Tip #165: Vấn đề kích thước: có phải thùng loa to hơn thì tốt hơn? Khoảng thập niên 60, Tony Hoffmann đã đưa ra nhận định sau, được gọi là định luật sắt Hoffmann và nó vẫn đứng vững đến ngày nay. Với một thùng loa kín, có 3 lựa chọn thiết kế: - Tiếng bass sâu. - Hiệu suất cao. - Kích thước thùng nhỏ. Không may là bạn chỉ có thể chọn 2 trong 3 đặc điểm. Nhiều nhà thiết kế tin rằng tiếng bass hay nhất là từ những thùng loa kín (không có lỗ thoát hơi), vì vậy nếu bạn muốn có tiếng bass sâu và hiệu suất cao, bạn sẽ phải đánh đổi không gian đủ lớn cho thùng loa. Hay nếu bạn vẫn muốn tiếng bass đấy nhưng thùng loa nhỏ thôi thì bạn sẽ phải tốn nhiều công suất ampli đấy. Hoặc thùng loa nhỏ với hiệu suất cao nhưng tiếng bass sẽ không sâu. Không thể có cả 3. (nghe giống như thuyết “bất khả tam” của thống đốc NVB) :mrgreen:
Cái này em thử rồi. Theo em thì cùng một chất liệu dây thì dài nữa tới một mét là không ăn thua, còn dài 1,8 đến 18m thì em chưa thử . Đề tài này chắc chắn các "chuyên gia" sẽ cực lực phản đối đây.
Tip #166: Mini-monitor + sub vs. loa toàn dải Lợi ích chủ yếu của việc sử dụng loa mini-monitor cùng với subwoofer riêng biệt là tiết kiệm không gian, và có lẽ một phần ngân quỹ nữa mặc dù nếu set up đúng cách với 2 subwoofer, phần tiết kiệm được chắc chẳng còn bao nhiêu. Tôi không thể nghĩ ra còn lợi ích nào khác. Có thể 1 cặp mini-monitor sẽ cho hình ảnh sân khấu chính xác hơn, nhưng xét từ góc độ âm nhạc, chỉ thế thôi thì vô nghĩa. Còn đây là những nhược điểm: - Khi kết hợp loa mini-monitor với subwoofer, sẽ đặc biệt khó chỉnh cho cả hệ thống trình diễn một cách liền lạc. Thêm vào đó, người ta thường mắc 1 sai lầm lớn: chỉ dùng 1 subwoofer cho cả hệ thống. - Độ động cũng thường là nhược điểm của loa mini-monitor, ngay cả khi chúng không có cơ cấu giới hạn hành trình nhằm bảo vệ củ loa mid/bass. Đáng tiếc là chúng hiếm khi trình diễn trơn tru và sống động nên chúng không thể truyền tải âm nhạc đến với bạn một cách trọn vẹn. Vì lẽ đó, mọi hệ thống kết hợp mini-monitor với subwoofer tôi từng nghe đều có vấn đề về chuyển tải cảm xúc âm nhạc khiến chúng không thể so sánh với các hệ thống sử dụng loa full range - không có ngoại lệ. Tôi biết rằng đôi khi loa mini-monitor là lựa chọn duy nhất và tôi cũng từng nghe một vài hệ thống trình diễn khá tốt. Nhưng, xét ở góc độ âm nhạc, chúng không bao giờ là lựa chọn tối ưu. Lưu ý: Loa toàn giải (Full-range speakers) ở đây được hiểu là kiểu loa cột với nhiều củ loa thể hiện đủ dải tần số từ thấp đến cao (nhiều đường tiếng), chứ không phải củ loa full-range như ở VN hay gọi (full-range driver)
Topic này rất bổ ích, mấy năm trước em cũng đã mất thời gian dài lọ mọ setup cái phòng nghe mới nên hôm nay thấy được topic này đọc liền lúc hết 12 trang và rất thấu hiểu giá trị của topic này cũng như công sức của bác chủ dành cho anh em là ntn . Em không biết rõ phòng nghe nó quyết định bao nhiêu % bộ giàn nhưng những người mê audio nếu có điều kiện không nên bỏ qua việc setup phòng nghe, kê đặt thiết bị... Chúc bác Tuấn sức khỏe.
Tip #169: Đôi loa này công suất bao nhiêu watt? Tôi không thể nhớ nổi đã bao nhiêu lần nghe câu hỏi này. Dường như mọi người nghĩ rằng chỉ số watt cao là một dấu hiệu của chất lượng tốt. Tôi xin khẳng định là: không hề! Đó là vì không hề có một qui ước nào về xác định các thông số kỹ thuật của loa, mọi bản thông số kỹ thuật loa hầu như không có giá trị. Khi xác định công suất cực đại mà loa có thể xử lý, có phải công suất đó áp dụng cho mọi tần số không? Với âm nhạc hay chỉ tín hiệu test? Hay đó là mức công suất mà khi đó loa sẽ bị hỏng?... Nói chung, một nhà sản xuất loa có thể tuyên bố bất kỳ điều gì ông ta muốn, bởi vì không có sự cấm đoán nào, hay thậm chí một hướng dẫn nào cho ngành sản xuất loa. Tin tốt là cũng có một số công ty không đi theo khuynh hướng thổi phồng các số liệu trong tài liệu của họ. Tip #174: Dây loa và dây interconnect có tạo ra sự khác biệt đến mức nhận thấy được? Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu khi bàn về vấn đề này, chỉ có thể nói rằng tôi ở phe cho rằng “chúng có tạo ra sự khác biệt”. Việc so sánh có thể rất khó khăn. Một số dây cáp khá nhạy cảm với sự di chuyển sau khi đã lắp đặt xong. Một số cáp khác cho âm thanh rất chi tiết nhưng lại khiến người nghe mệt mỏi. Thực tế là tôi thường cảnh giác với loại cáp nào thể hiện quá nhiều chi tiết ngay từ phút ban đầu. Vì thế, sẽ hữu ích nếu dành chút thời gian để nghe thử 1 bộ cáp cho tử tế. Thay vì nhanh chóng cắm rút, tráo đổi bộ này với bộ kia, tôi nghe thử xem bộ nào sẽ giúp tôi thăng hoa cùng âm nhạc. Nhưng, cũng như với mọi thiết bị khác, sự khác biệt này là không đáng kể so với việc làm cho phòng nghe hòa hợp với hệ thống của bạn. Tip #175: Dây nguồn có tạo ra sự khác biệt? Theo tôi, Robert Hartley, tác giả cuốn The Complete Guide to High-End Audio, là người nói hay nhất về việc này. Tôi trích dẫn lại: “Dây nguồn không phải là phần cuối cùng của dịch vụ điện lực (vi thế không có ý nghĩa gì quan trọng). Đó chính là khởi đầu của giao tiếp giữa bộ phận cấp nguồn của thiết bị với dịch vụ điện lực.” Tôi đã từng nghi ngờ những ý kiến nói dây nguồn tạo ra khác biệt, mặc dù tôi đánh giá cao những khác biệt tạo ra bởi dây loa hay dây interconnect. Tuy nhiên sau đó tôi đã khám phá ra là quả thật có những dây nguồn cho ra âm thanh tốt hơn hẳn loại khác. Vài nhà thiết kế quảng cáo về các lớp chống nhiễu, vài người khác quảng cáo về vật liệu,… Cách tốt nhất để biết là nghe thử. Có những cọng dây nguồn khá đắt nhưng lại chỉ đem lại một chút xíu đổi thay, hoặc thậm chí chả khác biệt gì. Vì vậy bạn cần kiên nhẫn tìm kiếm.
Tip #172: Chủ quan, khách quan và những cái ampli Cho tới tận ngày nay, chúng ta dường như chưa biết những kỹ thuật đo đạc nào có thể dự đoán chất lượng âm thanh của một thiết bị. Tất nhiên không phải các kỹ thuật đo đạc hiện nay là vô dụng. Chỉ là chúng ta vẫn chưa tìm được một tập hợp các phép đo phù hợp có thể cho chúng ta biết một cái ampli sẽ kêu như thế nào. Tôi có thể xem các biểu đồ thử nghiệm và thán phục một bảng thông số kỹ thuật nhưng chúng không cho tôi biết âm thanh của các nhạc cụ sẽ phát ra thế nào khi qua thiết bị đó. Các số đo có thể lừa dối chúng ta. Các giá trị cao hay thấp của một thông số nào đó không nhất thiết phản ánh đúng âm thanh của thiết bị đó. Ví dụ các ampli đèn điện tử thường tạo ra nhiều méo hài hơn các ampli bán dẫn cùng tầm tiền, nhưng kiểu méo đặc trưng của chúng có khi lại ít khó chịu hơn các ampli bán dẫn kiểm soát độ méo tốt hơn.
Topic quá tuyệt vậy mà giờ em mới phát hiện ra, vô cùng cảm ơn bác chủ :!: Một điều đáng mừng khi đọc đến đây là mọi nhìn nhận của em đều khá tương đồng với bài viết này. Điều đáng buồn là khi em chia sẻ những nhận định của mình với những anh em đam mê âm nhạc ở chỗ em thì đa phần chỉ nhận được những nụ cười đầy ẩn ý
Bác cứ đùa em, không dám hẹn trước vì công việc khá lu bu nhưng có dịp chắc chắn sẽ mời bác cafe để học hỏi thêm :!:
quá tuyệt vời bài viết rất bổ ích cho người yêu audio CÁM ƠN CHỦ TOPIC NHIỀU CHÚC ANH SỨC KHỎE -HẠNH PHÚC-CÓ NHIỀU BÀI VIẾT HAY NỨA!!!!!!!!!!
Bài bác Tuấn viết thật hay rất bổ ít cho anh, em mới vào chơi như em. Mong bác Tuấn chuyển tiếp cho anh,em nhé. Em chúc bác Tuấn được nhiều sức khõe.
Mừng quá, theo dỗ topic đã lâu, thấy bác ngừng dịch từ tháng 11-2011 mà nay tháng 2-2013 bác Tuấn lại tiếp nối công trình cho ae Audio có thêm tài liệu và kinh nghiệm chơi Audio. Chúc bác sức khỏe để tiếp tục ạ!
Chào bác Tuấn Đề tài Bác viết hay lắm sao không tiếp tục hả Bác để truyền đạt cho anh, em Thân chào Bác
Mong các anh em chia sẻ thêm đi tôi thấy bài viết bác Tuấn nói đúng thực trạng anh em đang chơi audio,thanks Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt...