Chú ơi ve chai chỗ nào mà hàng nóng hổi thế ạ :cry: Giời nóng chú cho nhòm mấy món nỳ ướt hết bàn phím :mrgreen:
He...he..he....con tụ xanh này nhìn không ngon bằng con tụ xanh " HEINEKEN " bị xì ở trang 47 :lol: . đại ca Mì Sả sô toàn " thuốc bổ " không à , thèm quá đi .
Giờ thì anh hiểu ánh mắt của chú ở đài liệt sỹ khi cầm 2 quả nâu nâu. Hình như có lần anh hỏi về tụ có ốc vặn nhỉ. :idea:
Nóa nhìn thếy nippon chemicon là dòng tụ thấp của japan đâm ra nóa dị ớn đây mừ, nhưng đừng dị ứng thế. GM còn dùng tụ hồi tiếp temp gì đó của taiwan chắc nó phán luôn chất âm đời GM đó qúa hehe. @ Mọi người và chú Hoàng, phiền các bác lục lại mấy trang trước có hình bác Quang post schema của camp amp xem hộ em BS170 hay 2SK170 vẽ đúng chân chưa! Bác thuốc cảm đọc bản vẽ đúng đấy, thẩy nào layout ra nhiều bo gớm hihi. Em mua K30 ở ICVN về lắp DAC PCM2704 chuẩn luôn, còn trong NT thì chắc bị xóa chữ in và khắc lại lazer rồi, hàng tháo máy phải nhìn kĩ đầu tras nếu thấy đói nhựa ở rốn đậu ngót thì coi chừng nhé, thợ sửa amp bây giờ cũng liều và láu cá lắm đó!
Cái màu đỏ lão dạy thế thì em cũng bó tay luôn thật giả :shock: Đọc em ứ hỉu :mrgreen: Lão nói rõ để lúc gặp em còn thủ sẵn búa :lol:
Có chứ sao không, thợ sửa lắm bài lắm, nhớ hồi trước bác Datjbl cũng có nói nhìn mối hàn và nhựa thông khô cũng biết ối thứ đó, thợ thường hay chấm gần như hết chân lk điện tử đặc biệt là hàng bãi vì thời gian làm các chân nhúng này bị rạn gây mất kết nối với mạch, xong họ đánh lại và quét nhựa thông pha aceton để tránh ẩm. Cái này có đấy! @Chú Hoàng đang học cấp III sẽ học về bản vẽ kỹ thuật để biết không gian ba chiều của vật thể, và học về đúc chắc sẽ nói đến từ đậu ngót, nôm na nó là cái lỗ để bơm chất lỏng vào khuôn, nếu bơm không đủ áp suất và rốn đậu trên khuôn không thoát hết khí thì khi sp đúc ra sẽ ngót ngay ở vị trí lỗ bơm kia. Lk japan xưa con nào con đấy vuông vắn lắm, nhìn đúng kích thước quy định của tran TO-92 đó. Những kiến thức cấp 3 là một kiến thức cơ bản về kỹ thuật tới bây giờ nó vẫn sd tốt không lỗi thời đâu, anh có học xây dựng đâu nhưng khi đi làm đọc bản vẽ rồi lên xây nhà được mà giám sát chẳng hoạnh huẹ gì về kết cấu cũng như sai sót, gặp mấy anh trung cấp xd họ hỏi xưa em học ở đâu hihi.
Các bác cho em hỏi chút! Em có một ít tụ Pi,tụ Na như hình dưới đây,theo các bác thì mấy loại tụ này có dùng cho ACA được không? -Tụ màu vàng(em không biết tên) có trị số 100nF(104). -Wima có trị số 100nF(104) Cái này em đi xin. -Tụ màu đỏ tên Lemco có trị số từ vài chục pF đến 1.000pF(1nF) -Còn mấy con tụ màu bạc có trị số từ vài trăm đến 5600pF(5,6nF) Mấy loại tụ trên bác nào biết tên của nó không ạ?( Toàn bộ số tụ trên em tháo trong kho Radio dưới tàu thủy).
Bác coi chừng, nó sẽ ảnh hưởng đến đường hồi tiếp đó (R12, R11//R10//trở kháng ra của pre) Ở đây, sơ đồ cho thấy, con Q4 phải chạy ở common-drain (khuếch dòng), Q1 -common-sourse (khuếch áp + khuếch dòng), Q2 (tải gánh của Q1), Q3(phân cực) Nếu muốn đổi lấy tín hiệu ra ở chân D của Q4, thì phải thiết kế lại.
bác ăn kem toàn của Hoa Kỳ không ha, tụ Sprague, Illinois capacitor, trở vishay..., fet Motorola, mosfet Fairchild ... quá dzữ cái amp này thưởng thức nhạc cùng với tụ Budweiser chắc hay lắm đây
Của em mới được một kênh,con một kênh đang chờ.............kênh kia "tét" xong để chọn cấu hình ưng ý.Em cũng Sâu lên lấy khí thế! Em có mấy con tụ ghẻ này các cụ xem con nào dùng "Xuất" âm tốt ạ? :lol: Tụ xuất âm em đang thử Philip 3300uf // Wima 0,1.