Đường đến SS20XX

Discussion in 'Bán dẫn' started by conan4283, 17/2/09.

  1. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Trời, phục bác thật, bác làm thủ công mà pcb đẹp quá, rất chuyên nghiệp. :D
     
  2. Blue_wave

    Blue_wave Advanced Member

    Joined:
    29/12/05
    Messages:
    1.791
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hà nội
    Trình độ xử lý PCB của bác đạt đến bậc thượng thừa rồi đới :D
    Tới đây em có việc nhờ bác, bác cố giúp em nhé.
     
  3. 1413

    1413 Advanced Member

    Joined:
    29/9/06
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    HCM - Q11
    kiểu này em nghi bác dùng pp chụp bản rồi, chứ không chơi trò bàn là nữa phải không bác. Em cũng đang nghiên cứu pp chụp bản.
     
  4. yenha

    yenha Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    407
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hưng Yên
    ec ec.
    Bác nói thế oan cho em quá.
    Mạch em làm từ trước đến giờ toàn áp dụng iron technics thôi.
    Cũng giống như đầu bếp ấy mà, cùng một món mà bác thêm quá gia vị hay quá lửa thì thành món khác ngay.
    Để hôm nào em rảnh em làm cái video toàn bộ quy trình "sản xuất" PCB của em cho các bác nghía nha.

    P/S: bật mí chút quan trọng là loại giấy in và chọn nhiệt đọ cho bàn là thôi. Cái này em xin giữ bản quyền nha. Ah quên, dùng bản ủi thì trong nét mạch vẫn có một số chõ bị rỗ, lý do là mực bám không đều, chỗ dày, chỗ mỏng. Để em ví dụ mạch Cmoy headamp nha
     
  5. 1413

    1413 Advanced Member

    Joined:
    29/9/06
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    HCM - Q11
    Sau khi ngâm mạch bác có dùng miếng rửa bát mà chà lại board không bác.
    Em dùng axetone tẩy thì nó để lại vết ố của một số chỗ bị oxi hóa sắt hay đồng gì đấy nó bám vào, tẩy không sạch được, mấy chỗ bị ố như thế thường là ground plane. Còn dùng miếng màu xanh chà lại thì sạch hẳn, nhưng tạo vết xước xước không được hoàn hảo. Hay là tại vì em bóc sơ giấy kĩ quá chăng?

    À, còn về kĩ thuật bàn là, bác có làm được đường mạch 0.38mm không ạ. Em thử làm mà không được, nét nó không thẳng thớm mà cứ run run như là con giun nó đang run rẩy vậy ấy :mrgreen:
     
  6. yenha

    yenha Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    407
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hưng Yên
    Sau khi ngâm mạch xong, để tẩy chất ăn mòn em dùng Lifebouy bôi lên sau đó dùng miếng bọt biển để chà (cái này em chôm của bà xã).
    Tiếp đến để tẩy mực in em lại bôi xà bông lên, sau đó dùng giấy nhám loại mịn nhất để chà, chà đến bao giờ sạch mực thì thôi.
    Tiếp đến dùng bàn chải chấm vào dung dịch chống oxi hóa (nói cho oách thôi chứ đơn giản là bác đập vụn nhựa thông để hàn ra pha với cồn 90 độ, tỷ lệ là 1:5 nghĩa là 1 thìa bột nhựa thông thì trộn với 5 thìa cồn) rồi chải đều lên mặt có đồng, chải chỗ đậm chỗ nhạt cũng được, sau đó bác dùng máy sấy tóc, để nấc nóng nhất khò đều lên mặt, khoảng 5 phút (e không nghĩ lâu thế đâu, tại em khò có 3 lượt là được) là được, kiểm tra bằng cách ấn tay vào, nếu không bị in dấu vân tay là ok. Sau đó đem đi khoan.

    Cũng có khi em ngâm mạch xong, rửa sạch rồi mang khoan luôn, sau đó dùng giấy nhám mài cho sạch các lỗ khoan rồi mới đi tẩy mưc.
    Các bước còn lại cũng tương tự.

