Em lại mắc tội khuấy động các bác tranh cãi hăng máu rồi!!! Ý của em định diễn đạt là có nhất thiết phải đặt ra những tiêu chuẩn trừu tượng để đánh giá cái hay của thiết bị, đánh giá khả năng cảm nhận của người nghe không? Ví dụ: 1- Người A nói tôi nghe thấy rõ từng lớp âm thanh, từng vị trí âm thanh... vì thế thiết bị này hay, vì thế tôi có khả năng cảm nhận âm thanh tốt. 2- Người B nói tôi nghe thấy âm thanh hòa quyện vào nhau, nốt nhạc chính xác... vì thế thiết bị này hay, vì thế tôi có khả năng cảm nhận âm thanh tốt. => Ai đúng, ai sai? Khó phân biệt quá!!!
Em thì không dám lạm bàn về "âm hình" vì các bác ở trên đã phân tích và thể hiện quan điểm cũng khá tường tận rồi. Ở đây, em chỉ muốn nói lên cảm nhận của em về vấn đề này là: hiện tại, em đang rất sung sướng với không gian, sân khấu âm nhạc đựoc tái hiện qua một số dĩa CD mà hệ thống mang lại, có cảm giác như mình được hòa vào không khí của buổi biểu diễn đó. Và như vậy, quan điểm về "âm hình" của em cũng là đã rất rõ ràng phải không các bác!?
Câu hỏi hay quá, trường hợp của em cũng tương tự vậy : bộ dàn của em được vài bạn góp ý là "cực kỳ chi tiết, thấy rõ từng lớp âm thanh, từng vị trí âm thanh" nhưng "âm thanh không hòa quyện vào nhau", tóm lại là KHÔNG HAY, em cũng bó tay rồi, thôi coi như mình làm cho mình nghe vậy.
Nếu bác bó tay, hãy liên hệ với bác Giahy. Em nghĩ bác ấy là người có kinh nghiệm và rất hiểu rõ vấn đề này!
Chưa hết, với bộ dàn của em, nghe Giao hưởng hoành tráng thì rất phê, nhưng nghe pop-jazz kiểu Come away with me thì như cơm nguội vậy, Norah J hát 1 đường, nhạc đệm 1 kiểu, ông đánh trống gõ 1 phách lãng nhách, cái này đích thị là âm hình quá tốt làm mất sự hòa quyện của âm thanh. Buồn
sự thật là bộ dàn hiện tại của em chơi cái gì cũng OK trừ CD come away with me, em đang ráng tìm kiếm nguyên nhân đây. Tks
E có ý kiến như vầy nếu ko đúng thì bỏ nghen bác : Lúc trước dàn ở nhà ( đồ thì dạng xí muội thôi ! ) tình trạng cũng giông giống như bác. Nhưng khi đọc cái vụ chỉnh pha và delay Minh chỉnh delay lại thì mấy cái zụ bác nêu ở trên thì có vẻ nó hơi quyền quyện lại 1 tí ???? Dàn của Minh thì các củ loa đều nằm trên 1 mặt phẳng cắt đứng. Còn dàn của bác hình như ko cùng nằm trên 1 mặt phẳng cắt nên có lẽ ngoài vụ chỉnh delay thì chắc phải chỉnh thêm phase. Thân.
Em nghĩ là với các bác nghiêng về trường phái có âm hình, cả với em nữa thì "âm hình" đề cập tới chính là cái "soundstage" vì trong tiếng Việt không hề có từ và định nghĩa của "âm hình". Có thể coi đó là cách nói dân gian thôi. Chứ bác Dze dịch ngược ra là "sound image" rồi tranh luận theo từ đó thì tới Tết Công-gô cũng không hết chuyện Kính bác Mèo, khoa học bao gồm cả KHKT lẫn KH kinh tế và nhiều thứ KH khác nữa ạ. Theo em, phàm cái gì đã tồn tại cả một quá trình ắt phải có cái lý của nó. Những người kiếm ra tiền để mua đồ hi-end hàng chục nghìn đô chắc hẳn không dại gì vứt tiền qua cửa sổ; những hãng làm đồ hi-end đó cũng không thể một tay che hết bầu trời, lừa toàn bộ người tiêu dùng lẫn giới phê bình trên thế giới. Còn các hãng sx đó không quảng cáo về cái "sounstage" được là vì 1 thiết bị đơn lẻ không thể tạo ra "soundstage". Soundstage là tổng hợp của các thiết bị phối ghép + không gian phòng nghe + kinh nghiệm cảm nhận của từng người nghe. Làm sao mà quảng cáo kiểu cái ampli của tôi cho soundstage hay lắm được, thiên hạ cười cho thối mũi ý chứ :lol: Em thấy phần em đề xuất khoanh giới hạn thảo luận về âm hình trong 2 trường hợp "thật" và "giả" thì chả bác nào hưởng ứng để đi đúng hướng, cứ miên man với những điểm ngoài lề :roll: Thôi em phắn đây.
Em đọc các tài liệu nước ngoài thấy họ hay nói đến soundimage và soundstage, và 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau. - Soundimage dịch theo các bác audiophile là âm hình, tức là khả năng tái tạo các vị trí phát ra âm thanh như nguồn thu. - Soundstage là không gian âm thanh, tức là khả năng tái tạo âm thanh rộng mở, hoành tráng, lan tỏa như nghe nhạc sống. Em thấy khái niệm soundstage thực hơn, khái quát hơn và có khả năng cảm nhận hơn.
Sáng nay vào đọc topic này thấy các bác lại sôi nổi thảo lộn, thú vị thật :? . Nhân đây tôi cũng xin có đôi ý kiến. Chỉ có một chữ âm hình mà mọi người tranh luận rất lâu rồi mà chưa ngã ngũ, nếu bây giờ lại thảo luận tiếp về âm thanh trong - đục, dày - mỏng, chua - ngọt, sáng - tối, rõ - mờ....thì các bác hình dung xem bao lâu nữa chúng ta mới thống nhất được đây ? Tiếng Việt thực ra là ngôn ngữ đơn âm tiết và rất giàu tính tượng hình, tượng thanh. Nếu bây giờ muốn chính xác như máy đo, như khoa học...thì tôi nghĩ cuộc chơi hẳn kém phần thi vị đi rất nhiều. Các bác thử hình dung xem AE ngồi nghe nhạc với nhau và bàn luận về âm thanh của khái niệm " trong - đục " theo kiểu kỹ thuật thì sẽ bàn kiểu gì đây, nếu chỉ có một người biết về kỹ thuật còn những người khác thì không. Sẽ chia thành hai kết quả : - Chả ai hiểu ai vì không có cơ sở để bàn. - Ông biết về kỹ thuật sẽ thống lĩnh vì chỉ ông ấy biết cách trình bày bằng những ngôn từ của KT như tỷ số tín hiệu/tạp âm là bao nhiêu dB, méo hài, méo phi tuyến... Theo tôi để bàn về các vấn đề thưởng thức âm thanh thì những ngôn từ chúng ta dùng từ trước tới giờ đã được số đông chấp nhận và hiểu thì cứ dùng như vậy chứ cứ muốn ép nó phải chính xác như kỹ thuật thì có lẽ ai muốn chơi âm thanh dều phải đi học điện tử thì chắc chả ai dám chơi nũa.
Nếu chỉ cần âm thanh rộng mở, hoành tráng, lan tỏa thì theo tôi chỉ cần mua cái đầu quisheng về cắm vào cục vang Tiến đạt là có liền. Dân Audiophile cần nhiều thứ tinh tế hơn thế nữa cơ bác ạ
Hoàn toàn đồng ý với bác là KHKT bao gồm rất rộng, ở đây ta đang bàn đến âm hình là cái liên đới trực tiếp đến âm học & điện tử thì chỉ nên gói gọn lại trong đó thôi. Bàn thêm làm sao cái amp giá xuất xường chỉ 1K mà họ bán được gấp nhiều lần như thế, rồi dẫn đến chuyện ông mua nó khôn hay dại dẫn tới động chạm đến tự ái các cụ hí-èn .... cãi nhau cả năm. Em theo hướng âm hình là có thật, do thiết bị tạo ra, ai cũng có thể cảm nhận được, không có gì là thần bí ghê gớm cả. Mà em thấy phần lớn các ông kỹ thuật lại cùng quan điểm với em.
Tiếng trong hay đục nhà sx nó chỉ cần phát mấy cái xung chuẩn rồi đo đạc là biết được ngay. Vì thế chất tiếng của thiết bị cùng model nó mới như nhau cả nghìn. Bác nào hay DIY chịu khó đầu tư thiết bị đo đạc là control được cái này dễ ợt à. Em không nghĩ chơi âm thanh phải học điện tử, nhưng khi giải thích hiện tượng sự vật thì nên biết nó là cái gì. Với em biết tý về KHKT nó sẽ giúp mình thưởng thức âm thanh hay hơn nhiều.
