Em thì thấy việc thiếu hay thừa bass nó lại liên quan đến việc "no hay đói" nữa bác ạ. Lúc ăn cơm xong thì em nghe nhạc phê lắm, bass căng tròn lăn như quả bóng các kiểu. Nhưng lúc e đói thì em cứ đòi "bát nữa, bát nữa" cơ :lol:
Chắc cũng đến thế mất thôi. Mà cũng phụ thuộc tâm trang thật, mới nghe không thấy sao, nghe một lúc mà tối mệt thì chấm ầm ầm ì ì :mrgreen:
Qua 2 trang tôi thấy rất nhiều ý kiến và những kinh nghiệm bổ ích. Cho nên không cái máy đo nào tốt bằng tai cả. Nói chung muốn hay thì cứ phải lọ mọ chuột bạch thôi :lol: :lol:
Cái kiểm nghiệm cuối cùng là cái tai nên cái máy đi trước vẫn tốt hơn, theo cái máy thì đường chéo phòng dưới 4.5m bác khó hoặc không nghe được dãy tầng dưới 50Hz, để có bass sâu đến 20Hz, hơn 8.5m. Cộng hưởng bass phụ thuộc vào set-up phòng ốc khá nhiều, chưa nói nó mạnh hay yếu, để nó càng sạch càng sâu thì phải xử lý tiêu âm 4 góc trước, phòng nghe chả khác gì cái thùng loa, ít nhất là góc bên trái sau loa, cách này luôn hiệu quả, rồi phải xứ lý đến các dãy âm khác, một bộ dàn trung âm, âm cao chưa tốt, chưa qua xử lý âm học thì cảm nhận âm bass càng tệ hại. Tiếp đến là xử lý.. bác, mục tiêu của âm trầm theo mình rất nhiều người theo đuổi nhưng mức độ chấp nhận khác nhau, và thực tế cũng khác sự tưởng tượng, dạng nhạc acoustic mình được nghe trực tiếp không có dãy âm trầm hoành tráng như kiểu bác mô tả. Loa nghe tốt âm trầm của Rock hoành tráng thì nó quá dư hoặc không đủ mềm mại để thể hiện được chất bass - acoustic - âm trầm nhạc cụ, ngược lại thì nghe nó ẻo lả, giả sử có 100.000$ mà bác vượt được giới hạn vật lý này thì cũng quá rẻ, chưa nói là các hãng sản xuất loa vẫn đang cần tiền của bác để tiếp tục.. nghiên cứu. :lol: Cái mình đang theo đuổi dễ chịu và dễ đạt hơn cái bác đặt mục tiêu với chủ đề này, mơ ước nhỏ nhoi chỉ cần chất bass trên thực tế kiểm soát hệ thống kiểm soát tốt, xuống sâu có cung có bậc được 30-37Hz + mềm là đủ đô, độ to lớn bé không quan trọng. :wink: ..nhưng vẫn chưa yên bác à. :lol:
Nghe các bác bàn về âm trầm mà thấy mê quá, âm trung, treble hay trầm gì em cũng mê nhưng mê nhất vẫn là âm trầm... Em vẫn tin cái gì cũng nên có tiếng nói chung ví dụ như: âm trầm là âm từ 20Hz đến 160Hz (hoặc 200Hz tùy tài liệu), vì khi đã có chuẩn chung rồi thì các kinh nghiệm hay nghiên cứu gì về cai chuẩn này mới nhân rộng ra được ạ. Mà muốn có điểm chung thì chỉ có nước dựa vào cái máy đo thôi ạ, chứ cứ như mấy cái thuật ngử cảm nhận riêng, kiểu như bass mềm, bass sâu, bass dưới sàn, trên sàn..vv... thì chỉ đem đàm đạo cho vui, hoặc để viết bài trên diễn đàn cho thêm vị chứ khó mà giúp được cho người khác lắm ạ. Em đã từng chứng kiến có bác nói rằng bộ dàn âm thanh này bas rất sâu và mềm, nhưng bác khác ghé ngang "thẩm âm" xong về nhà lại nói nhỏ: tiếng bass gì mà nó ỉu ỉu xìu xìu thế không biết.., tai mỗi người mỗi khác là vậy. Nói đến máy đo thì cũng vẫn chưa đủ ạ, bởi vì chung quy nó cũng là máy mà thôi, đâu thể thay thế con người được. Như vậy cần phải có người đo và phân tích các kết quả đo được nửa ạ, như mấy cái xét nghiệm y khoa ấy, cùng một phim phổi nhưng ông BS này thì bảo có bệnh, gặp ông khác lại phán bình thường....bó tay.... cái này thì anh em VN chúng ta thiếu nè, cần phải có người được đào tạo chính quy hoặc tự đào tạo một cách nghiêm túc... Trong lúc chờ sự xuất hiện của các chuyên gia âm học thì anh em lại phải nhờ vào đôi tai của mình, và như vậy thì các trang diễn đàn lúc nào cũng đầy kín các bài viết đầy chất thơ về âm thanh...., nhưng chẳng ai chịu ai cả...
Bác nói máy đo làm tiêu chuẩn e cho đo là một chuyện mà tìm được thông số thật sự của cặp loa là chuyện khác, nhưng có còn hơn không. Một vài căn phòng có những đồ vật hoặc dạng bẫy âm hút âm trầm 1 cách kỳ lạ, nhất là mấy điểm buôn bán máy, đo ở đó xong, có thông số "chuẩn", về nhà.. trật lất, thực tế kích thước căn phòng + tính chất phòng nào cũng cộng hưởng tự nhiên + hút âm tự nhiên của một số dãy tầng, trong đó có âm trầm. Mang nguyên đội kèn trống vào nhà, chắc gì đã ra thông số "chuẩn". :lol:
Một cách so sánh thật là hoàn chỉnh. Các bác nào chưa có kinh nghiệm nào thì nên tim hiểu và đi theo hướng này là hiệu quả nhất. Không biết bác ở HN không nếu ở HN thì mời bác qua tôi cho bác thửong thức Âm thanh trầm sàn. Thân
Thưa các bằng hữu, Thú thật: Mê và thích âm nhạc từ đã từ thuở nào, nhưng mà trong "VNAV MagicWorld" nầy thì mình vẫn là "newbie". Bấy lâu chỉ đọc để học là chính, nay xin có chút tấc lòng mạo muội xin bộc bạch cùng các bác. Cái sự tình "Bass-sound-Fall in Love" thì Phuni tui cũng đã phải lòng chàng âm trầm ngay từ thuở ban đầu, thế nhưng đã có lúc, khi mời bạn đến nghe chơi thì bị trách rằng sao mà bác thích "ùm ùm" quá! Thế là từ đó đành: "Nỗi lòng biết tỏ cùng ai Treble trong cánh cửa Bass ngoài chân mây" _____________________________________________________________________________ Xin bái tạ cụ Đặng Trần Côn (Nguyên tác Hán văn - Chinh Phụ Ngâm Khúc) và cụ Nguyễn Văn Siêu (dịch ra quốc âm) thứ lỗi vì đã phiên thơ các cụ cho hợp ngữ cảnh VNAV 2010. _____________________________________________________________________________ Kỳ án thứ nhất: "Cung thương là tiếng mẹ Âm trầm là giọng cha" Cũng vì cái tội mê bass mà với dàn cỏ đầu tiên, Phuni tui đã tháo cặp loa bass + thùng trong chiếc xe hơi và cái amply "theo xe" 12volt DC ra để trang bị riêng cho dãi âm trầm bằng cách lầy nguồn âm từ Super- Woobfer output của Receiver. Phải làm bộ nguồn 220VAC -> 12VDC cho phần nầy. Kết quả: Đúng là tiếng trầm nghe ùm ùm....đã lổ tai, nhưng...mỗi lần mình nghe nhạc thì bà xã và mấy đứa nhỏ lại thấy đả lổ tai và "qua thăm bà nội" (may mà nhà má mình ở kế bên, chứ không mà mấy mẹ con nó "về thăm ngoại" ở Bến Tre thì chắc mệt !). Đã vậy còn bị tiếng nhiễu ù ù khi tăng âm lượng... Thôi thì ru lòng mình vậy...có còn hơn không. Kỳ án thứ hai: "Khi đã yêu thì mơ mộng nhiều..." Lần nầy, khi dạo chợ Nhật Tảo, cơ may, đã lụm được một cặp Pre-Pow Diatone với giá vừa hay trong tầm lương CB-CNV. Đem về thế chân cho dàn bass "xế hộp". So với tiền nhân, thì cặp nầy cho tiếng trầm dễ thương, trong sáng và rỏ ràng hơn. Tiếng đàn bass thực sự tạo ra một dãi nhạc trầm chứ không còn là chùm âm trầm như trước... Trái tim tạm ngủ yên :roll: Kỳ án thứ ba: "Được voi đòi Hai Bà Trưng" Lần nầy thì tội lệ là do cha sửa loa Việt Hùng. Số là sau khi mò mẩm thì biết rằng: Viền loa sau một thời hạn hoạt động thì sẽ lão hoá (ôi, cái tứ đại khổ Sinh - Lão - Bệnh - Tử xem ra không chỉ hoá độ cho kiếp nhân sinh...). Giờ ngộ ra, xem kỹ thì quả nhiên viền của cặp loa bass đúng y chang là đã nhảo nhẹt khú đế rồi. Chuyện nhỏ nầy, bác Việt Hùng chỉ xử ba mươi giây là xong. Chỉ việc đem về lắp lại thì yên chuyện rồi. Thế mà lại ngứa miệng phỏng vấn chuyên gia loa của đất Sài Thành nầy mấy câu nguyên văn như sau: - Cặp Loa (driver) của anh ngon hôn em ? - Cũng được đó anh (em mới dán viền mà :lol: ). - Anh lắp và xài nó bằng cái thùng gở trong xe hơi ra nghe được hôn em ? - Chời,,,dân VNAV (nghe bass) thì phải có thùng đúng của nó chứ. Thùng loa của xe chỉ để nghe (đỡ) lúc chạy xe thôi anh ơi. (quá đúng luôn). Thế là phải kiếm cặp thùng thứ thiệt cho cặp driver bass mới xong, hạ quyết tâm là thế. Lại mò qua các chuyên mục về Loa, Thùng...Nhìn mấy cái thùng của nhà chuyên môn Made Vietnam thấy mê...nhưng giá thì còn hơn cả cái dàn của mình. Tại sao không thử DIY ta ? Mấy cha trên VNAV làm ầm ầm kia kìa. Lọ mọ tìm mẫu thiết kế...cũng lại nghe VNAV xúi...chọn kiểu thùng "Jensen Ultrareplex 12". Hai tháng trời, nhà mình thành cái xưởng mộc. Gổ, ván, tiếng ồn, mạc cưa và bụi bặm thì đúng là xưởng mộc...chỉ có điều là cái cần yếu nhất là ông thợ mộc thì lại là "amateur củ chuối". Amply vô địch và đám loa 5.1 lần nầy thực sự phải tản cư về ngoại.... Rồi cuối cùng thì sản phẩm cũng xuất xưởng... Lần nầy thì đúng là âm trầm nghe đã hơn thiệt (ơn trời), nhưng (lại chữ nhưng trời đánh), để dàn máy theo vị trí cũ (hướng theo chiều ngang nhà dài 6 mét) thì chịu không nỗi tiếng bass, nó "dội đạn" quá. Lại năn nĩ amply vô địch