và bác tcqanh đến nhà mình nghe, rồi cùng đánh giá cho khách quan hơn..hehe.. Về cái vụ shcezma của JBL CG thì mình chưa tìm ra, nhưng có vài dòng loa khác mà mình đọc thấy cũng có pile trong mạch phân tần như Infinity Epsilon hay Vandestand M5 (hình đính kèm) thì mong bác Ultraline cho mình biết vai trò gì luôn nhe, chưa chắc nó có vai trò giống với JBL CG, nhưng qua đó giúp mình học thêm về KT. Cám ơn bác Ultraline nhiều.
bác linh cho em xin phép lên nhà bác cùng với 2 bác đó được ko để em được mở mang tầm nhìn ah.cám ơn các bác
Nhờ bác Ultraline xem giúp em, chứ em có biết gì mà xem..., em chỉ biết nghe thôi. Cám ơn bác ThanhVNS nhiều lắm, em đở tháo loa ra rồi... Em biết Century Gold có 2 đợt hàng: năm 1996 sản xuất khoảng 500 cặp, sau đó đến năm 2000 thì sản xuất tiếp 2000 cặp. Linh kiện và nơi sản xuất của đợt một và đợt hai khác nhau một ít và nơi sản xuất đấy.
@ lehuulinh: Toàn bộ Schematic Crossover của Gold đây mời bác xem, với sơ đồ chi tiết này bác có thể thấy vị trí và vai trò của cục Pin đối với Passive Cross. Thân,
Hi hi, bạn bác chơi ác thật, dịch cái đoạn phỏng đoán của 1 member trong khi ở trên đã có trả lời chánh thức của hãng thì không thèm dịch : JBL Marketing Dept. : For the Century Gold system, we chose the JBL Charge-Coupled Linear Definition network, which utilizes twice the size and number of capacitors found in conventional designs. This permits voltage to be applied to the center point of the capacitor pairs, allowing them to be individually charged with no voltage spillover. This, music drives through the pairs in a far more linear manner, resulting in a much more natural musical performance.
Đây là 1 đoạn trả lời của bác Greg Timbers về lý do tại sao lại dùng Pin trong Cross What playing around I have done with initial application of a battery to a biased circuit (that has not been previously powered up) is that it takes about 3-5 seconds for the soundstage to change. I have tried to measure the voltage level in that time period and it seems that several volts is all that is necessary to accomplish 90% or more of the improvement. Once a circuit has been energized, it is nearly impossible to return it to zero. You have to individually short out each cap and leave them shorted for a while or else they will creep back up somewhat. If you replace the battery with a short and play the system for a while, the caps will start to bias themselves, although not to anywhere near the same degree. Do vậy bác chủ yên tâm về cái cục Pin, nó không dùng để đóng mở bất cứ cái Relay nào đâu, tác dụng của nó đã được nêu vắn tắt như bác Via trích lại, lý do tại sao thì em trích thêm 1 phần của bác Kỹ sư trưởng và là tượng đài của JBL. Do vậy sau khi thay Pin mới vào tiếng nó sẽ phê hơn là đương nhiên. Thân,
Cám ơn bác ThanhVNS, bác Viagraless nhiều nhé... Bạn của em co cho em đường link đâu, em cứ nghĩ là ý kiến ủa bác ấy thôi, sau em search google mới ra cái đường link này..hihi... Em cũng đã đưa đường link cho các bác, không dám trích gì cả, vì sợ các bác ấy vặn tiếp là "lạc vào thế giới trẻ thơ" là tiêu em.......hehe.. Giờ thì có bác ThanhVNS và bác Viagraless vào đở lời dùm rồi, nếu các bác ấy còn vặn tiếp thì em cũng biết "thế giới trẻ thơ" của em cũng có vài người bạn....
