Ậy nếu vậy thì đã có topic "Fan ....." hoặc "Mục thư giãn ..." hay "Club ...." ngay cả "Mục nghệ thuật ..." để cho nó phù hợp :mrgreen: chứ nếu không dùng KT là cái giải thích được, tính toán được và đo đạt được ... 1 cách lặp đi lặp lại thì lấy gì làm mốc để mà hướng dẫn có ngọn có ngành đến tường tận đây ạ? Nếu topic nào cũng viết ra chỉ để cho vui cho giải trí e rằng không hẳn hoàn toàn là tiêu chí của 4rum chứ nhỉ :wink:
Đừng bác ơi. Lâu lắm mới có người mê nhạc và có kiến thức sâu rộng thực sự như bác tham gia. Cá nhân tôi rất nể phục kiến thức của bác. Thú thực là khoảng năm 1969 trên đài truyền thanh Hà nội sáng chủ nhật có chương trình giới thiệu nhạc cổ điển của cụ Ca Lê Thuần. Tôi ôm lấy cái đài truyền thanh mà nghe như nuốt từng lới. Nhưng nghẹn suốt nuốt không trôi vì cái loa chuối quá nghe bập bõm nên cũng chẳng biết được gì. Nhờ những bài giới thiệu của bác về nhạc cổ điển trên 4rum này mà tôi biết thêm nhiều điêu. Xin cảm ơn bác. Tôi lại càng tôn trọng hơn khi bác hình như buôn đĩa CD nhưng không thấy bác chê bai nguồn âm khác như đĩa than, băng cối. Nếu đúng vậy thì đáng là tấm gương cho mấy ông buôn máy tính học tập( tôi nói vậy vì tôi vừa đi mua máy tính cho cháu ở Lý Nam Đế, có anh bạn trẻ cứ gạ tôi mua card gì đó và khẳng định nghe nhạc bằng máy tính mới là đỉnh, mới là sành điệu). Đến giờ tôi vẫn tiếc sự vắng mặt của những Cellist, Kogan, tất nhiên họ có lỗi của họ, còn bác, tôi chưa thấy bác có lý do gì để "phắn" cả. Đừng chấp với ý kiến cực đoan nào đó bác ơi.
em cũng trải nghiệm như bác này. em nói các bác đừng tự ái nhé,cái gì cũng phải " học" . bản thân em đi nghe nhà 1 bác nào đó, em sẽ học được nhiều thứ, học cái hay, cái không hay của bác ấy. cách trãi nghiệm tốt nhất là experiment thực hành. bác nào chưa thấy " âm hình " xin vui lòng đến các nhà các bác có " âm hình " nghe thử, sau đó về đối chiếu với nhà mình. tuần rồi em tư vấn cho 1 bác cách set-up loa. bác này còn rối cái vụ âm hình này lắm. bác ấy reply cám ơn và cho biết đã thấy có âm hình ngay sau làm theo lời " xúi " của em. âm hình kô nhất thiết phải có ở trên dàn thật mắc tiền. 3 yếu tố ảnh hưởng hàng đầu là : - phòng nghe - vị trí loa - điểm ngọt viết đầy đủ, chi tiết mấy cái này có lẽ mất chục trang. thôi em mời các cụ khác bàn thêm vậy. nếu 3 yếu tố trên không tốt, âm hình sẽ " tiêu " Soundstaging is easily destroyed by low-quality components, a bad listening room, or poor loudspeakers placement.
Theo e nhớ, trong lĩnh vực high-end người ta thường dùng khái niệm "soundstage" chứ không dùng "sound image". "sound image" thường gặp trong lĩnh vực computer và sản phẩm nghe nhìn phổ thông cho mass market thôi. Và topic này trong những trang đầu tiên chỉ dùng tiếng Việt là "âm hình" chứ em không thấy ai xác nhận từ nguyên tiếng Anh là "sound image" cả _ sao bác Dze lại cứ quy về từ "sound image" thì em không hiểu :?: Em nghĩ nên tóm tắt lại chủ đề topic cho nó đúng hướng, để anh em, đặc biệt là các newbie, khỏi nhức đầu hoa mắt: 1."Âm hình" (soundstage) khi nghe nhạc stereo là có hay không? - Theo em nghĩ là có, với 2 loại: loại thật "tự nhiên" và loại giả lập "nhân tạo", tất nhiên cũng có lúc không có. Loại "tự nhiên" là khi thu âm buổi trình diễn trong 1 không gian acoustic thực sự, không qua các thiết bị khuếch đại điện tử. Loại "giả lập" là khi thu âm riêng từng nhạc cụ rồi dùng các kỹ thuật mix để định vị nhạc công, giả lập sân khấu. 2. Khi có thì người nghe nói chung có nhận ra được không? - Với một chút hướng dẫn người nghe bình thường có thể nhận ra được. Em nghĩ vấn đề chỉ có thế thôi chứ có ai nâng "âm hình" lên thành cái gì "siêu hình" đâu. Em là dân dốt kỹ thuật nên hiểu biết hạn hẹp, em chỉ nói được đến thế thôi ạ. Các bác có dạy bảo thêm thì cứ dạy bảo em trong giới hạn vấn đề đó thôi chứ rộng quá e không tiếp thu nổi P.S nhờ bác TuanCD động viên nên em lại cố ... khổ quá. Văn dốt võ dát mà cứ ... Nhưng bác ơi, kiến thức của em toàn là học mót mỗi nơi 1 tí ý mà, không có sâu rộng như bác tưởng đâu ạ. Lỡ sau này gặp nhau bác lại thất vọng
Cái em muốn hỏi đã được bác trả lời. Cám ơn bác! (Thực tế em không phủ định âm hình, mà chỉ muốn phân biệt âm hình thật và âm hình giả để phân biệt âm thanh trung thực và không trung thực) Như vậy, chúng ta chỉ nên nói tới âm hình khi nghe các bản nhạc thu acoustic, không qua thiết bị điện tử (âm thanh trung thực). Còn âm thanh khi thu đã qua thiết bị xử lý để tạo hiệu ứng thì khác nào chúng ta nghe nhạc qua eliquazer, bật loundness, chỉnh bass, treble (âm thanh không trung thực). Lại nảy sinh vấn đề rồi, em chẳng hiểu thế nào nữa!!!
sound image các bác nói giống cái imaging như em post không ạ ? mà bác nào đặt ra từ " âm hình " vậy nhỉ ? em lật từ điển VN-VN không thấy có từ này :mrgreen:
bác chỉ dùm em cái nào thu âm không qua thiết bị điện tử bản thân cái microphone là 1 thiết bị điện tử các bác nhá có cái micro 80 k VND, có cái cả ngàn Mỹ kim
Bác lại hiểu sai ý em rồi!!! Ý em là thu âm không qua xử lý là âm thanh trung thực, còn thu âm sau đó giả lập hiệu ứng thì không phải là âm thanh trung thực. Nếu đã không trung thực ngay từ khi thu âm thì không nên bàn âm hình làm gì, vì nó cũng là giả tạo!!!
Bác lại bắt bẻ em rồi, ý em là sóng âm trước khi đến cái micro thu thì không qua thêm thiết bị khuếch đại hay gì gì đó làm mất hướng thật hay phối cảnh không gian thật của sóng âm_ đã bảo em không phải dân kỹ thuật mà lại :lol: . Có gì sai lệch về ngôn ngữ kỹ thuật thì nhờ bác diễn tả giúp cho anh em khác dễ hiểu hơn. Cảm ơn bác nhìu @Audio-Nam: Theo em hiểu thì khi nói âm thanh trung thực là thiên về diễn tả âm sắc của nhạc cụ. Thôi, Em phải đi đón con đây. Kính chào các bác.
