Cụ Lôt đừng cắt vỏ, để nguyên rồi cắm cả dàn sâu lên với tên là "Amp Hí téc+Hí èn toàn dùng tụ với BA" - ra chất âm như đèn :mrgreen: cho bà con choáng :lol:
Riêng cái đèn này nếu cắt ra , nhìn thoáng qua dễ nhầm là 417A hoặc 437 bác ạ . Thực ra ngày xưa em không thú vị lắm về chuyện NGHE NHÌN , nhưng thực tế quả là phong phú các bác ạ . Nhiều khi test mù rõ ràng đèn USA và USSR , Tesla , một số không phân biệt nổi , nhưng nếu sau đó cho khách hàng chọn : lấy cái nào cho bộ của mình, chắc chắn họ chọn đèn MỸ . Ngay trong hàng ngũ Mỹ thôi, nếu chọn giữa TUNGSOL, CHATHAM, SYLVANIA,GE, xu hướng chung sẽ là TUNGSOL . Còn nếu giữa SIEMENS, TUNGSOL,TESLA,USSR,TOSHIBA,SYLVANIA,cái nào chân mạ vàng ,họ sẽ lấy
Thật ra với âm ly đèn, nhất là DIY,nếu để bóng đèn ra ngòai thì phần nhìn được tăng lên rất nhiều và có khi thành một tác phẩm nghệ thuật cỡ Picatso ,nếu để bên trong thì dân ngoại đạo nghĩ rằng nó là âm ly bình thường có gì đâu đèn với đóm ,còn e đã là đèn rồi thì đèn phải phát sáng e mới lắp amly,nhất là mấy đèn nắn,mắt thần có ánh sáng đặc biệt.
TIẾP:Chức năng của chụp vỏ bên ngoài đèn là chống nhiễu,va đập,rung,giảm nhiệt...Nhất là bóng trên các thiết bị qsu (như máy bay c130A và của Nga...).Đúng nếu lắp bóng đèn toàn thân kín mít như các bóng GU50(trắng),sh7?(mầu đen)...thì phần nhìn có vẻ nhàm chán nhưng lại rất thần bí(như các cô gái đạo hồi vậy) Theo e nên dùng xen kẽ bóng có vỏ bọc và kô có vỏ bọc ngoài thì amly mới PRO.
Vậy sao 6C33C hoạt động nhiệt lượng lớn hơn nhiều , sao không có chụp ( được thiết kế hẳn hoi ) gì cả ?
Đấy là e nói chức năng phụ đối với bóng nhỏ thôi,còn bóng lớn đã có quạt thổi rồi...e còn có bóng bọc ngoài bằng sứ trắng của Mỹ cơ,hiện nay vẫn đang dùng trong...e rất thích hình thức bên ngoài của bóng гми-83 bác có ko she cho e với.
Thấy các cụ bàn tán vui quá em lôi con rề 4p1l trong gầm chạn ra cắm vào nghe lại, gửi các cụ tấm hình. Em này đúng là ngon bổ rẻ thật.
Con này em chạy Uak 104V,Ia 20mA, Ug1 -6V, opt 10k/600. Gain thấp thật vì trước có con IT 1:2 nhưng giờ đã bị tháo làm việc khác nên gain hơi hẻo. Đang chờ dự án IT để ấn vào :lol:
Cụ dí thêm con 2J27 vào trước con 4P1l đi. 2 con này nối trực tiếp. Cặp này đi với nhau hay lắm :mrgreen:
Biến áp nguồn của iem hết quân đốt tim roài nên nếu thêm đèn lại phải thêm biến áp ngại lắm, em sẽ thêm vào IT thôi cho nó thêm chút méo nữa :mrgreen:
Cụ nào mắt tinh dòm hộ em xem chân con 2J27L nó vàng hay tại mắt em kém Để cạnh nhau mấy con 2p17l, 12j1l, 4j1l với 2p29l, 2j27l thì thấy hai cái sau vàng hơn hẳn
Đây ạ, em đang đi ctac nên đk tác nghiệp k0 được ổn lắm , con 2J27L em chắc nhiều cụ biết rồi nên k0 mang về, chân nó màu y như con 2P29L này luôn.
2P29L cụ chê em nó có vết làm em sốt ruột...lột hết ra xem :lol: dòng P có khác, anot trông cứng cáp lắm Chân rỉ đây a. Em thấy lạ là hai phiến mica tren dưới để gông kết cấu đèn tròn xoe, k0 có mấy cái vấu răng cưa chống vào vỏ thủy tinh như các đèn khác.
Hiện nay em đang lăn tăn hai lựa chọn bóng chân loctan làm pre là: 4J1L (4Ж1Л) http://www.radiolamp.su/short/202/1/4z1l.GIF và 2P29L (2П29Л) http://www.radiolamp.su/short/202/1/2p29l.GIF Em k0 muốn dùng 2J27L hay 4P1L vì ngại xử lý đốt tim và cũng nhiều bác làm rồi,ngoài ra các bác cũng đề cập tới nhiều giải pháp kt hay cho loại đèn này rải rác ở các topic khác nhau, các bác check giùm hai con đèn trên và cho em xin lời khuyên nên dùng con nào? mạch gì?...hay là làm chuột cả hai :lol: @ Cụ Lot, cụ Quang-hn: bóng này em thấy nó có cái màn tráng kim loại chống nhiễu trên vỏ, được nối ra một chân --> các cụ có nối mát cái chân này k0 a?
2p29 thì em ko biết chế độ 3 cực nó thế nào chứ 4p1l thì đặc tuyến rất đẹp ở dải hoạt động rất rộng. với 4p1l thì chân 5 nối mas bác ạ.