May wá , dàn xì tê nhà em kô có cái "điểm ngọt" , ngồi - nằm kô hề hấn chi :lol: còn khoản sound stage nó lùi hay tiến , rộng với hẹp là do bản ghi thui - nhất là mấy cái live recordings
Nghe loáng thoáng qua thì thấy hay nhưng mà đem về nghe nghiền ngẫm thì có hay nữa không vậy? Em rất sợ bị cảm giác đánh lừa.
Hôm nay cái Pre nhà em trở chứng kêu chỉ 1 bên vào lúc 5g30 sáng .Em vẫn lì lì ngồi nghe!!! Chợt không nghĩ đến âm hình nữa mà chỉ tập trung vào âm....hồn Quá đã các bác ơi..........
Không gian và âm hình trong audio khác với không gian và âm hình của điện ảnh.( Khổ lắm…,lại không gian , lại âm hình ,muốn tránh mà chả được) Trong audio ( xin hiểu là sân khấu âm nhạc truyền thống ) không có khái niệm trước sau mà chỉ có khái niệm gần xa. Hệ thống 2 kênh Stereo đủ khả năng tái tạo lại hiện trường của không gian này và thực tế là trước đây , hiện nay và sau này người ta vẫn thưởng thức nó. Đối với điện ảnh vấn đề lại khác , do phải tái hiện không gian động, hệ thống 2 kênh không thể hiện được cảm giác trước và sau cho người xem ,do vậy hệ thống đa kênh ra đời để khắc phục khiếm khuyết này .Các phần mềm nọ kia, các chuẩn nọ chuẩn kia của âm thanh đa kênh cũng lần lượt xuất hiện là để hoàn thiện cho chính nó . Như thế cần hiểu là hệ thống âm thanh đa kênh ra đời là để giải quyết cái không gian, cái âm hình khi xem phim , tức là để phục vụ cho mục đích riêng chứ không phải và không thể nhằm loại bỏ hệ thống 2 kênh Trong sự phát triển của xã hội,đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật phục vụ đời sống không có rào cản nào cản bước con người tiếp cận với cái tiến bộ, cái hoàn thiện .Các tính toán phục vụ cho lợi ích riêng cũng chỉ tồn tại được một lúc nào đó chứ không cản bước được nhân loại . Hệ thống âm thanh đa kênh rất cần với điện ảnh nhưng lại không cần với nghe nhạc truyền thống chứ việc đắt đỏ của thiết bị, vì bản quyền mà không đến được với người nghe chỉ là thứ yếu . Đặc biệt là với mấy ông chơi Audio mà sự nghe” lấy sướng làm đầu” Nếu ở phương trời nào đó , ở sân khấu nào đó người ta ôm nhạc cụ chạy lòng vòng xung quanh khán giả để biểu diễn .Em sẽ nịnh vợ mua 1 bộ đa kênh HIEND về để nghe. Bây giờ đi nghe ca nhạc thấy ca sĩ chui xuống với khán giả nhiều rồi :lol: Lại thêm vài lời thô thiển nữa , mong các bậc cao nhân chỉ giáp
Em xin có ý kiến thêm là sau khi em nghe nhạc sống ở bên Ý và nhạc giao hưởng trong thính phòng theatre em nhận thấy rằng âm thanh của nhạc rất là vang dội 3 chiều nghĩa là khắp từ không gian từ trước mặt cho đến trên trần nhà cũng như là trái phải chỉ không chỉ là không gian trước mặt. Đây cũng là 1 lý do chính nghe nhạc sống xong rồi nghe lại những CD nhạc thâu lại nhạc sống đó nghe rất ... bịnh cho dù là thâu bởi những phòng thâu nổi tiếng thế giới. Em xin lấy 1 ví dụ là có 1 số người đã đi nghe buổi hòa nhạc của Yanni bên Hy Lạp sau khi nghe cái CD thu trực tiếp buổi hòa nhạc thì thấy không gian quá nghèo nàn chỉ bằng 3/10 lúc nghe sống. Theo em các bác nên kiếm vài ngàn đi qua hí viện (lò giác đấu) ở Verona (nơi Romeo Julietta tỏ tình) nơi trình diễn rất nhiều buổi hòa nhạc nổi tiếng thế giới. Thẩm âm xong rồi các bác sẽ có cơ hội thẩm âm và so sánh với cái dàn Xì Tê HIEND của mình. Lúc đó nhớ mang theo khăn lau nước mắt nhe các bác. Em biết có nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả trăm ngàn USD sắm dàn HiEND Xì Tê và ngay cả X.1 nhưng lại không dám bỏ ra vài ngàn USD đi qua Verona vừa chơi vừa nghe nhạc đâu thậm chí nghe hòa nhạc sống ở theatre gần nhà mà còn chưa đi nữa. Sau đó cứ ngồi nhà mà nghĩ dàn mình nghe y như nhạc sống thế mới lạ ??? Thật ra cái sự nghe nếu nó đi liền với cái sự nhìn thì mới trọn vẹn 10/10 chứ nghe không chỉ có 7/10 thôi các bác. Và từ từ các bác sẽ thấy thế giới và con người sẽ từ từ thay đổi đấy ạ ....
