Dạ gõ mõ thì em chưa đủ hạnh ngộ bác ạ , nhưng bước chân vào chùa thì nhiều lắm lắm bác ạ . Em chỉ đủ tầm để hiểu một phần rất nhỏ của giáo lý nhà Phật là chữ Nhẫn để em có thể vượt qua nhiều sóng gió trong cuộc sống quá nửa đời làm " người và thằng " của em Bác ạ. :wink:
Ờ mà không biết tại sao cái máy Printer và cái PC đều là 1 đống sắt và nhựa ... không hiểu sao nó lại in ra nhiều tấm ảnh đẹp thế. Không những vậy mà nó còn in lặp đi lặp lại nhiều lần những tấm ảnh nổi tiếng thế giới với giá thật rẻ và nhanh chóng mà nhiều người nhìn còn không phân biệt nổi tấm nào tấm nguyên tác tấm nào là tấm reprint? Các họa sĩ giỏi nói riêng hay là những nhà NGHỆ THUẬT giỏi nói chung khi thực hiện tác phẩm lúc nào cũng có tiêu đề hay mục đích cho người ta rõ ràng. Còn "âm hình" khái niệm còn chưa rõ ràng thì tìm thấy bằng cách nào đây? Cái topic "ÂM HÌNH" này chắc không khéo vào mạng "botay.com" wá Con người khi xưa mọi thứ đều thấy siêu nhiên ghê gớm và cảm thấy mình là nô lệ hay bất lực trước môi trường xung quanh. Nhưng vì phải chiến đấu để sinh tồn mới tìm cách này cách khác để bảo tồn và phát triển. Lúc đó kỹ thuật còn rất mơ hồ nhưng người ta cũng đã tìm được nhiều cách để chế ra con dao cái búa hay làm sao tạo dựng ngôi nhà ở tránh nắng mưa. Song song vào đó người ta cũng đã nhận thức được hình ảnh hay âm thanh và tìm mọi cách để vẽ lại những cảnh vật đó hay tìm ra những gì để có thể tạo ra âm thanh mua mui. Và kỹ thuật bắt đầu từ đây mặc dù nó chưa phải là Toán Lý Hóa chi li và chính xác như thời nay. Toán LÝ Hóa ra đời mục đích để tìm hiểu vật chất và quan trọng là từ đó người ta dùng những hệ quả của Toán Lý HÓa có được để giải thích những hiện tượng từ xưa được coi là siêu nhiên. Mặc dù đến ngày nay CHƯA (chứ không phải KHÔNG) thể giải thích được hết nhưng rất nhiều so với xưa. Ngoài ra dùng những hệ quả của Toán Lý Hóa người ta chế tạo ra nhiều vật phẩm kỹ thuật để phục vụ cho con người cho mọi mặt từ kỹ thuật, nghệ thuật, xã hội và y khoa .... TẤT CẢ NHỮNG GÌ LẤY TỪ HỆ QUẢ CỦA TOÁN LÝ HÓA ĐỀU GIẢI THÍCH ĐƯỢC BẰNG TOÁN LÝ HÓA VÀ CHÍNH XÁC LẶP ĐI LẶP LẠI! Yếu tố "LẶP ĐI LẶP LẠI" rất quan trọng vì nó mới có khả năng duy trì hay truyền bá hay và quan trọng nhất là để làm nền tản cho những sáng chế kế tiếp. Từ hệ quả của Toán (phương trình tuyến tính, phi tuyến tính, Lượng giác, Fourier ..) Vật Lý (định luật Ohm, Maxwell, ..) Hóa học (cấu trúc nguyên tử, phân tử, ion,...) . Nhờ hệ quả của Toán Lý người ta tìm ra lý thuết khuyếch đại hay là Ampli và tính chất tuyến tính , ngay cả méo hài hay độ ồn của nó .... Cũng từ Toán Lý Hóa người ta sáng chế ra được tube, bán dẫn, điện trở, tụ điện, mạch điện ....Cũng nhờ Toán Lý Hóa ngừoi ta mới tìm được tính chất sóng và truyền sóng và đương nhiên có luôn sóng âm ... TẤT CẢ VẪN THUỘC PHẠM