Xưởng chế tác

Thảo luận trong 'Linh kiện, dụng cụ DIY' bắt đầu bởi Teablue, 15/12/05.

  1. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Thế đấy, em Teablue dựng cái xưỡng này, chào đón bằng chữ bự, thế mà không ai vào, nhện giăng, bụi bám tùm lum . Rồi em đưa cái hình giống cái mạng nhện ... đến bây giờ mới có mấy ông chịu còng lưng vào
    Cám ơn nhe

    Ba cái cuộn mầu đỏ là sơ cấp, mỗi cuộn là 375 vòng nối tiếp = 1125 vòng ứng với 730 Ω
    Tám cái cuộn mầu đen là thứ cấp, mỗi cuộn là 38 vòng ứng với 1 Ω
    Tỉ lệ quấn đối với 8Ω là 9.86 : 1

    Thứ cấp khi dùng loa 8 Ω thgì nối tiếp 3 cuộn =114 vòng , loa 16 Ω thì n/tiếp 4 cuộn = 152 vòng ;

    sơ cấp dùng dây 0.40mm
    thứ cấp dùng dây 0.45mm
    Quấn trên lỏi có lưỡi 32mm , dầy 50mm

    Cách đầu dây phức tạp khó giải thích qúa , có lẽ phải chụp hình đưa lên
     
  2. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5
    Xin mao muội hỏi bác 1 chuyên. Không thấy bác nói đến "air-gap" trong cach quấn SE OPT nầy. Dùng EI laminate để quấn SE OPT, bac lam thế nào để tao ra và control "air-gap"?

    Với 200mA DC bias và N=1125 vòng, bác dùng core size 3.2cm x 5.0cm (Section Area chì có 16cm2 = 2.48 sq-inch) nếu không có air-gap thi CORE thế nào cũng bi saturation.
     
  3. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Phải có AIR gap chứ bác, thấy bác hỏi là biết vì sao phải cần air gap đối với transformer SE rồi
    Dựa trên Section Area; Fe
    -Gọi A là air gap ;Gọi F là Section Area (cm2)
    A= 0.4 * square rood F
    -Đối với các tính toán theo kinh nghiệm đo thực tế của em chọn Air Gap A= A/2.5 mm
    Em cũng xin mạo muội được thọ giáo bác rằng các thông số bác nêu ra thì bác tính được air gap là bao nhiêu ?
    Đa tạ trước
     
  4. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5

    Cảm ơn bác đã chỉ dẫn. Tuy nhiên tôi không hiểu rõ lắm cách tính air-gap của bác phía trên. Thông thường thì air-gap lớn nhỏ là tùy thuộc vào DC bias current. Air lớn nhỏ quá thì không đủ để tránh saturation. Air-gap lớn quá thì inductance của cuộn sơ cấp bị giảm xuống mạnh, ảnh hưỡng đến low frequency response, thiếu bass.

    Với cách tính theo kinh nghiệm của bác như bác nói thì nếu dùng core là EI laminates có lưỡi là 32mm và chiều cao là 50mm thì air-gap se là:

    Air-gap= (0.4*sqrt(3.2*5.0))/2.5=0.64

    (trong giới chuyên môn, tấm thép để xếp lại thành core người ta gọi là Laminate, và nếu chiều ngang của lưỡi là 32mm thì đó là core EI-125 size, chiều ngang là 38mm thi đó là size EI-150)

    Tôi nghĩ là air-gap =0.64mm là lớn quá. Cách tính thông dụng nhất hiện nay là air-gap = 1/1000 của "magnetic path length".
    Magnetic path length thì chừng khoãng 10 lần của chiều rộng của cái "luõi" của laminate (xin xem hình phía dưới). Với thí dụ phía trên, nếu dùng laminate là 32mm thì path length là 320 mm và air-gap khoảng chừng 0.32mm.Có nhiều DIY lấy air=gap cố định khoãng 0.25 ~ 0.35 mm (bằng độ dầy của tấm laminate cho tiện lợi, khỏi phải tình đi tính lại cho mất công.

    Vấn đề tôi muốn nói ở đây, và cũng xin được các bác chỉ đẫn cho, là trong thực tế khi quấn SE OPT với EI core thì làm thế nào để tạo ra được air-gap cho nó được uniform? Có nghĩa là mỗi tấm laminate đều phài có air gần như nhau?

    Tôi thực sự không nghĩ ra cách nào nên đến giờ nầy vẫn chưa dám quấn SE OPT.

