Vậy dòng sụt 1/2 của thứ cấp hay của rectifier ạ? Nguồn cho amp nếu làm mới thì e không ngại. Nhưng muốn tận dụng đồ sẵn có cho rộng nhà. Cảm ơn bác quan tâm.
Bác thấy sự khác biệt có thể do sụt áp của đèn GZ34 ít hơn đèn 5U4 chăng ? chẳng hạn : khi bác nắn bằng 5U4 được 400VDC , bác thay bằng GZ34 sẽ tăng thêm một ít Vôn . Theo xxx ý của tôi thì đèn nắn khác nhau không thay đổi chất lượng âm thanh nếu như điện áp B+ cho ra bằng nhau , kể cả nắn bằng diot bán dẫn cũng vậy , mặc dù cả thế giới nghĩ khác , bởi lẽ vấn đề này rất là mơ hồ , nặng về ảo giác . Ưu điểm đăc biệt của đèn van là điện áp B+ tăng lên rất từ từ , nên tôi vẫn thích nắn bằng đèn van hơn , bởi vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao độ bền của đèn công xuất .
Chào bác, Đương nhiên là có lý do khác biệt do thay đổi điện áp. Nhưng kể cả nếu cùng điện áp làm việc hoặc thậm chí cùng một loại đèn nắn nhưng khác hãng thì sự khác biệt vẫn tương đối rõ. Em xxx dốt nên theo phe số đông, (cả thế giới nghĩ khác) bác ạ :lol: Còn việc khác nhau giữa nắn bằng diode và nắn bằng đèn valve thì trên diễn đàn nhiều anh em đã bàn khá sâu rồi. Còn việc điện áp dâng lên từ từ thì cũng tùy từng loại đèn valve bác ơi Tất nhiên tranh luận xung quanh vấn đề này cũng giống như tranh luận giữa digital và analog, giữa đĩa xịn và đĩa chép, giữa cáp nguồn xịn và không xịn, có nghĩa là bên này rất khó thuyết phục bên kia. Thôi thì em tín ngưỡng về đèn valve thì em cứ theo đuổi cái tín ngưỡng mơ hồ ấy vậy! Có gì không phải bác bỏ qua nhé!
Bác có thể thấy rất nhiều hãng rất nổi tiếng trên thế giới không nắn bằng đèn van nhưng vẫn cho âm thanh đỉnh cao như thường .
các bác cho em hỏi đèn PY88 dùng nắn cho tube audio đựoc không ạ?nó có điểm gì khác so với đèn nắn hay dùng như 5Y3,GZ34,6X4........ các ứng dụng cụ thể của đèn Py88 là gì ạ?em tra trên mạng nhung ít thông tin về đèn này quá thanks các bác
Ái chà, đây là loại đèn damper diode dùng trong TV, chịu điện áp đánh ngược trên 6KV và cho ra dòng max 220mA. Dòng đốt tim của nó tương đối nhỏ và loại bóng này thường có một ưu điểm là cao áp dâng từ từ, một ưu điểm mà nhiều loại đèn nắn đắt tiền như GZ34/5AR4 mới có. Đèn này dùng trong mạch SUMO áp cao hoặc mạch PP là rất hợp. Bác cứ mắc nó như một con diode thông thường thôi (nếu nắn từ nguồn có điểm giữa phải dùng 2 đèn, nguồn không có điểm giữa thì mắc thành cầu 4 đèn), tất nhiên là phải cấp đốt tim 30V cho nó, hơi khoai! Ngoại trừ vài nhược điểm như đốt tim không thông dụng, chân khó kiếm và cái núm rất nguy hiểm nếu không xử lý tốt thì đây là loại "thuốc độc" giá cực rẻ dành cho những anh em thích tính hiệu quả. Ngoài lề một chút: bác kiếm được ở đâu đấy ạ? Nếu bác thấy loại đèn này còn nhiều thì mách em để kiếm ít quả xài dần