TRÙ CỦA KỸ THUẬT VÀ GIẢI THÍCH ĐƯỢC BẰNG TOÁN LÝ HÓA VÀ CHÍNH XÁC LẶP ĐI LẶP LẠI. Từ lý thuyết Ampli, Tube, bán dẫn, tụ trở kháng, ... người ta chế ra cái ampli. Người ta cũng chế ra được cách thâu nguồn âm như microphone, băng từ ... và cách phát ra nguồn âm như pre, ampli, loa và đương nhiên là cả chất lượng sóng âm truyền ra ... bằng lý thuyết cũng như máy đo. Quan trọng là TẤT CẢ VẪN THUỘC PHẠM TRÙ CỦA KỸ THUẬT VÀ GIẢI THÍCH ĐƯỢC BẰNG TOÁN LÝ HÓA VÀ CHÍNH XÁC LẶP ĐI LẶP LẠI. Vì thế con người ta dày công nghiên cứu để tìm ra cái HỮU HÌNH ĐỂ TIẾP TỤC CHO RA CÁI HỮU HÌNH ngay cả dùng HỮU HÌNH ĐỂ GIẢI THÍCH CÁI VÔ HÌNH. Các Audiophile nghĩ nhiều thứ cho Audio đôi khi không biết cố tình hay không biết là BIẾN CÁI HỮU HÌNH TRỞ THÀNH VÔ HÌNH để làm chi nhỉ ? Đương nhiên tự do cá nhân là vô tư nhưng mưu cầu trục lợi thì lại là vấn đề khác. Với cá nhân em ÂM HÌNH NẾU CÓ CHỈ LÀ 1 DẠNG CỦA TÍNH CHẤT SÓNG CƠ như truyền sóng, biên độ, phản xạ, giao thoa, chồng chất ... Mà nếu là sóng cơ thì vẫn giải thích được bằng Toán Lý Hóa vì nó là hệ quả của Toán Lý Hóa. Xì tê (STEREO)là ứng dụng của giao thoa và chồng chất của sóng cơ và vẫn hoàn toàn khoa học nên ai cũng đồng ý. Còn "Âm hình" thị tại sao không dùng từ "không gian âm thanh" đã được công nhận từ lâu có thể chính xác hơn? Nếu các anh chị nào nghĩ ÂM HÌNH là trừu tượng hay ĐẠO hay do setup dàn máy hay chỉ có được với dàn máy mắt tiền hay gì gì đi nữa ... MÀ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ TRUYỀN SÓNG ÂM thì có thể làm 1 thí dụ sau: " Sau khi đã setup và nghe xong 1 dàn có âm hình ưng ý nhất với 1 bài nhạc nào đó rồi đeo mặt nạ vô chỉ còn lại CẶP MẮT (để thấy được HÌNH) VÀ LỖ TAI (để nghe được ÂM) rồi nghe lại đĩa nhạc và dàn máy và phòng ốc đó xem coi ÂM HÌNH CÓ CÒN NGUYÊN VẸN KHÔNG?" Nếu không có mặt nạ thì có thể dán Salonpas nhiều nhiều trên mặt để kiểm chứng trong lúc nghe tránh bị phong hàn xâm nhập cũng tốt chán. Đeo mặt nạ hay dán Salonpas đều KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÒNG NGHE VÀ DÀN MÁY mà chỉ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TRUYỀN SÓNG ÂM. Nếu nó làm thay đổi âm hình thì kết luận rõ ràng ÂM HÌNH CHỈ LÀ TÍNH CHẤT SÓNG ÂM do truyền sóng, giao thoa, phản xạ, ... tạo ra mà thôi hay nói cách khác là 1 dạng của không gian âm thanh không hơn không kém.
đến phiên em tẩu rồi, nghe đến chữ âm hình là em ù cả tai. Rốt cuộc không biết định nghĩa âm hình là cái gì nữa: phân biệt trái phải, phân biệt trước sau, phân biệt trên dưới, chính xác theo vị trí dàn nhạc lúc thu hay chỉ là sản phẩm sáng tạo của người thu, hay chỉ là sản phẩm của dàn máy / phòng nghe. Tất cả những cái ở trên đều khác nhau, thậm chí về bản chất, nhưng mà đều được gom lại trong 2 chữ âm hình. Thôi em kính chào các bác, em xin phép đi nhập viện ...