[quote="CD Shop @Audio-Nam: Theo em hiểu thì khi nói âm thanh trung thực là thiên về diễn tả âm sắc của nhạc cụ. .[/quote] Bác hiểu thế chưa đủ rồi! Theo các bác audiophile thì âm thanh trung thực phải gồm âm hình, âm sắc, và.... Mà âm sắc của nhạc cụ lại được điều chỉnh bởi âm sắc đặc trưng của thiết bị audio của từng nhãn hiệu. Vậy thì hiểu âm thanh trung thực là thế nào đây ạ???
Em dám chắc với bác là âm thanh được ghi vào dĩa CD (em chỉ nói đến dĩa CD thui nhé) để bán cho chúng ta nghe là âm thanh đã được xử lý rùi đó nên chẳng còn thứ âm thanh trung thực cho bác nghe đâu vì nếu không xử lý thì chắc chắn là hổng bán được. Hổng tin thì bác cứ đi nghe nhạc sống đi rồi nghe lại bản nhạc đó trong dĩa CD là biết liền à. Thân
Em xin hầu chuyện tiếp ạ. "Âm thanh trung thực" của bộ dàn hay bản thu âm theo em cũng cần phải hiểu theo một giới hạn tương đối là bảo đảm đúng màu âm của các nhạc cụ, VD như nghe viola không nhầm với violin, oboe không thành tiếng clarinet, tiếng guitar dây nylon phải ra khác dây sắt... Thế thôi. Bộ dàn nào mà nghe trumpet hóa ra saxo thì dứt khoát là không trung thực rồi, còn tiếng trumpet dàn này khác dàn kia 1 tí kiểu ấm hơn hay lạnh hơn... thì không sao. Nhưng để nhận biết màu âm các nhạc cụ đúng hay sai thì không phải ai cũng làm được mà cần có đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm (xin thưa luôn là em còn thiếu nhiều lắm lắm). Thực tế thì bản thân mỗi nhạc cụ trong cùng một loại cũng đâu có phát ra tiếng giống hệt nhau, đến bây giờ ng ta vẫn chưa làm ra cây violin nào có âm thanh hay như thời Stradivari mà. Chứ các bác cứ tuyệt đối hóa các khái niệm thì chả bao giờ đi đến đâu cả. Giả dụ như người ta cho các bác nghe 1 bản thu âm analog hoàn toàn, không qua xử lý gì cả (vd như thu bằng tape rồi nghe lại đúng cái tape đó) thì các bác cũng vẫn không thể nói đó là âm thanh trung thực theo nghĩa tuyệt đối, vì các bác có nghe thấy các nhạc cụ thật nó kêu thế nào đâu mà so :shock: BÁc nào rảnh thử thu âm tiếng nói của chính mình xong nghe lại thử xem, có khi nhận không ra, hehe. Enjoy your life, nothing else matter. P.S Vậy nên thiết bị High-end mới hướng tới mục tiêu là chuyển tải trung thực những gì có trong bản thu, không áp đặt tính cách riêng của thiết bị lên tín hiệu _ đạt được tới đâu là chuyện khác.
Nói như bác CD Shop rất dễ hiểu. Cái gì cũng phải có thực tế và trải nghiệm thì mới cảm nhận được. Có cao thủ trên này con cứ tranh luận rất hăng và tin rằng âm thanh trung thực, tự nhiên chỉ có trong phòng thu và chỉ có dân phòng thu mới biết còn ở ngoài đời ông ấy chưa gặp. Tôi đã xúi ông ấy đi đến đám ma thì sẽ gặp. Tuy nhiên 1 số đám hiếu bây giờ cũng lắp thêm tăng âm và loa vào nhị và đàn bầu cho hoành tráng. Còn nhạc sống ư? Cũng có vài đường sống. Và đã có nhạc sống thì phải có nhạc chết. Theo thiển ý của tôi thì - Nhạc sống là khi ta nghe ca sĩ hát không qua micro và đệm bằng các nhạc cụ acustic, mấy anh oóc iếc không được tham gia, hoặc khi nghe cổ điển trong nhà hát hoặc thính phòng mà không có sự tham gia của bất kì thiết bị điện tử nào. Đó là sống khỏe. -Có nhạc cụ điện tử tham gia thì là sống lay lắt -Trong nhà hát mà có sử dụng loa và tăng âm (mà lại có cả loa chạy 2 bên như ví dụ của bác Dzee) thì là sống dở, chết dở. -Nghe qua bộ giàn ở nhà là nhạc chết. Nghe nhạc chết mà cứ tưởng nghe nhạc sống, cho dù sống lay lắt hay sống dở chết dở thì độ trung thực là khá cao rồi, nên chúc mừng bộ giàn và những người nghe đó. -Cho đến nay chưa có bộ giàn nào trung thực tuyệt đối. -Rất ít trường hợp chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Ta mà thỏa mãn tất cả mọi người, nhất là những vị khó tính hoặc hay soi kỹ quá Vậy: Dùng từ "âm hình" theo cá nhân tôi là chuẩn nhất và tôi tin sẽ nhiều người chấp nhận vì nó ngắn, gọn và tương đối đủ ý. Ai đó không thỏa mãn, cứ cho rằng tiếng Ta nghèo hèn không tải được đủ nghĩa thì cứ dùng tiêng Tây cho oách, cá nhân tôi không phản đối. Có thể thuật ngữ "âm hình" còn mới lạ với 1 số người, nhưng rồi sẽ quen. Thử gọi hồn Đức vua Lý Công Uẩn lên hỏi Ngài xem: Trong đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long có nên dùng nhạc giao hưởng cho hoàng tráng thì chắc ngài sẽ bạt tai cho một cái rồi hỏi:" Giao hưởng là gì"?
Thu qua các thiết bị điện tử vẫn có thể nói tới âm hình. Không có âm thanh trung thực và cũng không có âm thanh không trung thực nếu đòi hỏi tuyệt đối. Bác đừng chê bộ giàn của ai đó không trung thực, vì nếu không trung thực thì sao họ vẫn nghe. Chỉ có thể nói kém trung thực (so với bộ nhà bác chẳng hạn ). Nhưng phải nhanh chân mà chạy nhé! .Chỉnh qua mạch âm sắc có thể làm suy giảm chất lượng âm thanh chút xíu (tùy chất lượng thiết bị và kỹ thuật chỉnh), nhưng chưa chắc chúng ta đã nhận ra. Còn bộ giàn hoặc nguồn âm quá chuối thì có khi chỉnh bát tép lại cho âm thanh trung thực hơn, dễ nuốt hơn đấy. Tôi cũng chỉ "ăn theo, nói leo" thôi, xin đừng căn vặn nhiều kẻo tôi lại phải đi học lớp KT điện tử bổ túc hay chuyên tu gì đó thì mệt lắm. Tôi cũng chạy đây.
Cái này tôi thử rồi bác CD Shop ạ. Kết quả là tôi cứ cãi không phải giọng tôi, nhưng vợ tôi thì bảo giống lắm(trung thực lắm). Có lẽ do khi mình nói và nghe luôn thì có cả sóng âm truyền thẳng từ khoang miệng lên tai nên khác với khi mình nghe qua loa nhiều.
Tôi không tin cao thủ như bác Via mà cũng gặp trường hợp này. Biết bác thử anh em nhưng tôi cứ nói đại, sai đâu đã có các cao nhân giúp. Tôi cũng từng nghe 1 bộ giàn khoảng hơn 40 ngàn, bộ dây và lọc điện đã hơn 10000 (khiếp). Tôi không biết đo, nhưng tin rằng nếu đo cũng chưa chắc đã tệ, còn nghe kiểu thẩm âm thì tôi cũng như các bạn tôi đều không có gì để chê mà chỉ có từ "trên cả tuyệt vời". Nhưng trên đường về, tạt vào quán caffe thì mọi người đều cảm thấy có gì đó chưa ổn. Anh bạn trẻ nhất và ít kinh nghiệm thẩm âm nhất nói rằng:" nghe nó cứ rời rạc thế nào ấy". Mọi người sực nghĩ ra và đều công nhận:hậu sinh khả úy. Tôi đã từng viết :mọi thứ đều có giới hạn, chẳng có gì thái quá là tốt. (tôi học lỏm bác Mao đấy chứ đầu đất như tôi làm sao nghĩ ra) Theo thiển ý của tôi thì:giá như bộ giàn của bác chỉ chi tiết chứ không đến nỗi "cực ký" chi tiết thì sẽ không rời rạc đâu. Tôi cũng gặp nhiều trường hợp người ta cậy kĩ thuật, không thèm nhờ người khác nghe cùng, dù họ kém mình rồi căn chỉnh cho cực kỳ chi tiết còn hơn cả nghe nhạc sống(cho dù đuổi ông nhạc trưởng xuống rồi đứng vào chỗ ông ấy nghe cũng không chi tiết như vậy). Kết quả là từng nhạc cụ thể hiện cái "tôi" hăng quá, đến mức chẳng cái nào hợp tác, hỗ trợ cho cái nào. Chỉ cần ông nhạc trưởng lại lên chỉ huy thì chúng lại đoàn kết với nhau ngay. Nhưng giảm độ chi tiết đến bao nhiêu là vừa để có nhạc tính thì chỉ có các bác dân kỹ thuật dùng máy đo ra chứ bọn tôi dùng tai chắc là không đúng đâu. Dạ, tôi trả bài xong, và xin nấp để nghe các bác bảo ban thêm.
Cái khổ muôn thuở nó nằm ở chỗ đó đó, bản thân âm thanh trong CD đã là không trung thực mà giờ các bác lại sống chết, quên ăn, quên ngủ, quên cả ... vợ con để tìm ra 1 bộ dàn có chất âm trung thực như khi nghe live. Em cũng rất nhiều lần nghe và nhiều lần phán: dàn máy của bác nghe gần như thật rồi, đã quá, mấy bác ấy lại tiu ngỉu bẩu: gần giống thôi hả, thấy mấy bác ấy thất vọng lắm lắm luôn . Chóng mặt thật :roll:
Một số bác cứ bảo là anh em khó tính cố chấp từ ngữ! Chắc không đến nỗi trầm trọng thế chứ ạ. Các bác lấy từ "Soundstage" mà ép nó thành là "Âm hình" chỉ vì chúng ta bí cách giải thích từ Âm hình mà mượn 1 từ tiếng Anh có đang có định nghĩa, do 1 người Hí Ènd viết có ý nghĩa na ná để biện luận cho từ ngữ của mình đặt ra đang chưa có giải thích thì thấy sao sao đó .... Từ soundstage dịch sát nghĩa là "Tầng Âm" chứ không thể nào là "Âm hình" nếu các bác chuyên Anh văn chữ "stage" làm sao dùng thành "hình" được ạ? Nếu có thể dùng thì chỉ có từ Sound imaging (sound image) thì chữ "imaging hay image" tương đương chữ "hình" của tiếng Việt chúng ta. Cái này em không phải là khó tính từ ngữ hay bắt bẻ bởi cá nhân em không phải là người giỏi ngôn ngữ nên chỉ dùng từ điển Anh-Việt để mà tham khảo mà làm nền; cái chính là muốn tìm đến cái kết quả cuối cùng thì bắt buộc phải có cái gì là nhất định thì mới tìm ra giải đáp. Thôi thì ngôn từ không bắt bẻ chủ yếu là ý nghĩa của nó nên chúng ta cho từ "Âm hình" = "không gian âm thanh" = "Soundstage" = "Pla pla pla" ... tùy theo người thích xài từ nào thì xài. Tuy nhiên bàn cãi về Âm hình đã nhiều từ khái niệm cho đến sự tìm kiếm .... nhưng bàn cãi mà không có 1 kết quả thiết thực thì giống mục thư giãn quá! Dzê em từ trước đến giờ vẫn xin có 3 câu hỏi mà vẫn chưa có lời giải đáp nhân tiện đề tài xin nhờ các chuyên gia về Âm hình: 1- Cuộc thi Sumo sắp tới có rất nhiều anh em đang muốn tăng cái Âm hình của sản phẩm DIY của mình thì xin các bác cho biết làm thế nào ạ? 2- Nếu hội đồng giám khảo bảo Âm hình sản phẩm kém mà cho điểm thấp thì tranh luận hay kiện với giám khảo bằng cách nào hay với lý do nào ạ? 3- Nếu có người nói dàn kẹo kéo hay dàn rẻ tiền âm hình tốt hơn dàn mấy chục ngàn USD thì chúng ta có tôn trọng ý kiến của họ không? Nếu không thì tại sao? Trong bài viết cụ Harley có nói "sản phẩm chất lượng sẽ cho âm hình tốt" nhưng thế nào là chất lượng tốt? Giá tiền định ư? Khổ nỗi kỳ thi Sumo 2007 vừa rồi cục MC275 làm reference tuy mắc tiền nhưng các thí sinh và khách tham dự đều nói âm thanh không bằng cái Sumo winner giá chỉ 1/2 tầm tiền! Nói đến giá 1/2 tầm tiền là em đã mark up 100% rồi ạ vì cục Sumo winner 2007 ráp chỉ có 1000USD nếu mark up 100% thì sẽ là 2K USD coi như là tiền lời và quảng cáo. Cục MC275 giá mới chắc không dưới 4K!
Em nghĩ âm hình là chỉ là khái niệm ngôn ngữ thuần túy để diễn tả cảm nhận âm thanh-âm nhạc của não bộ con người mà thôi - do quá trình tiếp nhân rồi khái niệm hóa, hình ảnh hóa thông tin bên ngoài (ở đây là âm thanh) mà thành. Khái niệm âm hình rõ ràng không có ở các cụ bị điếc.
câu này hoàn toàn đúng. ta lấy 1 ví dụ nhỏ : cho 1 dàn 100 k $ chơi 1 bài nhạc từ máy mp3 64bit (hoặc đĩa chép... F12 chẳng hạn )và 1 bài tương tự trong đĩa gốc. kết quả các bác có thể đoán ra. đa số các thiết bị đều áp đặt " tính cách riêng " của hãng và tạo nên " âm chất " của mỗi hãng. ví dụ: cùng 1 bản nhạc, trên cùng 1 đĩa. ta chơi bản này trên 3 bộ dàn khủng khiếp tiếng trống của Wilson 8, B&W 800D, Wes Royal... là khác nhau hoàn toàn. tương tự cho các âm khác như guitar, kèn.... vậy đâu là " chuẩn " ? nên nhớ là " trí nhớ " của lỗ tai chúng ta rất ngắn, chỉ vài giây thôi. nếu ta thổi kèn trong vài giây, sau đó bật đúng tiếng thâu âm tiếng kèn đó trong vài giây với thời gian nghỉ cực ngắn thì may ra lỗ tai còn nhớ và có khả năng phân biệt khác nhau... và để xem độ trung thật bao nhiêu phần trăm. thực tế không ai làm test mù như vậy cả ??? và ta nên nhớ trong các thước đo, thông số đo thì đo " cái cảm giác " là không chính xác nhất. vì đây là thông số " chủ quan ". vì vậy em rất đồng ý với cụ Dze là lấy " thông số đo cảm giác " để đánh giá " thông số đo KHKT " là điều không tưởng. tóm lại nghe là thú vui, thú giải trí... ta nghe cho ta... ta thấy thích là được (không quan tâm nghe đúng hay sai ). có điều cái sự nghe này thay đổi theo tâm-sinh lý, không gian, thời gian, thời tiết, văn hóa, lối sống...vì vậy cái nghe sẽ nâng cấp theo thời gian cùng với nâng cấp thiết bị. em chưa thấy bác nào chơi chỉ 1 dàn y nguyên trong 5-10 năm ví dụ: bác bảo các cụ nhà em nghe nhạc giao hưởng và jazz xem, bác sẽ nhận được 1 câu : toàn ba cái nhạc gì đâu, thằng này làm sao rồi. trong khi các cụ thì chỉ sướng với mấy bài ca cổ trên cái đài cỏ thui vậy đâu là chuẩn ? em bị bệnh lắm rồi...