    Xin thành thật cãm ơn bác nhiều.

    P/S:

    Xin được giãi thích 1 chút tấm hình kèm theo.

    Hình phía bên phải là 1 tấm Silicon Iron co kích thước là 8 x 6 đơn vị chiều dài. Tấm nầy nó sẽ được cắt thành2 chử E và 2 chư I. Mỗi chử E có cái lưỡi là 2 đon vị chiều dài. Cắt như thế sẽ không "lãng phí" material, ngoai từ mấy cái lổ.

    Hình phìa bến trái vẽ 2 đường dây hình bàu dục chính là "magnetic path", khi tính Inductance L của coils quấn chung quanh core là phải tính đến khoãng cách nầy. Công thức là:

    L=0.4(Pi*N^2*A*u)/l*10^8
    L=Inductace in Henry
    N= Number of turn
    u= Permeability (độ thẩm từ hay độ thấu từ?) của core.
    Material là Silicon Iron (không phải như nhiều người hiểu sai la Fe) thì trị số nầy khoang chừng 500.
    l=Length of Magnetic path (trong hình phía dưới)
    A= Cross section area của core, của cái lưỡi.

    L tỷ lệ thuận với thiết diện của cái lưỡi và tỷ lệ thuận với bình phương của số vòng day.
     

    Các file đính kèm:

  5. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Ảnh hưỡng đến đáp tần thấp là ảnh hưởng nhiếu đến hiệu suất OPT. Các tính toán dựa vào độ từ thẩm đo được ( thường là các loại fe có độ từ thẩm 10.000 Gauss). Rồi từ dòng Ia max, AC signal , primarry inductance. Quan trọng vẫn là cách bố trí dây , xếp lớp, số vòng dây theo Length of Magnetic path từ đó chôn cở dây , tất nhiên gia giảm rất ít với cở dây đã tính , có khi chọn lại cở Fe cho phù hợp. Chọn Air Gap sao cho còn bảo đảm được primarry inductance

    (trong giới chuyên môn, tấm thép để xếp lại thành core người ta gọi là Laminate, và nếu chiều ngang của lưỡi là 32mm thì đó là core EI-125 size, chiều ngang là 38mm thi đó là size EI-150)

    Em thì dùng theo bản này cho các quy định về cách gọi các loại Fe
    Theo bảng thì EI150 thì chiều ngang lưỡi là 40mm

    Mong được chia sẻ cùng bác và các bác để cho xưỡng chế tác ra được thêm nhiều đồ chơi tốt hơn
     

    Các file đính kèm:

    • 1.jpg
      1.jpg
      Kích thước:
      16,6 KB
      Đọc:
      1.632
    • 2.jpg
      2.jpg
      Kích thước:
      19,8 KB
      Đọc:
      1.542
    • 3.jpg
      3.jpg
      Kích thước:
      19,3 KB
      Đọc:
      1.642
  6. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5
    Tôi nghĩ là data ban đưa ra la theo hệ thống Âu châu, metric, con cua toi la the he thong "inch" cua My. Nhat, TQ, DL, deu dung he thong My het.

    Nhung chuyện đó không quan trọng, chuyên hệ thống là để mình noi chuyện với nhau cho dễ hiểu thôi.

    Chuyên quan trọng mà tôi muốn nhờ bác chỉ giáo là trong thực tế, khi quấn OPT, lam thế nào để tạo ra cái air-gap? Nói rõ hơn là lúc assembly mấy tấm lõi thép vào, làm thế nào để cái lưỡi của chử E nó không chạm vào chữ I, tạo ra 1 cái air-gap giửa phần chừ E và chử I?

    Cám ơn bác nhiều.
     
  7. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Tham gia ngày:
    2/12/05
    Bài viết:
    3.139
    Đã được thích:
    32
    Nơi ở:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Mấy bác nói chuyện vui quá ha, em ké 1 cái

    Giả sử em thích air gap = 0.3mm ( khỏi tính toán - tại vì thích chẳng hạn :cry: ) - Làm thế nào kiểm soát cái 0.3mm đó, vì cho dùE và I được xếp phẳng tới mức nào thì vẫn có khoảng cách giữa I và gap, giữa gap và E .
    nếu dùng lực để can thiệp thì đóng nó bằng 1 lực bao nhiêu N để nó không làm "tổn thương" đến vật liệu dùng làm air gap

    Nhức đầu chưa ?
     