tập 2 (tập 1 là chiêu hồi bả từ Bến Tre về lại SG, với lời hứa từ nay anh không làm thợ mộc nữa, có cưa đục gì đó thì cũng action với thứ khác chứ không đục cưa với cây gỗ nữa !) "Cho anh xoay dàn máy theo chiều dọc của nhà". Chiều nầy được 8 mét. Và ơn trời, đúng là "giàu nhờ bạn", sau khi nhờ ông bạn già rất "uy tín" về phong thuỷ đến phán rằng "Âm" và "Phong" nhà nầy phải xoay theo hướng "trường sinh" thì mới khá ...thì phương án xoay hướng mới được duyệt. :wink: Kỳ án thứ tư: "Phước bất trùng lai Hoạ vô đơn chí" Xoay hướng "Phong Âm trường sinh" xong, tiếng bass ngon lành rồi (ngon như thế nào thì hạ hồi phân giải), nhưng còn tiếng trung....Ôi, xưa hướng "đoản vị" 6 mét bass thừa mid đủ...thì nay qua hướng "trường sinh" 8 mét thì bass đẹp mà mid lại hụt hơi. Đây mới thực là đại hoạ. Bao nhiêu công sức, mà đại công là "gạ gẫm" được amply vô địch rằng thì là mà :"Anh lao tâm khổ tứ cũng chỉ là mong em và mấy con nghe hay hơn chứ có riêng tây chi mô"...thì bây giờ Phương Dung, Thanh Tuyền, Hoàng Oanh, Phương Thanh, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương....chỉ còn nghe giọng xa xăm nheo nhéo chứ không bằng trước khi "đục đẻo". Cơ sự nầy thì Audiophiler hay thợ mộc củ chuối gì chắc cũng có nước chui xuống gầm bàn chứ còn mặt mủi nào mà lên giọng với vợ con đây ?!. Kỳ án thứ năm: "Trời sinh Bass sao còn sinh Mid" (Kính bác Chu Du thứ lỗi coppy right ) "Lỗi nầy cũng tại Việt Hùng"...ơn đền oán trả....mang cái mặt thất bại toàn tập đến "tường trình" cớ sự...Nghe mình phân trần trút bầu tâm sự, chả không thương thì chớ, lại tỉnh bơ mà đủng đỉnh phán như sau: - Hay là anh lấy cặp nầy về thử coi - Compresssion Speaker FOSTEX D582 - Em mua nó về mà làm biếng quá không làm kèn (horn) cho nó cất giọng được. Nếu anh gan (tiếp tục DIY cặp horn gỗ), thì bảo đảm anh sẽ không thất vọng về chất lượng của nó đâu. "Thôi thì một liều ba bảy cũng liều Để xem Bass đẩy thân Kiều tới mô" Thân già mà phải vác hai quả tạ từ Nguyễn Kim về Gò Vấp. Đã vậy về tới nhà còn bị amply vô địch chọc quê: - Ủa, lúc nầy em thấy sức đục cưa của anh khá lên nhiều rồi mà còn tính tập tạ nữa hả ? Thôi thì đành "ôm một mối căm hờn trong củi sắt" mà thầm nhủ rằng...Hãy đợi đấy. Tìm hiểu về horn cho compression speaker thì mới biết là mình "gan" thiệt, thiệt ra là liều mạng mới đúng. Horn gỗ made in VN thì lại "cũng thấy mê...nhưng giá thì còn hơn cả cái dàn của mình". Một người bạn hiền trong VNAV thì có lới khuyên chí tình như sau: - Anh kiếm cặp horn của Altec Lansing là chuẫn nhất. Nhớ là lớp sơn của nó phải còn nguyên thuỷ thì mới đạt đúng chất âm. Cấm sử dụng loại sơn lại. Giá bây giờ chừng bốn năm vé hà. .... Để rồi, cuối