Tập trung vào chuyên môn thôi các bác Cho em hỏi khí không phải . Cái món mà cá bác đang tìm kiếm so với sò lưỡng tính của GVteam mấy năm trước thì thế nào ạh Rấy tiếc là hình như nhóm này gần đây tuyên bố giải thể. em sợ thất truyền hết cũng nên
Sò lưỡng tính của GVTeam là tuyệt đỉnh công phu của dòng MOSFET Ô đi ô trên đời có 1 không 2 và là do 1 hãng điện tử lớn của Anh quốc chuyên chế tạo linh kiện điện tử cho quốc phòng lẫn công nghiệp nặng và dân dụng và đặc biệt là 1 số linh kiện điện tử cho hãng máy bay Airbus ... Gần nhất với linh kiện này là cặp 2SK2221 và 2SJ352 ... tuy nhiên do giá thành 2SK2221 và 2SJ352 ở VN quá rẻ (rẻ hơn thị trường thế giới đến từ 3 - 5 lần) nên sò lưỡng tính của GVTeam không thể cạnh tranh về mặt giá thành cũng như về tính phổ thông của nó. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật thì sò lưỡng tính cân hơn và ít ồn hơn cặp 2SK2221/2SJ352 khi chạy ở chế độ bổ phụ Push Pull nhất là do việc sx 2SK2221 và 2SJ352 khó mà cùng sx trên 1 phôi Silicon trong khi sò lưỡng tính là được sx trên cùng 1 lúc nên tính cân bằng được nâng cao rất nhiều; khi nghe đặc biệt nhất nghe thấy sự khác nhau ở giải trầm và giải cao và đương nhiên cũng tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Tuy nhiên võ công có nhiều môn phái và hay nhất của môn phái đó cũng chưa chắc ăn so với hay nhất của môn phái khác do đó việc dùng con lắc đi tìm linh kiện khác tốt hơn vẫn cứ tiếp tục ... và loại Tăng dzi to con lắc mới tìm ra được có thể nói là tuyệt đỉnh võ công cho dù là so với môn phái nào cho đến ngày hôm nay (tương lai không biết nhưng khó mà có vì trào lưu bây giờ người ta chú trọng linh kiện và kỹ thuật nào đem lại hiệu suất cao mà rẻ tiền và nếu cần tuyến tính thì dùng thêm hồi tiếp chứ không chú trọng đến thiết kế linh kiện bản thân thật tuyến với giá thành cao nhưng bên cạnh đó vẫn bị vài khiếm khuyết kỹ thuật ...). Có ớn 1 chút với linh kiện mới này vẫn là ... BJT (Tăng dzi to lưỡng cực); nhưng để ráp không dùng hồi tiếp hoặc rất ít hồi tiếp theo trào lưu Hí Ènd thì linh kiện mới tìm này có thể nói là vô địch trong dòng bán dẫn. Tuy thế BJT từ xưa đến giờ vẫn là rào cản lẫn là kẻ thù số 1 gây ra hiện tượng diệt chủng cho các linh kiện được thiết kế đặc biệt cho Ô đi ô nhất là linh kiện công suất. MOSFET công nghiệp và IGBT không bị BJT giết chết là nhờ công nghiệp năng lượng hay nguồn xung vì cho công việc này BJT đành thất thế. Cuối cùng Ô đi ô phải chịu thiệt thòi là bị xài linh kiện nào có sẵn trên thị trường mà khó cơ hội có linh kiện dành riêng cho nó ngoài những BJT cho Ô đi ô của Sanken hay Motorola và 1 vài MOSFET Ô đi ô không phổ thông và mắc hơn BJT đến 3-5 lần cho cùng công suất. Tiếc thay ....
Rồi thì lắc miết cũng ra kết quả được ... phân nửa :evil: nghĩa là biết được danh tánh con gề nhưng vô phương danh tánh con công suất vì tên ma cô hắn đã hỏi thì chỉ biết kết quả là ... tháo từ lò (nhiệt ?) cao tần rồi sơn cho mới lại thế thôi :? Con gề ký hiệu là 2SK79 và cái em mua được còn nằm nguyên bao ô ri gin của Sô ly được sx từ 1977 và là linh kiện gề ... cực độc chính hiệu con nai vàng. Em chụp 2 hình: 1 hình có con gề 2SK79 và con công suất vô danh tánh nhưng nhìn tướng nó như vậy thì chắc cỡ 500W là như chơi. Còn tấm 2 là Tứ Đại Giai Nhân của công nghệ Ô đi ô thập kỷ 70 đến ngày nay trong có lấp ló em Mốt phếch lưỡng tính GV NP250 4 chân (so với kích thước linh kiện con lắc công suất mới tìm chỉ nhỏ bằng phân nửa ...) và em Ớt Tê Koa dzang bóng 1 thời ... Bây giờ thì đến lược các bác cầm con lắc của riêng mình mà lắc tiếp đi nhé còn em thì đã lắc ... mệt đừ rồi :mrgreen:
Và đây là đa ta xít của 2SK79 ... đích thị là cực độc còn hơn Tê lê phân cân hay Ăm pe gếch Bấc gân Boi ECC88/6DJ8/6922/7308 nữa cớ đấy nhưng rẻ hơn nhiều lần và bền gấp trăm lần và nhỏ hơn vài chục lần chỉ có khuyết điểm là không sáng thôi ... :lol: CHÚ Ý!!!! DO ĐA TA XÍT CỦA SÔ LỲ CÓ SAI XÓT TRONG PHẦN CHÂN CẲNG NÊN EM ĐÃ EDIT LẠI CHO CHÍNH XÁC!
Em cũng học Cụ, cũng thử đứng lắc... một hồi nó ra cái mớ này, Cụ xem có làm gì được không? http://stores.shop.ebay.it/jims-audio-s ... Z511922015
Trùi sau khi vừa kiếm được danh tánh con 2SK79 hôm qua là em đã tìm thấy trang Web này và nó bán lên đến $28/cặp cơ đấy đó là chưa tính tiền cước phí vận chuyển. Hôm nay bác vừa post lên trang web này em cũng vừa vô lại tức thì thì bây giờ đã không còn 2SK79 đúng là đồ cực độc nên thiên hạ cũng mau chân dzớt mất cho dù có mắc mỏ đôi chút. Tên Hoong Koỏng này có nhiều linh kiện độc lắm nhưng kẹt nỗi hắn không cho trả lại nên em không dám mua sợ trúng ngay đồ bùa là đi toong mấy chịt ngay trong lúc kinh tế đang đao.
Tại mợ không biết đó thôi vì trong họ Ớt Tê Ka chỉ có rất ít con là cực độc mà em đã mơ nó từ hơn 20 năm nay. Bây giờ có tiền mua thì không còn sx nữa thế mới đau. Có rất ít con Ớt Tê Ka cực độc này có khả năng đập te tua mấy con LM3886 hay TDA729x của thời này đó mợ và đương nhiên nó mắc hơn đến từ 3-5 lần và nếu tính theo thời giá tương đương thì nó mắc gấp 10 lần. Và nhiều lúc gáp linh kiện rời cũng khó qua mặt mấy con Ớt Tê Ka này cho cùng 1 giá tiền. Mợ nghĩ ngày xưa mua được con Ớt Tê Ka 100W là đến 5 phân vàng thời thập kỷ 80 hồi đó là lớn lắm. Tuy nhiên để đạt được 150Wrms với băng thông lên tới 50kHz và méo hài 0.008% (0.006% từ 20 - 20KHz) thì cũng hiếm có đối thủ nhất là những ampli home theatre ngày nay và ngay cả so với ampli đì dzí tồ ... nên giá cả với công nghệ thời đó là hợp lý Như em đã nói em phải dùng con lắc để đi tìm linh kiện độc hơn vì dù gì đi nữa những thứ như BJT, Mốt phếch, Dzây Phếch, Ớt Tê Ka,... cũng rưa rứa có gì đó giống nhau không gì thật sự đặc sắc và nổi bật trong khi linh kiện con lắc thì có! :wink:
Con này chạy classH hả Chị,em đang có 1 chú chạy classH miếng nhôm có tí tẹo nhưng nghe nhỏ cực kỳ phê,nghe lớn cực kỳ đã luôn. Cở nào cũng đáp ứng luôn.
Hổng dám đâu mợ class AB Push Pull Full-Complementary chứ không phải 99% những vi mạch khác chạy Quasi-Complementary đâu nhé (hầu hết STK, LM3886, TDA729x đều thuộc loại Quasi). Ấy thế nên nó mới tuyệt vời là thế và chỉ ra 1 thời gian rất ngắn rồi sau đó phải thay bằng Quasi cho công nghệ nó rẻ dễ làm hơn và dễ đạt công suất cao hơn
Có mợ hỏi em là tại sao em lại cứ đi tìm những thứ bán dẫn triệt sản và tiệt nọc như vậy ... thì em đã trả lời như sau: - Mỗi công nghệ kỹ thuật nó có cái thời và thời này là công nghệ năng lượng (nguồn xung, pin năng lượng cho xe hơih hay hoán đổi năng lượng sức gió ..), máy ảnh digital, âm thanh home theatre Hi Def (digital), Wifi, Wireless, .... - Công nghệ âm thanh dùng kỹ thuật Analog cũng phát triển vào 2 thời kỳ khi vào thời công nghệ digital chưa khả thi. Thời kỳ đầu là thập kỷ 30 đầu 40; và thời kỳ 2 là thập kỷ 70-80. -Thời kỳ đầu mang tính đột phá cho Audio là thập kỷ 30 khi âm thanh rạp hát bắt đầu có Xì tê và những bóng DHT như WE300A, WE300B, 845, 71, 76, 56 ... và chủ yếu gia công bằng tay. Đồng thời khi vấn đề hồi tiếp chưa được phổ thông nên thời này có rất nhiều linh kiện khuyếch đại được thiết kế rất tuyến tính mặc dù hệ số khuyếch đại thấp vì không dùng hồi tiếp. Và sau đó chục năm thì chtranh 2 xảy ra công nghệ được đưa lên 1 bậc do phục vụ chtranh nhưng thời chiến thì chẳng ai chú trọng cho Audio nhưng các kỹ sư thời 30 vẫn còn sống và vẫn tiếp tục được thừa hưởng những dư âm 30 ... Do vậy những bóng thập kỷ 30-40 bị thiên hạ săn lùng và trở nên sừng tê là vậy ... - Thập kỷ 50 trở đi là thời kỳ chtranh lạnh đồng thời hồi tiếp đã bắt đầu được xử dụng rộng rãi nên các đèn điện tử đã được thiết kế khác đi nghĩa là ưu tiên phục vụ cho quân sự, công nghệ chế tạo tự động cho số lượng nhiều và rẻ tiền, nhỏ hơn, hệ sô khuyếch đại cao hơn, ... và nếu có méo hơn thì dùng hồi tiếp để sửa méo. Cùng vì thời kỳ "đèn méo" này mà 1 số bóng cho chất âm gì đó đặc biệt và được thị hiếu như kiểu 12AX7 TFK hoặc Mullard thì được tận dụng cho Audio ... và cũng vì thế sau này nó cũng bị người ta vét sạch và trở thành sừng tê. - Thập kỷ 60 cũng là thời kỳ phát triển TV nên nhiều bóng cũng được sx phục vụ cho công nghệ dân dụng này và có vài bóng đã trở thành xuất sắc cho Audio ví dụ như 6SN7GTA, ... Thời này có lẽ bóng vừa nhiều vừa tốt vừa rẻ và có vài bóng đã bỗng nhiên thành sừng tê. Thời kỳ này cũng phát triển công nghệ máy tính Analog nên cũng xuất hiện rất nhiều bóng với tuổi thọ rất dài kiểu 5691, 5692, 5687, .... và vài thứ cũng bỗng dưng làm sừng tê. Thời này bán dẫn đã bùng phát và đang dần dần tối ưu hóa - Thập kỷ 70-80 thật sự là vàng son của Audio bán dẫn vì lúc đó Nhật cũng là nước phát triển hùng mạnh nhất về thiết kế và sản xuất đồ dân dụng và vốn đã có công nghệ và tư duy sáng tạo từ lâu nên rất nhiều hãng sx bán dẫn chuyên phục vụ cho Audio. Đã vậy thời này khủng hoảng dầu thế giới nên Nhật đẩy mạch triệt để phát triển công nghệ điện tử và bán dẫn để phát triển kinh tế. Thời này cũng là thời cạnh tranh kịch liệt của các hãng Audio từ Âu Mỹ sang Á đồng thời đã được thừa hưởng những thành quả và tài chánh của kỹ thuật thời chtranh lạnh ... nên cũng dễ hiểu là linh kiện bán dẫn thập kỷ 70-80 này có nhiều linh kiện độc phục vụ cho Audio và phục vụ rất tốt. Thời này người ta cũng đã chợt thấy rằng là