Các bác viết hay quá ! Em thấy bác nào nói cũng có lý cả , bác nào cũng giỏi cả , rút cuộc em nghe theo lời của tất cả các bác trên này ạ ! Vậy là newbi tụi em lại chạy vòng vòng thôi mấy bác ơi ! :wink:
Em cũng đồng ý luôn. ================== Em xin dịch một đoạn wikipedia về stereo imaging như sau: Stereo imaging là từ lóng audio chỉ một khía cạnh của thu âm và tái tạo âm - vị trí trong không gian của nghệ sĩ, về cả chiều ngang và chiều sâu. Một âm hình "tốt" nếu có thể dễ dàng định vị nghệ sĩ; 'xấu' nếu ko định vị được. Một bản thu stereo tốt, được tái tạo tốt, có thể tạo ra âm hình tốt trong góc 1/4 trước mặt; một bản thu đa hướng tốt, được tái tạo tốt, có thể tạo ra âm hình xung quanh người nghe và có thể cả thông tin về chiều cao. Đối với nhiều người nghe, âm hình tốt tăng thêm khá nhiều thích thú khi nghe nhạc. Có người nghiên cứu/giải thích rằng do sự quan trọng phải biết nguồn âm phát ra từ đâu trong quá trình tiến hóa, âm hình có thể trở nên quan trọng hơn một số nét đẹp khác trong việc thỏa mãn người nghe. Có một số người khó tập trung vào nội dung của bản nhạc nếu âm hình ko rõ ràng. Chất lượng âm hình đến được tai người nghe phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là "miking", tức là sự lựa chọn và sắp xếp micro thu ("lựa chọn" không phải là hiệu nào, mà là kích cỡ và dạng của màng micro, và "sắp xếp" chỉ vị trí và hướng đối với các micro khác). Một phần là do miking ảnh hưởng đến âm hình nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác, và một phần là nếu miking làm hỏng âm hình, không có bất cứ thiết bị nào sau đó tái hiện lại được nó. Nếu miking được làm tốt, chất lượng của âm hình có thể được dùng để đánh giá các thành phần còn lại trong chuỗi thu - phát (nên nhớ rằng trong chuỗi này, khi âm hình đã bị phá hủy, nó không thể được phục hồi). Cũng đáng để ghi chú là chỉ có một số rất ít bản thu là được thu cho âm hình tối ưu, và cái thường được gọi là stereo, những bản thu 2 kênh, không thực sự là stereo vì thông tin về âm hình rất mờ nhạt. Âm hình thường được gắn với thu 2 hoặc nhiều kênh, tuy nhiên những bản thu 1 kênh có thể truyền tải thông tin về độ sâu khá thuyết phục, và ít nhất có một chuyên gia cho rằng nó có thể chuyển tải thông tin về chiều ngang. ================== Em thấy bài giải thích này cũng khá rõ ràng, và trả lời được khá nhiều thắc mắc của em. Chỉ có cái đoạn cuối là muốn .. gây chuyện hehehe.
Cái bài trên wiki không phải do ông Robert Harley viết, không ăn thua! Em là em cứ thấy bác Robert Harley em mới tin :mrgreen: Just kidding! Em thấy nhiều bài viết về kỹ thuật trên wikipedia rất sâu và bài bản, có số liệu chứng minh, có dẫn chiếu nguồn tham khảo đàng hoàng chứ không theo kiểu "văn tả cảnh" như một số tạp chí audiophile.