  8. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Air Gap không nhất thiết phải là không khí. Dùng ngay vật liệu cách điện để cố định Air gap luôn
    Air gap được định khoảng cách bằng 1 tấm Film và 1 vài tấm giấy cách điện mõng , tấm giấy cách điện mõng để chỉnh Air gap theo yêu cầu và chống rung tốt
    Nếu không xếp E và I đúng chiều cắt dập thì các tấm E và I sẽ không đều nhau

    Nói thêm về Air Gap :
    Các Fe xịn cắt cạnh rất vuông góc với mặt tâm fe vì khuông dập còn bén và chính xác . Fe tốt mà cắt dập làm cong fe là ảnh hưỡng nhiều đến hiệu xuất OPT
    Riêng Fe Double C core , sau khi cuốn thành hình chữ 0 , rồi cắt bằng tia laser , lúc ghép 2 mặt lại rất chính xác . Nếu dùng Fe C core củ thì phải đem đi mài phẳng bằng máy mới dùng lại được . Nếu mặt fe còn tốt phải đánh dấu ghép lại đúng như củ . Vì khi nhà SX cắt C core không định vị được vào đâu trên fe
     
  9. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Tham gia ngày:
    2/12/05
    Bài viết:
    3.139
    Đã được thích:
    32
    Nơi ở:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Bác phụ trách xưởng ơi ! cho em hỏi cái :

    Hôm nay em có phá dỡ 1 cục OPT OneElectron thì thấy :

    1. Hãng không dùng lõi nhựa

    2. dây thứ cấp dùng 2 kích cỡ khác nhau ; dây to ( cỡ 0.6 ) cho cuộn đầu và cuộn cuối , các cuộn giữa chặp 2 dây nhỏ ( cỡ 0.4 )

    Bác có thể giải thích không ?
     
  10. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    1/Hãng dùng lỏi gì cái đó không quan trọng. Nhưng lỏi giấy nó cũng rập khuôn hàng loạt trông rất đều cả giấy cách điện cũng vậy
    2/Cách cuốn này như sau
    -Cuộn secondary
    2 cuộn 0.6 đấu nối tiếp cho ra 4 ohms rồi nối tiếp các số vòng dây tương ứng cho ra 8 ohms và 16 ohms tại cuộn giữa
    -Cuộn Primary
    Quấn nối tiếp từ cuộn lớp bên trong đến lớp bên ngoài
    Với d = 0.65 * sqrt của I (mm). vậy CS của OPT sẽ từ 10-15 watts với 4-16 ohms (đo đường kính dây chính xác cả cuộn sơ sẽ có kết qủa đúng hơn )
    Ờ mà One electron modern gì vậy bác rùm. Các loại One electron này đem về VN dùng phải ngâm sáp cách điện thì mới bảo đảm cách điện tốt dù ghép tụ rất ít
     
  11. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Tham gia ngày:
    2/12/05
    Bài viết:
    3.139
    Đã được thích:
    32
    Nơi ở:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Tèo rồi, chạm nên mới phá chứ.
    Thanks, giải thích có hình ảnh minh họa thì ...trực quan hơn.

    @ bác có Fe 28 khoảng 3cm không ? em gộp 2 cái lại quấn OPT cho EL84 đặng cho cái Xưởng .... đông vui, có người ra kẻ vào.
     
  12. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Fe EI 84 này cùng cở Fe của Sansui 1000A đó, Loại fe này em tháo quấn nguồn cho pre , vẫn còn 1 mớ , bác cứ qua lấy
     
  13. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5

    Kính bác Teablue:

    Không biết tại đầu óc tôi không khá hay sao mà tôi vẩn không hiểu được làm thế nào để tạo ra air-gap khi quấn OPT vơi lõi EI. Còn lõi "double C" thì tôi hiểu. Mình cũng hiểu rõ là air-gap thì không nhất thiết cái "gap" đó là không khí, vật gì cũng được miễn là nó có tính chất "cách từ".
    Có nhiều người nói là dùng 1 tấm giấy mõng (tấm giấy dùng cho máy in computer khoãng 0.1 mm). Nhưng dùng tấm giấy mõng ngăn cách thì chỉ thực hiện được dễ dàng khi dùng double C core, còn khi dùng EI core thi tôi thật sư khong hiễu được. Mong các bác chỉ gium, rat cám on.

