Trong các sơ đồ cấp điện DC, em thấy có các tổ hợp các linh kiện được đấu nối để tạo thành mắt lọc ( có tên gọi mắt lọc Pi gì đó ) . Tổ hợp thường gặp là : C-L-C C-R-C Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu cụ thể mà các trị số các linh kiện dao động rất lớn, ví dụ tụ điến có thể từ 22uF ( tụ đầu trong mạch DC cho B+) cho đến 10.000 uF( tụ trong mạch DC đốt tim ) ; điện trở cũng thế từ vài ohm cho đến hàng trăm hom . Để giúp anh em hiểu rõ hơn, xin các bác cho ý kiến : - Các loại mạch lọc - Cơ chế hoạt động - Các biến thể - Những sai sót cần tránh Xin mời ..... nhào dzô !
Tụ lọc nguồn và mạch lọc nguồn. Với amply đèn, em thấy tụ lọc nguồn thường là 500 V 100+100uf hoặc là 500V 47+47 uf, nhưng nếu đi mua đồ dỡ máy thì hầu như chẳng bao h tìm được y sì như mạch. Vậy làm thế nào để lắp tụ( nối tiếp hay song song) những loại tụ dễ kiếm để có gần bằng trị số trong mạch. -Các loại tụ dỡ máy phổ biến nào, ngon bổ rẻ trong tầm tiền. -Các loại tụ hàng hot như blackgate hay elna cerafin rất có kiếm, giải pháp là có những loại tụ như Jensen,F&T, JJ (nhật) ,Nippon thay thế, vậy bác nào đã từng thủ dùng mấy loại này thì review cho anh em biết với. -Về mạch lọc nguồn, có rất nhiều như CLC, LCL, CRC,LC,RC. Ưu nhược của từng mạch lọc, nếu có trong trong tay 1 cục choke, thì làm sao biết là Choke for L input hay C input? Chúc các bác có 1 ngày đầu tuần vui vẻ.
Điều chỉnh nguồn cao áp Nhớ lại sơ đồ SRPP dùng 6AS7 mà Bác hamcq đã giới thiệu, tôi thấy có mạch điều chỉnh nguồn cao áp rất hay và hiệu quả, xin giới thiệu lại với các Bạn.
Re: Điều chỉnh nguồn cao áp Tầng lọc đầu nối tiếp con trở và tụ để làm chi vậy bác ? khác gì so với không có trở ? giả sửa tầng sau ta kẹp con trở xả, tổng trở chỗ đó thay đổi tí xíu -> có ảnh hưởng đến chất lượng lọc hay không ?
Re: Tụ lọc nguồn và mạch lọc nguồn. Thưa anh hungnhem ! - Tụi em tiếc tiền toàn dùng tụ rả máy loại : Nichicon, Siemens , dùng 2 con 220uF/450V nối tiếp nhau để thế cho con 100uF/500V -> đề nghị các cao thủ cho ý kiến về thay đổi thông số !
Em đã đi chợ trời vài lần nhưng hình như tụ siemens dạo này tuyệt chủng rồi hay sao ý, lên bà nội thành thì cũng lèo tèo vài quả tụ to bằng cái phích,mà trị số lại khác xa, em đi rất nhiều lần rồi nhưng ko mua được. hay em chưa tìm được đúng hàng, hỏi các trị số thì trời ơi toàn tụ mới cong chưa có vết hàn chắc của Trung Quốc. Buồn lắm.
Re: Tụ lọc nguồn và mạch lọc nguồn. Choke là L, Tụ là C L input có nghĩa là linh kiện đầu tiên của mạch lọc sau đèn nắn (hoặc diod nắn) là cuộn choke. Còn C input thì từ đó suy ra. L input thường sử dụng trong mạch PP hơn là mạch SE. C input thông dụng hơn.
Re: Điều chỉnh nguồn cao áp Thế loại trở nàu có gì đặc biệt ? ( chịu nhiệt , công suất lớn , trị số thay đổi hay ổn định ?? ... )
Điện trở nối tiếp với tụ để thay đổi và hạn dòng nạp-phóng qua tụ, cũng làm thay đổi được điện áp của gợn sóng, dẫn đến áp trung bình ngõ ra cũng thay đổi theo. Điện trở xả đâu có ảnh hưởng gì đến chất lượng lọc trừ khi xài giá trị nhỏ quá thôi. Chú ý công suất của trở này, khá nóng đó.
Dùng cách này để điều chỉnh điện áp nguồn kể cũng lạ nhỉ, áp càng chỉnh thấp, chất lượng lọc nguồn càng kém.
=> Em cũng thấy thế. Nắn đèn chỉ có tác dụng nhìn cho đẹp. Nắn diod hiệu suất cao hơn, đỡ tốn điện, và đặc biệt là cục nguồn đỡ gầm gừ khi chạy quá tải
Thường thì nắn bằng đèn cần tụ lọc đầu có trị số nhỏ hơn nắn bằng diod phải không ạ ? Nếu phải thì tại sao ạ ?
Up cái nào ! Không ai phân tích mấy kiểu của Bác Hungnhem à ? L và C hoán vị tùm lum đó ! L-C ; L-C-L, C-L-C , C-R-C ... Chắc phải có gì đó khác nhau và phù hợp cho một công dụng( thiết bị ) cụ thể chứ nhỉ ? 8)
Các bác giải thích luôn hộ choke Linput và Cinput của các hãng nó khác nhau về cấu tạo thế nào, liệu có thể Linput hoán đổi cho C input trong mạch nguồn được ko ạ
Em hơi lười ! Bác nào có phang luôn cho em cái Sch của mạch lọc CRC được không ạ ! Em làm ăn lun. Các bác thông cảm, em ngại nghĩ, lười tìm nữa ạ