ĐIỆP KHÚC MÙA XUÂN Chút gió se lạnh cuối đông, từng tia nắng hanh vàng lung linh trên những bông hoa nhiều màu sắc…Phải chăng mùa Xuân đã về? Năm mới Tết đến, những mùa thay áo mới, lòng người được gội rửa sau năm tháng mệt nhọc. Những ngày đầu năm mới thường gây ra nhiều cảm xúc cho con người: nôn nao, quyến luyến và cũng rất rộn rã. “Điệp khúc mùa Xuân”- giai điệu của mùa màng, đất trời đổi mới, mỗi khi Xuân về là vạn vật như “tinh khôi” lại một lần nữa. Với sáng tác của nhạc sĩ Quốc Dũng, ca khúc này đã trải qua không biết bao nhiêu mùa Xuân “âm nhạc” và mùa Xuân của đất trời. Chính những giai điệu Xuân, với ca từ lấp lánh niềm tin vui và sắc màu như thế này càng làm cho mùa Xuân thêm ý nghĩa. Lời bài hát" Gió hắt hiu lung linh hoa vàng Chở tia nắng về trong ánh mùa sang Gió mãi mơn man trên đóa môi hồng Người em yêu tìm quên trong cuộc sống Bướm vẫn tung tăng bay la đà Mặt trời mây buồn nhẹ trôi thiết tha Ánh mắt mơ trông nơi xa vời Chở mùa Xuân đến đem nguồn vui Rừng Xuân ơi xin lặng gió heo may Để chim muông quay về với muôn cây Tình Xuân ơi xin dệt mối yêu thương Từ bao nhiêu năm tình sầu muôn hướng Này gió hãy cuốn từng lá rơi Và nắng hãy chiếu màu thắm tươi Cùng những tiếng hát điệu nhạc Dâng chơi vơi dịu hồn ta say trong viễn khơi lá là la la la "...........Quốc Dũng về Việt Nam và ở lại Sài Gòn từ 1953 tới nay. Ra trường Chu Văn An (1968), đại học Vạn Hạnh (1974) và trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn (1967). Bắt đầu chơi đàn trong các chương trình của đài phát thanh Sài Gòn và các sân khấu ca nhạc, các câu lạc bộ, vũ trường..... Nhạc sĩ Quốc Dũng bắt đầu sáng tác từ năm 1967. Bài đầu tay "Em thấy mùa Xuân chưa". Năm 1972 được khán thính giả biết đến nhiều với bản nhạc "Mai". Rồi lần lượt đến "Điệp khúc mùa Xuân", "Cơn gió thoảng", "Bên nhau ngày vui"....." (Sưu tầm) Bài này rất nhiều ca sĩ đã hát, mời các bác nghe qua giọng hát Thúy Vy. http://www.yeunhacvang.com/?pg=play&song=293
Xuân Tha Hương Năm mươi năm trước đây, Phạm Ðình Chương đã viết cho chúng ta Xuân Tha Hương, với trái tim còn đầy ắp hình ảnh của miền Bắc thân yêu đã bị chia cắt từ Hiệp Ðịnh Genève 54. Theo lời tác giả, bài Xuân Tha Hương được dùng trong một phim loại “đen” là “The Quiet American” do đạo diễn Joseph Mankiewicz dựng từ truyện cùng tên của Graham Greene vào năm 1958. Truyện này được quay lại thành phim lần thứ hai vào năm 2002, nhưng Xuân Tha Hương không còn và miền Nam cũ nay cũng đã mất. Cả một khung cảnh xa xưa nay được nhìn lại, với con mắt mới, nhãn quan và thính giác mới. Trong các ca khúc về Xuân của Phạm Ðình Chương, đây là bài có nhạc thuật cao nhất. Nói như nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi, một bạn thân của ông, nhạc Phạm Ðình Chương quả là “cao mà không xa”. Riêng với Xuân Tha Hương thì lại rất gần vì từ nửa thế kỷ nay, chúng ta đã có biết bao Mùa Xuân xa nhà rồi. Xa nhà vì chiến tranh và sau chiến tranh còn xa nhà hơn nữa. Nếu Ly Rượu Mừng là ca khúc ai cũng nhớ, cũng yêu thích và hò hát rất vui trong ngày Tết vì dễ hát dễ nhớ, thì Xuân Tha Hương là khúc nhạc Xuân để hát một mình, trong nỗi ngậm ngùi. Phạm Ðình Chương viết bài này khi mới 27 tuổi. Chúng ta hãy so sánh với các sáng tác của lớp tuổi 30 thời nay mới thấy một khoảng cách rất xa. Ông viết với kỹ thuật già dặn của một Dương Thiệu Tước hay Vũ Thành trong loại ca khúc nghệ thuật. Sau bốn câu của đoạn đầu... Ngày xưa Xuân thắm quê tôi... Sống bao Xuân lạnh lẽo âm thầm Phạm Ðình Chương chuyển qua đoạn hai Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đơm bông... Mắt huyên lệ rưng rưng sầu héo đến bao giờ trước khi trở lại giai điệu ban đầu Chiều nay lê bước phiêu du... Ðể sống vui quê mẹ lúc Xuân về. Rất nhiều ca khúc thật hay đã có kể kết thúc như vậy, tròn trịa tràn đầy, vuông vức có thủy có chung, một ca khúc có “carrure”. Khác hẳn những bài mà người ta có thể ngừng đâu cũng được như loại truyện tình không đoạn kết, trong đó có Buồn Tàn Thu của Văn Cao. Nhưng