Để có âm thanh tốt hơn

Discussion in 'Thư viện VNAV' started by Tuannguyen_71, 24/4/10.

  1. saymeamnhac1

    saymeamnhac1 Advanced Member

    Joined:
    5/10/06
    Messages:
    55
    Likes Received:
    0
    Rất hay và bổ ích. Cám ơn bác :D
     
  2. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    Cám ơn bác CD shop. Mình xin có ý kiến với các bác là khoan hãy post ý kiến kinh nghiệm vào đây, vì chỗ này là dành cho cuốn sách đang được dịch. Hãy chăm chú đọc cái đã. Bình luận xin mở topic riêng. Thks
     
  3. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #49: Những hiệu ứng âm thanh audiophile

    Là những audiophile, chúng ta thường tìm kiếm hình ảnh lập thể và sân khấu âm thanh. Tôi gọi đó là những “hiệu ứng âm thanh audiophile”. Tất nhiên tôi cũng thích thưởng thức một sân khấu âm thanh tốt như những người khác, nhưng chỉ sau khi hoàn tất những cân chỉnh cơ bản.

    Với cụm từ “hiệu ứng âm thanh”, tôi muốn nói đến những hình ảnh minh họa nguồn âm được tạo ra trong phòng ở giữa 2 loa, một phần nhỏ hơi nhô lên trước và phần lớn ở phía sau mặt phẳng ngang nối 2 loa. Ví dụ, toàn thể dàn nhạc như thể lơ lửng giữa 2 loa, với bè violin, bộ gỗ… được định vị chính xác theo đúng tương quan vị trí khi buổi hòa nhạc được thu âm.

    Tôi đã luôn nghĩ rằng một hình ảnh chính xác và một sân khấu âm thanh rõ nét là công cụ tuyệt vời để xóa bỏ sự hoài nghi của chúng ta. Nhưng sự thật là, nhân danh một người đã tham dự vô số buổi hòa nhạc đủ mọi thể loại và đã thu âm hàng trăm buổi trong số đó phục vụ cho đài phát thanh, làm master và nhiều mục đích khác – hình ảnh mà chúng ta nhận được từ hệ thống âm thanh tại gia chính xác hơn rất nhiều so với khi bạn nghe trực tiếp đúng chương trình hòa nhạc đó.

    Giá trị thực của chúng có lẽ xuất phát từ thực tế là chúng ta không có cơ hội trải nghiệm buổi hòa nhạc trực tiếp, vì vậy những chi tiết về hình ảnh, không gian sân khấu có thể giúp cho trí tưởng tượng của chúng ta.

    Câu hỏi đặt ra là: những hiệu ứng âm thanh này có tác động gì đến âm thanh thực sự của âm nhạc? – Trả lời: không nhiều lắm.

    Khái niệm bộ dàn của chúng ta chơi “như thật” đã bỏ qua những yếu tố thực tế về việc nén dữ liệu khi thu âm, kỹ thuật sắp đặt microphone (hay là sự thiếu kỹ thuật này), giới hạn dải động của thiết bị, những vấn đề luôn tồn tại của phòng nghe…

    Do đó, trong khi chúng ta hướng về chủ nghĩa thực tế như thể đó là chén thánh thì kết quả thật lại là một thứ gì đó khác. Gọi nó đơn giản là giải trí chất lượng cao có lẽ tốt hơn. Hình ảnh giả lập và định vị sân khấu chỉ để làm cho quá trình thưởng thức âm nhạc thú vị hơn.

    Với những audiophile yêu âm nhạc, vấn đề quan tâm chính là họ có bị âm nhạc cuốn hút hay không, theo cách mà đến tận ngày hôm sau nội tâm họ vẫn ngập tràn những năng lượng cảm xúc mà âm nhạc đem lại.

    Nếu như ta có một đĩa nhạc hay, được biểu diễn tốt thì trải nghiệm hấp dẫn này dễ dàng đạt được, phần lớn là thông qua âm sắc, nhịp điệu và độ động. Khi những yếu tố này hiện diện trong hệ thống, chủ nhân của nó có thể mô tả âm nhạc đã tác động đến họ mạnh mẽ như thế nào.