    Để dễ hiểu, tôi co vẽ ra 3 tam hình để "minh họa" như sau:

    Hình 1 là tấm lõi EI xếp theo chiều thứ nhất. Nhìn thẳng từ trên xuống dưới (toi khong vẻ được lập thể).

    Hình 2 là tấm lõi EI kế tiếp xếp theo chiều ngược lại.

    Như vậy ta thấy là không có air-gap. Cái lưỡi và 2 cách chủa chử E chạm vào cạnh chủa chừ I.

    Ta cung không thề dùng tờ giấy mõng để ngăn cách cói lưỡi của chử E không chạm vào cạnh của chử I được, bởi lẽ nhửng lõi EI mổi lớp xếp 2 chiều ngược nhau.

    Nếu ta kéo chử E va chử I rời ra, không cho chúng chạm cạch với nhau thi mình se tạo ra 3 cái air-gap chư không phải là 1. Vã lại chuyen nây trên thưc tế cũng khó làm, bởi lẽ làm sao co thể control được khoang cách mỗi tấm bao dam là nó không đụng vào nhau?

    Hình thứ 3 là cach để tạo ra air-gap, nhung cái lưỡi cua chử E phai cụt hon 1 chut. Trên thuc tế ngoai thi truogn có bán loại EI laminate nầy.
    Ngay mai toi se post hinh va dia chi của công ty san xuat cho bác tham khảo. Toi khong biết những hãng chuyen mon nguoi ta quấn SE OPT thi làm sao? Theo tôi biết thi hinh như da số đều dung double C core.

    Xin các ban chi dẫn gium, cám ơn vô cùng.
     

    Các file đính kèm:

  14. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5

    Kính bác Teablue:

    Hinh thu 3
     

    Các file đính kèm:

    • Hinh 3.jpg
      Hinh 3.jpg
      Kích thước:
      62,2 KB
      Đọc:
      1.460
  15. Macao

    Macao Advanced Member

    Tham gia ngày:
    5/12/05
    Bài viết:
    1.777
    Đã được thích:
    10
    Nơi ở:
    THỦ ĐỨC GROUP
    À, hình như là trong SE OPT, người ta xếp "E" 1 bên và "I" 1 bên, và như thế tạo air gap dễ dàng phải không bác ?
     
  16. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Tham gia ngày:
    2/12/05
    Bài viết:
    3.139
    Đã được thích:
    32
    Nơi ở:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Chính xác, em vừa mới tháo đồ "gin" ra nè, ải gap trong OPT OneElectron ( USA) là 1 tấm phim có độ dày khoảng 0.2mm , chiều dài bằng chiều dài Fe ( 84mm ) bề rộng là tổng bề dày các lá Fe .
     
  17. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Tham gia ngày:
    9/12/05
    Bài viết:
    3.588
    Đã được thích:
    52
    Audio Note mới nổ là lớp chêm air gap không dùng vật liệu cái điện mà là bằng ... kim loại và quảng cáo là OPT SE dùng miếng air gap kim loại chất lượng chiến đấu hơn bất một vật liệu cách điện nào. Dzê em không có cái Audio Note mới chiến nào trong tay nên không biết ông nó xài kim loại gì. Nhưng nếu Dzê em đoán rùa Hoàn Kiếm thì có thể là...Mumetal (hơi giống Rhometal của bác Trà Xanh nhưng tỉ lệ hợp kim có khác ) là một hợp kim của Nickel và sắt từ và cái gì gì nữa có khả cách ly từ rỉ rất chiến mà bây giờ hình như chỉ có Đức đang sx ở dạng băng keo có 1 mặt dính . Các bác nghiên cứu thử xem biết đâu nó xài Nhôm thì ai cấm nhể miễn sao chống được hiện tương bão hòa từ do từ kín.
    Có gì xin các bác chỉ bảo Dzê em xin đội ơn trước.
    Thân
    Dzê
     
  18. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5
    Nếu E và I xếp cùng 1 bên thì làm sao những là Fe đó dính vào nhau được? Phải xếp 2 chiều (tấm dưới 1 chiều, tấm trên chiều ngược lại và cứ như thế..) thì những tấm Fe mới kẹp vào nhau (interlocked) tạo thành 1 khối. Nếu không chúng nó sẽ rời ra.

    Xin bác RÙM xác định là có phải trong OneElectron OPT những tấm Fe được xếp thành 1 chiều. Xin cám ơn bác.
     