    Em thấy bác cũng hay dùng bàn ủi, không biết bác để nhiệt bàn là thế nào, và bác dùng loại giấy gì. Em có thể làm nét mạch nhỏ như sợi tóc. He he nói vậy chứ khi em thiết kế em để nét mạch là 0.1mm đấy, nhưng là xong thì nó như thế này (vi dụ mạch chuyển single opamp thành dual kích thước 24mmx12mm nhỏ bằng logo intel bên cạnh, nét mạch thiết kế 0.1mm, thực tế nét mạch 0.2mm là do là bị lem mực, em ngại dùng dao trổ để làm nét lại)
     
  7. 1413

    1413 Advanced Member

    Joined:
    29/9/06
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    HCM - Q11
    Vâng, em thấy cái board convert đấy nét cũng hơi to. Đọc trên mấy dđ điện tử, có mấy ông bảo rằng chạy được 3 nét qua 2 chân IC, em không rõ chân IC gì, nhưng 2 chân con opamp thông dụng thì quả là khủng bố thật. Em làm mạch thì chạy qua 2 chân được 1 nét là hết cỡ mà còn chập choạng may rủi 10 lần làm 3 lần được, còn 2 nét là chịu thua.

    Về giấy thì em dùng giấy thủ công học trò, loại mỏng dính, họ bán 1 bọc cỡ giấy A5 trong đó có nhiều màu sắc. Và ủi thì em để cho bàn ủi nóng nhất, cái bàn ủi cũ chả có số, nhiệt độ gì cả :mrgreen: , cứ vặn qua max mà sử dụng :lol: . Em có thử qua một số giấy khác, nhưng mà em lại thấy không đơn giản bằng dùng giấy thủ công. Còn loại giấy hồng hà gì đấy (mà thấy một số bác hướng dẫn) em chịu không rõ nó là giấy gì :mrgreen: . Sau khi ngâm mạch em thường để nguyên mực in mà đem khoan, sau đó tẩy đi bằng axetone, có lúc thấy board bẩn bẩn thì thêm xà bông vào và chà lại bằng miếng rửa bát màu xanh. Nếu chưa hàn ngay thì em cất vào bao nhựa, hàn xong thì em xài luôn sơn A10 (trong suốt) xịt lên mặt sau của mạch luôn. Sơn này không chịu được nhiệt, nhưng được cái bảo vệ chống oxi hóa rất tốt, và khi cần sửa chữa gì thì em chấp nhận chịu vết cháy hơi đen đen của sơn A10 ở chỗ mối hàn lại thôi, và lại lớp sơn mỏng nên vết cháy nám cũng không rõ ràng lắm.
     
  8. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Theo em để làm pcb đẹp với công nghệ "bàn là" cần có 3 yếu tố:
    1. Có máy in laser tốt, bản in ra đen đậm chứ không bị xám, rỗ. Tốt nhất là máy in đang dùng cartridge mực zin.
    2. Dùng giấy Can để in, giấy này hay dùng làm âm bản cho in lụa. Em đã dùng qua mấy loại giấy như giấy in bình thường, giấy thủ công dùng cho học sinh và giấy can này thì thấy giấy can là đẹp nhất.
    3. Cách là bàn ủi. Cái này đòi hỏi kinh nghiệm. Lần đầu tiên e làm cái pcb thì ko ngờ lại rất đẹp, đến lần thứ 2 thì bị rỗ, sau đó rút kinh nghiệm là theo từng đường mạch thì cuối cùng mực bám rất đồng đều, pcb làm ra đẹp.
    Sau khi lắc mạch xong thì e dùng xăng đánh sạch mực còn bám, tiếp theo là khoan, rồi dùng miếng bọt biển màu xanh chà cho bóng ròi phủ nhựa thông lên.
     