Thông tin nhiều như thế này, chắc bác biết hết rùi nên đọc mới "đau hết cả mắt" Em vẫn luôn thích đọc và tìm đọc các bài viết của bác Dze
Âm hình là sự hình dung (tưởng tượng) về khả năng trình diễn âm thanh 3 chiều tốt nhất có thể được của một hoặc nhiều hệ thống audio do cá nhân người nghe đưa ra . P/s: Đây là tiên đề vì vậy bạn đừng tìm cách chứng minh hay bác bỏ nó.
Ối bác Hỏa Tiễn ơi ĐEO MẶT NẠ hay DÁN SALONPAS chắc không ảnh hưởng đến sự hình dung hay tưởng tượng của mỗi cá nhân phải không bác?
Vậy âm thanh 3 chiều là gì? Em tạm giải thích là âm thanh mà ta có thể nhận ra vị trí của diểm phát ra âm thanh đó trong cả 3 chiều: trái-phải, trên-dưới, trước-sau. Thế là lại ra một đống các thắc mắc khác. - Vậy một hệ thống mà người nghe có khả năng nhận ra tiếng đàn phát ra bên trái hay bên phải, trước hay sau tiếng hát, nhưng ko phân biệt được cái đàn nằm cao hay thấp hơn so với tiếng hát thì có gọi là có khả năng biểu diễn âm hình hay không? - Một hệ thống bèo hơn, chỉ phân biệt được trái - phải, thì có gọi là có khả năng biểu diễn âm hình không? - Một đĩa thu không có âm hình gì cả (mọi nhạc cụ, ca sĩ đều có 1 mic riêng, người mix chỉ việc trộn lại mà không dùng effect nào khác) thì khi bỏ vào dàn có âm hình nó có ra được âm hình không? - Nếu câu trả lởi cho câu hỏi ở trên là không, thì người mix phải làm gì đĩa mới có âm hình, để dàn mới ra được âm hình? Những đĩa nào có âm hình theo cách này? Em cũng đính chính, đây là "định nghĩa" chứ không phải "tiên đề" ạh Em hỏi nhiều quá, chỉ để làm rõ cái định nghĩa này thôi, và xem các bác khác có cùng định nghĩa như thế không, chứ ta không thể chứng minh hay bác bỏ một định nghĩa.
@Thao_prosound Bạn nói thủy lực là đúng , trong kỷ thuật chẵng có gì lạ cái ở đây là điểm tựa & giám nghỉ , giám chịu trách nhiệm việc mình làm ( vì làm xong nều sai cái sườn xe coi như sắt vụn .. ) @Mu mu tant Bạn như ông thầy khó tính , hảy rộng tay cho mấy em nó nhờ vì nghệ thuật không đòi hỏi sự chính xác đến vậy đâu , đôi khi cần phóng khoán , bay bỗng trong nhận thức.. trong cảm thụ âm nhạc THẤY được là hạnh phúc rồi . @Dze Người làm kỷ thuật có khác , lúc nào Bạn cũng logic mới chịu , kết quả phải thực nghiệm 5 , 7 lần giống nhau & trải nghiệm mọi không gian , thời gian mới thuyết phục :wink: :wink: Bạn Dze à ! CẢM NHẬN âm nhạc của CON NGƯỜI là nghệ thuật là sự tác động thế năng của các phân tử giao động quanh vị trí cân bằng của sự lan truyền sóng vào bên trong ống ốc tai , đưa lên nảo phân tích trên áp suất âm đả ghi nhớ trước đó . nên nó lại phụ thuộc sự khả năng sinh lý cãm nhận của từng cá thể . Không thể có thiết bị đo đạc nào có thể test điều đó . Âm hình là cái giao hòa tương tác vật lý và bộ nảo , nói triết lý một xí đó là ĐẠO ai tin thì có ngày ( phải tận lực ) thấy trên dàn máy của mình !! @ Chào các bạn 4 rum * Gần đây nhiều số báo NGHE NHÌN mình thấy thường nhắc đến từ ÂM HÌNH .. * Trong thư viện VNAV mục KIẾN THỨC ÂM THANH được nhiều bạn hoan nghênh nhiệt liệt đề cử đưa vào bí kiếp tàng kinh các VNAV có nhắc đến cụm từ HỘI TỤ ÂM HÌNH trong phần setup . Chắc củng phải gác chân lên đùi cho ra lẻ _______________________________________ __XIN NGHE ĐỪNG NHÌN __
