Em cũng đu theo bác nts ! Bác Teablue cho em hỏi thêm câu nữa : là trong mạch bác nts post trên em thấy OPT có ngõ vào là 2.5K, nhưng theo sơ đồ hướng dẫn của bác Teablue là 3.5K. Vậy OPT 3.5K lắp vào mạch 2.5K có vấn đề gì không ạ ! Nếu không có gì thì em cũng bắt tay vào quấn luôn ! Nếu quấn 2.5K thì cuộn sơ cấp thay đổi thế nào ạ ? Em cảm ơn bác Teable ạ !
Thì bác cứ ra đầu dây theo công thức n1/n2= Căn bậc hai của Rload/Z n1: số vòng cuộn sơ N2: ---- thứ Rload: Tổng trở sơ cấp Z : ra loa (tính theo 8 ohms) Nên nên ra đầu dây 2k5 cuộn n1 dễ hơn Bác thế 2500 ohms vào Rload thì sẽ ra đầu dây cần ra của cuộn n1 Nói thêm là để thay đổi tổng trở tải, OPT James ra đầu dây ở sơ cấp n1, Tango thì ra ở thứ cấp n2
Cảm ơn bác nhiều lắm, nhưng em chưa hiểu "ra đầu dây" là thế nào ạ ? Bác thông cảm em dốt lắm, mới tập tành thôi ! Bác thương thì nói rõ giúp em tí ạ !
Khi quấn đến số vòng mà bác tính ra tương ứng với 2K5(2500 ohms) thì bác ra dây, rồi quấn tiếp đến số vòng tương ứng 3K5
Update Push-Pull output transformer 2010 : dành cho các đèn : 2A3-300B ---- 6550 ráp Pushpull Thông số: Primary/Secondary 4600 ohms/ 4-8 ohms Inductance: 30Henrry Leakage inductance: 2mH Voltage ratio (tại 8 ohms): 24.08: 1 POWER: 65W(0.5% tại 20.000Hz) Độ méo 32W tại 1000Hz: 0.05% Dòng DC max: 140mA Đáp tầng : 7 ohms load (10-50Khz +- 2dB) Chúc mừng năm mới
Bác Teablue cho hỏi câu về chuyên môn cùa bác. Tôi nghĩ muốn cân bằng 2 vế của sơ cấp ngoài cách dùng "split bobbin" thì có thể dùng cách quấn bifilar, chập 2 cuộn sơ cấp quấn 1 lần, sau đó chia làm 2 đế nối với Plate và Plate'. Interleaving giửa Sơ và Thứ cấp thì vẩn giư nguyên như phuong pháp thông thường. Xin hỏi bác Bình là quấn như thế có ưu điểm gì không, và có khuyết điểm gì? Giả thử là đã tìm được dây đồng laọi "heavy", có độ cách điện cao cho cuộn sơ cấp. (Cân bằng có nghĩa là ngoài số vòng giống nhà, còn có độ dài của cuộn dây và điện trở của dây giống nhau). Câu thứ 2 là nếu quấn interstage, có thể dùng bifilar? Cách quấn là dây đồng cho Sơ và Thứ cấp giống nhau, chập nhau quấn, 1 bên chon làm Sơ và 1 bân chọn làm Thứ. Quấn tất cả 2 cuộn vào EI core. Như thế sẽ có thể config thành 1:1, 2:1 hoặc 1:2. Quấn như vậy có lợi gì so với phương pháp interleaving thông thường? Có cần phải có lớp giấy phân cách cho mỗi lớp dây? Xin cám ơn bác.
Ở đây thứ cấp quấn theo kiểu Bifilar là vì muốn dùng dây nhở cho dễ quấn hay là có lý do nào khác bác TEA?
Nếu em dùng dây đạt 1.4A -1.5A để quấn rồi đấu song song sẽ đạt mật độ dòng tải cho 60W cũng không sao nhưng sẽ tốn cửa sổ, vì trường hợp bề rộng của bobbin trên em sẽ chọn dây 0.6 + lớp verni khi chập lại sẽ thoải mái nằm một lớp 31 vòng trong bobin rộng 44mm của lỏi. Tóm lại là em muốn dàn dây theo chiều ngang sao cho ít tốn cửa sổ và sát lỏi sắt từ, chứ bifilar ở đây không tác dụng gì cho đáp tầng mà chỉ lợi cho cửa sổ > giãm tổn hao
-Quấn bifilar cuộn sơ cấp em chưa dám dùng do tại P to P điện áp đĩnh rất cao, trái chiều và tầng số cao thì 2 đầu đó gần như DC dó T ngắn lại, có thể có phóng điện, em nghĩ chưa có dây nào có lớp verni chịu đựng được điện áp đó. Dây đồng có độ cách điện cao theo em nghỉ chỉ quấn được Bi hoặc tri-filar cho các cuộn hồi tiếp cathode như các ampli cổ dùng. -Interstage thường có công suất nhỏ nên ít ảnh hưỡng đến tổn hao tự cảm nên không cần thiết phải bifilar, nhưng cũng nên quấn split bobbin để đạt cân bằng về phase nếu dùng cho đảo pha, và OPT PP trên cũng vậy. Kính
Nếu tìm được dây cách điện tốt (double email) có lẽ bác Bình thử quấn bifiliar xem sao? Chắc chắn là DCR sẽ rất cân. Lúc tôi tháo OPT Sansui 1000A thì thấy nhiều lớp sơ cấp bifiliar. Cheers
Bác TeBlue ! Em không biết kỹ thuật nhưng Em cũng có nghịch ngợm tháo mấy cái OPT của ampli cũ để lấy đồng nát Cụ thể là của : - Luxman - Altec Lansing - Sonic Frontiers (Em không nhớ rõ model) Đúng là họ có chậm hai dây vào nhau đấy ah. (Vì Em thấy một dây màu xanh và một dây màu đỏ nên Em đoán vậy) :mrgreen:
Muốn biết có chập dây hay không thì phải tháo (bóc lớp) ra thì mới biết chính xác được. Em đã từng tháo một OPT 1000A ra thì không thấy có chập dây gì hết, có đời chập dây nhưng em chưa thấy. Còn bác thấy dây xanh và đỏ nhiều khi họ đấu dây thôi, dùng dây khác mầu cho khỏi đấu nhầm dây. Thanks bác đã nghịch ngợm
[quote="Teablue" -Quấn bifilar cuộn sơ cấp em chưa dám dùng do tại P to P điện áp đĩnh rất cao, trái chiều và tầng số cao thì 2 đầu đó gần như DC dó T ngắn lại, có thể có phóng điện, em nghĩ chưa có dây nào có lớp verni chịu đựng được điện áp đó. Kính[/quote] Bác Bình nói hay thật, hèn chi OPT Teablue nổi tiếng. Tôi tìm được 1 bài viết đăng trên IRE (tiền thân của IEEE) mấy chục năm trước nói là quấn như thế đáp tuyến tần số -3db sẽ xuống chỉ còn 2KHz. Thanks
các bác cho em hỏi em muốn dệt choke 10H/250ma thì nên dùng Fe nào, air-gap bao nhiêu, quấn mấy vòng ạ. em đọc và tính hoài mà không đc. tks bác nhiều nha.
Bác tea giúp em OPT nay với. EM lám 811SE.dong tinh~ 100mA chay o~ 600Vdc fe dang co san~ 32.chiều dày tùy ý. nhò bac thinh giùm em cuc OPT 5k ạ! cảm ơn bác nhiều!
Bác ơi xưởng còn hoạt động ko ạ?Nếu còn bác giúp e cách quấn OPT cho EL84 PP, 8k:8ohm 15W với ạ.E là niu bai nên món OPT này khó mần quá.
Còn bác ơi, lý do còn là em cũng đang làm 6V6 PP nghe chơi , cũng từa tựa tổng trở. OPT PP có P to P chừng 5K-8K đều dùng được cho 6V6 hay EL84 PP. Bác hay bác nào muốn chơi thì chuẩn bị FE lưỡi 28mm(Sansui 1000A dùng Fe cở này đó), dầy 39mm. Vài bửa em pót sơ đồ
Em có quấn cục OPT EL34 SE khi ráp xong, chính cái OPT phát ra tiếng luôn chứ không phải cái loa. Hiện giờ không biết phải mần răng, mong các bác giúp cho nó xuất ra loa. Cảm ơn.