Cám ơn bạn đã nhắc nhở, Thực ra về Bán dẫn mình cũng biết ít thôi; Đèn Bán dẫn ra đời năm 1948. Năm 1973 (25 năm sau) mình đã ráp Radio bán dẫn bán lấy "xèng" đấy bạn. Đến nay đèn bán dẫn được 65 tuổi . v.v....Thời hoàng kim của bán dẫn mình đã sửa nhiều loại Radio, radio-quay đía, radio - quay băng, ampli bán dẫn, tivi đen trắng, tivi màu v.v ...đủ các loại máy đông tây kim cổ âu á ...có cả loại nửa bán dẫn, nửa đèn v.v.... Mấy chục năm thắp đuốc đi tìm chất âm thanh giữa ban ngày, cuối cùng chỉ thấy đèn Ở đây chúng ta chỉ bàn về chất của âm thanh, chứ không bàn về tính tiện dung, sự đa dụng của các loại linh kiện ..., nếu bàn về tính đa dụng của linh kiện thì Bán dẫn là số 1. [/color] Các bác nên lưu ý cái dòng chữ màu . Chắc là bạn rất am hiểu bán dẫn ?
Bác lắp radio từ hồi 73 cơ ạ ? Hồi đó bác lắp mạch mấy bóng và dùng bóng gì là chủ yếu ? Còn chuyện chất âm thì vô cùng lắm bác ạ . Em khẳng định với bác là có thể chỉnh chất âm của bán dẫn ra đến 99% giọng của đèn, cùng một mạch đèn mà thay bóng khác có khi thấy thay đổi còn nhiều hơn . Vấn đề là phải dùng đông tây kim cổ kết hợp thì mới chỉnh được , hay nói ngắn gọn là phải làm BD méo xẹo đi thì mới ra giọng đèn , chứ cứ mực tàu kẻ thẳng như xê ma thì không bao giờ ra giọng đèn đâu . Đơn giản vì các KS thiết kế không bao giờ lại làm xấu đi sản phẩm của mình cả :wink:
Thời ấy mình lắp Radio có loại 3 đèn (KĐTT) 1 đèn cao tần П401 - П403 Nga, các đèn âm tần П39, П41 Nga (để chơi) có loại 4 đèn 1 cao tần, 1 âm tần drive, 2 công suất pp, còn loại bán là dùng đèn Mỹ (USA) như 2N ...nhiều lắm, chiến lợi phẩm lấy ở xác máy bay rơi nhiều lắm, gỡ ra mặc sức diy, chủ yếu lắp KĐT cũng nghe được một số đài ...Mình cũng đã thử lắp máy thu ĐT, hơi phức tạp nhưng kết quả khá, ít bị lẫn đài (sóng) và có độ nhạy cao ... các bác cứ tranh luận thoải mái (có chết ai đâu )
Bóng tháo từ vỉ máy bay rơi cực tốt, em nhớ hồi cuối 70 đầu 80 lắp KĐT bằng bóng này mà nghe đài hoa kỳ rõ mồn một, đài tàu đọc truyện Thủy hử, Tam quốc và chửi bọn tiểu bá thì có lúc còn to hơn đài TNVN :lol: Lắp đổi tần thì khoai nhất là mấy cuộn CT và TT, không có máy móc đo đạc nên toàn quấn mò rồi đồng chỉnh, chưa được lại tháo ra quấn lại .....em lắp cái đài ĐT đầu tiên mất phải 2 tháng mới tạm chấp nhận được Hồi đó chủ yếu dùng loa kim , sau mới có loa điện động của BĐTT, rồi sau có loa chim ưng của LX.....chắc bác còn nhớ
Cao thủ gì cái dạng phọt phẹt như em bác ơi . Anh em trẻ bây giờ được đào tạo bài bản hơn thế hệ trước nhiều, lại sẵn các thiết bị để thực hành nên nhiều người giỏi lắm bác ạ :lol:
Lắp Galen bằng diode thì ông cụ nhà em từng làm từ hồi cuối những năm 50, cụ cùng với một nhóm GV Bách khoa nghiên cứu chế tạo chất BD trong điều kiện VN (đề tài cấp ngành), theo lời cụ kể cũng có một số thành công nhất định . Còn đến thời em học nghề và cày bừa thì linh kiện cũng khá sẵn nên không phải rị mọ như các cụ :lol:
Em hóng cái này cũng đã lâu mà càng ngày càng thấy bế tắc, em chơi với tuyền bạn nghe đèn ( chắc khg phải do phong trào) ai cũng chê bộ bán dẫn nhà em chán, ngược lại em nghe bộ dàn đèn nhà mấy ông thì lại thấy chán chả buồn nói, mà có nói cũng chẳng đc. Túm lại ông nào thich cái gì thì chơi cái đấy, sao phải xoắn :wink:
Chào các bác Tôi không chê bán dẫn ,phải nói trước vậy . Khi lắp Class A , IRFP240 MOSFET , chạy 45 VDC , 2.5A dòng tình , phía trước dùng 6H1П và 6H6П xuất Kathode , tiếng rất "hay" .Dân chơi âm thanh kỳ cựu đất Hà nội từ sau 1975, hầu hết đầ biết ông Đức ( năm nay 78 , giờ đã về quê an nhàn ) , một thợ sửa có tiếng , bố ông , là thợ điện đầu tiên của Đông Dương , là người rất ghét phong trào chơi đèn (Tube) , và bản thân ông là một cây trụ kỹ thuật giữ cho nhà máy điện Yên Phụ hoạt động trong chiến tranh khắc nghiệt . Ông đúc kết những năm tháng làm nghề cho ra các mạch SUB WOOFER chơi tần số 20Hz , 15Hz mà nhìn thấy màng loa chuyển động rõ ràng , một thời (2001-2004) bán khá chay ở Hàng Bông , cửa hàng anh tên Nhân Mời ông cụ sang nhà , tôi nói là mời bác sang góp ý cho mạch bán dẫn (không dám nói thật ) , sau khi nghe ông cụ bảo : " Nghe được đấy , sao cháu còn lọ mọ mấy cái đèn chân không . . . " . Lúc đó tôi mới mở ruột gan bên trong , ông cụ lặng đi : " Sao cậu bảo sang nghe bán dẫn . . . " Không có Bán dẫn , nhiều ứng dụng gọn nhẹ ngày nay không làm được .Còn bán dẫn làm được gì , tube làm được việc đó ,chỉ tội to và tốn năng lựuong hơn rất nhiều Tuy nhiên so sánh bán dẫn và đèn là điều rất khó , vì kết cấu để làm việc khác nhau quá , thành thử chúng cho ra âm thanh với cảm nhận khác nhau .Chỉ riêng trong thời bán dẫn thịnh hành , việc chơi đèn hồi sinh mạnh mẽ đã nói lên sức sống đặc trưng của chúng Các bác nói đúng , khi đèn đang thịnh hành , việc bán dẫn ra đời và niềm khát khao có được Tranzitor , và giờ đây , tranzitor và IC đầy ,lại có xu hướng tìm về đèn .Các bậc lão như ông Đức ở Hà nội , ông Sáng và ông Tiếp ở Hải phòng chỉ thừa nhận 1 điều : Tube cho tiếng tự nhiên và sạch hơn Solid , theo các công , thấy rất rõ , khi Radio và Tivi hết chương trình , tiếng sôi không tín hiệu của máy Tube ít hơn bán dẫn . Đó là ý kiến của các cụ đi trước .Cá nhân tôi thấy , trong amli bán dẫn , hệ ampli mới tiếng không " hay " băng các ampli cũ mặt nhôm phay , sò than thì phải .Và điều này dễ tháy lắm : Mở amply bán dẫn nhều khi hoa hết mắt do các linh kiện đấu nhièu quá , trong khi trong amply đèn , chỉ 6 cái đèn đã cho ra Stereo rồi Tôi không có ý tranh luận về các điểm nói trên , chỉ nêu thêm ý kiến Về việc các bác nói làm lắp Radio để nghe Đài Hoa Kỳ và Trung Quốc dùng chiến lợi phẩm của Hoa Kỳ tù máy bay , tôi tin lắm , nhưng nếu Đài TQ đọc " Thủy Hử " , " Tây Du Ký " ,"Hông Lâu Mộng" theo thứ tư này , bắt đầu từ năm 1982 ( Thủy Hử ), 1983-1984 ( Tây Du Ký) , khi ấy điều kiện xã hội đâu quá thiếu thốn để có cái Radio thu băng sóng dài ( Đài TQ tần sô 1265 KHz và Đài hoa kỳ dứoi đó , tay phải 1 quãng ) . Các linh kiện tháo gỡ từ máy bay Mỹ và thu hồi từ hàng rào điện tử Maxnamara ( bắt đầu từ 1966) ,ở hà nội đã bản rồi , nhưng không phổ biến vì linh kiện vô tuyến điện tử bị ta kiểm duyệt rất kỹ cho tới cuối 1970, đầu 1980 .Đặc trưng của dòng linh kiện này , theo các cụ nói lại , độ khuyếch đại cực cao cùng các Sensor rất nhạy .Còn cỡ nhưng năm nghe Đai nước ngoài , Radio Liên Xô , Hung , Tiệp , và Radio từ miền Nam khá nhiều, tất nhiên không phải gia đình nào cũng mua được máy đắt , lại thêm linh kiện của Liên Xô rát sẵn để lắp Radio khuyếch đại thẳng . . . chắc các bác chỉ dịnh nói những việc mình đã qua , chứ thời điểm thì chắc sớm hơn đó . Mà bác mày mò để chỉnh ra trung tần 465KHz thì phải , cho suốt toàn dải , ác đòn thật , thiết bị đo ngày đó thiếu lắm .Cái Radio riêng của tôi đàu tay là cái máy " Tâm lý chiến " của Mỹ ,toàn đồ Nhật bên trong , nhưng chỉ sửa chữa lại , thu rất nét Đài TNVN và đài TQ
Bác Bacuc cho rằng em chém gió ? :shock: Em nói thật với bác là đến tận đầu những năm 9x đài lắp 4 bóng vẫn còn rất thịnh hành và em vẫn kiếm tiền ngon cùng với việc giải mã tivi nội địa, sửa đầu video, ampli....XH phát triển có nhiều tầng nấc mà ai không phải là thợ thật thụ thì không thể hiểu được hết những bất công và chênh lệch giàu nghèo trong một XH đang phát triển . Còn bóng BD của LX thì hồi những năm 6x, 7x giá nó là 70đ/con, bằng 2 tháng lương của KS mới ra trường . Thử hỏi mấy ai có đủ tiền để lắp một cái đài 4 bóng (70x4=280đ) chưa kể các linh kiện khác, một cái đài lắp lúc đó giá khoảng 150 - 400 đ tùy cấu hình, một cái xe đạp Phượng hoàng hoặc Vĩnh cửu giá khoảng 350đ, xe đạp thống nhất đâu có 120đ....mà thời đó ai có xe đạp là cực kỳ oách, tất nhiên chuyện này phần lớn là em nghe ông cụ nhà em kể lai. Bản thân em cũng từng đi tàu điện xuống chợ giời vừa mua linh kiện vừa ngó chừng CA, dấm dấm dúi dúi như kẻ trộm .... Còn bàn về thú chơi tube thì có nhiều điều cần nói lắm, bác nói phong trào chơi tube hồi sinh mạnh mẽ là cái nhìn hơi phiến diện, bác phải so sánh tỷ lệ số người chơi tube và người chơi BD thì mới chính xác . Có 1 người quay lại chơi tube thì có đến cả ngàn vạn người mới tiếp cận với BD qua các SP công nghệ mới như MP3, MP4, Iphone, Ipat.....đấy là em chưa kể phần nhòm . Em có thể khẳng định có đến 99% dân chơi đang dùng và hoàn toàn hài lòng với chất âm của BD mang lại . bác có dám khẳng định 1% những người chơi tube (con số này em e cũng chưa chắc đạt) là nghe tinh và sành chơi hơn 99% những người còn lại không ?...... :wink:
Đề nghị bác Nghenhinhs1 tìm lại giá của Phụ tùng - Vật tư vô tuyến điện thời bao cấp bán tại cửa hàng có cái tên như trên ở phố Tràng Thi gần ngã tư Quang Trung ( không nhớ là số 15 hay 17 cạnh nhà tiện gỗ ). Theo tôi giá nêu trên chưa đúng mặc dù tranzitor thời đấy rất đắt nhưng không đắt đến vậy, vì khi còn học cấp 2, cấp 3 tôi hay vào xem và còn nhớ chi tiết bóng công suất AC127 và AC128 của Tungsram bán với giá 27 đồng / 1bóng. Nếu mua được phải có sổ mua phụ tùng và được Công an duyệt, nộp lại bóng hỏng cho cửa hàng thì được nhận bóng mới. Khi xưa hình như sợ lắp điện đài hay máy thu tin thì phải nên kiểm soát vật tư vô tuyến điện rất chặt chẽ chỉ có nhà nước mới có đặc biệt kiểm soát bóng công suất ( nhưng không phân biệt công suất âm tần và công suất cao tần, cứ bóng công suất là kiểm soát chặt ), mãi sau năm 1975 ở ngoài mới có công khai và có nhiều... đặc biệt là bộ đội sau giải phóng mang từ miền Nam ra nhiều nhằm phục vụ cho món cassette hòn gạch và radio - cassette, radio -quay đĩa... không rõ lý do. Kỹ sư mới ra trường khi xưa có mức lương khởi điểm là 65 đồng nhưng sau hai năm mới được hưởng còn trong hai năm tập sự chỉ được hưởng 85% có nghĩa là 55 đồng haii hào rưỡi thôi. Mà sao mọi người không quay về bàn đúng chủ đề âm thanh của đèn mà bàn về đài khuếch đại thẳng, galen, 3 bóng, 4 bóng bán dẫn...
s bác viết quá hay và công tâm.tubes hay bd thì cũng tùy gu người chơi và sở thích của từng cá nhân.o thể nói tubes hay hơn đáng chơi hơn và ngược lại.vì ai bỏ ra $ cho ta chơi.ta chứ ai hihi.vậy ta phải chơi cho ta chứ...?còn đúng là đa số ng chơi audio là cũng phải sở hữu 1 đò bd :lol: .vì rất ít bác chơi 100% tubes.cd,aml,pre.và cũng có các bác diy 5..8..10 cái aml để đầy phòng mà vẫn hàn,đo,cắm,tiếp <trong đó có e>vậy hãy là 1 audio thông thái .chúc các bác vui vẻ
Tất cả chúng ta đang chém gió về quá khứ , nên không khỏi đôi đúng nhớ nhầm do time đã trôi qua quá nhiều quá lâu Tỷ lệ người chới Tube và bán dẫn bao giờ cũng chênh lệch như kết quả bác nêu Phần Ipad , MP4 MPxx bác đi xa quá , bác Tuantranphu đang nhắc nhở rồi .Tranh luận về cái nào hay hơn cái nào , sẽ khôgn có lối ra .Điều này rất rõ trong bài viết trên của tôi . Bác xem mốc thời gian nghe "Thủy Hử " , " Tây Du Ký " . . . , nó không phải năm 1960 và 1970 .Tôi nghe "Thủy hử", " Tây Du Ký " cả 3 múi giờ : 19h40,20h40 ,21h40 là đoản khúc cho 19h40 ngày hôm sau , trong những năm 1982-1985 , cho đến khi phát "Hồng Lâu Mộng" , thì tôi dừng Tôi không có ý bảo sành hay sỏi về bát kỳ điều gì , tự văn đang hành sẽ thể nói lên tất cả .Đièu này rất rõ trong bài viết trước . Bác còn nhớ nghề chữa VCR không .Tôi vẫn giữ mẫy con máy , giờ cắm điện không chạy .Tôi có trách nhiệm tài chính khi bác chữa , bác ạ
Ông Sáng , một người tôi kính trọng về nhân cách và tay nghề , một thợ thực sự đất Cảng , rất hiểu về Đạo và Đời ( Ông theo Thiên chúa Giáo ) đã vào tù năm đầu những năm 1970 vì Ông lắp máy phát máy kẻ Carro để thử cho Tivi , lúc dó chỉ phát từ 19h-22h , trước giờ phát 15', bao giỡ cũng phát kẻ carro để các hộ chỉnh máy .Sau khi xác minh Ông chỉ có động cơ về kỹ thuật , Ông đã đươc tự do .Hoàn cảnh đất nước chiến tranh , lịch sử tôi không cho phép mình lạm bình hay lạm bàn ,chỉ đồng cảm với những điều bác viết Lắp đài khuếch đại thẳng, galen, 3 bóng, 4 bóng bán dẫn , Ông Sáng đã làm từ những năm 1958 , nàh nào khá giá , lấy một khoong vàng treo thêm vào vị trí Anten, tín hiệu thu tốt hơn nhiều
Xin lỗi mọi người đã đọc, tôi xin đính chính lại lương kỹ sư mới ra trường khối kỹ thuật như sau: Dòng cũ : " Kỹ sư mới ra trường khi xưa có mức lương khởi điểm là 65 đồng nhưng sau hai năm mới được hưởng còn trong hai năm tập sự chỉ được hưởng 85% có nghĩa là 55 đồng hai hào rưỡi thôi. " Vì có sự nhầm lẫn số nay sửa lại là : Kỹ sư mới ra trường khi xưa có mức lương khởi điểm là 63 đồng nhưng sau hai năm mới được hưởng còn trong hai năm tập sự chỉ được hưởng 85% có nghĩa là 53 đồng haii hào rưỡi thôi.
Em ủng hộ quan điểm này Bàn chuyện xưa thì có nhiều điều lắm, có cái đài để nghe không dễ và pin thì phải mua bằng phiếu. Nhiều bác muốn nghe phải nối pin cũ lại dùng. Quay lại chủ đề thôi các Bác ơi
Quay lại chủ đề, tôi nghĩ rằng : Với Kĩ thuật hiện nay thì âm thanh của đèn vẫn là số 1. Âm thanh của bán dẫn là 0,9 . Còn vài chục năm nữa có thể tỉ lệ sẽ thay đổi (do công nghệ chế tạo bán dẫn sẽ tiến bộ hơn )
Thấy các bác nói về đèn hay quá là em cũng muốn lắp 1 cái để nghe thử, mấy hôm nay căng mắt ra đọc cũng hiểu được đôi chút, có chỗ không hiểu, giá như các bác viết đơn giản một chút có lẽ em hiểu được .
Tôi ủng quan điểm vì: Tương lai cứ là tương lai thôi còn công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn sau nhiều thập kỷ cũng chỉ quanh vào 2 vấn đề chính mà ngày nay có được: 1. Vật liệu chế tạo bán dẫn tinh khiết. Mà ngày nay đã đạt được đến độ tinh khiết 99, không biết bao số 9 tiếp sau. 2. Công nghệ màng mỏng cỡ na nô mét ( phần tỷ mét ). Tất cả các công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn nhằm mục đích cho ra đời các sản phẩm chủ yếu mang tính cạnh tranh cao, ứng dụng rộng rãi vào các ngóc ngách của đời sống xã hội, thậm chí là phá vỡ những thành trì quan trọng cuối cùng mà án ngữ là đèn điện tử chân không, ngày nay một số ứng dụng của bán dẫn vẫn chưa vượt qua được. Còn ứng dụng bán dẫn cho Audio chỉ là nhỏ bé chưa thấm vào đâu so với các ngành như: Y tế, quân sự, hàng không, vũ trụ không gian, điều khiển ngành năng lượng hạt nhân, phát thanh - truyền hình... và bao ngành cần sự quan trọng hơn là đồ chơi Audio. Vì vậy các ngành nói trên đều sử dụng sản phẩm bán dẫn phải có độ tinh khiết cao, tính ổn định cực lớn nên đối với Audio là khó có cửa kể cả các hãng chế tạo đồ Audio đặt hàng cũng không bằng ( lấy ví dụ là bộ ruột bán dẫn của máy đo trị số Octan của xăng, máy đo trị số xetan của nhiên liệu diesel đắt không biết bao nhiêu lần bộ Amply cực khủng dĩ nhiên sánh thế là rất khập khiễng, máy móc nào cũng tính tiền chất xám cả ). Còn một vấn đề nữa là vật liệu chế tạo bán dẫn từ khoảng đầu những năm 1970 đến ngày nay chủ yếu sử dụng Si lic tốt hơn, có nội trở lớn hơn nhiều lần so với vật liệu cũ khi xưa là Gecmanium,nếu để ý những máy lắp bằng tranzitor Gecmanium khi xưa cho âm thanh ngọt ngào truyền cảm hơn hẳn và có chiều hướng về phía đèn điện tử, không đanh cứng sắc sảo, mỗi tội loại tranzitor này không thể chịu được điện áp cao và dòng lớn như tranzitor chế tạo bằng vật liệu Si lic, nên các ứng dụng về nó ngày càng bị loại bỏ.
Em xin bổ xung thêm : 1.Độ sạch ,tinh khiết của bán dẫn còn phụ thuộc vào số hạt dẫn và số điện tử ngay tại tiếp giáp khi chưa phân cực .Công nghệ ngày nay cho phép tinh toán đựợc tưuong đôi các hạt này .Đây cũng là 1 yếu tố quan trọng để giảm dòng dò ngược Ib , cái luôn tồn tại ngoài ý muốn con người và công nghệ và với tỷ lệ cân đong đo đếm được ngay trong điều kiện không cần lý tưởng : Cái này tương tự dòng Ig1 trong Tube , mà trong điều kiện bình thường rất bé .Em đã Test với đèn 5639 của Mỹ , khi nối Kathode trực tiếp mazz , có Rg , dòng này cỡ 10 MŨ -9 mA .Trong Solid , cỡ 0.5mA là điều có thể trong các mạc phổ dụng .Có ai đó , trước đây phán rằng , đèn hỗ dẫn cao là Ig1 cao ( :lol: ???) .Em buồn cười quá mà không dám lên tiếng : Phân cực cho Tube trong Audio luôn luôn (-), điện tử cũng mang điện tích (-) , chúng đẩy nhau mạnh lắm , làm sao khép mạch để tạo dòng điện được . :roll: 2. Tube chỉ cần môi trường chân không , các điện cực khác cách nhau cỡ mm, khi làm việc , chỉ có các điện tử (-) bay vê Anod (+) ,tự môi trường trong đó làm gì có hạt "lỗ trống " mang điện tích (+) như trong bán dẫn .Điều này để đạt được , chắc bán dẫn cần nhiều thời gian lắm để đạt tới , may ra FET gần đạt được 3.Bán dẫn mà ta nói tới là trong Audio , phải không ạ ? Nhưng đó là bán dãn của nước nào chế tạo .Trong điều kiện ngày nay , 99% dùng bán dẫn với nguòn khác nhau : Bác nào nghe Radio Cassette thời kỳ hàng bãi nhièu , các tên tuổi Sharp , SANYO AIWA đã quá quen , ngày nay , các Radio cassette SONY đến từ Malaysia , Viêt nam , âm thanh đục và khó nghe hơn nhièu lần so với hàng đã kể ngày trước , cùng phần mềm .Các hệ máy rửa bát , máy giặt Made in Thailan , ngày nay mở ra có cả các linh kiện " Made in China " .Trong điều kiện vậy , tựu bán dãn với bán dẫn đã khó so rồi , so với đèn , l ại càng khó . . . xử 4.Công nghệ bán dẫn hiện đã đi vào giái đoạn làm chủ đến từng phân tử , ngoài hai vật liệu cơ bản Si Ger , do công nghệ làm chủ , ngươi ta còn thêm vào bao nhiêu phụ gia Gali Asen . . . . nhằm đạt được 1 loại tính chất điện quang nào đó , cho nên bản chất cũng là Tranzitor nhưng cốt lõi miếng bán dẫn đã khác nhau rát nhiều không thể không ảnh hưởng tới âm thanh được .Điều đó làm so sánh giữa các bán dẫn lại càng khó : Tại sao , anh em nghe nhạc lại tìm về các dòng Ampli solid cũ như Fisher , Pioneer Kenwood , SONY ngày càng nhiều . . . tích hợp chung cùng Tuner , cứ cho là sự hiếu kỳ là chủ yếu , chả lẽ trong họ lại mù cảm nhận về Audio hết ? Phải có lý do về chất âm nguyên thủy của bán dẫn chưa chuyển đổi chứ ? Tại sao nghe tại LengAudio các máy Đức cũ cổ (Tây và Đông ) , tiếng bán dẫn vẫn có gì đó truyền cảm ấm áp , mềm mại ? VÀi ý kiến góp vui , chúc các bác vui , em thì cứ ứng dụng nào dùng được đèn hay JFET là em cố chuyển đổi sang hết các bác ạ
Thông tin của bác Thuy thuần chất kỷ thuật quá, rất hay bác ạ. Mong nhận được nhiều đóng góp chuyên môn như thế này để ae mở mang thêm ạ.
Em thấy đã là chất bán dẫn thì không thể tinh khiết được. Bản thân các chất như Si líc, Gecmani tinh khiết không dẫn điện ở điều kiện thường. Muốn nó thành bán dẫn bắt buộc phải pha thêm nguyên tố khác, tùy thuộc vào loại thêm vào mà nó có lỗ trống hay điện tử (Gọi là loại bán dẫn N và P). Có nhiều loại tranzitor BJT dạng superbeta có dòng Ib phân cực chỉ vài pA (Pi cô ampe), ngay đèn cũng có dòng Ig chứ không đến mức không có gì cả. Nếu 2 ampli cùng tốt thì bán dẫn hay đèn cũng khó phân biệt lắm. Trừ mấy ampli đèn gây méo mó thái quá âm thanh.
Không thể tinh khiết được là đúng, đến quý và đắt như vàng cũng vẫn chưa trọn vẹn 10, mặc dù con người rất muốn. Nhưng nếu thử 2 Amply bán dẫn 1 loại là dùng tranzitor Si líc còn loại kia dùng tranzitor Gecmanium có cùng công suất ra đánh cùng đôi loa và chơi cùng bản nhạc thì phân biệt rất dễ... từ đó xuất phát nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng so với amply đèn điện tử có thông số méo trong phạm vi cho phép thì Amply đèn nghe vẫn sướng hơn mặc dù các điều kiện là giống nhau, chưa rõ tại sao. Còn về việc ban Thuy đặt câu hỏi " Tại sao nghe tại LengAudio các máy Đức cũ cổ (Tây và Đông ) , tiếng bán dẫn vẫn có gì đó truyền cảm ấm áp , mềm mại ? " Theo cá nhân tôi thì các máy cổ chủ yếu ra đời thập niên 60 thế kỷ trước cũng chỉ dùng chủ yếu là tranzitor Ge các loại, các tranzitor Si lúc đó chưa nhiều và đắt vì công nghệ còn phức tạp nên sản phẩm chưa rẻ, thời kỳ đó Nhật bản toàn dùng loại 2SA...., 2Sb.... là chủ yếu còn loại 2SC và 2SD ít dùng hơn. Bên Tây Âu lại dùng chủ yếu dòng AC, AD, các dòng BC, BD chưa nhiều mãi đến thập niên 70 các loại tranzitor Si mới thật sự phổ biến và thành trì khủng đầu tiên của đèn điện tử trong ti vi đã bị hạ bởi Tranztor công suất quét dòng với công suất lớn trên 10W có điện áp đánh thủng 1500V ( đây ngoài lề ). Lại phải bàn tiếp. Nhưng bàn kiểu để chơi cho sướng và chơi cho hiệu quả, không nên bàn chuyên sâu kiểu hàn lâm.