Phạm Ðình Chương không dừng tại khuôn khổ ấy Ông viết một chuyển đoạn trên nhịp luân vũ còn dìu dặt hơn, như trong một giấc mơ, nhờ rất nhiều vần trắc: Xuân tới muôn cánh hoa nở bay khắp nơi Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới Chiều dâng, sầu lắng, trên đường về mịt mùng Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương. Sau đoản khúc có thể là điệp khúc ấy, người ta mới trở lại hai đoạn chính ở ban đầu. Hai đoạn chính này là để tả tình, tả nỗi nhớ gia đình trong buổi Xuân về. Ðoạn sau cùng mới là tả cảnh, mà là cảnh Xuân miền Bắc, mưa phùn rơi trên hoa đào phơi phới. Cảnh Xuân ấy mịt mùng tan loãng trong áng “mây Tần”, một biểu tượng của nỗi nhớ nhà mà mọi người cùng thế hệ với tác giả đều biết. Cũng vậy, thời ấy, người ta hiểu ý tác giả ở câu “mắt huyên” là mắt của mẹ hiền. Sau này, ông dễ dãi chấp nhận “mắt hoen lệ rưng rưng sầu héo đến bao giờ” vì âm “trầm bình thanh” của chữ đó. Nhưng, thời nay, nhiều người vẫn nghe ra là “mắt huyền”. Hình ảnh mẹ già của Xuân xưa đã nhòa trong đôi mắt huyền mơ của tình yêu đôi lứa! Xưa và nay có khác xa. Viết từ năm 1956, Xuân Tha Hương vì vậy đã báo hiệu cho những bản tình ca tuyệt vời mà Phạm Ðình Chương sáng tác sau này từ ý thơ Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê, Hoàng Anh Tuấn hay Nguyên Sa, Ðinh Hùng... Ông là người viết “những bản tình ca không có hạnh phúc” hay nhất, từ một thành phố đổ nát về chiến tranh mà vẫn nức nở về tình yêu. Nhạc thuật cao và sang nhưng không xa không khó của Phạm Ðình Chương khiến những bài thơ tình hay nhất đã trở thành phổ biến trong dân gian và còn mãi với chúng ta cùng hình ảnh của Sài Gòn nay đã mất tên. Ðặc biệt hơn cả, Phạm Ðình Chương viết các tình khúc ấy khi còn ở nhà, trước khi vượt biên ra ngoài. Ngay tại Sài Gòn, dù chưa đi ngoại quốc, chưa hề đặt chân lên nước Pháp, ông đã viết những tình khúc tân kỳ nhất. Lê Trọng Nguyễn yêu ông và quý trọng ông cũng vì lòng cảm phục ấy giữa những người đồng điệu. Quả thật là đã một thời Sài Gòn có phong cách nghệ thuật rất mới chính là nhờ những bài như Dạ “Tâm” Khúc, Bài Ngợi Ca Tình Yêu hay Nửa Hồn Thương Ðau của Phạm Ðình Chương. Khi viết Xuân Tha Hương, ông có thể nhớ về Hà Nội hay quê mẹ ở Sơn Tây. Ngày nay, khi hát Xuân Tha Hương, chúng ta lại nhớ đến Sài Gòn. Và tìm nghe nhạc Xuân ở trong nước thì lại thấy hương sắc của ngoại ô Hương Cảng. Quỳnh Giao *(http://dactrung.net/baiviet/noidung.asp ... rySA%3D%3D) Xuân Tha Hương Ngày xưa xuân thắm quê tôi Bao nhánh hoa đời đẹp tươi Mẹ tôi sai uốn cây cành Vun xới hoa mùa xinh xinh Thời gian nay quá xa xăm Tôi đã xa nhà đầm ấm Sống bao xuân lạnh lẽo âm thầm Hoa xưa dần qua biết bao kỳ đâm bông Riêng ai buồn thương hắt hiu còn trông mong Và xuân thay áo mấy mùa đợi chờ Mắt huyên lệ rưng rưng, sầu héo đến bao giờ Chiều nay lê bước phiêu du Thầm nhớ xuân về làng cũ Tình quê chan chứa trong lòng Chua xót thay sầu tư hương Đường đi xa lắc lê thê Thèm khát khao ngày về quê Để sống vui quê mẹ lúc xuân về ĐK: Xuân tới, muôn cánh hoa đào bay khắp nơi Hương khói lan dưới mưa nhẹ rơi phơi phới Chiều dâng, sầu lâng, trên đường về mịt mùng Mây Tần ơi cho nhắn bao niềm thương ./.
NẮNG CÓ CÒN XUÂN Một ca khúc nhạc xuân mới khá hay của nhạc sĩ trẻ Đức Trí được viết theo phong cách dân gian đương đại, có chút gì đó như ca trù ngày xuân... Lời bài hát: Mùa Xuân ơi! Ta nghe mùa Xuân hát bên kia trời Ðồi núi xanh ngời, đâu đây tiếng đàn cầm buông lả lơi Ðâu đây tiếng đàn tôi nghe tả tơi Và em tôi, lung linh giọt sương trắng trong vời vợi Em biết yêu rồi, em yêu những chiều ngồi nghe gió rơi Em yêu tiếng đàn tôi, yêu thế thôi! Như bao giọt sương còn vương mình trên lá Như bao nụ hoa ngát xinh môi em cười Như Xuân chờ đông tình ta còn xa quá Nên anh chờ em chẳng biết đến bao giờ Ðêm nay từng đàn chim trắng về Xa em biết ngày Xuân nắng có còn vương trên môi em Ca khúc này được thể hiện rất tốt qua giọng ca ngọt ngào, trong trẻo của ca sĩ Ngọc Hạ: http://www.canhac.com/#Play,6881