Em xin được hóng hớt chút đỉnh: Nắn điện đèn van hay diode đều có ưu nhược về kỹ thuật và đương nhiên có thể khác nhau về chất âm do sự khác nhau về kỹ thuật đó tất nhiên cũng tùy theo nội công của người thiết kế và người nghe: a- Đèn van nắn phổ thông (5AR4, 5R4, ....) - Đèn van mỗi loại có độ xụt áp cao thấp khác nhau như thế nội trở cao thấp cũng sẽ khác nhau. - Nội trở khác nhau của đèn van khi kết hợp với tụ lọc sẽ tạo ra mạch lọc RC lowpass filter có góc tần số cắt khác nhau. Như thế khả năng lọc điện nhấp nhô cũng khác nhau. - Nội trở khác nhau tạo ra bộ nguồn cũng có nội trở cũng khác nhau vì tụ lọc lúc nào cũng cần thời gian nạp xả và bản thân tụ lọc trên thực tế không là tụ điện lý tưởng. Nội trở bộ nguồn khác nhau khi dùng trong ampli class AB hay B dòng điện thay đổi liên tục sẽ làm xụt áp tức thời có khác nhau giữa bộ nguồn có nội trở khác nhau. Như thế sẽ làm âm thanh cũng sẽ khác nhau khi có nhạc. - Đèn van không cho phép gắn tụ lọc trị số cao ngay sau nó giới hạn chỉ khoảng dưới 100uF. Muốn gắn phải qua một cuộn cảm hay điện trở. -- Ưu điểm: dễ xài, ít ồn chuyển mạch, điện thế lên từ từ bảo vệ toàn mạch điện và chịu ... nẹt điện như những bóng điện tử khác. Do có nội trở nên đôi khi không cần trị số tụ lọc cao mà vẫn không ù. -- Khuyết điểm: đôi khi rất đắt tiền 1 cách vô lý, cần đốt tim, bị sụt áp cao, nội trở nguồn cao và tuổi thọ giới hạn. b- Đèn van TV Damper (6D22S, PY88, ....) Hoạt động tương tự như đèn Van nắn bình thường có vài điểm đặc biệt - Có độ xụt áp thấp. - Tim đèn cách ly với cathode và thường có thời gian đốt tim khá lâu. - Cho dòng xung tức thì khá cao lên đến cả 1A - Thường đòi hỏi công suất đốt tim cao hơn những bóng van bình thường. - Thường có mũ chụp anode do hoạt động điện thế cao. - Thường dùng chân cắm TV như Magnoval hay Compactron. -- Ưu điểm: khá rẻ tiền, rất ít ồn chuyển mạch (có lẽ ít ồn nhất so với các linh kiện khác), điện thế lên từ từ bảo vệ toàn mạch điện và chịu ... nẹt điện như những bóng điện tử khác và chịu rất cao nữa là đằng khác. Có nội trở khá thấp nên ít xụt áp và khi kết hợp với tụ lọc cũng tạo ra mạch lọc RC phần nào. -- Khuyết điểm: chân cắm không phổ thông và ít phổ biến ở nước ta, đốt tim công suất thường cao hơn đèn van thường (nhưng lại dùng 6.3V nên cũng có điểm lợi), tuổi thọ giới hạn. Phần đông có anode cắm trên đầu hơi bất tiện và nguy hiểm. Tất nhiên cũng có loại không có anode trên đầu các bác ráng tìm nhé em không nói đâu hí hí .... Do tim đèn cách ly cathode nên lúc xài chú ý nối mạch sao cho hiệu thế giữa tim đèn và cathode không vượt quá giới hạn cho phép. e- Đèn van thủy ngân (loại đèn cho ánh sáng xanh) Tính năng khá giống đèn TV Damper nhưng có vài NHƯỢC điểm là ồn rất cao và trước khi xử dụng phải bật tim đèn trước cao thế nếu không muốn nẹt lửa làm tèo những linh kiện khác. ƯU ĐIỂM so với đèn Damper là cho ánh sáng xanh (kẹt lắm em dùng LED đèn xanh thay thế bóng Mercury cho ... đẹp và lành) d- Diode nắn điện Cái này khỏi phải bàn chắc ai cũng biết. Nhưng có vài điểm đặc biệt - Xụt áp thấp (0.7V cho diode Silic và 0.5V cho Diode Schotky) - Nội trở thấp nên gần như không còn tác dụng của mạch lọc RC. Đây cũng là lý do nhiều người dùng diode nắn cần nhiều tụ lọc trị số cao hơn dùng van - Cho phép gắn tụ lọc trị số