em hỏi thiệt. sau khi đọc link giải thích, xem sơ đồ mạch thì bác hiểu hết ý nghĩa cục pin và phân tần loa này chưa ? đúng là JBL sau khi được toàn cầu hóa từ thời Harman thì cách làm loa xem ra phức tạp quá. hèn chi rất nhìu fan JBL không thích nghe âm thanh loa đời mới vì nó khác nhiều với loa ngày xưa. chắc là do thay đổi quan điểm trong cách làm loa. em trộm nghĩ, nếu cục pin thần kỳ như thế thì tại sao hãng không duy trì nó cho các dòng loa cao cấp, các dòng loa đắt tiền sau này, kể cả dòng đỉnh Everest ? nếu cục pin tốt như thế thì tại sao nhiều hãng loa có giá bán cao gấp chục lần JBL lại không gắn thêm cục pin có giá 1 đô vào nhỉ ? bác lưu ý dùm em : loa hay là đầu tiên do củ loa hay vì củ loa chính à nơi phát ra tiếng; phân tần không phát ra âm thanh, nó có 2 nhiệm vụ chính là làm cho màng loa hoạt động trong phạm vi tốt của nó và bảo vệ loa khỏi đứt. thân,
Chào bác tcqanh. Em cũng trả lời thiệt là không hiểu gì hết bác à..... Nhưng ít nhất cũng biết được: 1/ bác và bác ultraline đã đoán sai về vai trò của cục pile... 2/ cái cục pile nó có vai trò trong việc tái tạo âm thanh, người nghe sẽ cảm nhận được khác biệt, chứ không phải cục pile để làm màu cho vui hoặc dạng Placebo... Chuyện củ loa và phân tần em cũng không rành, nhưng mà loa mà không có phân tần (như bose serie V) là em không dùng để nghe nhạc. Trong cái thế giới âm thanh này, bác bảo để cái kệ vào làm cho âm thanh thay đổi thì em không tin, nhưng nếu bác bảo bác thay cái mạch crossover hoặc thay vào cái tụ có trị số khác sẽ làm cho âm thanh khác đi là em tin liền á.....) Chuyện âm thanh khác và âm thanh hay nó là 2 phạm trù khác nhau chắc bác cũng hiểu, em chỉ không hiểu vì sao các bác cứ áp đặt 2 chuyện này vào với nhau thế nhĩ?
vì đơn giản là các bác thần tượng hóa phân tần quá mức. trước kia, khi bắt đầu tập diy loa, em cũng thế, cũng nghĩ phân tần quyết định rất nhiều thứ. trong khi cái củ loa phát ra âm thanh dưới sự bảo trợ của cái thùng bác ạ. bác cố gắng nghiên cứu về phân tần bác sẽ rõ điều em nói. phân tần chẳng có gì khó. người yêu loa, hiểu về loa, người làm loa luôn biết cách làm sao cho loa họ kêu trong khoảng tốt nhất. chỉ có điều đừng làm phân tần quá tệ, sai cơ bản mà thôi lúc ấy loa sẽ kêu tệ hơn. bác có bao giờ nghe loa mà không có bất cứ 1 phân tần nào chưa ? bác đã từng tháo phân tần loa hãng ra, thay đổi tí chút cho nhẹ nhàng hơn chưa ? bác đã từng làm nhiều phân tần và thử từng cái chưa và cảm nhận hay hơn? em đã làm công việc này trong 1 thời gian rồi. em vẫn trung thành trong thiết kế audio- ampli, loa... nói riêng, trong công việc cũng thế, trong cs cũng rứa simple is the best... try to make easy sth to easier. ps: e không bàn loa của bác Ali33 trong tất cả mục ở diễn đàn này vì lý do tế nhị. bác có hỏi em riêng, em cũng sẽ không nói. tái tạo reproduction- âm thanh là 1 cách chuyển từ năng lượng điện thành năng lượng cơ học dưới dạng sóng âm mà tai người nghe được. wow, bác vẫn nghĩ là cục pin có khả năng " tái tạo âm thanh " với giá 1$. em e là bác chưa hiểu vai trò của nó rồi. thôi, em không trao đổi với bác nữa vì làm loãng topic. sự việc đến đây đã quá rõ ràng vì đã có schema. thân chào,
Hic, nói như bác thì hãng loa Pro-ac, Avalon, Kharma là những hãng chuyên về thiết kế phân tần chắc buồn lắm bác ạ.