  9. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Em hay dùng mặt sau của giấy đề can, loại khổ A4 màu trắng vẫn bán ngoài hàng VPP để làm pcb, loại giấy này trên mặt có phủ 1 lớp nylon nên khi là sẽ khiến mực in tách khỏi tờ giấy tốt hơn.
    Tuy nhiên chất lượng pcb còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa: chất lượng mực in, độ sạch của phôi, thời gian là, cách là, lực ấn... Như em không có máy in laser nên hay phải mang ra ngoài hàng, mà in ngoài hàng thì mỗi lần 1 kiểu khác nhau do máy thay mực thường xuyên, độ đậm nhạt cũng khác nhau :( , nên chất lượng pcb cũng chưa được đồng đều cho lắm.
    Tốt nhất sau khi là các bác nên thủ sẵn 1 cái bút lông dầu, loại thường dùng viết lên kính hay mặt cd được rồi để tô lại những chỗ nào mực in không bám (rỗ) hay nghi ngờ là chưa đủ độ dày cần thiết, đối với người khắc mạch in bằng acid như em thì điều này là khá quan trọng, vì ngay cả khi lớp mực bổ sung mà mỏng thì cũng còn bị bay. Tuy nhiên em vẫn xài acid vì sạch sẽ và nhanh gọn :)
     
  10. yenha

    yenha Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    407
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hưng Yên
    Được bác ah.
     
  11. conan4283

    conan4283 Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    948
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Đông quận
    Không phải em PR quá lời phải không he he . . lão này tài lắm mừ
     
  12. haivan9880

    haivan9880 Advanced Member

    Joined:
    7/5/06
    Messages:
    856
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hà Nội
    Lắp cả 2 thì phí quá, bác để em 1 cái em làm cái LM3886 cho có tý SS thi đấu với các bác xem sao. Lâu rồi toàn đèn với đóm.
     
  13. conan4283

    conan4283 Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    948
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Đông quận
    he he, bác haivan máu rồi ah? cơ mừ em tham lắm :mrgreen:
    Còn mấy con diode nữa chưa đủ mới đau chứ, hàng về muộn quá đi
     
  14. nts

    nts Approved Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    34
    Likes Received:
    0
    Location:
    SAIGON
    Cái "vụ" rửa mực in trên mạch sau khi ngâm, các bác cứ dùng xăng là OK nhất, trước em cũng hay chà bằng miếng rửa bát nhưng mạch đồng bị xước xấu xí lắm, sau đó em thử bằng đủ thứ rồi cuối cùng thấy dùng xăng là ổn nhất, mạch nhìn đẹp lắm ! các bác thử xem nhé.
     
  15. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Can các bác
    Để rửa mực in thì các bác xài acetone cho nó lành hộ em, Xăng tuy không phải dung môi kịch độc nhưng cũng không có lợi lắm cho sức khỏe đâu ạ.
    Em thì tuyền dùng cái giẻ cọ nồi để đánh, cũng khá sạch dù hơi xước tí, rửa bằng dung môi cũng chưa chắc sạch hơn được.
    Kính
     
  16. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Trời ạ, aceton còn độc gấp mấy chục lần xăng đó chứ, e là ngại nhất mấy thứ dung môi mạnh như aceton, xăng thơm, benzen... dùng mấy cái này dễ bị đau họng sổ mũi lắm.
    Tốt nhất là cứ dùng xăng cho yên tâm.

    Trích :"Aceton là hóa chất có tác dụng khử màu, thường sử dụng trong thuốc sơn móng tay, song rất độc hại. Aceton có thể gây mù mắt (nếu sơ ý để dính vào mắt), và được coi là chất gây ung thư. Vì vậy chúng làm tăng ô nhiễm môi trường".
     