Vậy là chị Cừu tơ theo quan điểm phải nghe âm thanh được thì mới cảm nhận được âm hình? Nếu như vậy có thể nói mặc dù người nghe không điếc nhưng nếu không có âm thanh thì không thể cảm nhận âm hình được phải không ạ?
cái này em nhất trí với cụ... em cũng nói nhiều về cái này rồi, cũng chưa tới đâu. chẳng qua là " chữ với chả nghĩa" thôi. tiếng việt phong phú thật. cụ lại lấy thông số " chủ quan " ra đo thông số KHKT rùi. phải tin giám khảo chứ Tào Tháo có câu : dùng tức là tin, mà không tin thì không dùng. em nghĩ tiền công và innovation mắc gấp mấy lần số 1,000 bác ui.
Chính xác, thưa cụ Dze ! và với cách hiểu âm hình như vậy thì trả lời 3 câu hỏi của cụ ngon ơ: 1. Âm hình có phải là đại lượng vật lý đâu mà vật ampli ra để tăng - giảm âm hình ? 2. Âm hình của anh cảm nhận khác tui, tui chấm điểm chứ anh chấm à ? 3. Tôn trọng quá đi chớ, cảm nhận cá nhân mà, biết đâu lại được mời xơi kẹo kéo !
khà khà, bác viết câu nì làm em nhớ đến bài post của em về cái gọi là " âm thanh " trong khi tranh luận với bác ongnhun-hp7. nói chung là như vầy, mọi tín hiệu đi vào não bộ dưới dạng xung điện thần kinh và được mã hóa dưới dạng các " bộ nhớ " là mARN. NÃO đáp ứng lại bằng các tín hiệu điện đến cơ quan đích cho ra các phản xạ, có thế có điều kiện hoặc không. con người chúng ta có khả năng đặc biệt hơn các con khác là " suy nghĩ " hay tư duy và " kềm chế ". ví dụ: ta vẫn hay nghe tiếng ampi vô địch ở nhà. tiếng này đã được " ghi nhớ " sâu đậm trong não chúng ta. 1 ngày nọ, ta dẫn 1 cô em xinh xinh làm cùng cơ quan đi shopping. trong lúc đang enjoy, hand in hand, ta nghe tiếng nói sau lưng, xa xa... cái tiếng nói được " ghi nhớ " sâu đậm ấy. có 2 khả năng: - theo phản xạ, ta sẽ quay đầu lại nhìn. kết quả.... các bác đoán ra mừ. :mrgreen: - nhưng không, ta sẽ làm mặt tỉnh...rồi nói với người bên cạnh" " em ơi anh quên là có việc gấp... " :wink: :wink: bẩm cụ Dze, như vậy não ta có ghi nhớ nhé cụ ạ. âm hình là khái niệm đi sau âm thanh (khái niệm này em cũng mới biết từ lúc vào 4rum mình ) đương nhiên là không có ở người khiếm thính. thân, QA ps: câu trên là em ví dụ thôi nhé