Bác cho em hỏi là nghe ở sân vận động qua hệ thống loa có hay bằng nghe ở nhà hát mà không qua hệ thống loa không ạ?????
Theo em ĐỘ ĐỘNG có lẽ là từ DYNAMIC mà ra. Nó nói lên khả năng thiết bị có thể phát ra mức tín hiệu lớn nhất so với nhỏ nhất tỉ lệ bao nhiêu. Nó tính ra Đề xi ben. Ví dụ Dynamic của 1 CD Player tốt tiêu biểu là 106dB tương đương với mức tín hiệu ra chênh lệch lớn nhất nhỏ nhất là khoảng 200.000 lần. Nếu CD ra mức lớn nhất cỡ 2V thì nhỏ nhất sẽ là 0,01mV (Cực bé) dễ mất và nhiễu lắm Còn SACD tiêu biểu Dynamic cỡ 115dB, tương đương 565.000 lần. Tương tự mức tín hiệu ra nhỏ nhất là 0.0035mV, còn bé nữa. Từ đây dễ thấy rằng tỉ số tín hiệu trên tạp âm của hệ thống phía sau không đạt trên 110dB thì có nghĩa là ta mua CD về mà nghe không hết nhạc trong đó. Không phải ngẫu nhiên mà các hãng Ampli lớn đặt ra tiêu chuẩn S/N cỡ 115dB, chưa nói hàng khủng còn đến 125dB tương đương tỉ lệ 1.800.000. Ví dụ như hãng Gôn mun, Mạc Lê Văn Sơn....
Oh, hóa ra mình đang dùng bọn dao kéo thẩm mỹ rồi. Nhưng em vẫn quý mấy bộ bán dẫn đang chơi vì em vốn là thằng lười, ít thích lọ mọ chăm sóc. Mấy bộ giàn bán dẫn có điểm phù hợp với em là đập không vỡ, dùng mãi chẳng hỏng, vẫn mới. Nghe đèn em cũng thấy hay, nhưng đúng như bác garbolino nói, nó cũng có nhiều điểm dở về tài chính, đặc biệt khi muốn Đổi gió, mà chơi đèn sẽ thường xuyên phải ĐỔI GIÓ và dễ bị cuốn vào vòng xoáy đổi chác, nâng đời, cái này em cũng ngán rồi nên tạm dừng ở bán dẫn :lol:
Hôm trước em có lọ mọ kiểm tra công suất thật 1 cái ampli đèn DIY và 1 ampli bán dẫn DIY. Hai cái có công suất như nhau, chưa hiểu sao cái ampli đèn nghe to hơn hẳn cái bán dẫn. Em chưa giải thích hợp lý được, bác nào biết nói em biết với.
công suất của đèn thường là classs A còn bán dẫn thường là classs AB... cho nên VD 50w của ampli đèn sẽ nghe to hơn 50w bán dẫn,hihihi
To hơn em nghĩ là do cách mà amp nó điều khiển cái loa. Amp đèn => current drive, cố gắng áp 1 dòng điện cường độ xx lên tải loa Amp bán dẫn => voltage driver, cố gắng áp dụng 1 hiệu điện thế không đổi xx lên tải loa Khi tải loa (trở kháng) vọt lên cao => amp đèn nghe to hơn amp bán dẫn
Em thì thấy nói đến độ động của loa là nói đến tốc độ tải hiện âm thanh ấy. Không biết đã đúng chưa các cụ nhỉ ? Một đôi loa có độ động tốt đi kèm với amply, pre... có độ động cao thì khi đánh nhưng đoạn cao trào với tiết tấu nhanh thì âm thanh sẽ không bị rối => vẫn nghe ra tiết tấu, nghe ra rất nhiều nốt của rất nhiều nhạc cụ chơi ...
Cái này có phải bác nhầm với công suất không ạ ? Nếu quẳng cái công suất đánh loa sân khấu của những buổi biểu diễn Live ( dù biểu diễn live nhưng đa phần vẫn dùng micro để hát, dùng micro để đưa âm nhạc từ các nhạc cụ vào amply chuyên nghiệp của họ rồi mới đẩy ra loa cũng chuyên nghiệp của họ) của các ban nhạc vào loa nhà mình thì đúng là cháy thật :lol:
Không có chênh áp làm sao sinh dòng được cụ nhẩy. Trở tỉ lệ nghịch với dòng, nếu trở tải tăng thì dòng giảm chứ.
Em chưa cụ thể nó to hơn bao nhiêu, nhưng nó to hơn hẳn mà chưa bị rối. Bán dẫn thì rối nhanh hơn, nhất là lúc nhiều nhạc cụ. Có lẽ nó liên quan đến việc bán dẫn khi quá công suất nó cắt cái ngọn hình sin như chém dao còn đèn thì nó cũng cắt nhưng cắt cong chứ không thẳng như bán dẫn nên cảm giác rất méo nhưng không rối và khô cứng như bán dẫn. Có lẽ có cái hình minh họa thì trực quan hơn.
Bán dẫn cho âm thanh dễ bị rối hơn đèn ạ ? bác nghĩ cái hình sin bị chém phẳng và chém cong là biểu thị của méo trong âm thanh ?
Em chưa nói dễc rối hơn, chỉ so 2 ampli cùng công suất. Cong hay thẳng đều là méo ạ. Vấn đề là tai dễ nhận ra hay chấp nhận cái méo nào.
Độ động chính xác là khả năng thể hiện sự khác biệt về cường độ âm thanh chứ ko phải tốc độ tái hiện. Độ động càng cao thì càng thể hiện rõ hơn các khác biệt nhỏ về cường độ âm. Và chẳng thể nào có cái chuyện nhét độ động của chơi live vào loa thì cháy loa, chỉ có cái là nhét vào ko được thôi :mrgreen:
Em cũng lượm lặt trên này rồi le te lại thôi. Sô lít cắt ngọn tín hiệu cái xoẹt đứt luôn. Còn Tube thì "Dao cùn" nên cò cưa mãi mới đứt nên tù dần chứ không thẳng như em kia. Chẳng biết có phải cắt xoẹt nhanh quá nên nghe sắc còn cắt chậm thì nghe êm hơn. Mà cũng chỉ lúc quá nội công thì mới cắt đầu đuôi chứ dư công lực thì cả 2 em đều không cắt ciếc gì cả :wink:
Re: Âm thanh của đèn... Không dấu gì các bác, em đã nghe bộ dàn, ampli, loa trị giá 175 triệu (giá năm 1992) không biết bộ ấy có ra hồn không? (Riêng bộ loa mỹ có 6 thùng, 2 thùng loa Bass : loa đường kính 450mm/loa ...)
Em đoán là bộ 5.1 rồi. Nếu đúng là 5.1 thì sao đại diện cho âm nhạc sì tê mà anh em đang chơi được hả bác ? :wink:
EM không đồng tình với ý kiến của cụ lắm => chém thêm tí cho ra ngô ra khoai nhỉ ! Nói như cụ thì độ động chỉ giúp ta tái hiện chính xác cường độ của từng "nốt" . Vậy với rất nhiều nốt ợc cơi với tiết tấu nhanh, và có cùng cường độ thì thuật ngữ nào để nói về tốc độ tái hiện của từng setup. Hay nói đơn giản hơn là với một setup chơi đoạn nhạc đó bị dính, rối với một bộ mà nó chơi không dính, không rối thì nó khác nhau ở cái gì ? Từ xưa em vẫn nghe "giang hồ" dùng thuật ngữ độ động để nói về khả năng tái tạo những đoạn chơi tiết tấu nhanh, nhiều tầng lớp của bản nhạc => có thể hiểu nôm là tốc độ thôi. Và cái tốc độ này nó cũng không phải là tính chi tiết của setup. Vì với những bài nhạc có tiết tấu trung bình thì rất nhiều bộ chơi rất tốt, rất chi tiết nhưng khi gặp phải tiết tấu nhanh thì vẫn rối...
Kính bác, mới nghe bác mô tả sơ sơ thì em thấy ... giống một dàn xem phim hơn :? Bác vào Topic Hồ sơ Audiophile chơi đi ạ.