    Ngược lại, nếu những “hiệu ứng âm thanh audiophile” nổi bật lên, bất chấp sự đánh đổi với âm sắc, nhịp điệu và độ động thì hệ thống đó có lẽ không gây được nhiều hiệu quả cảm xúc với người nghe. Và thường thì chủ nhân của những hệ thống đó thích nghe âm thanh hơn là đắm chìm vào âm nhạc.

    Lắng nghe để định vị chính xác các nhạc cụ hay các âm thanh ngẫu nhiên thu được – hơi thở, tiếng vọng của tường nhà hát… hiển nhiên là cách nghe chú trọng đến hiệu ứng âm thanh hơn là âm nhạc. Và thực tế là những người đó sẽ quay vòng vòng với các thiết bị, luôn tìm kiếm một món nào đó có thể tái tạo những hình ảnh giả lập hay những âm thanh vô nghĩa như tiếng chuông đện thoại xa xa, tiếng lanh canh của những ly thủy tinh chạm vào nhau …

    Làm ơn hiểu, tôi không phán xét kiểu nghe nào tốt hơn ngoại trừ việc lưu ý rằng lợi ích nhận được từ khoản đầu tư vào hệ thống sẽ cao hơn và sự thỏa mãn sẽ sâu sắc, dài hạn hơn với những ai đặt mục tiêu tối hậu của mình là cảm xúc âm nhạc.
     
    Lovamp, dinhvan52 and Wilson Fans like this.
  4. musique

    musique Advanced Member

    Joined:
    2/1/08
    Messages:
    3.622
    Likes Received:
    34
    cái này đúng quá, đôi khi cũng thấy có lỗi với vợ con :(
     
  5. BeHe

    BeHe Advanced Member

    Joined:
    10/11/08
    Messages:
    3.983
    Likes Received:
    1.521
    Chờ TIP....lâu quá...!Tiếp đi bác chủ ơi!
     
  6. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    E xin khất các bác sang tuần ạ. Tuần rồi e bận kiếm cơm với nghiên cứu món khác nên không đủ thời gian dịch. :)
     
  7. ngtatliem

    ngtatliem Advanced Member

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    6.769
    Likes Received:
    56
    Location:
    C.S.J
    Cơn sườn hả bác ??? :lol:
    Em cũng mong nữa
    Thanks bác chủ nhen!
     
  8. tamvinhlong

    tamvinhlong Advanced Member

    Joined:
    23/9/09
    Messages:
    125
    Likes Received:
    1
    Em đang mong chờ đây ! :D . Chắc là nhiều anh em cũng canh me đó !
    Cám ơn bác chủ !
     
  9. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #57: Nếu bạn đã quá 50 tuổi, liệu thính lực của bạn có còn đủ tốt để mà bận tâm tới chất lượng âm thanh?
    giữ chỗ trước cho liền mạch với bài trước, sẽ post bài sau :)
     
  10. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    LOẠI BỎ CÁC YẾU TỐ GÂY Ô NHIỄM ÂM THANH VÀ NGUỒN ĐIỆN

    Các loại motor, máy tính và đồ điện gia dụng có thể gây ảnh hưởng đến việc thưởng thức âm nhạc của bạn theo 2,3 cách và tất cả đều là tác động xấu.

    Trước hết, chúng thường gây ra những tiếng ồn cơ khí khi chúng hoạt động. Không chỉ làm phân tâm, nó còn làm giảm độ động và vì thế, giảm tác động của âm nhạc.

    Thứ hai, chúng làm ô nhiễm nguồn điện AC.

    Thứ ba, máy tính và các bộ phát sóng không dây phát tán các tạp nhiễu số trong vùng nghe của bạn, tác động vào các mạch điện tử nhạy cảm cũng như cáp truyền tín hiệu.

    Tip #97: Bộ lọc nguồn điện có thể tạo ra sự khác biệt – nhưng liệu các khác biệt đó có tốt hơn?

    Tôi đã thử nghiệm nhiều loại lọc nguồn AC được đánh giá cao. Thường thì chúng đều tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, khi bạn đánh giá một bộ lọc nguồn, hãy cảnh giác với những tác động tiêu cực mà thoạt nhìn có vẻ như là sự cải thiện tốt.

    Một số loại lọc nguồn thụ động có thể làm giảm độ động của thiết bị nào đó trong hệ thống như thể chúng đã ngốn mất một phần điện năng cần thiết. Tôi thường nhận ra rằng thứ âm thanh “mượt mà” mà tôi nghe thấy lúc đầu là kết quả của việc giảm mất khá nhiều độ động. Và tôi thở phào sung sướng khi quay trở lại với nguồn điện trực tiếp không qua lọc. Đó là vì việc mất độ động đã làm mất đi tác động của âm nhạc.

    Hãy chắc chắn rằng, khi bạn cân nhắc việc mua một bộ lọc nguồn, nó phải cải thiện TẤT CẢ các khía cạnh của âm thanh; và hãy đòi được thử nó ở nhà, với toàn quyền trả lại nếu không thích.

    Một phép kiểm tra đơn giản – nếu như bạn không thích việc nghe đi nghe lại để so sánh độ động liên quan – là hãy ghi chú lại cái nào thể hiện âm nhạc sống động hơn (hay là cái nào nhàm chán hơn). Nếu một bộ lọc nguồn làm thu hẹp độ động, âm thanh sẽ kém hấp dẫn hơn. Âm nhạc có thể nghe mượt mà hơn nhưng thiếu sức mạnh và sự sống động.

    Vài loại tốt, một số ít rất tốt nhưng rất nhiều loại chả ra gì, bất kể giá tiền và các review.

    Tip #98: Loại lọc nguồn rẻ tiền hơn có tốt như loại đắt tiền?

    Điều này liên quan đến Tip trên. Tôi từng nghe về việc một vài bộ lọc rẻ tiền có thể cho hiệu quả tương đương các bộ lọc đắt tiền hơn nhiều. Trong lĩnh vực này, việc đó có thể xảy ra không? KHÔNG.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  11. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #99: Lý do bạn cần xác định mạch điện nào cung cấp năng lượng cho hệ thống âm thanh và có những thiết bị nào hiện diện trên mạch điện đó

    Trước đây rất lâu tôi đã nhận thấy rằng một số đồ gia dụng cắm vào cùng mạch điện với hệ thống âm thanh có thể phá vỡ sự trong trẻo của hệ thống. Những thứ đồ gia dụng đó thường có nhiều kiểu motor (máy rửa chén, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, lò vi sóng…) mà một số có thể gia tải đáng kể lên mạch điện, cướp đi sức mạnh và sự sống động của hệ thống.

    Tất nhiên các máy tính trên cùng mạch điện cũng gây ra số lượng tạp nhiễu đáng kể trên bộ dàn.

    Vì thế, sẽ rất tốt khi biết rõ các thiết bị điện tải trên cùng một mạch điện và cân nhắc việc tắt chúng đi trong khi nghe nhạc.

    Đây cũng là lý do khiến nhiều người đầu tư cho bộ lọc điện. Nhưng rủi thay, những bộ lọc gây ra hiệu ứng xấu cũng nhiều không kém những bộ lọc tốt, do đó hãy thật cẩn thận khi mua loại thiết bị này.

    Đây cũng là lý do vì sao nhiều audiophile làm như Tip #104.

    Tip #100: Để nghe nghiêm túc

    Tắt tất cả các máy tính trên cùng mạng điện với hệ thống âm thanh.

    Có lẽ điều này không có gì bí hiểm nhưng tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người vẫn không làm thế. Máy tính gây ra rất nhiều tạp nhiễu và chắc bạn không muốn chúng lọt vào hệ thống âm thanh của mình.

    Tip #101: Để nghe nghiêm túc hơn nữa

    Tắt hết các bộ phát sóng không dây. Tương tự như trên, hầu hết các audiophile không nhận ra rằng chúng phát tán những tín hiệu số không mong muốn và không liên quan vào hệ thống âm thanh nhạy cảm của họ.