post cuối của em ở đây nha . ... bác sẽ thay đổi quan niệm ấy cho đến khi bác nhìn thấy phân tần loa của họ.... hopeless. đây là điểm khác biệt của những người mê diy, thích kỹ thuật
Hix,ngủ đêm tới sáng mà các cụ chém kinh quá. :roll: Như em có nói là em đoán nó là pin dùng để cung cấp nguồn cho mạch relay,nhưng hôm nay đã có schematic thì mọi chuyện đã rỏ ràng,nó không cấp cho relay và nó dùng có mục đích khác,và chẵng có tạo ra cái bẩy sóng hay sóng mang AM/FM gì ở đây ráo trọi. Em vẽ lại để các cụ nhìn thấy ý đồ của người làm cái mạch này. - Về mặt AC thì nó là mạch lọc C-R-C(do cục pin được xem như cái tụ điện với điện dung vô cùng lớn,nối tắt hoàn toàn AC tại 2 đầu của nó),nếu tháo pin ra hoặc là pin hỏng thì nó trở thành mạch chỉ có 2 cái C nối tiếp mà không có tần số cắt nên dĩ nhiên nó không còn là mạch lọc nữa mà tụ C1 + C2 dùng để liên lạc,khả năng tháo pin ra hoặc hỏng pin là có thể nghe ra dể dàng. Cụ thể là trong trường hợp này tháo pin ra sẽ nghe nhiều treble vì mất tác dụng của con trở. - Về mặt DC thì chưa biết tác dụng đến đâu nhưng ý đồ tác giả là muốn phân cực DC trước cho cái tụ,buộc nó luôn có mức điện áp chênh lệch sẳn ở 2 bản cực,tác giả quan niệm như thế thì tụ sẽ dẩn tín hiệu nhỏ tốt hơn,cái này không có trong lý thuyết về tụ Non polar nên rất khó kiểm chứng được thông tin này,cũng giống như có ông kỹ sư bắt người ta ghép điện trở song song phải cùng chiều nhau mặc dù ông SX điện trở đánh dấu sọc màu 1 cách không có quy ước về chiều đánh dấu nhưng người sử dụng lại thần thánh nó lên và gắn có quy ước. Về tụ Non Polar dùng trong mạch,bản thân nó không có cực tính nên bất chấp có DC tồn tại ở 2 bản cực hay không cũng không thành vấn đề,tồn tại DC cực tính như thế nào cũng không thành vấn đề,lý thuyết vê nó chỉ có như thế,vụ tạo DC cho nó để nó hoạt động tốt hơn thì chưa thấy tài liệu nào nói nên rất khó thuyết phục giới làm kỹ thuật. Tóm lại ý đồ tác giả đã rỏ,cụ nào lở hỏng pin mà không muốn thay thì có thể tháo pin ra khỏi mạch,sau đó nối tắt 2 đầu dây gắn pin để bảo đảm cho mạch lọc C-R-C hoạt động bình thường là có thể nghe vô tư,nó đúng thiết kế mạch hoàn toàn. Chỉ không thực hiện việc bias cho tụ thôi.
Cái cục pin này để phân cực trước cho tụ, giảm thời gian nạp/xả nên truyền dẫn tín hiệu tốt hơn. Mà dì chưa xem mạch kỹ sao lại xúi người ta nối tắt 2 đầu pin lại. Tín hiệu thoát mass hết kêu làm sao :wink:
Nhìn cái mạch phức tạp quá Các bác có nhìn rõ được cái điện trở nối với cục pin nó là 2,2ôm hay là 2,2mêgaôm ạ?
Em xem mạch kỹ mới xúi thế đó chứ,cục pin có trở kháng 0 ohm với tín hiệu AC nên dùng nó hay nối tắt 2 đầu dây của nó là như nhau chị ơi,chỉ có là không bias cho tụ thôi. Hix,cái từ bias cho tụ làm em mắc cười quá :lol: Không biết dùng từ gì để chỉ cho cái việc này,bias/phân cực/...cho tụ nghe thiệt là buồn cười. :lol: @ Bác DoMinhDuc: con trở đó có vài ohm thôi,tùy chổ mà nó là 5-7 ohm gì đó. :mrgreen:
Thì trên mạch nó đúng là phân cực có gì mà mắc cười. -Phân cực này làm bản cực tụ đỡ bị dao động do hiệu ứng điện trường của dòng xoay chiều, tiếng sạch hơn. - Phân cực này tạo một mức thế trên 2 bản cực làm ngắn thời gian nạp xả của tụ, truyền dẫn tín hiệu tốt hơn - Còn nữa, nhưng bật mí thía thoai... :mrgreen:
Cụ này có tốc độ tăng trưởng chóng mặt, hôm qua đâu mới có 37, 38 post, hôm nay đã lên 80 roài. Hừm, ai bảo cho người ta leo cây, trả thù cho đỡ ghét :lol: