Các bác có ai giúp em thay tụ con Power amp cũ không? Muốn mua 1 con Power amp cũ về thay tụ nhưng chưa biết hỏi ai. Loại amp: Power Monoblock Harman Kardon HK775 Theo thông tin mà em đọc trên Internet thì con này muốn nghe hay phải thay mới các loại tụ. Đặc biệt là tụ lọc nguồn.
Chả hiểu Silver Gold thế nào chứ em xài Silver Oil lúc trước thấy chán phèo! Hay là tại lúc ấy "trình" em chưa "tới"! :roll:
cảm nhận nghe nhạc rất tùy thuộc vào tâm trạng. em nghĩ chắc lúc ấy cụ hông được dzui :wink: cảm nhận nghe nhạc tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn. chắc lúc ấy gu nghe của cụ khác . ví dụ ngày xưa em thích nghe tiếng sáng, nhanh, chi tiết. giờ đây em lại thích nghe tiếng tối, đục, dày, chậm... mà chỉ cần ít tiền :lol:
Tai này gọi là tai "thổ", tức là đất. Người nghe kiểu này theo các cụ nói là "gần đất xa trời" :mrgreen: . Em cũng giống bác nên đừng có chém nhá :lol:
Em thấy thích cái topic này quá , theo dõi đều đều mà sao mí ngày nay tự nhiên lăn đùng ra ... yên quá nhỉ , chắc bác chủ hết tụ rùi hả :mrgreen: , nếu bác rảnh thì bớt chút thời gian thử kiếm 1 mớ tụ tùm lum tá lả mới cũ của anh 3 , anh 4 về đo thử xem coi có ngon ...gần bằng hàng hiệu không ạh :mrgreen: , em cám ơn bác nhé .
Có cái máy đo LCR là " bỗng dưng muốn khóc " vì đám tụ ở nhà í ẹ gần 2/3 . :lol: Rồi "bỗng dưng lăn tăn" vì có nhiều thứ cần khám phá . :lol:
Chắc là các cụ ấy đang choáng vì sau khi đo tụ anh Hai, anh Ba lại thấy thông số còn ngon hơn tụ xịn :mrgreen:
Re: Cách đo đạc Dạo này nhiều bác trang bị đồ nghề khủng ghê. Em thấy cách đo cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả lắm. Trước tiên về cách dùng dây đo. Em thấy có 3 bác dùng 3 cách đấu dây khác nhau: - Bác Manhtuong dùng 4 dây hình như có bọc kim, nối đất -> chắc cách này tốt nhất: - Bác PC_Chip dùng 4 dây nhưng không có nối đất. Cách này cũng tốt tuy nhiên nếu đo ở tần số cao có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu hoặc gì gì đó liên quan đến Ground potential em cũng không rõ lắm. - Cuối cùng là bác Thienthanh chỉ dùng 2 dây. Cách này chắc chắn cho sai số nhiều, nhất là khi dây đo dài Tốt nhất là nên dùng cách của bác Manhtuong. Em đề nghị bác Manhtuong mô tả cụ thể cách bác đấu dây đo để anh em học tập.
Thứ 2 là mỗi loại linh kiện có các đặc điểm khác nhau đòi hỏi các điều kiện đo khác nhau để cho kết quả chính xác: - Điện trở: Ngoài điện trở thuần DC, điện trở còn có cảm kháng của dây quấn/2 chân linh kiện và dung kháng song song. Đối với điện trở giá trị nhỏ (khoảng dưới 1KOhm) thì cảm kháng có ảnh hưởng lớn Đối với điện trở giá trị lớn (trên 1KOhm) thì dung kháng có ảnh hưởng lớn. Một số máy đo có khả năng đo nhiều tham số một lúc, nếu đo giá trị điện trở >1MOhm với tần số cao, đôi khi máy lại nhận nhầm là đang đo tụ và đưa kết quả dung kháng là kết quả chính. -> chỉ nên đo điện trở với tần số dưới 1kHz. - Tụ film/foil: Khá là phức tạp, các bác nhìn trong hình minh họa Ngoài dung kháng còn có: cảm kháng của chân linh kiện/ màng điện cực...; trở kháng của keo; trở kháng của màng film/foil; trở kháng song song do điện tử phát tán. <còn tiếp>
<tiếp tục> - Tụ hóa: Trong điều kiện tín hiệu xoay chiều (AC) Trong điều kiện tín hiệu 1 chiều (DC) Tụ hóa thường làm việc ở tần số thấp (dưới 10kHz) Để đo tụ hóa chính xác cần phải cấp điện áp BIAS ít ra khoảng 2V. Nếu máy đo có khả năng cấp điện áp BIAS từ nguồn bên ngoài cao hơn thì càng tốt (chú ý mức điện áp chịu đựng của tụ) Đối với tụ lọc nguồn thường làm việc ở tần số 100Hz/120Hz, khi đo các tụ này phải chỉnh tần số máy đo về tần số phù hợp để có kết quả chính xác nhất. - Cuộn cảm Ngoài giá trị cảm kháng còn có: dung kháng, trở kháng của cuộn dây; trở kháng do tổn hao lõi cảm Giá trị cảm kháng cũng phụ thuộc tần số. Do đó khi đo nên điều chỉnh máy đo về tần số phù hợp với tần số làm việc thực tế của cuộn cảm để có kết quả chính xác. Khi đo cuộn cảm cần chú ý giảm điện thế BIAS xuống mức thấp nhất có thể để tránh hiện tượng bão hòa từ của lõi. Nói tóm lại: mỗi loại linh kiện có những đặc điểm riêng. Bên cạnh giá trị chủ yếu của linh kiện còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng của linh kiện. Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động thực tế, các yếu tố phụ này lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, khi đo các bác cố gắng đánh giá được điều kiện hoạt động của linh kiện cần đo, điều chỉnh máy đo càng gần với thực tế hoạt động của linh kiện càng tốt và đo càng nhiều giá trị của linh kiện càng tốt. Lâu lắm em mới gõ một bài dài dài. Hy vọng mấy chữ này đóng góp phần nào để các bác sử dụng đồ nghề hiệu quả hơn
Em có mấy chú ELNA màu da cam có đổ keo kín phía dưới 2 chân. Các cụ hay đo tụ có biết chất lượng loại này như thế nào không ạ?
Tụ ELNA cam này hay lắp trong phần KD đầu từ casette deck hồi xưa nên chắc là nó ngong :mrgreen: tụ cũ tuổi đời cũng khá lâu roài nên bác cứ kẹp VOM đo cho chắc ạ ! PS bác có bộ móng tay này sức khỏe nhất là quả tim tuyệt vời :lol:
Có bác nào gặp trường hợp như em chưa? Em có đôi tụ Jensen Coper foil 0.33uf/630VDC chẳng hiểu ra làm sao mà tụ bị rỉ dầu. Em chưa dám hàn vào mạch sợ có vấn đề. Đo điện dung thì hai tụ vẫn cân nhau. Đo phóng nạp thì 2 cái vẫn Ok. Tuy nhiên em vẫn sợ khi cho vào mạch nó sẽ ảnh hưởng. Tụ của em giống cái tụ này nhưng là 0.33uf/630VDC. Ảnh mượn tạm từ Lão Giết Sơ. Cám ơn các bác.
Bác cứ dùng bừa đi không sao đâu, chảy dầu khả năng do nhiệt độ cao, thay đổi không ổn định, nhiều tụ chảy dầu từa lưa cả mấy năm vẫn OK không có vấn đề gì xảy ra cả !
Cám ơn bác nhiều. Em hỏi cho nó chắc vì chưa dùng tụ bị rỉ dầu bao giờ, sợ tèo mất đôi bóng CS quí thì xót. Bác nói thế là em dám dùng bừa rồi. hê hê... Em về cố bịt cho nó không chảy ra thêm nữa.
Nó chảy dầu chứ hà cớ gì nó rò được, bạn sợ nó dò thì lắp vào mạch sau đó tháo đèn CS bật nguồn đo điện áp sau tụ bằng thanh đo VDC nhỏ nhất xem có gì không, nếu không có gì cắm đèn chơi vô tư, còn nếu muốn chắc ăn thì mua tụ mới, về bản chất tụ loại này không chảy dầu vẫn rò như thường (rò bất chợt) chơi nó hay thì phải chấp nhận thôi !!!
Em hỏi thêm bác nữa. trong trường hợp 1 tụ bị hết dầu, tụ còn lại vẫn có dầu khi cho vào mạch nối tầng, tiếng 2 bên có cân nhau ko? với các điều kiện khác là như nhau. Cám ơn bác. Em bị chết mất 2 cái tụ jensen silver foil 0.22uf/630VDC mạc dù dầu nó không bị rỉ. Nhiều người họ nói là tụ đểu nhưng em chưa tin vì mua từ Part connexion.
Chắc là âm thanh nó khác nhau rồi giữa tụ hết dầu và tụ còn bình thường, nếu nó chỉ rỉ dầu chút ít thì bình thường khó phân biệt, nhưng hết đầu thì khác vì dầu là dung môi trong tụ mà !
Chào các bác trên 4rum. em mới mua được cái máy đo tụ (LCR-819), em chưa dùng các loại máy này để đo tu mà chỉ dùng đồng hồ vạn năng kim (đo cơ bản) và dùng DMM để đo trị số tu. em vẫn làm bình thường nhưng nay sang máy này em muốn thỉnh giáo các bác là: Khi đo tụ thì có cần phải sả bỏ điện trên tụ không? nếu không sả mà đo tu có trị số lớn máy có bị hỏng không ạ. (mua máy đắt thế mà nhỡ quên chưa sả điện cho tụ đã đo mà cháy máy thì chết với sư tử đang được bảo tồn của nhà em hihi). Rất mong được các bác chỉ giáo ạ. tks