Có lẽ để giải quyết đến gốc của Âm hình chúng ta cần xem lại cấu tạo của tai và tại sao ta nghe được ? khi giải quyết được vấn đề tạo sao chúng ta nghe được và nghe thấy như thế nào sẽ có câu trả lời thích đáng nhất. Nguồn âm (Stereo, 5.1, DTS...) chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ vấn là sự 'Tưởng tượng hay hình dung" ra mà thôi, về khả năng 'Tưởng tượng hay hình dung" này hiển nhiên là các bác khác nhau. Các bác thử xem với 1 hệ thống Audio và 1 Disk test duy nhất cho từng người nghe riêng biệt mỗi người sẽ có một cảm nhận âm thanh khác nhau, không ai giống ai. Vậy âm hình hiển nhiên do sự 'Tưởng tượng hay hình dung" của cá nhân nghe mà có. Âm thanh và tiếng động gây ra là do va chạm hoặc chuyển động của các vật. Đây chính là sự rung động của các sóng co giãn đàn hồi (elastic waves) khi đồng thời đi qua nhiều môi trường khác nhau (rắn, lỏng và khí) với dải tần từ 16 Hz cho tới 20.000 Hz (20 kHz). Tai người cấu tạo gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có vành tai (phần duy nhất có thể nhìn thấy từ phía ngoài) và ống nghe. Vành tai (hay còn gọi là loa tai) hoạt động giống một chiếc anten parabon, hướng âm thanh vào trong ống nghe. Âm thanh sẽ đi qua màng nhĩ nằm ở lối vào tai giữa. Tai giữa nằm trên xương thái dương, thông với khoang mũi qua vòi Ot-tát. Đó chính là lý do tại sao áp suất ở tai giữa luôn cân bằng với áp suất bên ngoài. Và những thay đổi của áp suất bên ngoài sẽ tạo nên những “tiếng lạch tạch” trong tai giữa. Âm thanh này chỉ chấm dứt khi áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng. Đây cũng chính là lý do tại sao các bệnh nhên bị viêm mũi thường đi kèm với bị viêm tai. Âm thanh đi qua màng nhĩ tới một cửa sổ hình elip của tai trong và được truyền đi nhờ 3 xương có kích thước bé nhất trên cơ thể người đó là: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Những xương này chuyển động được là nhờ các dây cơ có kích thước vô cùng nhỏ bé. Ở tai trong, mọi rung động đều được chuyển thành tín hiệu thần kinh và chuyển lên não bộ xử lý. Các bộ phận cảm nhận âm nằm ở ốc tai. Ở người, bộ phận phát âm chính là thanh quản- bộ phận này giúp tạo ra âm thanh và lời nói. Cơ chế cơ-thần kinh (nervous-muscular) phức tạp cùng các dây thanh được điều khiển bởi trung tâm não bộ giúp gây ra quá trình tạo âm. Phía bên trong của tai trong, có các tế bào hình tóc, nằm trên một màng mỏng- màng này bị rung lên khi tiếp nhận các tín hiệu âm thanh. Chính những sợi lông rất nhỏ trên đầu các tế bào này được đưa chèn vào một màng mỏng khác. Khi màng bên dưới rung lên, các tế bào hình tóc bị biến dạng, tạo ra các tín hiệu điện chuyển đưa lên não bộ xử lý. ..... Càng về già, khả năng tiếp nhận âm thanh của chúng ta càng giảm xuống do khả năng linh hoạt của các xương ở tai không còn được như trước. Do đó, khả năng truyền các rung động vào tai trong cũng không được chính xác như lúc còn trẻ. Viêm nhiễm tai có thể ảnh hưởng không tốt tới màng nhĩ và các xương tai. Sự sút kém của dây thần kinh thính giác làm cho khả năng nghe kém đi. Điều này có thể do chúng ta phải chịu đựng những âm thanh có cường độ rất lớn hoặc liên tục trong một thời gian dài (như các âm thanh do máy móc công trường gây ra). Do đó, hãy biết chăm sóc và bảo vệ cho đôi tai của bạn để chúng luôn hoạt động
bác có bài hay quá , em xin bổ xung thêm 1 chũ vào câu cuối cùng của bác Do đó, hãy biết chăm sóc và bảo vệ cho đôi tai của bạn để chúng luôn hoạt động TỐT
Chết thật, em quên không không nói, phần chữ xanh là em đi copy đó bác, em copy thiếu mất chữ "Tốt" . cảm ơn bác !
Em đồng ý luôn với bác. Hôm nọ em đi thi tiếng Anh, điểm không đạt yêu cầu nên em đi thi lại, trước khi thi em đi cắt tóc, ráy tai, thế là điểm môn nghe tăng lên 20%, dư một khúc luôn. Từ đó em luôn đi ráy tai trứoc khi thi tiếng Anh. Bài post này thì spam, nhưng là kinh nghiệm thật đó.
bác sống ở đâu mà môi trường ô nhiễm vậy ??? Cảm nhận còn tùy thuộc vào lỗ tai nữa mà , tốt nhất bác nên xịt ít RP7 để bảo dưỡng :mrgreen:
Hì hì xem ra truyện âm hình đến thời ngã ngũ và đi đến kết luận :"ÂM HÌNH chỉ là không gian 3D âm thanh hay không gian của sóng âm do giao thoa, chồng chất, phản xạ ...do cặp loa phát âm truyền qua không gian và tương tác với không gian xung quanh trước khi vô lỗ tai; sau khi vô lỗ tai rồi thì sẽ tiếp tục truyền sóng dọc ống tai rồi lại tạo ra những hiện tượng như vậy trong ống tai để trước khi tới màng nhĩ!" Như thế tại sao lại không gọi KHÔNG GIAN ÂM THANH TỚI MÀNG NHĨ mà lại chế thêm từ ÂM HÌNH rồi tưởng tượng đủ thứ kỳ bí để làm dzề? Mà nếu có chế thêm từ mới thì phải có định nghĩa rõ ràng tương như từ Stereo (Stereophonic) mặc dù cũng chỉ là ứng dụng của nguyên tắc giao thoa và chồng chất sóng âm trong Vật lý. Có như thế người hậu học mới lấy đo làm căn cứ để tìm hiểu hay phát triển. Mà đã là do phản xạ, chồng chất,...thì "KHÔNG CÓ không gian âm thanh (ÂM HÌNH???) nghe lại cho dù là nghe dàn máy đắt tiền là được coi là chính xác cả" vì những phản xạ với môi trường xung quanh đều là những thứ không có nguyên thủy từ nguồn âm hay đĩa nhạc mà chỉ do setup của ta hay va chạm với cơ thể ta gây ra mà thôi. Vì thế "truyện âm hình nào chính xác là hoàn toàn không có" mà nếu có may lắm là khi nghe tại phòng thâu cái đĩa nhạc đó mà thôi. Còn đĩa nhạc khác thì nghe ở phòng thâu khác. Biết đâu giàn nghe kẹo kéo may mắn trong 1 môi trường nào đó có khả năng tái tạo được không gian nghe nhạc của 1 phòng thâu nào đó cũng có thể xảy ra :mrgreen: Đây là tạm thời bỏ qua vấn đề tương tác của âm thanh với cơ thể người nghe. Đeo mặt nạ hay dáng Salonpas sau khi thẩm âm 1 dàn máy đắt tiền hay phòng ốc đã setup để so sánh âm hình trước và sau khi đeo mặt nạ hay dán Salonpas sẽ có tác dụng sau: 1- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến giá trị dàn máy. 2- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến chất lượng âm thanh giàn. 3- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến setup phòng nghe. 4- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến âm thanh từ loa thẳng vào lỗ tai. 5- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến đức tin hay đạo của người nghe. 6- Đeo mặt nạ hay dán Salonpas KHÔNG ẢNH HƯỞNG đến tuy duy hay tưởng tượng của người nghe. ... "Đeo mặt nạ hay dán Salonpas CHỈ ẢNH HƯỞNG đến phản xạ âm trên da mặt trước khi tới tai." Mà phản xạ âm thanh trên da mặt là cái phải được loại bỏ vì nó không hiện hữu trong đĩa nhạc. Có hay không đeo mặt nạ sẽ làm giảm âm thanh tới mũi và miệng làm mất sự cảm nhận âm thanh của mũi và miệng :wink: :?: Nếu sau khi đeo mặt nạ hay dán Salonpas thấy âm hình thay đổi thì kẹt lắm vì người đẹp và người xấu; người cao và người lùn, người mũi cao và người mũi thấp, người 5 ngón và người 6 ngón, .... sẽ nghe cùng dàn máy và setup thấy "âm hình" khác nhau vì sóng âm phản xạ trên cơ thể họ trước khi chồng chất tới tai sẽ khác nhau ---> ÂM HÌNH khác nhau ---> Phải nên nghiên cứu chỉnh sửa cơ thể cho hoàn chỉnh trước khi bỏ nhiều tiền để lao vào cuộc phiêu lưu tìm ÂM HÌNH cho dù có nhờ người khác setup dùm. Người setup dùm cũng phải có ngoại hình giống hệt người nghe nếu không sẽ có truyện "kẻ nói có người nói không" Có rất nhiều cách để giải quyết ví dụ như khám tai hay giải phẫu thẩm mỹ cũng là những cách giúp 1 cá nhân tìm ra âm hình. Nếu theo tinh thần Audiophile thì xét ra ĐỈNH CAO CỦA ÂM HÌNH sẽ là VCD (Video CD)! Nhiều Audiophile cho CD là âm thanh đỉnh, trung thực,...hơn nhiều kỹ thuật tân tiến khác nhưng CD mới chỉ tới được "âm" may mắn lắm có người thấy được "hình" nhưng vẫn còn mù mờ chưa rõ định hướng đã vậy lúc có lúc không tùy theo đĩa CD. Bây giờ khoa học tìm ra "VCD" cho thêm luôn "hình" không thích "hình" thì tắt TV cái cụp ... xong ... dễ ẹc Kết hợp "âm" (CD) với "hình" (Video) ra "âm hình" thiệt là tuyệt chiêu tuyệt chiêu ... :mrgreen:
@ TheloiTran E. chịu chưỡng cụa tứ đại hộ pháp sắp lồi ... ghèn , bác hỗng thương còn định chọt nhứt dương chỉ , chắc cởi hạt về đào hoa đảo xin hoàng dược sư thuốc bó bột quá .he he @Dze Các nhà thiết kế mạch cho thiết bị HIEND lấy chuẩn là đôi tai , chứ không phải căn cứ trên những con số của thiết bị đong đếm R , L , C , I .. Chắc Bạn còn nhớ vào thập niên 80 những hảng có thông số thiết kế độ méo chính xác nhất thì cho ra âm thanh tệ nhất !! *Thực tế khoa SV ĐIỆN TỬ của ĐH BÁCH KHOA thi Lý thuyết mạch :thi 10 đậu 9 *SV ĐH KIẾN TRÚC thi môn ÂM HỌC lại rớt 9 trên 10 Quá trình phãn xạ , hấp thu , tách sóng , phân bố năng lượng trường âm trên từng bước sóng , rồi xử lý âm chồng chất ... Tác động lên bộ nảo con người tạo cảm xúc tuân theo quy luật nào !! nến máy móc đo đạc được chắc không có người khóc vì tình !! Nếu một hiện tượng đả xảy ra có thể lặp đi lặp lại không it lần , mà ta chưa điều khiễn được hảy tin rằng nó có thật chỉ có điều kiến thức chưa đủ làm chủ nó vậy *Khi về đảo đào hoa chợt thấy trên bia đá còn ghi "" CÁI LÝ THUỘC VỀ NGƯỜI CHỮA HẾT BỊNH "" but ký ông bành tổ Y : " HIVVOCRATE " ________________________________________ __XIN NGHE ĐỪNG NHÌN __
Em không biết bác lấy giữ liệu này ở đâu ? :?: Những nhà thiết kế Hí Ènd thập kỷ 80 đều là những thiết kế của Hí Ènd của ngày hôm nay! Không có thêm nhiều người khác đâu ạ! Kiến trúc và Âm học 2 cái hoàn toàn khác nhau! Em đã từng học Bách Khoa Cơ Khí nhưng rất dở toán và hình học họa hình mặc dù rất quan hệ mật thiết cho chuyêm môn! Cũng như người có đức tin tôn giáo nào đó không có nghĩa là họ biết rõ về đức tin của mình! Như em đã từng nói :"khoa học mặc dù CHƯA nhưng không có nghĩa là KHÔNG ..." Nếu không có quy luật nào thì tại sao người ta có thêm ngành "Tâm Lý Học" hay các khoa học gia ngày nay đang nghiên cứu chế tạo não người bằng điện tử làm gì ? Biết ít về nó còn hơn là không biết gì về nó! Nếu nó là hệ quả của KHKT thì KHKT vẫn 100% giải thích được hoàn toàn. Có hay không chỉ có con người hay cá nhân đó có chịu chấp nhận kết quả hay không. Đây thuộc về cá nhân nhưng kết quả KH vẫn là cho đại chúng. [/quote] Hiprocrate khi xưa cũng đã từng giải phẫu nghiên cứu về xương cũng như Hoa Đà đã từng giải phẩu cơ thể người để có gắng tìm hiểu nguyên nhân hay triệu chứng bệnh để chữa. Là 1 dạng của khoa học thực nghiệm. Họ cần tìm hiểu nguyên do gây bệnh để mà chữa chạy. Họ liên tục rút tỉa kinh nghiệm lặp đi lặp lại của những chứng bệnh để chữa trị ngày 1 hiệu quả hơn. Nếu mấy ông có máy tính và X-ray lẫn KHKT như ngày nay biết đâu mấy ổng còn chữa hết bệnh cho nhiều người hơn. Còn Audiophile nghĩ ra truyện "âm hình" nhưng không cố gắng tìm nguyên nhân của nó mà cứ làm kỳ bí vấn đề và đôi khi chối bỏ kết quả khoa học mặc dù nó là hệ quả của khoa học. Chính họ cũng không làm chủ được và xác định rõ ràng là cái gì. Tất nhiên đây chỉ là những người nghe hoặc giới quảng cáo hay tiêu thụ đồ Audiophile; còn người thiết kế ra sản phẩm Audiophile thì họ giữ im lặng cho ... thiên hạ cứ mù mờ bỏ tiền ra mua đồ của họ! Nelson Pass, Ralf Karsten, Lew Johnson, Victor Khomenko, Nobu Shishido .... chưa thấy bao giờ đem truyện "âm hình" ra bàn cãi mặc dù họ là những người thiết kế Hí Ènd nổi tiếng từ thập kỷ 80 cho đến thời nay! Nếu chúng ta nhìn tất cả các ngành nghề cho dù KHKT, văn hóa, nghệ thuật, ngay cả thần học, ... đều có nền tản lý thuyết ngọn ngành rõ ràng để giảng dạy hay truyền bá cho đại chúng. Nếu nó không thuộc phạm trù hay hệ quả KHKT hay Toán Lý Hóa thì đừng bắt Toán Lý Hóa giải thích nó. Những vấn đề đó có những lý thuyết thuộc vào chuyên môn đó để giải thích. Chấp nhận kết quả hay không tùy vào cá nhân. Còn những vấn đề không có ngọn ngành mơ hồ thì chưa thể truyền bá hay làm nền tản giảng dạy cho đại chúng được. Nhiều lúc tại sao các bác Audiophile cứ thích liên hệ những vấn đề Audio với những vấn đề KHÔNG THUỘC PHẠM TRÙ KHKT thế nhỉ? Hết dùng "thần học" lại "trừu tượng học" hay "tưởng tượng học" để làm mơ hồ hóa hay kỳ bí hóa vấn đề ... Trong khi CDP, ampli, loa ... hay tất cả những sản phẩm Audio cho dù là đồ đắt tiền cũng đều là ứng dụng của KHKT mà hình thành ra cả? Tại sao các chính hãng Audiophile không dùng thần học hay trừu tượng học để thiết kế sản phẩm của họ nhỉ ? Ờ MÀ CÁC AUDIOPHILE CÓ LÝ DO GÌ HAY NGUYÊN TẮC GÌ HAY QUY LUẬT GÌ ĐỂ PHÁN LÀ PHẢI SETUP PHÒNG NGHE ĐÚNG HAY DÀN MÁY PHẢI BAO NHIÊU TIỀN MỚI CÓ ÂM HÌNH NHỈ? Xin bác Ongnhun giải thích dùm cho em được hết tăm tối ạ! Kỳ rồi em có gặp 1 Audiophile tới nhà bạn em để thẩm âm 1 bộ dàn Audiophile mới của bạn em. Ông vừa mới thấy dàn máy chưa nghe ngóng gì cả đã phán ngay: "âm hình không đúng vì cái nhà bếp và phòng tắm ở cạnh phòng nghe!" Sau khi ông nghe xong 1 bài của Susan Wong ông phán "... tui đã nói là âm hình không đúng ngay bước vô mà vì cô Susan Wong nghe ở dàn này nghe giống ngồi chồm hổm hát lắm ..." Thế là ông bạn em hỏi lại "anh nghe sao mà thấy giống ngồi chồm hổm giải thích cho em biết với ..." Ông Audiophile đáp :" cái này khó giải thích lắm phải nghe nhiều mới biết ..." .... Em không biết khi tới nhà 1 người chơi dàn HÍ Ènd trên trăm ngàn USD và tự cho là âm hình tuyệt đỉnh mà em vừa bước vô cũng phán y hệt như ông Audiophile trên không biết có còn mạng ra về hay không? Tất nhiên em cũng phải nhắm là người đó trẻ hơn em thì em mới có lý do ":...nghe nhiều (nhiều hơn) mới biết ..." TƯỞNG TƯỢNG của con người thì vô chừng lắm! Không biết người đời có thấy tiên nữ bao giờ chưa chứ con người cứ mơ lấy tiên thường xuyên! Em mà có óc tưởng tưởng như cái bác Hí Ènd thì em cũng "không cần phải mua giàn máy chi chết chơn hết chọi mà vẫn tưởng tượng được bản nhạc hay "âm hình"! Nếu phải mua dàn máy mà phải dàn máy rất mắc tiền hay setup phòng ốc thật công phu MỚI TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC âm hình thì nội công về tưởng tượng còn yếu phải luyện công thêm. "Trí tưởng tượng con người đâu cần phải có vật hữu hình mới tưởng tượng được cái vô hình" như truyện không thấy tiên vẫn mơ thấy hay lấy tiên hay là truyện xuất hồn trong ngồi thiền. Ví dụ thực tế khi xưa Beethoven bị điếc không nghe được âm thanh hay nốt nhạc mà vẫn tưởng tượng được 1 bản nhạc nổi tiếng đấy. Em có 1 người bạn chuyên bán đồ Hí Ènd mỗi lần nghe CD Ca trù là ổng thường nghĩ đến truyện ấy ... ổng thường chia xẻ với bạn bè như vậy!!! Thế mới đã hihi !!! Chớc wớc hì hì !!!
Cứ cố quá lại thành quá cố mất thôi ! Em cũng tán đồng việc âm hình đương nhiên là có và việc giải thích bằng khoa học kỹ thuật cũng là đương nhiên , không có chuyện duy tâm trong lãnh vực này , tuy vậy các lãnh vực về sự truyền dẫn của tín hiệu trong audio như dây nguồn, dây tín hiệu kể cả đoạn dây trong các thiết bị audio chỉ dài bằng gang tay có tác động đến tín hiệu ( âm tần ) thì xem ra chửa có bác nào giải thích được bằng KHKT cả mặc dù em biết là có thể ! Em nói là chỉ ở đây thôi nhé , trên diễn đàn này thôi nha ! Thiết khĩ sự chuyển động sóng âm trong không khí ( môi trường không khí khi nó hoạt động ) cũng dứa với mây sợi dây truyền dẫn tín hiệu và hay hơn nữa là sự thay đổi âm thanh tốt hoặc xấu khi nguồn điện cấp cho một thiết bị audio được truyền tải của một sợi dây điện chỉ có 1met ( tất nhiên là thiết bị dùng nguồn biến áp dây quấn ). Mấy cái ni còn chưa làm tốt thì sao thấy được sự tinh diệu của âm hình bắt nguồn từ đâu . Em thấy bầu trời audio của ta nhiều sương mù , nhiều mây quá mà, chưa biết cách nào cho nó trong xanh được . Bó tay.com mất thôi ! :cry:
Ô ai kìa ..! Xem lại topic dây nguồn , dây tín hiệu xem mình nói gì kìa . cứ không công nhận rồi lại công nhận cái chi chi..Hi Hi !
Chào Bạn Dze *Các chuyên gia thiết kế HIEND dựa trên đôi tai trích dẫn từ tàng kinh các VNAV mục KIẾN THỨC ÂM THANH * Giáo trình trường ĐH KIẾN TRÚC ít năm trước đây có môn ÂM HỌC KIẾN TRÚC , sau nầy do SV thường xuyên ao môn này , nên được kết hợp dạy chung với môn thông gió cho dể kiếm điểm . * HÌNH HỌC HỌA HÌNH : là giáo trình gồm 2 bộ giãng dạy cho các trường ĐH về kỷ thuật như BÁCH KHOA , SPKT .. nó là môn học dựa trên nền tảng hình học không gian 3 chiều , tạo tiền đề bước tiếp theo của môn VKT , dành cho nhà thiết kế thai nghén & là ngôn ngử trao đổi với BÁC RÈN ĐAO !! He He môn này em lại rất khá ( từng được giãng thử cho mấy em ở trung cấp CAO THẮNG , thời còn 2 thầy Thiện & Ác ) *Vị trí ÂM HÌNH như bức tranh sân khấu ĐẶT THẤP hay CAO phụ thuộc nhiều vào kích thước loa , cách bố trí các loa con & chiều cao trần nhà .. +Nếu thấy vị trí ca sỉ NGANG tầm nhìn thì hảy phóng khoáng như đang xem ca nhạc ở phòng trà . +Nếu thấy ca sỉ THẤP hơn tầm nhìn thì hảy xem như mình đang ở sân khấu 5 B +Còn nếu thấy ca sỉ trên cao cao thì cứ tưỡng tượng ta đang đắm chìm giữa sân khấu trống đồng Âm nhạc cảm thụ đâu cần chính xác từng mm THẤY được bức tranh SÂN KHẤU là hạnh phúc lắm ruồi ***@ Các Audiophile *ÂM HÌNH : là sự tái hiện từng nguồn âm trên từng vị trí sân khấu, xung quanh từng nguồn âm là khoãn TỈNH LẶNG nếu Bạn thấy như cả sân khấu hiện về trong TIỀM THỨC bạn say đắm vui, buồn cùng người trình diễn đó là ÂM & NHẠC Mình đả từng thấy & đâu đó vẫn xuất hiện ÂM HÌNH mình vẩn gặp , nó tạo cho bức tranh sống động , tuy mình chưa đủ khả năng nắm bắt nhưng nó là có , ÂM HÌNH KHÔNG dànhcho người có đôi tai vàng , khi có ÂM HÌNH người không biết tí gì về END vẩn NGHE & THẤY ÂM HÌNH !!! :wink: __________________________________ __XIN NGHE ĐƯNG NHÌN __
Ôi thế từ xưa có ai đó KHÔNG CÔNG NHẬN dây chỉ là R, L, C thế kia :?: "R, L, C ảnh hưởng đến GIẢI TẦN thì ai học điện tử cơ bản cũng biết". Hơn nữa KHKT người ta có máy Vector Network Analyzer đo được đáp tuyến tần số của các dây coax ngay cả những dây dùng kỹ thuật khác trong tần số cao. Tuy nhiên khi dây ngắn, tổng trở nguồn phát ra thấp và tổng trở tải cao ---> dây tín hiệu coax nào phù hợp kỹ thuật cũng đều thỏa mãn đáp tuyến tần số cho Audio cho dù MẮC HAY RẺ! Cái này có ai đó cũng đã đưa ra câu kết luận từ lâu! Chỉ có những thiết bị có tổng trở ra wá cao không đúng kỹ thuật cho dù mắc tiền mới bị dây ... dzụ. Cái này ai đó cũng đã nói! Xin bác Tien_Hung đọc lại những bài này ở topic về dây! Có ai đó luôn kỳ bí hóa cho dây tín hiệu hay cáp nguồn "ảnh hưởng đến nào là ÂM HÌNH (là cái gì cũng chưa xác định?) CHẤT (chất hóa học hay là chất gì, là dạng vô hình hay hữu hình?), nào là cái máy móc kỹ thuật không thể đo được ... chỉ có tai ...." thì dùng R, L, C nói riêng hay KHKT nói chung đành BOTAY.COM
ÂM HÌNH : là sự tái hiện từng nguồn âm trên từng vị trí sân khấu heh...khi thâu âm album Cafe Blue của Patricia Barber, các nhạc cụ và âm thanh được thâu riêng trong phòng kín rồi mới mix lại với nhau. Thế thì tái hiện cái sân khấu âm nhạc gì hở bác ống nhún. Bác đừng nói cái album này thâu dở kô có âm hình nhé.
Em mà quen bác sớm khi xưa nhờ vả bác giúp chỉ em làm bài tập Hình Học Họa Hình roài Thời em ngày xưa bên Bách Khoa còn thầy Đôn và Sắc. Cho em xin ngoài topic chút đỉnh xin các bác khác bỏ qua. Em hứa sẽ quay trở lại ngay ạ!
Thấy các bác bàn ra tán vô em ngẫm cứ thấy kỳ kỳ thế nào ý. Em thử giải thích nhé: Theo từ ngữ VN thì âm hình bao gồm 2 từ phối ghép: Âm là tiếng động, cảm nhận của âm thanh bằng đôi tai và các giác quan khác mà con người cảm nhận được. Hình là hình dung hay sự liên tưởng về sắc độ, cường độ của âm thanh ( cái này sẽ khác nhau khi con người có cảm nhận khác nhau ở từng chủ thể và hoàn cảnh nhất định) Vậy Âm hình là sự cảm nhận và tưởng tượng của con người về âm thanh mà ta cảm nhận được, có thể là rộng, có thể là nông hay là sâu... Em thấy diễn thuyết của các bác cứ như là tìm ra cái chân lý hay là cái đạo nghe nhạc vậy...khó hiểu quá Ngày trước em thấy khi người ta nghiên cứu đi sâu và đạt đến sự tột đỉnh của sự hiểu biết ( tìm thấy cái chân lý) cái cao nhất tột đỉnh nhất là cái đạo ( VD như Võ đạo, trà đạo...) Âm thanh thì muôn hình muôn vẻ, nếu tìm hiểu âm hình để đến cuối cùng thì sẽ thành cái gì nhỉ....Chi bằng mỗi người cảm nhận lấy cho riêng mình thôi.
Để tránh hao tốn giấy mực của 4rum. Để kết hợp hết kinh nghiệm về lý thuyết lẫn thực tế về ÂM HÌNH của các anh em. Để tránh cho các anh em càng đọc càng thêm nhức đầu. Mặc dù đến lúc này chưa xác định hay định nghĩa rõ "ÂM HÌNH LÀ GÌ" Em xin tóm tắt lại mấy TÍNH CHẤT VỀ ÂM HÌNH như sau: 1- Tính chất 1: "ÂM HÌNH NẾU CÓ LÀ DẠNG CỦA HỮU HÌNH" ---> Chứng minh: KHI THAY ĐỔI VẬT THỂ HỮU HÌNH như dàn máy, loa, phòng ốc, đeo mặt nạ, dán Salonpas ... nhiều người công nhận NÓ THAY ĐỔI ÂM HÌNH. Đúng theo lý chỉ khi là 1 vật hữu hình thì mới bị 1 vật hữu hình chi phối. Vì là 1 dạng của hữu hình nên 1 số người theo KHKT ít nhiều chứng minh được sự hiện hữu của nó về mặt kỹ thuật. 2- Tính chất 2: "ÂM HÌNH NẾU CÓ LÀ DẠNG CỦA VÔ HÌNH" ---> Chứng minh: Đôi khi phải tưởng tưởng hay niềm tin mới thấy được âm hình. 2 NGƯỜI nghe cùng 1 dàn máy và cùng 1 phòng nghe nhận thấy 2 ÂM HÌNH KHÁC NHAU. Hơn nữa cho CÙNG 1 NGƯỜI ngày nay và ngày mai, tháng này hay tháng khác, cùng 1 dàn máy và cùng 1 phòng nghe nhận thấy ÂM HÌNH KHÁC NHAU. Theo lý lẽ nó là vô hình nên không thể so sánh đúng sai, có hay không, được hay mất ... Nó thuộc vào tâm linh, trí tưởng tượng của cá nhân. Những cái vô hình này vì là dạng VÔ HÌNH nên KHKT không thể hay chưa thể đo lường hay chứng minh được. 3- Tính chất 3: "TỈ LỆ GIỮA DẠNG VÔ HÌNH HAY HỮU HÌNH CỦA ÂM HÌNH KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC" ---> Chứng minh: Có người cần phải rất đầu tư nhiều vào thiết bị hay phòng ốc (đầu tư vào hữu hình) hay thiết bị có tham số kỹ thuật thật cao mới nhận thấy được âm hình ví dụ như các Audiophile hay người HÍ ÈND và cả các nhà thiết kế Audio. Tuy nhiên có người rất ít đầu tư vào cái hữu hình như đương làm chủ giàn máy rất rẻ hoặc/và kém thông số kỹ thuật, ngay cả đôi khi không cần dàn máy để nghe nào cả, nhưng vẫn nhận thấy được âm hình. Những người này thuộc nhóm "chú trọng vào cái vô hình" ví dụ ở đay như rất nhiều nhạc sĩ hay sáng tác gia như Beethoven chẳng hạn. 4- Tính chất 4: "KHÔNG CÓ ÂM HÌNH NÀO CHỨNG MINH ĐƯỢC LÀ CHUẨN MỰC HAY CHÍNH XÁC CẢ" ---> Chứng minh: Vì do tính chất 1, 2 và 3 cộng thêm yếu tố đa dạng của nguồn nhạc, setup của phòng thu hay thiết bị thâu ... nên KHÔNG THỂ CHỨNG MINH ÂM HÌNH NÀO LÀ CHUẨN MỰC. Dựa trên "tính chất 1 và 2" thì "muốn chứng minh đúng sai thì nó phải là dạng của hữu hình". Nhưng "vì nó có luôn dạng của vô hình nên không thể cân đo hay chứng minh đúng sai hay ngay cả hơn thua được" 5- Tính chất : "ÂM HÌNH CÓ THỂ LÀ CÁI KHÔNG CÓ, CẢ VỀ HỮU HÌNH CŨNG NHƯ VÔ HÌNH" ---> Chứng minh: Đến giờ này cũng chưa xác định được ÂM HÌNH là gì. Hơn nữa có nhiều người đã cố gắng đầu tư rất nhiều vào cái hữu hình (dàn máy, phòng ốc, kỹ thuật ...) cũng như vô hình (ráng tư duy, moi óc tưởng tưởng ...) nhưng không thấy âm hình gì sất! Từ 5 TÍNH CHẤT của âm hình trên Dzê em rút ra được những CHÂN LÝ VỀ ÂM HÌNH như sau: 1- Chân lý 1: "DÀN NGHE ĐẮT TIỀN CŨNG CHO ÂM HÌNH" 2- Chân lý 2: "DÀN NGHE RẺ TIỀN CŨNG CHO ÂM HÌNH" 3- Chân lý 3: "KHÔNG CÓ DÀN NGHE CŨNG CHO ÂM HÌNH" 4- Chân lý 4: "DÀN NGHE ĐẮT TIỀN, RẺ TIỀN, HAY KHÔNG DÀN NGHE CŨNG KHÔNG CHO ÂM HÌNH" "Dàn nghe" ở đây bao gồm CDP, Pre, EQ, Ampli, Dây rợ, kệ để máy, lọc nguồn, và cả phòng ốc hay setup phòng ốc ... "Tùy và cơ duyên của mỗi người mà chọn lấy hay phù hợp với Chân Lý nào". Cho dù chọn chân lý nào hay cơ duyên với chân lý nào cũng không hơn hay kém, đúng hay sai, ... so với những chân lý còn lại. "Cơ duyên" ở đây không có nghĩa phải là trình độ của mỗi cá nhân (học vấn cũng như tưởng tượng) cũng như hơn kém nhau về vấn đề giàu nghèo. Đương nhiên những chân lý trên chỉ áp dụng cho "nghe lại" (playback) chứ không áp dụng cho phòng thâu vì phòng thâu người ta là chủ của đĩa nhạc bao gồm tư duy sáng tạo, và sx ra nó ... họ làm chủ về mọi mặt cả hữu hình cũng như vô hình. Nếu còn gì thiếu xót xin các cao nhân góp ý và phê bình cho được vẹn toàn. Dzê em đội ơn nhiều lắm. Chúc các bác tiếp tục thảo luận vui vẻ! Sao em thích topic này thế hì hì wá đã
Chẵng lẽ cái chân lý cuối cùng của Âm Thanh là "Âm Đạ...." ối...nghĩ tới là em rùng mình! Thôi... thôi...em xin can các bác tìm ra chân lý âm thanh! :?