linh kiện BJT không tuyến tính khi thiết kế dùng quá nhiều hồi tiếp sẽ làm mất đi âm thanh có nhạc tính khi xưa mà họ đã có được với tube nên việc chế tạo những linh kiện có gì đó giống tube đương nhiên ra đời trong đó có JFET và MOSFET cho Audio. Và đương nhiên bên cạnh đó do yêu cầu giảm giá thành sx và sự tiện dụng lẫn âm thanh chất lượng cao nên nguồn chọn lựa linh kiện rất phong phú trong đó có Sanyo STK; Hitachi Sony Yamaha Toshiba FET hoặc BJT; Sanken Motorola BJT ... Thời này đã bắt đầu phát triển công nghệ Audio Digital ... - Thập kỷ 90 trở đi hầu hết linh kiện phát triển kiểu MOSFET công nghiệp, IGBT, ...cho nguồn xung và kỹ thuật năng lượng. Nhưng thời này lại có 1 thành quả cho Audio đó là công nghệ Digital ví dụ như ADC, DAC, nguồn âm digital, class D amplifier (ưu điểm tận dụng những linh kiện nguồn xung). Và cũng nhờ vậy mà chất lượng kỹ thuật 1 số linh kiện như OPAMP và thiết kế kỹ thuật (preamp, ampli, vi mạch ...) phải đòi hỏi thông số kỹ thuật tăng lên 10 - 100 lần để thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật khuyếch đại nguồn âm digital chất lượng cao hơn nguồn âm Analog khi xưa này. Đương nhiên là nâng cao chất lượng kỹ thuật lên 10 lần nhất là méo hài và băng thông thì thật không dễ dàng tị nào nên chỉ còn dùng hồi tiếp là dễ dàng nhất. Và như thế thì linh kiện như BJT có sẵn hoặc linh kiện công nghiệp kiểu MOSFET cũng tốt chán để làm công việc này nên truyện thiết kế linh kiện công suất thật tuyến tính cho Audio ngay cả việc tiếp tục sx nhưng linh kiện Audio không còn mang nhiều ý nghĩa vì không thể làm hoặc giá thành quá mắc mà chưa chắc ai cũng nghe ra giữa 1 ampli có hồi tiếp và không hồi tiếp. Thời kỳ này cũng là thời kỳ bắt đầu cáo trung những linh kiện bán dẫn cho Audio nhất là bán dẫn công suất và thay vào đó là dùng vi mạch OPAMP, vi mạch công suất, và ampli class D, class H, hoặc dùng BJT Audio đã và đang rất phổ thông Ngày nay Tung Của, Hàn quốc, Đài Loan ngay cả Ấn độ và Do thái là những quốc gia có công nghệ bán dẫn rất tiên tiến và có dư sức khả năng thiết kế, sx linh kiện cho Audio với giá thành rẻ và rất tốt ... nhưng tiếc thay những quốc gia này đâu đó sự tư duy về cái nghệ thuật Audio (nghệ thuật của kỹ thuật) vẫn chưa được như Âu Mỹ Nhật khi xưa nên họ chưa có tính đột phá trong công nghệ Audio ngoài Hàn quốc chỉ có được công nghệ Video vì có lẽ người Hàn quốc thực tế và ít hoài cổ và bay bổng hơn người Nhật. Bằng chứng là tube thời này rất nhiều của anh Tung Của sx nhưng ampli tube của Tung Của nghe rất là oải so với cùng loại tube đó đưa cho anh Âu Mỹ Nhật làm ampli lại chất lượng đi lên 1 bậc! Và đương nhiên những quốc gia như Tung Của, Ấn độ, Do thái, Hàn quốc này ngày nay đặt tiêu chí hàng đầu phát triển công nghệ nào cho nhiều lợi nhuận và phổ dụng hoặc cho quốc phòng nhiều hơn là công nghệ hưởng nhàn nghe nhạc (xem thì được) nên chất xám và sự tư duy phải đặt chỗ khác ... Do vậy đây là lý do mà tại sao em lại đi lùng kiếm nhưng linh kiện bán dẫn thập kỷ đã tiệt chủng (không phải chủng loại BJT) phục vụ cho Audio thời 70-80 là vậy cũng như việc người ta lùng tube thời thập kỷ 30-40. Tuy nhiên sưu tầm bán dẫn cực độc vẫn còn rẻ hơn 10-100 lần so với sưu tầm tube cực độc. Và cũng như em đã từng nói bán dẫn có vài điểm kỹ thuật (cho dù kỹ thuật phục vụ cho Audio) vượt trội tube.
Cảm ơn bác Super có nhận định rất hay về lịch sử phát triển Thế hiểu ra lại là quay về lục lọi ngày xưa à bác. Em cứ hồi hộp tưởng thế giới mới cho ra linh kiện mới phục vụ được cho dân chơi Audio Nếu phải quay lại quá khứ để tìm linh kiện thì oải anh em quá ,Bác có lắc được linh kiện nào chưa bị đình sản không ?
Tạm thời chưa bị đình sản là còn mấy con MOSFET cho Audio kiểu như sò lưỡng tính và hơn nữa tuy 1 số linh kiện đã triệt sản nhưng vẫn còn lây lất trên gian hồ và God Market đủ sức cho các anh em thỏa nghiệp DIY và ráp 1 sản phẩm âm thanh phù hợp cho riêng mình. Theo em thiếu linh kiện không phải vấn đề chính mà là có chịu làm không thôi vì cá nhân em có thể mua được dùm cho các anh em nếu có yêu cầu giúp đỡ. Cá nhân em cũng đang phân vân về vấn đề giá thành là như thế nào gọi là "rẻ, được, hoặc mắc" đối với các anh em trong nước và nhất là các tỉnh xa hiện nay. Có 1 số linh kiện mắc khủng cỡ 300B nhưng nhiều anh em sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu nhưng ngược lại 1 số linh kiện rẻ hơn phân nửa hoặc 1/10 nhưng bền gấp nhiều lần nhưng 1 số anh em vẫn nghĩ là mắc và không hưởng ứng. Em hy vọng bài viết của em không vi phạm quảng cáo hay buôn bán phạm quy diễn đàn.
Thú thật ,đã mấy lần em cũng định dùng sò lưỡng tính của các bác GVteam nhưng lăn tăn về khả năng giải nhiệt của nó vì thấy nó gọn quá và chỉ chạy ở chế độ AB trong khi mạch của em toàn chạy A Ngày trước em kiếm được BF 245 cũng đang định xài nhưng chưa biết có nằm trong danh mục bác lắc được không ?
Bác định chạy class A khoảng bao nhiều volt và bao nhiêu Ampere? Sò sắt khả năng giải nhiệt tốt hơn sò nhựa. Nếu những con như IRFP240 được dùng trong các A Lạp mà chịu được thì đương nhiên con sò sắt lưỡng tính sẽ chịu tốt. Đúng là nếu dùng sò lưỡng tính cho class A thì hơi phí của vì ưu thế của nó là chạy class AB PP và đương nhiên cả ampli Hybrid. BF245 mà bác nói nếu là loại JFET nhỏ thì không nằm trong danh mục con lắc của em. Từ ngày em lắc được 1 mớ 2SK79 thì kể như trên đời cho đến nay hết có linh kiện bán dẫn nào làm pre mà em còn thích cả ngay cả những con JFET 2SK170 khi xưa em đã từng rất thích. Chỉ tiếc là 2SK79 chỉ làm pre mà không đủ khả năng làm driver cho tầng công suất vì công suất tiêu tán chỉ chịu được 750mW.
Hổm rày Em học theo T-hím đi lắc tùm lum . . . . . Kết quả thật bất ngờ là Em cũng lắc được ít con 2SJ79, hỏng biết con này có máat be với con của quý của T-hím không ? :mrgreen:
Theo T-hím thì con cực độc 2SK79 này làm Phono Pre có vượt qua được mấy bộ AESTHETIC hông ? Nếu được thì Em sẽ xin T-hím vài con này làm phô nô
Con máat be nhà em nó chỉ có ... 2 chân nhưng mà lại có thêm 2 tay mợ ạ chứ không phải mí con với vẩn FET phiếc gì đâu :mrgreen:
Em không biết danh tánh mấy bộ AESTHETIC. Nếu có thê in phô thì nhờ thím post lên rồi ta đều cùng bàng "gề Phono linh kiện quái đản Ham Gẻ Dở"
Xí, Em quánh máy lộn, nó là Aesthetix http://www.aesthetix.net/jupiter.php?product=io Em cũng có cơ hội được nghe phono Pre của hãng này rồi, rất ấn tượng! hy vọng với mấy con Lắc Phếch này sẽ cho ra được những sản phẩm tương tự
Cái vụ máat be của nhà Cụ hổng nói ra thì Em cũng tự nghiên cứu được, ý em là máat be con Phếch kia kìa