  17. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Hic, em không tin là acetone lại độc hơn xăng đâu ạ. bản thân trong xăng đã có benzene và một số các aromatic cao khác rồi, món này không hề có lợi chút nào, chưa kể đến các thành phần phụ gia khác.
    Cái này hơi ngoài lề topic một chút nên em không muốn bàn sâu, tuy nhiên em chắc chắn là làm việc với acetone an toàn hơn nhiều.
    Nói chung là các bác cứ kiếm cái giẻ sắt cho em, hơi xấu 1 tí nhưng cũng chả ai ngắm mãi, hoặc ít ra thì cũng làm cái khẩu trang và làm chỗ thoáng gió cho nó lành, và lúc làm thì đừng phì phèo điếu con mèo nhé :lol:
    Cái món xăng dầu này chắc sau này sẽ là cần câu cơm của em, cho nên em cũng có chút tự tin về nó ạ, các bác cứ tin em đi :mrgreen:
     
  18. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Hehe, bác bảo thủ quá, chỉ cần vô google search "aceton" thì bác sẽ thấy nó độc hại như thế nào, còn xăng tuy nhiên không tốt nhưng so với mấy chất như acetol và xăng thơm thì nó hiền hơn rất nhiều, bởi vậy chúng ta hàng ngày vẫn chung sống tốt với nó:D
    DIY là chấp nhận độc hại, nhưng cái gì tránh được nên tránh bác ạ, trừ trường hợp không có cách khác.
    Thân.
     
  19. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Vâng, có thể em có chút bảo thủ, tuy nhiên trước khi em viết những dòng bên trên thì em cũng phải có tí xem xét về độc tính của cả 2 loại dung môi nói trên rồi ạ :(
    Tuy nhiên như em đã nói, em không muốn bàn quá sâu làm gì, và em vẫn khuyên các bác là nên tránh những món hóa chất kể trên chừng nào có thể, phần còn lại thì dựa vào các tự các bác mà thôi.
    @ bác minhtriet: câu này em hỏi riêng bác, và nói trước không phải đánh đố hay bảo thủ hay gì gì đâu nhé :mrgreen: , thế bác nghĩ tại làm sao người ta dùng acetone chứ không phải xăng hay cồn hay dung môi nào khác để tẩy móng tay ạ :mrgreen:
     
  20. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Hehe, bác hỏi vậy thì e xin hỏi lại là khi làm pcb, dùng FECL3 và HCL thì cái nào nhanh hơn ạ? Sao bác lại chọn Acid trong khi không cần thiết phải nhanh hơn 1 hay vài phút? :D
     
  21. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Em xin trả lời như sau :mrgreen:
    Việc em sẻ dụng acid (thực tế là hỗn hợp dung dịch acid clohyric và oxy già) thay vì dung dịch FeCl3 là do kinh nghiệm và thực tế sử dụng em đã trải qua.
    Thực tế sử dụng cho thấy sử dụng FeCl3 độc hại hơn là dùng acid clohydric, do bản thân FeCl3 dạng khan khi gặp ẩm hoặc khi các bác pha dung dịch đều bay hơi không kém gì dung dịch HCl công nghiệp 36.5%, nghĩa là cả 2 đều phát tán HCl vào không khí như nhau. Tuy nhiên dung dịch HCl khi mua về em thường pha loãng để tránh bay hơi mà vẫn sử dụng được bình thường do thực tế không cần HCl đặc, còn đối với FeCl3 đã pha loãng thì không để được lâu (bác nào đã dùng đều biết chuyện này), mà pha loãng quá thì ăn mòn rất chậm, đã vậy khi hòa tan FeCl3 đều tỏa nhiệt mạnh gây nguy hiểm, khi dây vào da tay rất khó rửa sạch, FeCl3 dạng tinh thể ăn mòn rất mạnh...
    Ngoài ra, sử dụng FeCl3 nếu không cẩn thận sẽ để lại những vết cáu bẩn rất khó rửa sạch (thực tế không thể rửa sạch :mrgreen: ) trên công trường, vốn là nhà tắm, sân sau... của các DIYer :lol:
    Chưa kể đến nữa rằng sử dụng FeCl3 thì lượng kim loại nặng thải ra môi trường là từ gấp đôi đến nhiều lần so với dùng acid :wink:
    Thân
     