Dạ xin bác chỉ bảo giúp là "cần nhiều thứ tinh tế hơn nữa" là cần cái gì ạ??? Em nói là "nghe như nhạc sống" tức là âm thanh trung thực như nó vốn có. Những điều tinh tế bác tìm thêm ngoài âm thânh có thực của nó thì là thực hay ảo???
Xin gửi tới các bác trích đoạn trong "Introductory Guide to High-Performance Audio Systems" của Robert Harley với hy vọng hữu ích cho những ai đang "bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước". Cao thủ nào dịch giúp thì hay quá, em gõ mỏi tay rùi Soundstaging Soundstaging is the apparent physical size of the musical presentation. When you close your eyes in front of a good playback system, you can "see" the instrumentalists and singers before you, often existing within an acoustic space such as a concert hall. The soundstage has the physical properties of width and depth, producing a sense of great size and space in the listening room. Soundstaging overlaps with imaging, or the way instruments appear as objects hanging in three-dimensional space within the recorded acoustic. As mentioned previously in this chapter, a large and well-defined soundstage is most often heard when playing audiophile-grade recordings made in a real acoustic space such as a concert hall or church. The most obvious descriptions of the soundstage are its physical dimensions—width and depth. You hear the musical presentation as existing beyond the left and right loudspeaker boundaries, and extending farther away from you than the wall behind the loudspeakers. Of all the ways music reproduction is astounding, soundstaging is without question the most miraculous. Think about it: The two loudspeakers are driven by two-dimensional electrical signals that are nothing more than voltages that vary over time. From those two voltages, a huge, three-dimensional panorama unfolds before you. You don't hear the music as a flat canvas with individual instruments fused together; you hear the first violinist to the left front of the presentation, the oboe farther back and toward the center, the brass behind the basses on the right, and the tambourine behind all the other instruments at the very rear. The sound is made up of individual objects existing within a space, just as you would hear at a live performance. Moreover, you hear the oboe's timbre coming from the oboe's position, the violin's timbre coming from the violin's position, and the hall reverberation surrounding the instruments. The listening room vanishes, replaced by the vast space of the concert hall—all from two voltages. A soundstage is created in the brain by the time and amplitude differences encoded in the two audio channels. When you hear instrumental images toward the rear right of the soundstage, the ear/brain is synthesizing those aural images by processing the slightly different information in the two signals arriving at your ears. Visual perception works the same way: there is no depth information present on your retinas; your brain extrapolates the appearance of depth from the differences between the two flat images. .... Finally, superb soundstaging is relative fragile. You need to sit directly between the loudspeaker, and every component in the playback chain must be of high quality. Soundstaging is easily destroyed by low-quality components, a bad listening room, or poor loudspeakers placement. This isn't to say you have to spend a fortune to get good soundstaging; many very-low-cost products do it well, but it is more of a challenge to find those bargains.
Bác có định hướng nghe " như nhạc sống " là đúng lắm rồi tôi đâu dám chỉ bảo. Vấn đề tôi muốn nói là chỉ với mấy từ như " rộng mở, hoành tráng, lan tỏa " mà bác cho rằng đủ để nói về nhạc sống thì tôi e là chưa đủ. Bác cứ tiếp tục nghe và trải nghiệm rồi đến lúc bác sẽ hiểu vì sao dân audiophile trên TG lại trăn trở tìm tòi, đầu tư công sức đến bạc cả đầu trong đó không ít vị là dân điện tử gộc của TG, tiền bạc đến cả triệu đô mà vẫn tiếp tục loay hoay tìm cách để có "dàn nhạc sống" trong nhà
Cụ nào rành tiếng tây dịch hộ cho ae xem chú khoai tây này nói cái gì đê.... :lol: :lol: Mà đây là quan điểm cá nhân hay là phát ngôn chính thức của một hiệp hội âm thanh nào đấy ạ ... Nếu là cá nhân thì chỉ mang tính tham khảo thôi ....