    Khi bạn nghe một cách nghiêm túc, hãy tắt hết các bộ phát sóng không dây và bạn sẽ nhận được âm nhạc thuần khiết hơn.

    Tip #102: Nếu bạn là người cầu toàn giống tôi

    Hãy tắt hết các thiết bị điện gia dụng khác.

    1. Chúng thường phát ra các xung nhiễu ảnh hưởng đến dòng điện.
    2. Tùy vào loại thiết bị , chúng có thể ngốn mất điện năng cần thiết cho dàn âm thanh.
    3. Nếu chúng ở gần dàn âm thanh chúng có thể gây tiếng ồn khó chịu, khiến bạn không thể nghe được những chi tiết tinh tế trong âm nhạc. Bạn sẽ nghe nhạc rất mau chán vì, độ động bị hạn chế, và như bạn đã biết, hầu hết tác động cảm xúc của âm nhạc là từ độ động.

    Tip #104: Lập một mạch điện riêng cho hệ thống âm thanh.

    Đây là giải pháp tốt nhất nếu như bạn có thể làm được. Chi phí tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn nhưng thường thì sẽ ít hơn nhiều so với giá tiền một bộ lọc nguồn cao cấp.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  12. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ CẦN LÀM TRƯỚC VÀ TRONG KHI SO SÁNH CÁC THIẾT BỊ

    Đã bao lần tôi nghe mọi người kể về sai lầm của họ khi thay đổi thiết bị, về việc họ mua một thiết bị mới với lý do gì đó, nhưng khi thời kỳ “trăng mật” kết thúc họ lại thấy mình không gắn bó với âm nhạc như trước kia.

    Với những người như vậy, tôi nhận ra lý do thường là vì họ quá lắng nghe những thứ mà tôi gọi là “hiệu ứng âm thanh audiophile”. Thay vì để ý xem thiết bị mới đó chuyển tải âm nhạc như thế nào và qua âm nhạc, tác động tới cảm xúc của họ ra sao thì họ lại rơi vào cái bẫy của việc tìm kiếm sự chính xác của hình ảnh, tiếng bass chắc gọn…

    Trong khi những hiệu ứng âm thanh đó có thể rất thú vị, chúng cũng làm cho quá trình nghe nhạc của bạn bị nhiễm những yếu tố máy móc. Bạn đã không để tiếng nói của âm nhạc đến với trái tim mình mà bạn lại dùng cái đầu để tìm nghe những hiệu ứng âm thanh.

    Trong phần này, tôi sẽ chỉ ra một số việc bạn cần thực hiện để hỗ trợ quá trình thẩm định so sánh các thiết bị, giúp bạn không sai lầm và tiêu tốn tiền vô ích. Nếu bạn không thích làm theo những hướng dẫn này là bạn đã mở đường cho những sai lầm đắt giá.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  13. trinhngoc293

    trinhngoc293 Advanced Member

    Joined:
    23/11/08
    Messages:
    5.837
    Likes Received:
    8
    Location:
    Xã đoàn Gầm Cầu
    tuyệt vời quá,tiếp tục đi bác ơi!em vẫn thường xuyên lê gót đón đọc từng Tip đây ah :mrgreen:
     
  14. vinh66

    vinh66 Approved Member

    Joined:
    17/10/09
    Messages:
    23
    Likes Received:
    0
    Tiếp tục đi bác ơi!
     
  15. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #118: Nếu bạn đang định đổi một thiết bị

    Hãy xác định chắc chắn điểm yếu của hệ thống mà bạn muốn cải thiện.

    Tôi không phản đối việc thay đổi chỉ vì thích thay đổi, có thể là vì những tính năng mới, kích thước, kiểu dáng…

    Nhưng khi bạn định thay thế một thiết bị audio vì bạn muốn có “âm thanh tốt hơn”, bạn có trách nhiệm phải xác định rõ yếu tố nào bạn muốn cải thiện. Hơn nữa, bạn phải xác lập một số tiêu chuẩn cho những yếu tố khác mà bạn sẽ không muốn đánh đổi chúng chỉ để đạt được sự cải thiện kia.

    Hãy chắc chắn rằng bạn có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn muốn và lắng nghe không chỉ bằng cái đầu mà cả với con tim. Như vậy bạn sẽ tránh được việc vò đầu bứt tai than vãn với người khác “Không biết sao tôi lại mua món đồ ấy nhỉ?”

    Tip #119: Khi nào thì bật máy

    Phần dưới đây đề cập đến việc so sánh các thiết bị điện tử như ampli, pre-amp, tuner, CD player…

    Khi so sánh hai cặp loa, cả hai nên được để trong cùng một môi trường ít nhất là 1 giờ, lâu hơn càng tốt, và cả hai đều phải đã hoàn tất việc chạy rà (break-in).

    Các thiết bị điện tử luôn cho âm thanh tốt hơn khi đã nóng lên. Có lẽ vì chúng đạt được trạng thái cân bằng nhiệt, các bóng đèn hay transistor đạt tới chỉ số hiệu suất tối ưu.

    Bất kỳ khi nào có thể, nhất là khi bạn định so sánh 2 thiết bị với nhau, hãy bật hệ thống của bạn và các thiết bị định so sánh lên khoảng 1 giờ trước khi bắt đầu. Âm thanh sẽ ấm áp hơn, thanh thoát hơn và chính xác hơn. Lý do bạn không nên so sánh các thiết bị nguội lạnh, chưa đạt tới nhiệt độ hoạt động tối ưu là vì âm thanh của chúng sẽ không giống như lúc bạn thường xuyên sử dụng chúng.

    Khi bạn so sánh 2 thiết bị, hãy duy trì trạng thái bật của chúng trong suốt thời gian thử nghiệm. Đôi khi điều này có thể gây nguy hiểm cho ampli (vài loại ampli không thể ổn định và không thể ở trạng thái nghỉ nếu không đấu nối với loa và nguồn âm). Nếu ampli bạn định thử thuộc loại đó, hãy tìm hiểu xem liệu nó có cho phép bật công tắc nguồn nhưng không có tín hiệu nào đi qua hay không.

    Những thiết bị line-level như pre-am, CD player, DAC, tuner… (ngược lại với thiết bị speaker-level như ampli) hoàn toàn an toàn khi bật công tắc mà không cần kết nối với đầu vào lẫn đầu ra.

    Tip #120: Bật máy lâu hơn

    Tôi đã nói ở trên là nên bật máy ít nhất 1 giờ trước khi thử nghiệm. Nhưng nếu điều kiện cho phép, tôi khuyên bạn nên bật các thiết bị kỹ thuật số như CD player va DAC trước 24h.

    Dường như nhiều mạch điện tử và bộ đếm xung trong nhiều thiết bị kỹ thuật số đạt tới trạng thái ổn định nhiệt sau khoảng 24h. Vì bạn không biết bộ đếm xung nào hay mạch điện nào cần nhiều thời gian để đạt hiệu suất tối ưu hơn cái khác, bật chúng trong suốt 24h sẽ giúp loại bỏ phần lớn sự khác biệt này.

    Sao lại bỏ qua cơ hội giúp ta tránh được những nhận định sai lầm chứ?
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  16. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #121: Khởi động lại các thiết bị kỹ thuật số

    Nếu các thiết bị số của bạn đã duy trì trạng thái bật trong nhiều ngày, khởi động lại chúng (reboot) sẽ loại bỏ các hiện tượng mất ổn định. Với mục đích này, tôi gợi ý rằng thao tác khởi động lại nên ở trong khoảng thời gian từ 45-90 giây. Bạn nên đợi ít nhất 45 giây sau khi tắt máy nhưng không nên quá 90 giây, vì sau đó các mạch điện sẽ nguội đi. Vì thế bạn cần thao tác nhanh và chính xác khi thay một thiết bị số vào hệ thống và bật nó lên trong vòng 90 giây.

    Lưu ý rằng khởi động lại không chỉ đơn thuần là nhấn công tắc tắt mở mà còn phải rút hẳn dây nguồn ra rồi cắm lại.

