Nếu cuộn sơ cấp của OPT có thông số: trở thuần r = 215 Ôm và độ tự cảm L = 28 Henry thì tổng trở ứng với tần số 50 Hz vào cỡ 8,8 KOhm. Dùng chính nguồn điện 50 Hz, cấp điện áp 110 VAC cho cuộn sơ cấp thì dòng qua cuộn sơ cấp vào khoảng 110/8,8 A vào cỡ 12,5 mA. Có thể đo gián tiếp dòng này bằng cách đo sụt áp trên một điện trở thuần đã biết trị số (chẳng hạn là 100 Ohm) nối tiếp với cuộn sơ cấp của OPT.
Bác nói rỏ hơn về cách tính được không ? Cái OPT ( mã số S-1002 ) trên có Z : 3.5K ( thông thường quy ước ở 1KHz ) vậy khi tần số còn 50Hz thì Z phải giảm theo mới hợp lý .
Chắc bác ấy tính trị số X cuộn dây(nếu là OPT thì đầu ra không tải), trị xố X này là tổng trở AC của cuộn dây, tức là đấu cuộn dây vào AC tuỳ theo tần số mà tổng trở thay đổi. X=ωL=2πfL Chính xác là = 8796 ohms
Theo kiến thức phổ thông e còn nhớ lờ mờ thì R, L, C là những thông số đặc trưng riêng cho linh kiện chứ ạ.Nó chỉ phụ thuộc vào kết cấu và vật liệu chứ ko phụ thuộc tần số, chỉ có trở kháng và dung kháng là phụ thuộc tần số thôi.Tuy nhiên em vẫn thấy 1 số đồng hồ khi đo L tại những tần số khác nhau lại vẫn cho ra kết quả khác nhau, kể cả những đồng hồ đắt tiền???? Em ko có đồng hồ nên khi cần đo Henry vẫn theo cách đặt điện áp lên choke, dùng 1 vonmet và 1 ampemet đo dòng và áp, tính ra tổng trở, dùng vạn năng đo R nữa, sau đó áp dụng cái công thức mà ai cũng biết...Cách này e áp dụng để thí nghiệm những cuộn kháng điện lực, thường là kháng khô lõi không khí chỉ có 1 lớp dây quấn, kq khá chính xác.Bác nào mà có đồng hồ đo L thử so sánh 2 cách này xem kq có giống nhau ko ạ?
Cái vụ lăn tăn này em bị từ khi làm cuộn cảm phân tần loa. Thông số đưa ra mà chẳng biết theo đồng hồ nào. Nên giờ chấp nhận vừa tai nhưng không dứt lăn tăn. Càng tìm đường ra càng thấy rừng rậm.
Bác cứ thử đo vài lần ở các tần số dòng điện khác nhau sẽ thấy kết quả tính ra có thể khác nhau. Cái này thì em lại nghĩ là do đồng hồ V, A mình dùng nó chỉ hoạt động chính xác ở trong 1 phạm vi tần số nhất định. Qua mức này bác sẽ thấy nó thay đổi lung tung cả lên.
Bác nào cần đo tụ có điện dung lớn, nếu không có đồng hồ đo tụ với thang đo phù hợp có thể sử dụng cách đo "thủ công": dùng vôn kế và đo hằng số RC của tụ khi nạp điện hoặc phóng điện.
Không biết post vào đâu nên ké vào đây . Em mới ghé Lâm Thanh mua được cái mega ohm với giá 300.000vnd , thấy còn 2 cái nữa bác nào có nhu cầu thì tranh thủ . Khi mua các Bác mượn R 560k có sẳn ở đó để test , gắn vào 2 cọc máy đo rồi quay cần phát điện , đọc giá trị nếu chính xác ... @ lưu ý nó có thể đo độ cách điện của ... cơ thể bạn !?!?!? :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
Em định đặt mua cái L/C meter này. Các bác rành về kỹ thuật cho em xin tí ý kiến nhé. Em newbie mới tập tành đo kiểm nên chưa dám mua những món hàng khủng. http://dx.com/p/lc100-a-2-5-lcd-digital ... ter-148475