cùng, may mà gặp được ông thợ tiện gỗ. Nhưng ổng chỉ tiện được một nửa thôi, phần còn lại, để thông suốt đến phần throat của driver, lại phải phá vỡ lời thề, đục một ngày trời nữa. Cuối cùng...may mà nó cũng kêu. Bây giờ mình mới thấm thía cái slogan của một bác trên VNAV rằng : "Sau mấy năm lao tâm khổ trí vì DIY, giờ đây em chỉ mong được ngủ 1 đêm ngon giấc, được sống với tuổi của mình... " Khúc vĩ thanh: Bây giờ là cuối năm, Saigon thĩnh thoảng có vài cơn rét ngọt hiếm hoi và ngoài ấy mọi người đang rộn ràng cho SUMO contest giữa cái lạnh của Hà Thành trong sương khói đầu đông. Thắm thoát mà VNAV đã được 5 năm vui buồn sướng khổ. Từ ngày lỡ dại theo thằng bạn già xúi bậy, dấn thân vào con đường audio đầy lao lý....nay nhìn lại, xem ra mất mát cũng nhiều...mà rồi gẫm lại, cái được xem chừng còn có lẽ nhiều hơn... Với tay mở một bản nhạc từ cái CD cũ, cũng cái dĩa ngày xưa, bây giờ tiếng trầm đã ấm hơn, đã đầy hơn, đã ngọt hơn. Các cung trầm đã liền lạc hài hoà thành một dòng nhạc riêng, nó vừa làm một cái nền vững chắc cho tiếng thanh vừa như nâng như đẩy cho các cung thanh đượm màu và bay bổng. Tiếng trầm làm cho căn phòng như rộng hơn, làm cho nhà mình gần với không gian của một đại thính đường...Nếu khúc dạo đầu của tiếng guitare trong bài Hotel California làm cho con tim của người nghe chơi vơi vọng tưởng về một hoài niệm của ký ức...thì khi tiếng trống bass nổi lên, đó là lúc lục phủ ngũ tạng của người nghe sẽ bàng hoàng vì niềm thăng hoa của cảm xúc dâng tràn... Có những cảm xúc mà việc diễn đạt bằng ngôn từ là một điều bất khả, cảm xúc của một audiophiler khi nghe một bản nhạc hay, là một trong những loại cảm xúc như thế. Người xưa đã rất tinh tế khi dùng cụm từ "Tri kỷ Tri âm" để chỉ cho các tình bạn tâm giao. Ở VNAV ta có những kết thành TRI ÂM như thế. Nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập VNAV, mượn đề tài nầy, mình xin có đôi lời thân gửi đến mọi người như một câu khánh chúc và tin tưởng về một tương lai ngày càng thành công hơn của Diễn Đàn. Thân mến.
Chơi và Cảm như thế mới đáng mặt anh hào, cần gì nhiều tiền lắm bạc, lâu lắm rồi mới có 1 bài viết để em phục như thế này. Cám ơn bác rất nhiều.
Chúc mừng Bác Phuni đã vượt qua nhiều gian khó, để tìm được cái mà bác hằng mơ ước Chúc bác mãi luôn có cảm xúc dâng trào, mỗi khi nghe dàn máy của mình !
Ôi tiếng bass, tôi đã tốn bao nhiêu tiền vì tiếng bass này. Một ngày kia tôi được vợ đồng ý cho setup 1 phòng nhạc riêng, có mua thêm mấy cái gối ôm, tranh sơn dầu làm tiêu tán âm, tôi chợt nhận ra mình thật phí tiền khi thay đổi quá nhiều thiết bị. Phần lớn các thiết bị của tôi đều đạt tiêu chuẩn, chỉ cái phòng nghe là chưa đủ.