    Nếu bạn đã từng nhận thấy máy tính của bạn chạy nhanh hơn ra sao sau khi khởi động lại bạn sẽ biết rằng những con chíp trong đầu CD hay bộ DAC cũng thụ hưởng lợi ích tương tự từ quá trình khởi động lại.

    Và hãy lắng nghe lại hệ thống của bạn sau khi tái khởi động (nếu như bạn chưa từng làm thế) để xác lập mức chất lượng cơ sở, trước khi nghe thử một thiết bị khác.

    Tip #122: Xoay xoay

    Hãy xoay qua xoay lại và gạt lên gạt xuống tất các nút chỉnh volume, balance, nút chọn nguồn âm vào… nhiều lần trước khi bắt đầu nghe thử.

    Lưu ý: đừng nên động chạm tới những nút chỉnh thuộc loại cần phải cân chỉnh chính xác, vd như của subwoofer, vì có thể rất khó để đặt nó lại đúng chỗ ban đầu, đặc biệt là khi nó khá nhỏ và bạn không có dấu chỉ chính xác vị trí của nó. Một sự thay đổi khoảng 0.5 dB đủ khiến cho mọi người nghe cảm nhận được sự thay đổi về cân bằng của phổ âm thanh, tôi thường không mạo hiểm với điều đó.

    Nhưng tôi thường xoay hết cỡ mọi nút chỉnh volume, balance, selector của các thiết bị sẽ được sử dụng, cũng như gạt lên xuống nhiều lần mọi cần gạt trước khi bắt đầu buổi thử nghiệm.

    Để cố định nút chỉnh volume trong một thời gian sẽ làm giảm chất lượng âm thanh vì nó gây ra sự oxy hóa phần bề mặt quét không tiếp xúc với chổi than. Xoay nút volume tới lui nhiều lần có tác dụng như một cách làm sạch bề mặt tiếp xúc.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  17. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    thanks bác CD shop. Những bài viết dịch rất hay. Mấy hôm nay mình cứ loay hoay cân chỉnh, sắp xếp, bố trí lại, sắp dây nhợ, ... kết quả là hay hơn hẳn. Mong bác dịch ... nhanh nhanh nữa :) . Nói thật dạo này vào vnav nhiều là vì topic này. Thks bác lần nữa.
     
  18. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #123: Những thứ không cần thiết và gây rối

    Bất kỳ thiết bị nào đang bật và ở trên cùng mạch điện với hệ thống audio của bạn cũng gây tạp nhiễu cho dòng điện, đặc biệt là các thiết bị có mô tơ, biến trở và máy tính.

    Bạn cần nhớ một điều quan trọng: chất lượng âm thanh quý giá của bạn không phải gì khác hơn là chính các tín hiệu điện, được lọc và biến đổi thành tín hiệu âm thanh. “Vào xấu thì ra xấu”. Cớ sao lại duy trì các nguồn gây ô nhiễm điện ấy? Và khi bạn thử nghiệm, một thiết bị lẽ ra có thể trình diễn tốt hơn nhưng lại không có cơ hội thể hiện điều đó vì chất lượng kém của nguồn điện.

    Tip #124: Mức âm lượng

    Nếu bạn có thể, hãy chỉnh mức âm lượng khi so sánh 2 thiết bị sao cho càng gần nhau càng tốt. Ở đây, một khoản tiền đầu tư nhỏ để mua một âm lượng kế (SPL – Sound Pressure Level) sẽ hữu ích. Khi đó bạn có thể chọn một mức âm lượng chuẩn với 1 CD test, VD phát âm test ở 1000 Hz rồi đo và đặt âm lượng tương đương cho thiết bị còn lại.

    Nếu đó là một thiết bị loại line-level trước ampli, thậm chí bạn có thể đo cường độ dòng điện ra để cân chỉnh chính xác hơn.

    Lý do tại sao bạn không nên nghe thử với các mức âm lượng khác nhau là, hầu hết mọi người (ngay cả những người nghe sành sỏi nhất) thường chọn thiết bị có mức âm lượng đặt lớn hơn.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  19. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Tip #127: Cách nghe thử

    Tôi gợi ý bạn hãy chọn những bản nhạc giàu cảm xúc và dài khoảng 3-4 phút cho việc so sánh thiết bị, những bản quá dài sẽ khiến bạn mất tập trung.