  19. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Tham gia ngày:
    2/12/05
    Bài viết:
    3.139
    Đã được thích:
    32
    Nơi ở:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Giả sử Fe có độ dày là 0.25mm, 50 mm vị chi là 200 tấm
    196 tấm xếp cùng chiều, 4 tấm còn lại chia làm 2 xếp theo chiếu ngược lại để .................. giữ I

    Ngoài ra còn có đai kẹp ngoài nữa mà .
     
  20. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Hình minh họa cách ghép EI cho cục Choke hoặc OPT SE đây bác NoBG
     
  21. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Hình minh họa cách ghép EI cho cục Choke hoặc OPT SE đây bác NoBG
     

    Các file đính kèm:

    • EI1.jpg
      EI1.jpg
      Kích thước:
      17,8 KB
      Đọc:
      1.686
  22. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5

    Minh có lẽ già quá nên "ngoan cố", cứ nghĩ là laminations phải xếp xen kẽ 2 chiều khác như trong power transformer mới đúng. Bây giờ đã hiểu.
     
  23. NoBG

    NoBG Advanced Member

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    887
    Đã được thích:
    5

    Xin mạo muội hỏi bác Teablue 1 câu hỏi khác.
    Theo công thức bác tinh trên đây thì dây thứ cấp của OPT bác quấn phía trên current rate chỉ có 0.48A thôi. Như thế có đủ không (bác nói là dùng dây 0.40mm cho sơ cấp và 0.45mm cho thứ cấp.

    6C33C-B có thể cho hon 10W RMS into loa 8ohm, dòng điện qua thứ cấp khoảng 1,2A.

    Không biết bác quấn dây nhỏ là vì lý do winding windows không dủ lớn để chứa dây lớn hơn hay vì ly do nào khác? Tôi cũng muốn làm 6C33C SE nên muốn học kinh nghiệm của người đi trước.

    Tôi định dùng dây 0.32 cho sơ cấp và 0.81 cho thứ cấp, không biết bác thấy có ổn không?
    Tôi định quấn 800 ohms to 8 ohms. Ratio =10.0
    Vòng sơ cấp sẽ quấn khõang 1500 vong, thú cấp 150 vong. Khong biết như vậy có thực tế không. Chi sợ windows khong dũ để chứa nhiều vòng thôi.
     
  24. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Cái quan trọng khi chọn đường kính dây đồng là chọn mật độ dòng điện tải A/mm2
    Đối với OPT dùng cho mạch Cathode bias (Auto Bias) em chọn 2A/mm2 . Mạch Fix Bias thì chọn 2.5A/mm2 . Vậy dây đồng cho OPT dùng mạch Auto Bias sẽ có đường kính lớn hơn OPT dùng mạch Fix Bias
    Đối với cuộn secondary từ SC ra dòng Imax = sqrt of (P / R)
    Đối với cuộn Primary chọn Imax là dòng max chọn tại sơ đồ đặc tuyến đèn với giới hạn trong khoảng làm việc tại dòng và áp
    Đối với 2A/mm2 thì đường kính d = 0.8 * sqrt of max. I (mm) ; 2.5A/mm2 thì d = 0.7 * sqrt of max. I (mm) , hoặc tra bảng

    Trả lời câu hỏi :
    Vì em dùng 4 dây đồng có đường kính 0.45mm cho Secondary , ứng với 7,4 ohms , sở dĩ em chọn secondary la 7,4 ohms vì là RDC đo được của loa 8 ohms
    Với cách quấn trên thì 0.8 ohms là 16 dây đồng 0.45mm ; 3.2 ohms = 8 dây đồng 0.45mm ; 7.4 ohms = 8 dây nối tiếp 4 dây 0.45mm ; 16 ohms là 4 dây 0.45mm
    Primary chọn Imax là 350mA , dùng dây 0.4mm

    Hình OPT cho 6C33CB em đã quấn vừa đủ cửa sổ .
    Cách bày binh bố trận khi quấn OPT dài dòng lắm , nhưng em cũng sẽ bày lên để xin ý kiến các cao thủ nhằm hoàn thiện cho đồ chơi của xưỡng chế tác ngày càng tốt hơn

    Kính bác
     
  25. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Tham gia ngày:
    6/12/05
    Bài viết:
    4.259
    Đã được thích:
    22
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Kiểu đấu dây cuộn ra loa
     

    Các file đính kèm:

Chia sẻ trang này

Đang tải...