Chắc chắn bác nhầm lẫn ở đâu đó , dòng Ib này phụ thuộc vào điều kiện phân cực của Tranzitor và luôn tồn tại thấy rõ , trừ dạng FET JFET , đã là dòng bipolar , Ib bao giỡ cùng tồn tại cân đong được Dòng Ig1 em nói trong 5639 là 0.3*10 (mũ -9) trong đièu kiện Ug-mazz = 0 VDC , nếu kathod không nối mazz , CỰC KỲ KHÓ ĐỂ ĐO . Em nghĩ bác đang so sánh Ampli Solid bán dẫn khi tâng CS là PushPull thường như thế , trong khi Tube đa phần với Audiophile lại là SE
Các bác đang bàn âm thanh của đèn. Vậy thế nào là âm thanh của đèn thì vẫn chưa có sự thống nhất tương đối. Với ông A thì đó phải là thứ âm thanh ấm áp, rộng dày. Với ông B thì phải là lung linh, huyền hoặc. Ông C phải là mềm mại, tình củm...........Vậy ông nào mới là đúng ? :roll: Chất âm đèn mà các bác đang bàn liệu có đúng là do đèn mang lại không ? hay do các linh kiện khác như choke, OPT....? Vì thực tế em nghe những âm ly đèn chạy theo mạch OTL như Einstein nó cũng mạnh mẽ và chi tiết như BD vậy... Bàn về chân không với lỗ trống có thể lý giải được chất âm không ? Em nghĩ là mông lung lắm....Bản thân đèn mới SX của Nga, TQ vẫn theo cấu hình truyền thống, tại sao chất âm lại không ngọt ngào quyến rũ bằng các bóng đời cổ và có xu hướng âm thanh của BD, tại sao cũng chân không mà lại giống lỗ trống :lol: Còn để phục vụ việc tái tạo bản nhạc thì em nghĩ cần rất nhiều tiêu chí chứ đâu chỉ có phần âm sắc ngọt ngào tình củm. Mà thôi, phần này để bàn sau đi vì em e là lạc chủ đề đang bàn
Chắc là do lỗi thời gian bác ạ .Cái này nhiều người mắc phải đâu chỉ nhà và người làm ra đèn , bác độ lượng cho họ đi Phần xanh : Bác ít tải nghiệm về đèn rồi : Các đèn mới do TQ và Nga , NẾU CÙNG TÊN TUỔI , âm thanh thường tối hơn và không chi tiết khi tháo ra lắp vào trên cùng một sàn máy : Cùng đèn CS , cùng OPT , cùng dây tín hiệu và cùng bản nhạc thử , VÀ QUAN TRỌNG NHẤT , đôi loa thử không nhạy , sự khác biệt giưa 6SL7 RCA và 6H9P ( TQ mới ) hay 6DJ8 Siemnens (6922 Sobtex ) bác , vâng , cá nhân bác sẽ không nhận ra đâu .Em nói trên nền ampl Angel Music Trung Quốc 300B SE : Âm thanh đèn TQ và Nga mới sẽ trầm đục hơn , sự vút cao không có sức xuyên phá , không với được " tới " trần cao , tiếng đàn dây nghe ỉu hơn , bass nghe không có độ nảy Bác là người đầu tiên cho rằng tube mới có chát âm giống bán dẫn , ít ra đối với em Còn phần ngọt ngào tình ủm , bác nói vậy không ổn : Tâm hồn nghệ sỹ và sự điêu luyện của dây phím và sự thăng hoa của tâm hồn mới tạo ra giai điệu như vậy . Nếu công nhận điều này , sự không bàn của bác là dúng .Nếu không công nhận như vậy , thì là do người lắp amply đèn , mà đã ít trải nghiệm về đèn thì thật khó để hiểu CÁ TÍNH TỪNG ĐÈN để cho ra được âm thanh phù hợp với "phản xạ thần kinh " của gia chủ .Em không dám dùng từ hay , vì sợ lúc em nói là "hay" là lúc em nghe , đến lúc diễn đạt lại , "sự hay "đó không lưu lại nữa rồi Còn cái lỗ trống và điện tử kia là ván đề nguyên lý , đã khác về nguyên lý , hẳn sẽ cho kết quả khác nhau : Shuquang hiện đang sản xuất Tube lớn nhất trên T/G , quá trình sản xuát được tự động hóa rất nhiều , khác hẳn quá trình sản xuất đèn trước đây , việc dập , quấn tạo ra các điện cực , lắp ghép thứ tự điện cực không làm tay nữa , thiếu hẳn tính giám sát của con người .Bác có tháy âm thanh của đèn mới và đèn cũ có khác nhau không ?