lớn kế diode không sợ hư. - KHả năng cấp dòng rất cao rất thích hợp cho ứng dụng cần dòng cao cấp kỳ. -- Ưu điểm: dễ xài, rẻ tiền, ít xụt áp, nội trở nguồn thấp, không cần đốt tim, kích thước nhỏ, xài gần như vĩnh viến không cần thay thế. -- KHuyết điểm: dễ chết nếu không cẩn thận cho dù có cẩn thận cũng có thể chết bất đắc kỳ tử và có thể kéo luôn cái lọc nguồn hay biến thế nguồn tèo theo. Độ ồn chuyển mạch rất cao đối với diode Silic và ít hơn nếu dùng diode Schotky (nghe ra tiếng ồn chuyển mạch không lại là truyện khác) Do điện thế lên cao ngay lập tức dễ làm chết hay giảm tuổi thọ của toàn mạch. Tóm lại: tiêu chí xài của em nếu có điều kiện là: đèn van Damper, kế đó là diode và sau cùng là đèn van bình thường. Còn lười biếng thì em cứ phang diode HEXFRED. Kẹt nỗi em còn quá nhiều bóng nắn van loại bình thường không biết làm gì đây
tại sao bác bạch dương bảo là đốt tim 30V,trong khi đó bác dztronic lại bảo là đốt tim 6,3V. loại của em có núm và là loại có 9 chân tăm. bác bạch dưong có thể gửi cho em cái sơ đồ nắn dùng 4 bóng không ạ? bóng này có nhiều lắm.đã pm cho bác bạch dưong. thanks
Ấy vậy mà em thấy có 1 bác được mệnh danh là cao thủ ở HN lại khuyên người ta đổi chân cắm để dùng đèn 83 của USA thay thế cho mấy cái đèn của Nga, TQ họ nhà 5AR4, 5U4, 5Y3... cho nó ... xịn ... Kể ra thì dùng trong các Ampli DIY thì không sao vì chủ nhân cũng hiểu bật cái công tắc nào trước, cái nào sau nhưng đằng này bác ấy lại nâng cấp cho khách hàng vào những cái Ampli đồ hãng đắt tiền mới kinh. Em thấy mấy ông khách mới thay xong khen nức trời luôn. Không biết sau đó như nào ????
@ 2 đại ca Dztronic & Tungcd149: đèn thủy ngân đâu có tội tình gì ghê gớm mà các bác hắt hủi nó thế? Theo em biết thì một số hãng sx tube thuộc loại hi-end, chẳng hạn như Electroluv, vẫn khoái dùng đèn nắn mecury vapor. Chẳng lẽ họ chỉ thích thứ ánh sáng xanh xanh đẹp đẹp? Theo kinh nghiệm riêng thì đèn 83 nếu so với 5AR4, 5U4 của Nga Xô và Trung cộng rõ ràng hơn đứt, đặc biệt nếu bác nào thích tiếng bass thì 83 là sự lựa chọn tốt. Tất nhiên nếu so với mấy cái 5AR4/GZ34 trong kho bác Tùng thì nó kém hơn, nhưng xét về tương quan chất lượng/giá thành thì khó nói lắm. Anh cao thủ đó cũng có cái lý của anh ta đấy chớ. Chỉ có điều phàm là cao thủ thì ít khi bộc bạch :mrgreen: nên bác CT đó không hướng dẫn người dùng phải làm 2 cái công tắc để bật đốt tim đèn 83 trước, bật cao áp sau.
Xin hỏi các bác cái 6cj3 TV damper diode dùng có tốt không và ở Hà Nội thì kiếm nó ở đâu ạ? Tôi thấy cái amp trong hình dùng nó và bảo là tốt lắm. Mà tại sao gọi nó là damper (trong TV màu mấy cái đèn đó damp cái gì và trong tube amp thì nó damp cái gì ạ)?
Thực sự thì bật cái nào trước cái nào sau thì cũng hư đèn ráo đó bác . Vì tụ lúc đó xả còn zero volt . Mà đối với C input cở 47uF(trong trường hợp thay thế cho mạch có 5U4G, GZ34 ... mà bác nói ăn đứt ), AC 380V thì thời gian T sẽ làm 83 chết tốt . C input cở 10uF mà phải là non pola mới sài tạm được . Tốt nhất là dùng choke input cho 83 đê .