Em cũng là gà thôi nhưng thực sự cũng giống như các bác, điều em quan tâm nhất vẫn là tiếng bass sâu lắng
Khá khen cho Cha này, chắc cũng " Thuốc" nhiều nên mới viết được như vậy. Thực ra âm thanh trầm trên thực tế nó có hay đâu ngắn ngủn, khô khốc, hầu hết họ không thích, mà chỉ thích tiếng trầm tái tạo lại trên các bộ âm thanh thôi. Chính vì vậy mà âm thanh trầm không có sự kết thúc.
Qua giai đoạn thích tiếng trầm "tái tạo" bác sẽ lại thích tiếng trầm giống thật, sau đó đến giai đoạn không thích tiếng trầm nhiều nữa, thoang thoảng kiểu toàn dải thôi. Sau thoang thoảng lại thích đậm đà kiểu vũ trường, sau đó là không thích nghe gì nữa để chuẩn bị die :mrgreen:
Cũng như đã có bác nêu ví dụ như; về việc chụp một cái Film phổi,sau đó phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của mỗi Bác sĩ,cho nên không thể nói là dễ hay đơn giản...vvv Nếu nó đơn giản như vậy em cho là giờ này Hội kèn Tây sẽ bùng phát như dịch H5N1 chú không lắng dịu như vầy. mà bác dọn dẹp cũng gọn hết rồi nhẩy 8)
Âm thanh trầm, đó là sự tái tạo lại tiếng bass như contrass bass, tiếng trống con, trống cái, kèm theo sự cộng hưởng của các nhạc cụ khác cùng với dải Mid và tweeter. Theo e tiếng bass hay phải thể hiện được rõ ràng tiếng contrassbass, trống con và trống cái. Khi tiếng trống con gõ thì phải thể hiện đúng là tiếng trống con, tiếng trống cái phải nghe rõ được tiếng rùi trống cũng như trên mặt trống phải có độ nảy gần như tiếng trống thật. E cũng đã được nghe 1 số tiếng bass loa 40cm, 50cm ở các cặp loa thấy đánh khá có lực, thậm trí gây áp lực trong phòng nghe, có cặp loa thì thể hiện tiếng bass rất sâu nhưng lại lì và không được nảy như tiếng trống thật. Có những tiếng bass thì nghe tiếng trống nào cũng giống tiếng trống nào, khó phân biệt được. Nói chung các hệ thống âm thanh để được tiếng bass hay là rất khó, nhưng để gần như thật thì phải có cặp bass hay và cung bậc phải rõ ràng. Sự chuyển tiếp các nhạc cụ phải nhanh và rõ thì mới cảm nhận được gần như trống thật.
Phần lớn các tiếng trống thì lại không nằm trong cái đoạn từ 20-50Hz bác ơi! Đoạn tần số từ 50Hz-60Hz trở xuống mới là cái gây đau đầu nhiều nhất do phụ thuộc nhiều vào phòng nghe, vị trí ngồi nghe và vị trí đặt loa. Phần tần số này lại cũng gần như khó khắc phục bằng tiêu tán âm! Rất nhiều bác có vẻ không có thiện cảm nhiều với việc dùng máy móc để đo quá! Có điều, phần lớn các chỗ mà ta cho là có âm thanh tốt như: nhà hát, rạp chiếu bóng, phòng thu,... thì người ta đều rất chú ý đến vấn đề âm học trong thiết kế và thi công (tỉ lệ kích thước, vật liệu thi công,...). Ngoài ra, việc lắp đặt các dàn loa cho những chỗ như thế này (nếu có dùng) thì thường đều do các chuyên gia của các hãng với các máy móc đo đạc đàng hoàng. Các hãng làm loa cũng dùng máy đo, các hãng bán loa đắt tiền cũng thường có chuyên gia với máy móc sang tận nhà người mua để hỗ trợ việc set-up! Còn nếu nói nghe bằng tai và cảm nhận thì mỗi người mỗi khác! Vài ý kiến tham gia cùng các bác ạ!