Cái tai em thấy âm thanh của đèn tự nhiên hơn bán dẫn, tự nhiên ở đây được hiểu là nó phân biệt nguồn âm tốt hơn, phân biệt chất âm của các hãng thu tốt hơn, đặc biệt khi dùng nguồn âm là analog.
:shock: Bàn cho vui thôi mà, có cần phải chơi chiêu "bỏ bóng chém người" như thế không bác ? :wink: Có thể trải nghiệm về đèn em không bằng bác nhưng lắp cho mình và anh em chơi cũng đếm hết hai bàn tay, 2 bàn chân không đủ. Nhưng chuyện đó không quan trọng bằng việc nghe và trải nghiệm bác à. Mỗi người mỗi gu nên có những người chỉ cần âm sắc ngọt ngào, tình củm là đủ, nhưng cũng có người cần cả không gian, độ động, tiết tấu...thì mới thấy hết tinh thần của bản nhạc. Em thuộc trường hợp sau, có lẽ trình nghe của em thua các bác xa quá nên mới cần quan tâm đến quá nhiều thứ như thế để cảm thụ về một bản nhạc....
Có gì đâu bác . Từ lúc nghe đến lúc diễn đạt , t/g trôi đi rôi , diễn đạt khó lắm Đọc bài của bác thật thú vị , nhiều thông tin được rút ra : Xanh : Bác cho thấy thị trường amply đèn , bác tham gia rất sôi động , bác đã làm nhiều Đỏ : BÁc nghe nhạc cần đến thông số kỹ thuật và cần trình độ nghe nhạc Do đó , bác thấy : Bác kết luận sau khi lắp và nghe đèn nhiều : Và : Và đây không biết là có phải kết luận của bác không ạ ? : Nếu nhìn qua , hình như bác đang lấy đèn để làm tiêu chuẩn để bán dẫn đi theo và đâu đó bác lại cho rằng âm thanh đèn ra quá nhiều màu mè .Bác đã thấy em nói rằng câu chuyện so sánh này rát khó có hồi kết là có lý chưa , có lý thôi , không phải là đúng Chúc bác vui và đừng hiểu lầm ,cái gì cũng có ứng dụng của nó , em cũng thấy đèn hay hay , hết nhiều thứ vì đèn , nhưng chưa bao giờ chê bán dẫn nguyên thủy .Các R2R , cassette , CDP , LP , LDP em chuyển sang đèn hay JFET , nhưng phần chủ chốt để toàn máy hoạt động , em vẫn dùng bán dẫn .Riêng Radiocassette của Malaysia ,Indinesia , em cố chuyển hết sang đèn vì Bán dẫn của nước này rất kém cho Audio , bác nghe các Receiver 5.1 của họ , rất tồi tệ
Trên VNAV và thế giới tuyền mấy cụ sùng bái đèn mở topic kiểu "Đèn hay hơn bán dẫn" chứ chả thấy ai nói "Bán dẫn hơn đèn". Vì đó là lẽ đương nhiên cần gì phải quảng bá giới thiệu. Trừ ampli đèn Hoa Vạc chỉ sản xuất phiên bản cực ít và đắt nhất thế giới ra thì có bộ Audio nót côn đồ hình như cũng ở Việt Nam và nhiều bác nghe rồi. Đèn có đã lâu, thời kỳ phát triển và công nghệ cực thịnh đã qua. Hiện nay gần như ko thể sản xuất được 1 ampli đèn hay hơn tất cả những cái đã có, thậm trí do yếu tố linh kiện chất lượng âm thanh càng ngày càng giảm. Kể cả bộ ampli đèn nhất thế giới đi chăng nữa còn thua xa chất lượng của nhiều ampli bán dẫn hiện nay. Chưa muốn nói đến chất lượng âm thanh do bán dẫn tạo ra ngày càng được cải thiện với tốc độ nhanh chóng, minh chứng ở những mô đen tốp mới của các hãng sản xuất gần như là đều hay hơn những mô đen cũ. Trên VNAV chúng mình, như em bít ampli bán dẫn DIY có chi phí đầu tư (Em chỉ tính linh kiện vật liệu) lớn nhất cỡ khoảng dưới 50 triệu đồng. Với chi phí này đã có 1 chiếc ampli bán dẫn kéo bất kỳ loa nào và chất lượng ko hề thua kém những ampli hãng giá cao hơn rất nhiều lần. Với chi phí 50 triệu thì ampli đèn khi nghe còn phải lăn tăn mơ ước nhiều lắm.