Chị nói thế oan cho em lắm! Chị không tin thì cứ lấy sách RCA Radiotron Handbook xem phần cách xài và ứng dụng bóng Mercury là bít liền. Bóng nào cắm cao thế mà không bật tim đèn đều làm giảm tuổi thọ của đèn. Nhưng với bóng thủy ngân thì sẽ gây nẹt lửa chứ không giống như những bóng nắn điện khác. Việc dùng bóng thủy ngân thế chỗ cho những bóng nắn điện khác làm thay đổi âm thanh là truyện cũng rất dễ hiểu vì nó làm tăng áp lên và nội trở nguồn cũng được giảm xuống. Có điều khi thay thế cẩn thận vì tăng áp tuy chỉ vài chục volt có thể làm nhiều thứ trong mạch sẽ mau tèo đấy. Các hãng super-killer-hiend dùng bóng Mercury vì có lý do riêng của họ. Bóng thủy ngân là bóng nắn điện chịu được điện thế rất cao và cho dòng lớn. Như thế rất phù hợp cho những ampli khủng bố dùng 2 - 3kV (volt cao) và class A2 hay AB2 (dòng cao) cỡ như 833 .... đã vậy còn đẹp nữa. Diode thì họ không thích chơi vì đã là tín đồ tube thì nhiều người cho rằng NO SOLID STATE rectifier. Còn ồn thì lúc nào cũng có đó thường là tiếng xì ở tần số cao nhưng hầu hết ampli tube đều dùng OPT nên đã giảm thiều và cho dù có xì xì 1 chút đôi khi người ta cũng không nghe ra hoặc chấp nhận nó phần nào vì nhiều ampli không dùng bóng thủy ngân vẫn có thể cho ra tiếng xì nên ... nô bóp lầm. Các hãng làm ampli khủng bố này đều hy vọng không ai lật cục ampli chổng ngược làm thủy ngân văng tung tóe. Nếu chị Bạch không tin thì lấy bóng 83 lộn ngược lại rồi lắc lắc vài cái cho thủy ngân văng tung tóe trong đèn rồi cắm lại vô ampli bật contact điện xem có dzui hông
Em đâu có hắt hủi đèn thủy ngân đâu. Ý em là dùng đèn nào thì dùng, miễn là dùng đúng mục đích và vào đúng mạch yêu cầu thôi. Nếu có người mang cái Ampli ví như Audio-Note hay Cary vài ngàn $ đến nhờ bác nâng cấp đèn nắn thì bác có dám khoan thêm cái lỗ trên máy để lắp thêm công tắc hay không. Trước em cũng có khuyên khéo bác đó đừng lắp như vậy cho người ta nhưng bị mắng té tát là là kẻ hậu sinh không biết gì. Kể ra thì lúc đó cũng hơi bực mình và thấy xót cho mấy ông khách kia nhưng về nhà nghĩ lại thì thấy ... lâng lâng ... vì sớm hay muộn thì mấy ông khách kia sẽ đến tìm em mua đèn CS mà thôi.
Vấn đề đèn nắn quan trọng ghê! Bác nào có sơ đồ của mạch ổn áp cho pre mà ra được dòng cỡ 150-160 ma thì xin giứoi thiệu cho em 1 sơ đồ và 1 loại đèn- đèn ổn áp nào vừa rẻ vừa dễ tìm nhé! Em thấy đèn ECL82 vẫn chỉ chịu được dòng cỡ 55 mA! Vậy xin các bác giúp cho! xin đa tạ!
Trùi với dòng cỡ này hoặc là dùng 3 cây 6L6GC song song với nhau. Rẻ tiền hơn thì có thể dùng 6H13C hoặc 6C19P. Chán 160mA mà bác nghĩ đến 600mA thì có ... 6C33C-B
Loại đèn này trong bài viết của bác Dztronic ở trang trước có đề cập đến. Ở HN kiếm loại đèn diode damping cũng hơi khó. Bác có thể đặt mua đèn tương đương là 6D22S trên trang http://www.hi-endstore.com.
Khoai quá nhỉ! Số là em định nắn cho con rề ăn dòng 80mA 1 vế Tức dùng 4 đèn cho toàn mạch! nhưng không muốn ổn áp = bán dẫn. vậy xin các bác chỉ dùm thêm một vài vài Lựa chọn khác đi!! Xin đa tạ!
Bác ấy đúng đó, trường hợp ampli Sunaudio SV-XXX chạy điện thế hơi thấp, khi thay bóng 83 vô thì cao áp lên được hơn chục vôn nữa, tiếng trở nên căng và vững hơn... còn đèn CS thì thay vì 3 năm mới thay bây giờ còn 1 năm, em nghĩ chẳng là gì so với giá của cả ampli. Nếu là ampli audionote hay cary mà chơi kiểu này thì tuổi đèn CS chỉ còn tính bằng tháng thôi. Nhưng quan trọng là thay vô nghe ... đã hơn.