    Trong khi bạn chú ý tới những khác biệt về âm thanh, tôi sẽ xác định xem thiết bị nào khiến cho âm nhạc trở nên hấp dẫn hơn. Bằng cách nghe trọn vẹn bản nhạc, bạn sẽ có cảm nhận tốt hơn về khả năng chuyển tải âm nhạc của từng thiết bị.

    Nếu bạn chỉ nghe một đoạn ngắn, bạn sẽ nghe nhiều hơn những cái mà tôi gọi là “hiệu ứng âm thanh audiophile” và lẽ ra chọn một thiết bị trình diễn âm nhạc sống động thì bạn lại chọn thiết bị có độ chi tiết cao, mà sau một thời gian bạn sẽ thấy nó quá máy móc.

    Cần nói thêm là “độ chi tiết cao” hoàn toàn không phải điều gì xấu. Chỉ cần đảm bảo là bạn nghe trọn vẹn những bản nhạc đã chọn trong tất cả các buổi thử nghiệm.

    Cuối cùng, tôi không khuyến khích kiểu test nhanh. Nói chung bạn sẽ có cảm nhận tốt hơn về thiết bị khi định hướng nghe thử tập trung vào cảm xúc âm nhạc thay vì tập trung vào tiếng bass chắc hơn, hình ảnh sân khấu tốt hơn… theo kiểu so sánh nhanh “A/B”.

    “Quick A/B listening session” - Ý tác giả muốn nói đến kiểu nghe một đoạn nhạc khoảng mươi giây trên một thiết bị rồi đổi thật nhanh qua thiết bị khác để nghe lại nhằm tìm kiếm sự khác biệt của các âm thanh.
     
    Lovamp and Wilson Fans like this.
  20. thanhsang

    thanhsang Advanced Member

    Joined:
    12/4/09
    Messages:
    582
    Likes Received:
    14
    Location:
    XCR
    Cám ơn bác Tuấn, đọc qua Topic này em đã học được rất nhiều điều hay và bổ ích. :) :) :)
     
  21. thohi558

    thohi558 Advanced Member

    Joined:
    19/10/09
    Messages:
    212
    Likes Received:
    0
    Rất cảm ơn bác về những "câu chuyện" bổ ích...!:)
     
  22. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    tip 120 khó ăn quá :lol: bật điện như thế thì bill cuối tháng ko biết ra sao nữa. Thôi thì ở HCM đang nắng nóng, bật nó lên trước xong lát sau bật máy lạnh :D
     
  23. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    225
    Location:
    TP.HCM
    Bật đầu CD thì có tốn bao nhiêu điện đâu bác ơi :lol: Bật ampli mới tốn nhiều.
     
  24. DucRoyal

    DucRoyal Advanced Member

    Joined:
    8/11/09
    Messages:
    100
    Likes Received:
    0
    Tip 120 thì là bắt buộc với amly đèn đúng không ạ? Nhưng em thấy đúng với amly bán dẫn vintage của em, âm thanh ấm hơn nhiều so với khi mới bật. Cám ơn bác dịch giả
     
  25. nick149

    nick149 Advanced Member

    Joined:
    8/4/08
    Messages:
    1.069
    Likes Received:
    6
    Location:
    Ho Chi Minh City
    Hi bác vua. Hình như bác nói đúng với mấy con vintage (còn đèn ko rõ, nhưng chắc cũng đúng vì ko nóng sao kêu hay). Mình bật mấy Pow vintage, mới đầu nghe cũng thường thôi, nhưng lát sau cỡ 1 giờ trở lên tự dưng thấy hay hơn. Do vậy nên mình hay bật cho cả nhà nghe trước, mình nghe sau.

    Sorry các bác, mình đã nhắc là ko spam trong topic này để bác CD post tiếp, nhưng sao mà lâu quá, 5 ngày rồi :wink:
     

Share This Page

Loading...