Bác thích bán dẫn thì bác cứ việc thích ạ, nhưng có nhiều câu trích dẫn e thấy hơi bị phiến diện mang tính cá nhân và thiếu minh chứng cụ thể ah
Thì cụ cứ minh chứng những điều cụ cho là em sai đã. Ý kiến đó là ý kiến của em, chẳng lẻ em nói thay người khác à. Để hôm nào em giao lưu ampli bán dẫn DIY của em với 1 cái ampli đèn theo em biết là chi phí cũng khá nhiều cái đã. Em nhớ hơi nhầm Pivetta mới là đắt nhất ạ. Chỗ này có nói đến: http://www.higherfi.com/spkrlist/speake ... &pagenum=1
Đánh được và nghe hay lại là 1 chuyện khác. Em ko phải dân kỹ thuật nhưng cá nhân em thấy ampli đèn hạn chế nhất là vấn đề công suất, cái này lại là ưu điểm của bán dẫn. Để nghe 1 bản nhạc hay thì nôm na anh em trên này vẫn gọi là nhạc tính, 1 bộ dàn có nhạc tính thì nó bao gồm rất nhiều yếu tố, nhưng theo em có mấy yếu tố chủ đạo quyết định đến nhạc tính đó chính là âm sắc (chính là âm sắc của nhạc cụ), độ động của bản nhạc ( theo em 1 bộ dàn có âm sắc tốt nhưng độ động kém thì vẫn ko thể hiện được ý đồ của nghệ sỹ muốn truyền tải đến người nghe như thế nào), băng thông của tín hiệu (cái này theo em sẽ quyết định đến sự sắp xếp của các nhạc cụ, ví dụ như treble lên cao được thì ta sẽ càng định vị được cymbal ở ví trí nào trong bộ dàn, đơn giản là tần số âm thanh càng cao thì càng đi thẳng). Về phần thứ nhất là âm sắc thì em thấy bán dẫn không hay bằng đèn, về phần độ động thì theo em công suất quyết định kha khá đến phần này thì bán dẫn có lợi thế, lợi thế ở đây em cho là bán dẫn dễ đạt được công suất lớn nhưng nếu công suất bằng đèn thì chả biết anh nào hơn anh nào, về phần băng thông thì em thấy đèn bị hạn chế bởi cái OPT, nhưng nếu ampli đèn có OPT tốt thì ngừoi nghe sẽ dễ chấp nhận vấn đề này. Em có vài ý kiến của 1 người nghe nhạc chứ không phải là 1 người làm kỹ thuật nên các bác chém nhẹ tay ạ
Chính vì em nghịch cả đèn và BD nên mới rút ra kết luận cho riêng mình. Đèn có ưu điểm là âm sắc đẹp, còn nhiều tiêu chí khác như chi tiết, độ động, tốc suất, âm hình, tiết tấu............thì còn nhiều hạn chế (tất nhiên amp đèn hãng loại gấu cũng khắc phục được phần nào). Bàn riêng về cái ưu thế của đèn là âm sắc đẹp cũng còn nhiều tranh cãi. Ông nào đã nghiện rồi thì ca tụng hết lời, còn ông nào không thích thì chê "méo mới hay", ý nói cái âm sắc đẹp đó là do méo hài gây ra. Bản thân em thấy một số thể loại nhạc nghe bằng đèn rất hay, rất ấn tượng theo kiểu hồi bé ta đọc chuyện cổ tích, có khung cảnh đẹp, có nàng tiên xinh đẹp....nhưng nếu xét kỹ thì em thấy cái đẹp đó không thật lắm. Ví dụ như tiếng ghi ta mộc, ở ngoài thì tiếng rất mộc mạc, giàu hài âm nhưng nghe qua đèn thấy nó ấm, mướt, nảy, long lanh...nếu là người không khó tính hoặc học đàn amater thì có khi thấy hay hơn tiếng đàn thật, nhưng em thấy những thứ được khuyến mại thêm đó chỉ làm giá trị của món chính bị giảm chất lượng đi.... Chính vì cái méo hài đó mà em mới nghịch BD để ra chất âm đèn, làm để chơi, để thử nghiệm những thắc mắc của mình và em đã thành công, ít nhất là trong các cuộc test mù :wink: Nguồn âm bây giờ đều do BD đảm nhận kể cả khâu thu âm và xử lý trong phòng thu nên nó chính là chất âm BD, đưa đèn vào khâu giữa trước khi vào amp hoặc ra loa chẳng qua là một cách bóp méo tín hiệu đi theo ý thích mà thôi.Nó giống chuyện nguyên liệu của anh là thịt lợn nhưng lại cố nấu ra món giả cầy để đánh lừa vị giác.... :lol:
Mượt mà hay long lanh hay ko theo em do người lắp và phối ghép thôi ạ. Ở nhà em lắp cái kim Denon 103R vào có người đến nhà em bẩu là dàn nhà em nghe khô không khốc
Dạ em chưa nói bác sai, mà em nói là e thấy hơi phiến diện Dẫn chứng thì là những câu em bôi đỏ í ạ, toàn những vấn đề nhạy cảm mà bác cứ nói khơi khơi, dùng câu mang tính khẳng định lại ko dẫn chứng như thế thì em e là nhiều người sẽ cho là bác chém gió Em xin hết
Vậy theo bác đèn còn những ưu điểm gì ? Chuyện bác nói nó phân biệt nguồn âm hoặc dây nhợ rõ ràng là do kết cấu mạch chứ không phải bản chất đèn đâu, những mạch xuất anode thường có trở kháng cao nên kiểm soát tải sẽ khó khăn hơn trở kháng thấp....đấy là nhược chứ không phải ưu điểm đâu bác ạ :lol:
Bác nói về vấn đề kỹ thuật thì em chịu :mrgreen: . Em thấy ưu điểm lớn nhất của đèn là độ tự nhiên, em đi nghe 1 số ampli bán dẫn cũng đắt tiền nhưng nghe đĩa thu âm tốt hay dở nó cứ same same như nhau, chất âm của hãng thu nó cũng vậy ạ .
Nhạc tính và tự nhiên là những khái niệm rất khác nhau với từng người bác ạ. Chuẩn tự nhiên của bác khác của em khá xa nên khó bàn lắm :wink: Còn chuyện phân biệt đĩa thu âm tốt hay dở rõ ràng cũng lại là nhược chứ không phải ưu đâu bác ạ, nhưng vì bác nói không biết về KT nên em không bàn sâu. Nhưng rõ ràng một điều là nghe đèn thì thể loại nhạc và đĩa nhạc sẽ có phạm vi lựa chọn hẹp hơn nghe bằng BD nhiều.... :lol:
Các kết luận của bác hoàn toàn khác với sách vở chỉ ra Bác lại giống một bác đã không được tham gia 4R này nừa về Hài Xanh : Không giống sách giáo khoa Đỏ : bác sai rồi ,Tai người nghe từ 30Hz - 16KHz ( bình thường , bất thường 19KHz ) .Guitar dây các nodes phổ biến 6-8-10Khz hài bậc chẵn 12K-16-20Khz , bẫ lẻ 18-24-30KHz và biên độ luôn nhỏ hơn chính tần rất nhiều .Nó chỉ ảnh hưởng lên chính tần khi đạt 0.6 đến 0.7 biên dộ chính tần .Vậy tai làm sao nghe đơợc các hài méo kia .Nhạc sỹ Trần Hoàn được xem là thính nhất ( Giữa Mạc Tư KHoa nghe cầu hò Nghệ Tĩnh ) , em nghĩ bác không nên viết vậy , Cố nhạc sy Bộ trưởng sẽ buồn lắm :wink: Có vài bác cải tiên các máy CD hay VCD hay DVD của Tàu , linh kiện và công nghệ phổ biến của địa phương bằng các linh kêện tốt hơn ( Như em đã đề cập về xuất sú bán dẫn ngày nay ), sự tiến bộ của âm thanh sau đó là không thể phủ nhận , nhưng đó là trên nuyên lý như thế với linh kiện tốt hơn , em nghĩ nên trân trọng kết quả lao động thay thế này vì người Tàu tự hào trong thời DVD thịnh hành , họ có thể cho ra DVD với giá kinh khủng 50-75 USD /chiếc , tronng khi cùng thời DVD A300 hay A330 đời đàu của Panasonic , xuất xưởng cỡ 400-700 USD Năm 2006 , em mê phòng phim 5.1 đến mức đè cả DVD xịn và Tàu thay Tube vào cả 6 chans ra , nhiều ngừoi bảo "hay hơn" , nhưng em tự bảo , đây là do chất lựong linh kiện thời chiến tranh để lại làm nên , cảm ơn " Tựợng thần tự do " và "Cách mạng tháng 10" , thế thôi bác ạ BÁc quên hay ít tiếp xúc với dân nghe dân hơi chuyên chuyên một tý , họ thường tìm về các đĩa gọi là Vintage ,xuátbarn thập niên 60--1980s, mong bác đọc thêm về phần nay , Mỹ Linh không ngốc và thiếu nhạy bén khi cho ra LP , phải có lý do bác ạ .Bác chắc bận chưa có time theo dõi các đĩa CD đôi khi vẫn tự hào in trên Logo cái tương tự Master mixed on R2R , niềm tự hào một thời đó bác Em không chê Solid nguyên thủy và ủng hộ chới Tube và JFET khi máy cho tiếng không như ý