Kính mong các bác thứ lỗi . Do từ ngày mai e đi xa gần 1 tháng nên chuyên mục này xin hẹn các bác qua tháng 8 e mới tiếp tục được ạ. E hứa là sẽ phục vụ các bác tiếp ạ
công nhận bản dịch của CD shop đã giúp chúng ta "khôn ra" rất nhiều , đỡ mất tiền "xxx" đổi chác các bù....không biết bác ấy đã đi du lịch về chưa nhỉ?
Bài dịch của bác CDShop rất bổ ích. Đúng là sẽ giúp nhiều bác đỡ đổi chác và mất thời gian, tiền bạc để setup được bộ giàn nghe được nhạc. Mong bác CDShop sớm trở lại topic này.
Em có mặt đây ạ. E đã hẹn là qua tháng 8 tiếp tục mà chưa tới mùng 1 các bác đã làm e vắt chân lên cổ rồi Tip # 136: Vì sao bảng tính năng kỹ thuật hầu như vô dụng khi đánh giá loa? Trong thực tế, bảng quy cách kỹ thuật đi kèm với cặp loa không có tí hữu dụng nào. Ngoại trừ việc cho ta biết về chức năng, kích cỡ và trọng lượng, các thông tin khác đều vô dụng. Bạn có thể dùng thông số về dải tần số đáp ứng như một chỉ báo về việc cặp loa đó có đủ bass cho bạn không. Thông số về độ nhạy của loa giúp bạn có khái niệm chung về việc nó sẽ cần khoảng bao nhiêu công suất. Ví dụ, nếu cặp loa có độ nhạy là 88 dB thì bạn có thể tin chắc rằng cái ampli 10w không thể đủ cho nó. Ngoài ra, các thông số này thường bị tối ưu hóa quá đáng. Thông số về công suất cũng tương tự thế. Bạn đã đọc về các hiệu ứng nén chưa? Hãy xem Tip #160 & 161 (các bác sẽ sớm có các tip này sau khi e hoàn tất nốt vài tip cuối của phần này). Bằng cách nào các nhà sản xuất xác định thông số về giới hạn công suất? Vài nhà sản xuất tính thông số này dựa trên việc cặp loa kêu to được đến mức nào trước khi bị hỏng hoàn toàn. Hiển nhiên, trong trường hợp này người tiêu dùng sở hữu cặp loa sẽ là nạn nhân của các hiệu ứng nén. Bạn nên biết rằng hầu như không có quy tắc nào để xác định thông số của các bộ loa. Chúng có thể được diễn giải rất linh hoạt và phóng đại. Đó cũng là lý do tại sao tôi luôn nhấn mạnh một bộ loa cần được thẩm định trong một thời gian đủ dài, tốt nhất là ở nhà bạn. Tip # 137: Vì sao bảng tính năng kỹ thuật hầu như vô dụng khi đánh giá các thiết bị điện tử? Cũng giống như với loa, bảng thông số kỹ thuật đi kèm với các thiết bị audio hầu như không có tí giá trị thực tế nào.Ngoài việc cho ta biết về chức năng, kích cỡ và trọng lượng, các thông tin khác đều vô dụng. Nói chung, ta có thể chấp nhận thông số về công suất của một ampli là có ích, nhưng ngay cả thông số đó cũng rất hạn chế. Còn quá nhiều biến số khác mà ta không có đủ chỗ để thảo luận ở đây. Mọi thiết bị đều được công bố có đáp tuyến tần số phẳng và độ méo cực thấp. Nhưng, mỗi thiết bị lại có đặc trưng âm thanh riêng. Không có bảng quy cách nào đề cập đến thông số cân bằng nhiệt hay nhiều yếu tố khác tác động đến âm thanh do thiết bị đó phát ra. Những quyển hướng dẫn cung cấp cho bạn vài hướng dẫn để đánh giá thiết bị. Cứ dùng chúng, tuy nhiên, chỉ để xem qua những điều cơ bản rồi quẳng chúng sang một bên. Bạn cần phải lắng nghe.
Tip #138: Rất nhiều báo chí viết về nó, sao không mua quách nó luôn nhỉ? Luôn luôn tin tưởng vào đôi tai bạn với bộ dàn của bạn. Hãy nhìn nhận thực tế: những nhà phê bình không đến nhà bạn, họ không biết hệ thống của bạn kêu như thế nào trong căn phòng của bạn. Có lẽ loại nhạc hay chất âm họ thích cũng không giống bạn. Vì thế, đây là cách tôi nhìn nhận về những bài bình luận đó. Ngay cả khi đó là bài ca ngợi hết lời, tôi chỉ coi đó là 1 thông tin tham khảo về sản phẩm. Một bài ca ngợi có thể khiến tôi đặt thiết bị đó vào danh mục để cân nhắc tìm hiểu thêm. Nhưng tôi phải nghe nó trên hệ thống của tôi để biết liệu nó có TỐT HƠN CHO TÔI hay không. Nếu bạn sử dụng những tip trong cuốn sách này, bạn sẽ có khả năng nghe nhận được liệu cái thiết bị đang được hoan hô rầm rộ đó có thực sự phù hợp với hệ thống của bạn hay không. Tôi không hứa là bạn sẽ phân tích tốt hơn các nhà bình luận “chuyên nghiệp” nào đó, nhưng… biết đâu được! Như thường lệ, tôi mạnh mẽ khuyến cáo bạn hãy tìm hiểu những vấn đề nêu ra trong cuốn sách này trước khi đầu hàng cám dỗ mua sắm, bất kể các thiết bị đó được khen ngợi thế nào và bất kể ai khen ngợi nó.
Tip #140: Có nên định hướng đến các nhãn hiệu nổi tiếng để được đảm bảo chất lượng? Điều này tùy thuộc vào việc bạn địnn nghĩa chất lượng là gì. Thông thường, thiết bị của một nhãn hiệu tên tuổi sẽ được chế tạo bởi những vật liệu cao cấp nên sẽ bền chắc hơn. Tuy nhiên, tôi cho rằng tự thân thương hiệu không nói lên chất lượng âm thanh. Trong thực tế, khi một công ty trở nên thành công hơn về mặt tài chính, không phải hiếm những trường hợp công ty đó đánh mất một phần chất lượng của thuở ban đầu, khi nó còn là một công ty nhỏ. Đôi khi, những thương hiệu đình đám nhất lại trở thành những cỗ máy tiếp thị hơn là tiếp tục tìm kiếm những đột phá trong lĩnh vực trình diễn âm thanh. Có vô số những công ty gặt hái tiếng tăm của họ nhờ vào công nghệ quảng cáo và khuyến mãi khôn ngoan, hơn là từ chất lượng âm thanh của sản phẩm. Hoặc họ đã có những cách tân trong quá khứ xa xôi nhưng không có cải tiến gì mới trong nhiều năm qua. Mặt khác, một nhãn hiệu nhỏ có thể đem lại chất lượng tuyệt hảo nhưng họ lại không có đủ thị phần để tồn tại trong bão táp thương trường.
Bravo,tuyệt vời. chân thành cảm ơn cụ em là người thường xuyên mong ngóng đợi chờ cụ cho ra các tip sắp tới.cũng xin cụ bỏ qua cho sự "thèm" của em :mrgreen:
Welcome back. Mình liệt kê các típ còn thiếu để bác dễ quản lý (dịch tiếp :lol: ): típ 13 - 15, 17 típ 44, 46, 47 típ 52, 53, 57, 59 típ 60 - 96 típ 103, 105 - 117 típ 125, 126, 129, 139 típ ...... mới tới 140 là tip cuối hiện tại
@nick149: như em đã nói từ trang đầu, e chỉ lược dịch chứ không phải dịch toàn bộ quyển sách. Cách trình bày vấn đề của tác giả cũng không yêu cầu phải đọc tuần tự mà có thể bắt đầu từ bất kỳ tip nào mình quan tâm. Tác giả có vẻ không giỏi về văn viết, viết giống như trò chuyện nên đôi khi có nhữg tip bị lặp lại trùng ý với tip khác, những cái đó e bỏ qua. E cũng bỏ qua các tip kỹ thuật mà e không đủ kiến thức để bảo đảm mình có thể chuyển ngữ chính xác. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều thú vị ạ. Tip #141: Hệ thống của bạn sẽ kêu to đến đâu không thành vấn đề Thực tế là hầu hết thời gian chúng ta không thể vặn âm lượng bộ dàn quá to. Đó là lý do tại sao tôi luôn luôn muốn chắc chắn là hệ thống của tôi phải nghe hay với mức âm lượng nhỏ . Vài loại loa cần khá nhiều công suất mới trở nên sống động. Nhiều loa chỉ có thể phát ra âm thanh tự nhiên (effortless - theo nghĩa không bị bí bức, bị nghẹt chứ không phải cái “âm thanh tự nhiên” mà chúng ta hay thảo luận) khi đạt đến một ngưỡng âm lượng nào đó, như thể nó cần được đánh thức vậy. Thông thường, những loa kêu tốt ở mức âm lượng thấp sẽ nghe tốt ở mọi mức âm lượng, trừ phi âm lượng lên đến mức quá tải. Và thường thì những loa này có độ nhạy cao.
Tip #142: Một thiết bị XYZ nào đó lọt vào mắt xanh của bạn. Có nên mua nó ngay? Có, không và không. Có, nếu bạn đã xác định được các vấn đề theo quyển hướng dẫn này và hệ thống của bạn đã đem lại nhiều cảm xúc âm nhạc hơn. Nay bạn muốn vươn đến một tầm cao mới. Không, nếu bạn không có ý niệm gì về những khiếm khuyết âm nhạc của hệ thống mà bạn muốn khắc phục. Không, nếu hệ thống của bạn vẫn chưa hòa hợp với phòng nghe. Những mẹo cơ bản trong cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn sự cải thiện tốt hơn bất kỳ thiết bị mới nào. Hơn nữa, chúng chỉ tốn rất ít chi phí, thậm chí không mất xu nào.
Một bài học rút ra từ Tip 138 là : Nghe nhạc bằng đôi tai của mình chứ không phải bằng tai người khác . Sau khi đọc một số bài dịch của bác CD shop và áp dụng thử tôi thấy không "lăn tăn" khi trót nhìn thấy "đồ chơi" mới nữa mà thấy bộ dàn của mình đã đáp ứng được đôi "tai trâu" của tôi. Vấn đề là dừng nâng cấp thiết bị và chú trọng nâng cấp phần mềm. TKS bác CD shop một lần nữa và đón chờ những bài dịch tiếp theo của bác.
NÉN TÍN HIỆU - CHƯỚNG NGẠI LỚN NHẤT GIỮA BẠN & SỰ HẤP DẪN CỦA ÂM NHẠC Các nhạc sĩ, nhạc công sáng tác và biểu diễn nhằm tác động đến cảm xúc của người nghe. Đó là ý nghĩa của âm nhạc. Các kỹ thuật chính mà họ sử dụng trong âm nhạc để truyền tải những thông điệp cảm xúc là độ động (dynamic), nhịp điệu (rhythm), giai điệu (melody), hòa âm (harmony) và âm sắc (tone). Trong đó độ động là công cụ được sử dụng thường xuyên để chuyển giao những xúc cảm âm nhạc. Kẻ thù quan trọng nhất của độ động là việc nén tín hiệu, dưới mọi hình thức. Đó cũng chính là kẻ thù của những trải nghiệm âm nhạc sâu sắc. Đáng buồn là, độ động trong âm nhạc đang phải chịu đựng những cuộc tấn công không ngừng của các cá nhân cũng như công ty sẵn sàng làm bất cứ điều gì để kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Nén tín hiệu đã trở thành vũ khí trong tay các hãng thu âm, nhà sản xuất, kỹ thuật viên âm thanh... "những cái máy đếm tiền" trong ngành công nghiệp âm nhạc. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong các tip tiếp theo.
Tip #156: Việc nén tín hiệu đã hủy hoại vẻ đẹp của âm nhạc như thế nào? Nói một cách đơn giản, tín hiệu bị nén sẽ làm giảm sự tương phản của độ động trong âm nhạc. Thường thì chính sự tương phản này khiến trái tim ta rung động. Khi nào dải động này bị thu hẹp thì các xúc cảm âm nhạc cũng bị bó hẹp theo. Tất nhiên, âm nhạc biểu diễn trực tiếp là nhạc không bị nén. Nhận biết độ động không bị nén là công cụ chính giúp ta phân biệt giữa nhạc sống và nhạc tái tạo. Ngay cả khi ta vẫn còn đứng ngoài cửa, chưa bước vào trong phòng, bạn vẫn biết đó là âm nhạc đang biểu diễn trực tiếp chứ không phải âm nhạc tái tạo qua một hệ thống âm thanh. Âm nhạc đã bị nén luôn luôn mất đi phần nào sự sống động và cảm xúc. Càng bị nén, âm nhạc càng mất đi sức sống của nó. Hậu quả là sức mạnh của âm nhạc - khả năng tác động tới cảm xúc - đang bị thương tổn trên toàn thế giới. * các tip tiếp theo liên quan nhiều đến kỹ thuật, k dễ dịch nên có thể các bác phải chờ hơi lâu đấy ạ. E xin cáo lỗi trước.
hix! làm thành viên của VNAV cũnG kha khá mà h này mới được đọc bài dịch của bác CD-->làm E ngồi từ 9h đêm đến 2h sáng để đọc bài của bác,đang phê thì lại phải hoãn cái sự sung sướng dó lại :wink: .Cảm ơn bác và mong bác post nhìu bài có ích như vầy để A E chơi Audio khỏi hao tiền tốn của. :lol:
hic ko biết bác chủ có ăn chay tháng này khôngnữa, miễn là bác ấy còn đọc get better sound :lol: Thật sự từ lúc đọc vài chiêu trong sách xong, loay hoay cắm-dời-sửa-sắp-kê-chỉnh-nghe suốt, kết cục là rất thỏa mãn. Tiếng ù xì mất hết, tiếng dội mất tiêu, tiếng chói cũng lặn mất. CHỉ tội là nghe phê tuần nào cũng vài lon vài cốc làm bị tăng cholesterol :lol: Amplifier Live cũng hết thắc mắc vụ đổi chác nữa
Nói chung, 2 kiểu hiệu ứng nén liên quan tới loa dưới đây hầu như chỉ xảy ra cho các loại loa có hiệu suất trung bình và thấp, ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, những loại loa càng đòi hỏi nhiều công suất để đạt tới một mức âm lượng nhất định sẽ càng dễ gặp phải các vấn đề này hơn là các loại loa cần ít công suất hơn. Tip #160: Hiệu ứng nén hành trình (displacement compression) của loa và tác hại. Hiệu ứng nén này không chỉ phá hỏng độ động của âm nhạc mà nó còn là nguyên nhân chính làm thay đổi sự cân bằng âm sắc khi loa kêu ở mức âm lượng lớn. Đây là vấn đề thường bị bỏ qua. Hiệu ứng nén này xảy ra khi củ loa tiếp nhận một tín hiệu lớn hơn khả năng di chuyển tuyến tính của nó. Hiển nhiên bạn không thể mong đợi loa bass tiếp tục kêu ngày càng to, tương ứng với nút xoay volume của bạn. Khi loa bass bị yêu cầu di chuyển vượt quá ngưỡng thiết kế của nó, nó sẽ ngừng tuân theo đòi hỏi của nút chỉnh volume. Ở thời điểm này hiệu ứng nén bắt đầu xảy ra vì loa vẫn kêu, nhưng âm lượng không tăng tịnh tiến với mức volume nữa. Hành trình của màng loa (hay cuộn cảm) đã bị nén lại trong giới hạn thiết kế của nó. Âm nhạc bắt đầu mất đi sự sống động. Hiệu ứng này không dễ nhận ra. Không phải bộ loa đột ngột ngừng lại ở mức âm lượng nào đó và không kêu to hơn nữa, nó chỉ từ từ làm âm thanh bị nén lại. Hậu quả của nó có thể nhận thấy qua sự biến đổi về cân bằng âm sắc. Khi loa bị tiếp nhận những tín hiệu khó hơn, hành trình của loa bass bắt đầu bị nén lại, âm thanh trở nên mỏng hơn, sáng hơn _ vì hành trình của loa treble vẫn có thể tiếp tục đáp ứng được yêu cầu của volume trong khi loa bass đã ngừng đáp ứng. Ngay cả nếu hiệu ứng nén hành trình bắt đầu cùng lúc với mọi củ loa, tác động của nó tới độ động sẽ làm âm nhạc nghe kém hấp dẫn hơn. Đây là lý do tại sao việc nghe thử ở nhà, hay ít ra là nghe thử thật kỹ lưỡng ở cửa hàng, rất quan trọng trước khi quyết định mua một bộ loa. Bởi vì bộ loa mà bạn nghe thấy rất đã tai, với âm sắc cân bằng hài hòa ở cửa hàng, có khi lại trở nên nhạt nhẽo khi đem về nhà. Và nguyên nhân chính có thể là hiệu ứng nén hành trình đấy. Tôi muốn lưu ý rằng hiệu ứng nén hành trình và hiệu ứng nén do nhiệt thường xảy ra đồng thời.
bác đã viết một bài viết rất hay về định hướng về âm nhạc rất bổ ích cho rất các AE mới-AE đã chơi,nhân đây em xin bác cho ý kiến theo bác thì cách nghe như thế nào là tốt nhất,đây chỉ là câu hỏi mang tính cá nhân thôi,vì em đang nghe theo cách nghe chi tiết.cám ơn bác trước
@moigot: e cũng k phải chuyên gia bác ạ . Nhưng quan điểm của e thì kiểu gì mình thích thì là tốt nhất cho mình.
Tip #161: Hiệu ứng tăng nhiệt độ của cuộn dây loa và tác hại. Bạn sẽ làm gì nếu tôi trao cho bạn 1 bóng đèn 60w vừa được tháo ra sau khi đã bật sáng vài giờ? Bạn sẽ cầm được nó trong bao lâu? Hãy nghĩ tới cái loa mà ampli của bạn đang đánh. Cuộn cảm động của loa sẽ rất nóng. Khi cuộn cảm động nóng lên, các thuộc tính điện từ của nó sẽ thay đổi. Trở kháng của nó sẽ tăng lên. Trở kháng tăng cao do hiệu ứng nhiệt sẽ làm cho loa thay đổi cân bằng âm sắc (trở kháng cao sẽ làm giảm công suất ra). Ví dụ, khi cuộn cảm động của loa bass bị quá nhiệt, trở kháng đối với dải tần số thấp sẽ tăng lên, vì thế tiếng bass sẽ yếu đi khiến cho dải tần số cao trội lên, tổng thể âm sắc trở nên sáng hơn, cũng tương tự như tác dụng của hiệu ứng nén hành trình. Đây là một lý do nữa cho việc cần nghe thử một bộ loa với nhiều thể loại nhạc và ở nhiều mức âm lượng khác nhau. Cũng như hiệu ứng nén hành trình, hiệu ứng nén do nhiệt cũng không dễ phát hiện. Cả hai đều không xảy ra ở các mức âm lượng thấp. Hiệu ứng nén do nhiệt cũng có thể xảy ra sau một khoảng thời gian nghe dài, cho dù bạn nghe không quá lớn. Cuộn cảm động có thể nóng lên từ từ với một số kiểu thiết kế loa nào đó, và bộ loa có thể dần dần chuyển từ âm sắc ấm áp mà bạn thích sang một thứ âm sắc ít hấp dẫn hơn. Khi bạn đọc những bình luận về bộ loa nào đó nghe thấy mệt quá, các hiệu ứng nén này có thể là một phần nguyên nhân. Hãy để ý đến cả 2 hiệu ứng này khi đánh giá một bộ loa. Cả hai rất khó nhận ra và không dễ đo đạc được nhưng thường thì chúng sẽ khiến người nghe cảm thấy mệt mỏi sau khi nghe một lúc lâu ở mức âm lượng lớn. Có những người cho rằng sự biến đổi này không thể nghe nhận được. Nhưng tôi nhận thấy hầu như bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sự biến đổi 0.5 dB trong tổng thể âm sắc. Có lẽ đây là điểm bất đồng giữa chúng ta – về ngưỡng thay đổi mà tai người nghe cảm nhận được.