Em đồng quan điểm với bác Audio_Nam và bác Miu! Còn cụ Harley viết bài cũng chỉ giống như những cụ Hí Ènd khác và cụ ta cũng vẫn dùng từ Soundstage (Tầng Âm) chứ không xài từ Sound image (Âm hình ???) Nếu chúng ta cứ thích tự chế từ để tự hiểu lấy thì cũng dzui nhưng cũng có cái kẹt vì sẽ có quá nhiều ngôn từ không làm cho công nghệ Audio đi lên mà lại làm người tiêu dùng càng hoang man chưa nói đến tiền mất tật mang vì cứ tìm cái không rõ ràng ngay cả cái không có. Nào là "âm hình" lại còn có thêm "âm vị" ví dụ như cô này hát ngọt, ông kia hát chua ... (chưa thấy ai nói chị kia hát thấy đắng, mặn ...) Nếu các cụ nghĩ âm hình không phải là hiện tượng vật lý thì tại sao lại bị tác dụng vật lý ảnh hưởng đến nó ? ví dụ xoay loa chỗ khác làm thay đổi âm hình, gắn thêm chướng ngại làm thay đổi âm hình ... cho dù dàn phát là cùng 1 dàn máy và cùng 1 người nghe ??? Ngay cả dàn máy khác nhau (là vật thể Vật lý) cho âm hình khác nhau ??? Nếu có người nói dàn máy kẹo kéo nhận thấy "âm hình" tốt hơn giàn HÍ Ènd mấy chục ngàn USD các bác có tin người đó nói không? Nếu không tin thì lấy gì phản họ đây ạ?
Đồng ý với bác về tiêu chí của phần tôi tô đỏ, nhưng để giải thích một vấn đề KHKT cho số đông người chơi thì nên dùng những cách, ngôn từ đại chúng dễ hiểu trừ khi không có cách khác diễn đạt thì mới nên dùng ngôn ngữ KT, điều đó lại gây khó cho đa số người chơi không có kiến thức chuyên ngành. Trong quá trình chơi, giao lưu, tìm hiểu...tôi thấy đa số AE chơi đều dùng những cách diễn đạt rất dung dị, đời thường mà ai cũng hiểu kể cả dân KT, vậy tại sao phải đi tìm những cái gì gì đó được mang danh KT để làm vấn đề rối rắm thêm nhỉ.
Câu này chưa, không, phải gọi là không đúng. Biết tí về KHKT có thể giúp ích trong việc lựa chọn thiết bị, còn bảo là biết tí KHKT thì thưởng thức âm thanh hay hơn nhiều thì ... :roll: Kính.
Em hoàn toàn ủng hộ bác trong cách hành văn làm sao cho nó dễ hiểu. Nhưng giải thích hiện tượng sự việc liên quan trực tiếp đến chuyên ngành KHKT nào đó thì diễn giải làm sao mà không cần đến từ chuyên ngành đó nhỉ ... bác biết chỉ cho em với đi
Dạ có lẽ bác hiểu sai ý em rồi ạ! Em nói " rộng mở, hoành tráng, lan tỏa " bác lại hiểu theo nghĩa đen là nghe to, nghe lớn... Ý em ở đây là nó có cảm giác sống động. Có lẽ em nghe nhạc Rock nên không cảm nhận tinh tế như bác nghe nhạc giao hưởng. Có điều em vẫn không hiểu là âm thanh trung thực và âm thanh tinh tế nó khác nhau thế nào nhỉ??? Với tai nghe nhạc Rock của em thì âm thanh trung thực là đúng âm thanh của trống, bass, solid, vocal... dù rằng nhạc Rock cố tình làm méo tiếng một cách nghệ thuật (không phải méo do thiết bị đâu). Các âm cùng dải tần số vẫn phải tách bạch, không bi trộn lẫn. Ví dụ âm trầm phải tách bạch tiếng trống cái ùng uỳnh, tiếng ghitar bass từng tửng, tiếng trống con tung tùng, chứ không chỉ nghe mỗi tiếng bùm bùm. Chắc là âm thanh tinh tế của bác khi nghe nhạc giao hưởng là những thứ nghe đuợc ngoài âm nhạc (như nhiều bác đã đề cập) như tiếng lấy hơi, tiếng thở mạnh, tiếng phì nước bọt... Em không nghe nhạc giao hưởng, nhưng cũng đã thăm quan Nhà hát lớn HN. Em thấy nó rất rộng, khoảng cách khán giả với dàn nhạc không đủ gần để nghe được các âm thanh trên khi nghe hòa nhạc trực tiếp. Vậy thì hiểu vấn đề như thế nào đây ạ!!!