  22. minhtriet

    minhtriet Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    4.527
    Likes Received:
    5
    Location:
    Huế
    Em thấy bác phán nhiều quá nên cũng ngại, e thì không rành hóa học nhưng thấy bác phán Aceton lại ít độc hại hơn xăng nên em thấy sửng sốt luôn, vì e rất dị ứng với mấy dung môi cực mạnh đó. Bình thường đang đi hay làm việc mà vô tình hít phải hơi của aceton hay xăng thơm là em lập tức bỏ đi chỗ khác chứ không thì một lúc sau sẽ cảm giác đau đầu, khô rát họng, mũi....
    Giờ thì bác lại phán là Fecl3 độc hại hơn HCL :roll: đúng là em bó tay luôn.
    Em xin trích một số thông tin sưu tầm:
    "HCL...: Là chất gây kích ứng da , có thể gây cháy da nghiêm trọng và cực kỳ nguy hiểm nếu bắn vào mắt. Tuy nhiên , nếu kịp thời dùng nước sạch xối rửa thì mức độ gây hại sẽ được giảm đáng kể. Ở điều kiện thường Hydrochloric acid bốc khói trong không khí và có thể gây tổn thương hệ hô hấp nếu hít phải."

    Còn Fecl3 được dùng trong xử lý nước sạch nhằm loại bỏ Asen rất hiệu quả (http://www.nea.gov.vn/tapchi/toanvan/07-2K6-10.htm) nên em không nghĩ nó độc hơn acid HCL.
    Thôi, em cũng không muốn làm loãng topic này nên góp ý thế thôi, nếu bác muốn bàn tiếp có thể tạo 1 thread khác .... Tuy nhiên bác cũng nên tham khảo thông tin trước khi "phán"!
    Thân.
     
  23. yenha

    yenha Advanced Member

    Joined:
    19/3/06
    Messages:
    407
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hưng Yên
    Hi hi
    Các bác toàn là chuyên gia hóa học rồi.
    Em xin tham gia thế này.
    Em dùng FeCl3 để ăn mòn PCB.
    Em mua 2 lạng FeCl3 từ hồi đầu mới bập vào DIY.
    Khi mua về em hòa vào nước, nước sôi, ngâm mạch lần đầu rất nhanh.
    Mấy lần sau em làm mạch ăn mòn rất chậm. Nghĩ là làm dung dịch nóng lên thì ăn mòn sẽ nhanh hơn, em liền chế cái bếp này. He he 2 lạng FeCl3 em pha vào chai lavie 500ml dùng đến giờ vẫn ngon.
    Em tận dụng cái adapter của modem Planet, DC 9V-1000mA, kô dùng cho bếp thì em nuôi CMOY head amp, đúng là ... đại tiện.
     
  24. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Hic
    Đằng nào thì bài của em với của bác chắc cũng bị move sang chỗ khác nên thôi để em trả lời bác nốt cho đầy đủ :wink:
    Hoàn toàn em không "phán" bậy tí nào, tất cả những điều em trình bày ở trên đều có cơ sở đàng hoàng và nhằm chia sẻ kiến thức cho ae trên diễn đàn chứ không nhằm khoe khoang kiến thức hay dằn mặt ae nào hết.
    Trả lời cụ thể vấn đề trên.
    Muốn nói bất cứ một chất nào độc hại hay không, bác nên xét trong trường hợp cụ thể, ở đây là khi chúng ta DIY, chứ các trường hợp bác dẫn chứng ở trên đem gán vào đây e là hơi khiên cưỡng.
    Bác có dẫn chứng đoạn sau:
    Thực tế nếu bác để FeCl3 dây ra tay hay vào mắt thì hậu quả cũng không hề kém, thậm chí còn nặng nề hơn, lý do vì FeCl3 là một hợp chất không bền, rất dễ thủy phân khi có mặt hơi nước tạo ra HCl (nghe quen không :lol: ) và các hợp chất khác của sắt. Vì vậy FeCl3 rắn khi bỏ ngoài không khí thì cũng bốc khói như dung dịch HCl đậm đặc, còn pha loãng ra thì dung dịch FeCl3 cũng là dung dịch HCl (nếu các bác pha dung dịch FeCl3 đậm đặc thì nồng độ HCl trong đó cũng cao và để lâu ngày HCl bay bớt, còn lại các loại sản phẩm không tan của Fe dưới dạng huyền phù, lúc này dung dịch của các bác coi như vứt đi; còn nếu pha loãng quá thì không xảy ra hiện tượng trên, nhưng lúc này tốc độ ăn mòn sẽ rất chậm, do đó bảo quản FeCl3 trong điều kiện khí hậu Việt Nam là hơi vất vả). Vì vậy em nói FeCl3 độc hại không kém gì HCl là hoàn toàn có căn cứ, hơn nữa làm việc với nó khó khăn hơn HCl với những lý do em đã trình bày ở bài trên.
    Còn việc bác dùng FeCl3 để xử lý Asen thì chuyện đó lại hơi khác một chút, vì dù sao các hợp chất của Fe cũng ít độc hại hơn của As, tuy nhiên sau đó người ta cũng bắt buộc phải có biện pháp loại bỏ Fe trong nước. Hơn nữa, trong trường hợp này FeCl3 được sử dụng riêng biệt trong nhà máy, do những người có kiến thức chuyên môn đảm nhiệm nên sẽ khác rất nhiều đa số ae DIYer mặc quần đùi áo may ô tay không bắt giặc :lol:
    Em xin nhấn mạnh lại lần nữa, phát biểu một chất có độc hay không độc đều nên đứng trong từng hoàn cảnh cụ thể, HCl mặc dù như bác minhtriet chỉ ra ở trên là rất nguy hiểm, nhưng nếu biết sử dụng đúng cách thì vẫn an toàn (thực tế bác nào hay bị vợ/mẹ bắt cọ WC, nhà tắm.. nhiều đều đã từng tiếp xúc với HCl, do đây là một thành phần cơ bản của các sản phẩm chất tẩy rửa nhà tắm, WC... :lol: ). Và trên quan điểm của em, cách sử dụng đúng đắn HCl là đơn giản hơn nhiều so với FeCl3.
    Bác minhtriet cũng nên có cái nhìn 2 chiều, chứ khi chứng minh acetone độc hơn xăng bác chỉ dẫn chứng đến độc tính của acetone mà bỏ qua xăng; cũng như khi chứng minh HCl độc hơn bác chỉ dẫn chứng ra độc tính của HCl mà bỏ qua FeCl3 thì e là hơi bất công cho acetone và FeCl3 quá ạ .
    Kính
     
  25. 1413

    1413 Advanced Member

    Joined:
    29/9/06
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    HCM - Q11
    thôi thì lỡ rồi em cũng góp vui tí

    Về vụ axetone thì em không có ý kiến, vì em vẫn hít hoài mà chưa bị ngộ độc, tuy nhiên thấy nó nồng quá nên cũng không dám hít vào. Nhưng mà dùng nó rửa mực máy in thì nhanh cực kì, 1 board mạch tốn chừng 5s là sạch bong mực, trong khi dùng miếng chà xooong nồi thì chắc phải 1-2 phút mới sạch láng.

    Còn vụ FeCl3 thì em không biết nó cũng độc như HCL. Em nghĩ nó cơ bản là Kim loại kết hợp với gốc Axit tạo nên muối, khá trung hòa về mức điện hóa, và Fe là kim loại nặng nên khó giải phóng thoát ra khỏi dung dịch dễ dàng như H2 nên em nghĩ độc tính của FeCl3 không thể bằng HCL. Em biết là có đụng chạm HCL nhiều, nhưng mà chưa hình dung được mình đụng chạm HCL nồng độ đậm đặc cỡ nào mà thôi. Còn FeCl3 thì em vẫn dùng rửa mạch và vẫn dùng tay không nhúng vào dung dịch FeCl3 để lấy mạch ra ngắm nghía hoài mà đến giờ da tay không bị sao cả :mrgreen: . Trong khi đó có lẽ ám ảnh bởi kiến thức phổ thông là Axit thì hại da tay và gây phỏng nên chưa dám lấy tay nhúng vào axit bao giờ cả, kể cả axit châm bình acqui (nồng độ khoảng 5-10% gì đó) em ngán đụng chạm với axit lắm cơ.
     

Share This Page

Loading...