Hihi , mấy cái kiến trúc hí viện nó cũng khuếch đại âm thanh đấy cụ nhể :lol: mấy chỗ đó nó có xài điện thanh kô hả cụ - cứ như ở Nhà hát lớn HN bây giờ nghe chán chết :lol:
Lạ thật , sao nhà hát bên đó tiêu âm kém thế hả bác ? Vâng, thật tội nghiệp, sao lại có người như vậy nhỉ ? Vâng , trong mục thư dãn nghe đâu cũng có nói đến chuyện này rồi bác ạ
Nhà ta dùng tiêu âm vì không muốn chật rơ âm thanh nguyên thủy từ cái loa chứ hí viện người ta đâu có xài tùm lum vậy. Hí viện người ta còn lợi dụng độ vang của không gian xung quanh để tạo sự khuyếch đại âm thanh tự nhiên đó các bác ạ. Thời cesar làm gì có ampli hay microphone mà 1 mình cesar với giọng nói căng cuống họng lên nói cho đến 5000 người nghe giọng thật của ông ta chứ dùng microphone, mixer, ampli, loa ... coi chừng lộn giọng tên nô lệ hay dũng sĩ giác đấu nào thì khổ
Nghe bác nói đến đây là em hiểu rồi. Bác Dztronic chưa xem mấy chương trình Tivi nói về cách sử lý âm học của người La Mã rồi. Không phải "người ta người ta còn lợi dụng độ vang của không gian xung quanh để tạo sự khuyếch đại âm thanh tự nhiên " mà là giảm thiểu âm phản xạ dẫn đến làm suy yếu nguồn âm. Nghe các bác luận bàn vui quá em xin ghé một câu : Dàn nhạc nào biểu diễn mà không khiến người nghe cảm nhận được âm hình thì người bố trí dàn nhạc và người chơi "Quá Dở". Bản thu âm nào mà không giúp người nghe thấy được âm hình thì có lẽ là bản thu "Dở". Bộ dàn nào không tái tạo lại được âm hình thì là bộ dàn "Hơi Dở". Người nghe không thấy được âm hình là .... Dở Hơi. Just for fun.
Em dùng từ khuyếch đại là không đúng mà chính xác phải là chống hay giảm thiểu sự suy giảm. Người ta dùng hiện tượng chồng chất đồng pha để âm thanh tới và âm than phản xạ chồng chất nhau nhưng đồng pha để tránh hay giảm thiều độ suy giảm cường độ âm thanh. Cám ơn bác nhiều nhé. Cũng vì hiệu ứng này mà colloseum sợ động đất lắm cho dù chỉ là chấn động nhỏ
Chỉ với 2 cái tai , con người đã có thể xác định một cách tương đối chính xác vị trí nguồn âm trong kô gian - có cần thiết thêm X.2 cái tai nữa để làm công việc này kô nhể :lol:
thêm cái hình cho sinh động :wink: Bộ này do 1 cao thủ setup (bác nào đã được nghe chưa ?) Các bác cho đánh giá nhận xét & bình loạn cho vui :lol:
tai một người bình thường có thể xác định một cách chính xác vị trí của nguồn âm thanh. VD như đang đi bộ trong một con hẻm và có tiếng còi xe máy muốn vượt đằng sau lưng thì gần như tai người đi bộ có thể cảm nhận chính xác tiếng còi ở gần bên tai trái hoặc bên tai phải và tránh sang phía lề đường an toàn. :lol: :lol: :lol:
Các bác có thấy các vị danh tướng thời xưa trên phim ảnh còn có thể nghe tiếng gió rít mà nghiêng đầu tránh và thò tay chụp tên ko ạ.Theo em thì các nhà làm phim ko dám bịa ra hoàn toàn những chi tiết kiểu như thế này đâu các bác nhỉ.
Không chỉ dựa vào tai đâu ạ, còn dựa vào cái giác quan thứ sáu nữa ạ. Chắc cái này nhiều người có, đặc biệt là phụ nữ: các bác thử nhòm chằm chằm vào ót (sau gáy) một cô xem cô ấy có tự dưng quay phắt lại nhìn bác không.
Bác cho phép em giơ tay xin hỏi bác hai câu ngắn gọn thôi ạ : 1- Đã bao nhiêu lần bác nghe nhạc đa kênh (SACD, DVD-A. DTS-Audio...) rồi ? Với hệ thống chất lượng thế nào (xem phim không tính) ? 2- Nếu nghe nhạc mà không thấy hay, thấy "sướng" thì xin hỏi bác nghe nhạc để làm gì ...ạ ? Phải chăng bác sắm đồ nghe nhạc để cổ vũ phong trào ? Thân mến!
Giao thoa là do góc độ phát tán âm của loa và vị trí đặt loa chứ đâu ăn thua đến mở to hay mở nhỏ đâu bác chỉ trừ khi bác mở quá nhỏ biên độ sóng chưa đến điểm giao thoa đã xỉn nên không tạo thành giao thoa thì cái này khỏi bàn (ậy nó lại rất quan trọng cho truyện âm hình của các bác đang bàn đấy). Bác chịu khó ngồi xuống vẽ góc độ phán tán âm thanh từ 2 loa cho Xì Tê hay nhiều loa cho X.1 thì sẽ thấy ngay vùng giao thoa ngay thôi mà.
Món này hay quá,em rất thích nhưng lại ko có năng khiếu vẽ vời.Bác Dze có thể giúp em mở mang kiến thức được ko ạ.Cámown bác nhiều.
Ậy quên mất, cái này em thắc măc cũng lâu rồi mà ko bít hỏi ai, Nhân tiện bác nêu ra thì bác giúp em mấy cái thắc mắc nhé, cám ơn bác trước ạ. Bác nói giao thoa là do góc độ phát tán âm của loa vậy góc phát tán âm của các loại loa từ min tới max là bao nhiêu độ ạ.Vị trí đặt loa có thể hạn chế các điểm giao thoa của âm thanh trực tiếp từ loa nhưng còn âm thanh phản xạ thì em thấy bác chưa đề cập đến