Kính bác Ống Nhún Bác nhấn mạnh chữ "CẢM NHẬN âm nhạc của CON NGƯỜI là nghệ thuật ... " nhưng kế đó bác lại đem sự giải thích như "tác động thế năng của các phần tử ... cân bằng .... truyền sóng .... áp suất ...." TẤT CẢ ĐỀU THUỘC ĐẠI LƯỢNG LÝ HÓA VÀ ĐỀU LÀ PHẠM TRÙ CỦA KHOA HỌC! Và Bác cũng có luôn ý tưởng hoặ/và khái niệm ĐEM CÁI HỮU HÌNH (những đại lượng Lý Hóa) ĐỂ GIẢI THÍCH CÁI VÔ HÌNH (cảm nhận âm nhạc của con người). Đây là điều em đã và đang bàn đến. Đến lúc này chính bác đồng ý với em là âm thanh tới màng nhĩ chúng ta VẪN LÀ SỰ TRUYỀN SÓNG chứ không có gì vô hình hay huyền bí hay ĐẠO gì cả. Ngay cả âm thanh vô lỗ tai cũng truyền sóng, phản xạ, giao thoa ... rồi đập vô màng nhĩ tạo áp suất làm màng nhĩ rung động tất cả đều là hiện tượng vật lý đã và đang được mọi người công nhận và vẫn lặp đi lặp lại. Cũng vì lý thuyết vật lý này người ta mới làm ra máy trợ thính. Đây là chưa kể con người đang nghiên cứu làm luôn não bộ của con người bằng máy siêu điện toán. ĐẠO tuy là thần học nhưng ĐẠO nào cũng muốn chứng minh cho tín đồ thấy biến cố thực tế hay những sự kiện xảy trong cuộc sống cho dù chính trị, văn hóa, xã hội, ngay cả kỹ thuật ... xảy ra đều đã có ghi trong Kinh Thánh, Đạo Đức Kinh, hay Liên Hoa Kinh, Kinh Dịch ... Ở ngoài đời các Cha, Thượng Tọa, Mục Sư ... vẫn giảng dạy nhưng điều chúng ta thấy được trong cuộc sống đã được các kinh LẶP ĐI LẶP LẠI nhiều lần vì nó luôn là chân lý đúng. Khi xưa người ta cứ nghĩ khoa học và tôn giáo hoàn toàn khác nhau nhưng từ từ với khoa học phát triển như ngày nay người ta đã từ từ thấy được khoa học và tôn giáo từ từ xích lại gần nhau và đôi khi tình cờ lại rất trùng lặp. Nếu ĐẠO lại muốn gần đến thực tế chúng sinh như vậy, muốn chứng tỏ cái cuộc sống con người nó được tạo thành như vậy, muốn chứng tỏ triết lý ĐẠO đúng đắn lặp đi lặp lại như vậy, rất gần với khoa học như vậy ... thì ngược lại ÂM HÌNH của các Audiophile lại muốn tách nó xa ra khỏi thực tế, biến nó thành cái vô hình, thậm chí còn muốn tách nó ra khỏi khoa học .... Để làm gì nhỉ? Đơn giản nếu coi nó là 1 mặt của khoa học hay Toán Lý Hóa thì mọi người sẽ coi nó là bình thường, chỉ là 1 dạng của vật chất hay truyền sóng âm, không có gì kỳ bí lúc đó sẽ khó mà vẽ vời bán được giá cao. Trước mắt người tiêu dùng NẾU CÓ được hưởng lợi điểm rất ít nhưng tốn công sức và tiền của thì rất nhiều vì đâu tư vào 1 mục đính không có gốc cũng không có ngọn! Cho đến nay hình như CHƯA CÓ 1 NGƯỜI THIẾT KẾ SẢN PHẨM AUDIOPHILE đem truyện ÂM HÌNH ra bàn trước công chúng. Chỉ có những người nghe sản phẩm Audiophile của họ, báo chí quảng cáo hay marketer ... mới đem truyện Âm Hình ra bàn thôi. Tại sao thế :?: :?: :?:
Thấy bác dze nhà ta giở ba mươi mấy chiêu võ Tàu bốn mấy chiêu võ Nhựt mà không sao hạ gục được đối phương Khi nào bác cần tới Nhất dương chỉ hợp công thì alo cho em út tới nhé.ha ha
Ngày mai Em đi xem film 4D Em mới có cặp giấy mời tại Công viên suối tiên, không biết như thế nào nó có tẩu giống âm hình 3D không ???
Uhmm .. em chỉ muốn ít ra định nghĩa được cái âm hình là gì thôi. Giả sử em không nghe ra nó, thì em muốn biết nó là cái gì và làm sao để có nó, khi chắc là nó có rồi, thì tập nghe cho ra. Giả sử em nghe được nó, em cũng muốn biết em đang nghe cái gì: nghệ thuật của người mix, của cái dàn máy, hay chỉ là tự tưởng tượng ra (nếu do cả 3, thì cái nào đóng vai trò gì trong đó). Em không muốn 1 ngày nào đó em đang ngồi tấm tắc ... cái đĩa này mix hay thật, âm hình rõ như đang ngồi xem TV vậy, rồi cái ông mix nhạc đi wa nghe được, đính chính ... nè, cái đĩa này mix trong phòng riêng, mic riêng, làm gì có âm hình, ông chỉ tưởng tượng ra thôi. Cũng quê quê. Nên mới cố tìm hiểu cho rõ thôi, còn nếu chỉ cần nghe thấy là được, thì đâu cần mấy chục trang thảo luận làm gì, chỉ cần em bám theo các bác có dàn có âm hình để nghe ké, có 2 khả năng: sẽ nghe ra âm hình, ko biết là mình nghe ra được hay là nghe người ta nói rồi tưởng tượng ra nữa, hoặc là ko nghe ra, ko biết do trình độ kém hay chả có âm hình gì sất. Cái nào thì cũng chả giúp được gì cho sự tiến bộ của em ... hehehe.
Đề nghị kụ Dzê kô "tầm thường hoá" Âm nhạc với Âm thanh nhá Einstein - nhà Vật lý duy thực kiên định nhất ở tk trước đã từng viết :" Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo liên quan đến toàn vũ trụ . Nó phải vượt lên một Thượng đế có tính nhân trạng và phải tránh tính chất giáo điều và thần học . Nó phải dụa trên thế giói tự nhiên cũng như tính chất tâm linh . Cơ sở của nó là một cảm thọ tâm linh , cảm thọ đó xuất phát từ sự chứng nghiệm rằng - mọi sự của tự nhiên và của tâm thức hình thành một thể thống nhất có ý nghĩa !" Bohr đã tìm hiểu hệ tư tư tưởng của Trung Quốc để củng cố quan niệm "bổ xung" của mình trong cơ học lượng tử và thề giới quan . Heisenberg cho rằng ...
Khi say âm chỉ là âm, ngộ rồi mới biết trong âm có hình. Khi say hình chỉ là hình, ngộ rồi mới biết trong hình có âm.
Các bác viết lằng nhằng vãi lúa. em thấy nó đơn giản là không gian 3D của âm thanh. Có thế thôi. - đồ rẻ tiền cũng có thể nghe được chẳng cần đến audiophile làm gì. - Ai không nghe được người đó điếc 1 tai như kiểu của em. - Nếu nói dàn stereo ko ra được âm thanh 3D thì xin trả lời câu hỏi: Tại sao chỉ có 2 tai mà vẫn biết vị trí âm thanh cao thấp, trước sau? Các bác cho hỏi đó có phải là vật lý không? Nếu đúng thì cãi lý làm gì cho nó mệt. 2 tai còn nghe được thì chẳng lẽ loa stereo lại ko phát lại được? Em nghĩ ai không nghe ra được thì chỉ có 2 cách: Đi bác sĩ khám tai xem có điếc 1 bên như em không? hoặc copy mấy cái file demo 3D về mà nghe thử. nghe ko được thì làm lại điều 1. Các bác cãi nhau làm gì cho nó mệt, rảnh thời gian đi copy lậu đĩa DVD-A rồi share cho anh em đi. Ai có cho em xin với. hehe, vật quá.
Kính thưa bác là khi nghe thực, có nhiều nguồn âm khác nhau, nên tuy chỉ có 2 tai nhưng từ phân tích phản xạ, giao thoa, cộng hưởng etc ta biết được vị trí từng nguồn âm. Khi nghe bằng 2 loa thì chỉ còn 2 nguồn âm, nên có nhiều vấn đề nảy sinh: - Người thu có thu toàn bộ những phản xạ, giao thoa, cộng hưởng được không? - Nếu không thu được thì có tìm cách giả lập những cái đó không? - Nghe trong phòng khác với môi trừong lúc thu, thì những phản xạ, giao thoa, cộng hưởng được thu trong đĩa có còn không? Cộng thêm những phản xạ, giao thoa, cộng hưởng của phòng nghe, thì nó ra cái hình gì? - Nếu trong đĩa không có âm hình gì cả, những phản xạ giao thoa cộng hưởng của phòng nghe có tự tạo ra âm hình được ko. Nói chung nó lằng nhằng lắm, không đơn giản như bác nói. Nếu muốn đơn giản, ta làm khoảng vài chục cái loa, mỗi cái phát âm thanh của 1 nhạc cụ, thế là tha hồ có âm hình, muốn setup hình gì cũng được. Nhưng lúc đó phải phát minh thêm định dạng multi channel, mỗi nhạc cụ có 1 kênh riêng. hehe em lại nói lang mang rồi.
Ôi, em khoái bác quá. Bác nói làm em phục luôn. Giờ em hiểu vì sao một trong những lý do mọi người cứ phải setup phòng nghe với mua đồ audiofile tốn tiền để tái tạo lại cái 3D này không cho nó lộn xộn mà chỉ có 2 loa. hihi chắc thế. Em hiểu rồi thì em té đây, bác nào rỗi hơi thì mời cãi tiếp Ah, có 1 tin vui cho bác nào điếc một tai như em. Em đọc linh tinh thì mới biết là trạm ra đa chỉ có một cái ăngten vậy mà vẫn phát hiện ra đối thủ đúng vị trí cao thấp trước sau luôn. Câu hỏi em muốn hỏi là: Rada phát hiện ra máy bay do: máy bay bay nên sẽ phản xạ sóng liên tục, tạo ra các phản xạ khác nhau nên đo khoảng thời gian phản xạ phát hiện ra vị trí máy bay? Nếu như vậy, 1 vật thể giả sử đứng im trong không gian thì 1 rada không tìm ra vị trí của nó ạ? Câu thứ 2: Hay rada dùng nhiều bước sóng khác nhau 1 lúc, đo độ lệch phản xạ để xác định vị trí?? Nếu chỉ 1 bước sóng, 1 rada đứng im vẫn phát hiện ra máy bay đứng im trên bầu trời thì may mắn quá, người điếc 1 tai vẫn có thể xác định được âm hình. Bác biết trả lời giùm em nhé. Nếu được thì vui quá. những người điếc 1 tai, hihi, sắp nghe được như các bác rùi. vui quá, em té đây
Em thấy rada nó quay 1 vòng 360 độ là nó biết cái nào chuyển động, cái nào ko, cần chi thay đổi bước sóng cho nó mệt! Nhưng mà rada đâu có hiện hình 3D đâu? Hiển thị trên màn hình chỉ là cái điểm chớp chớp! Bác điếc 1 tai thì cũng nghe được 3D bác ạ! Vì khi em thử bịt một mắt lại thì vẫn coi được hoạt hình... 3D! nên suy ra.... :mrgreen:
Em không hiểu chuyện này có liên quan gì đến radar, tuy nhiên em vẫn trả lời câu hỏi của bác ... Câu 1: Máy bay đứng im vẫn phản xạ sóng radio như thường, nên vẫn phát hiện được tốt. Câu 2: Do câu trả lời trên nên câu hỏi này không cần thiết nữa. Tuy nhiên radar vẫn có thể dùng nhiều bước sóng khác nhau để tiết kiệm thời gian chờ (trong lúc chờ phản xạ vẫn có thể phát đợt khác). Còn để đo tốc độ thì liên quan đến doppler shift - sự thay đổi tần số do âm thanh bị nén. Cốt lõi trong chuyện detect này là mình đo thời gian từ lúc mình phát đến lúc nhận được sóng phản xạ về. Còn ngồi mà phát ra sóng rồi nghe âm thanh nhận về thì em chưa thấy bác audiophile nào làm, chỉ lẩm nhẩm hát theo thì có. Nên em thấy radar và nghe nhạc không giống nhau, tuy có dựa trên một vài nguyên lý chung về truyền sóng.
Chào bác, Radar là nghề của em đây mà ( nhưng em bỏ nghề hơn 15 năm rùi ) Nguyên lý đại loại là máy phát ra 1 búp sóng bay đến vật thể rồi phản xạ quay về anten, qua mạch khuyếch đại rồi vào màn hình hiển thị, thời gian đi về tương ứng với thời gian chùm sóng điện tử quét từ tâm ra đến rìa của màn hình radar, do đó tự nhiên xác định được khoảng cách từ radar đến vật thể. Do đó dù vật thể đứng yên hay chuyển động vẫn bị radar "bắt" được như thường. Sau này người ta phát minh ra nhiều kỹ thuật mới như dựa trên hiệu ứng Dobler, thay đổi tần số quét liên tục, thậm chí giảm bước sóng xuống cỡ nano... nhưng cũng đại loại như vậy thôi Vấn đề xác định vị trí ( góc hướng ) cũng vậy thôi, máy quét di chuyển liên tục ( quay tròn ) thì vệt quét trên màn hình cũng quay 1 góc đồng bộ như vậy, khi đó sóng phản xạ về cũng sẽ được hiển thị tại điểm nào đó trên màn hình tương ứng với góc độ từ radar đến vật thể. Bác yên tâm, hầu hết mọi vật thể trên trái đất đều di chuyển chậm hơn tốc độ của sóng điện tử, nên không lo khi sóng phản xạ quay về thì vật thể đã chạy mất ( tuy thực tế là có thay đổi 1 chút - như trường hợp máy bay tốc độ Mach2 dò tên lửa Mach 6 bay ngược chiều ) Quay lại vụ âm hình, em theo trường phái bác Zde là mọi chuyện đều có thể giải thích bằng vật lý. Để thử nghiệm xin mời bác nào có cái TV Sony đời tầm 90-95 có cái tính năng gọi là Space sound, khi chọn chế độ on, âm thanh phát ra từ 2 loa bỗng rộng sang 2 bên 1 cách rõ rệt, nghe cứ mênh mang ...đơn giản là chỉ làm lệch pha 2 kênh đi 1 chút xíu là được. Em nghe mấy dĩa giao hưởng thời sơ khai thì thấy âm thanh thật giản dị chả có lớp lang gì cả, em đoán tại bà kéo vĩ solo ngồi trên đùi của lão piano. Còn những bản ghi âm đời mới thì nghe rõ được bà Mutter kéo cò tây thì đứng lên hay ngồi xuống ? , Ông Karajan đánh rơi đũa trúng chân trái hay phải ?, chỉ đơn giản là sử dụng nhiều micro và chuyện còn lại là do phút hứng khởi ông mixer mà thôi. Biển học là vô bờ mà em thì chưa có kinh nghiệm gì nhiều nên hôm nay viết vậy, biết đâu năm sau có thể khác. Mong các bác thông cảm.