Board nguồn đi kèm với nó đi sai mass nên không cần dùng. Nó lấy áp cực 2 đầu điện trở Re đó nhằm vài mục đích bảo vệ chập tải. Nhưng không cần thiết như vậy, bảo vệ DC và mở trễ thôi. Bác kia, muốn thay bằng con gì cũng được. Vấn đề của nó là Vsat.
Thế là được rồi, không thì lấy mạch Multiplier Vbe của main 300W này cũng được. Ở cực C con Qbias có con trở nhỏ 15 ~ 47R để hạn bias không tăng cao khi sò nóng do nội trở cực E transistors.
hic em ko biết tí gì về điện, ngồi đọc toppic từ sớm tới giờ thấy giềng quá, em muốn lắp 1 cái ampli 8 sò A1943/C5200 có được ko vậy, em ở gần sài gòn. mấy a tư vấn giúp em mấy thứ linh kiện cần thiết dc ko, địa chỉ mua hàng lun nha. chỉ ước ao dc nge âm thanh chất lượng do mình tự lắp ráp, còn gì tuyệt hơn nữa trời
bác nào có pcb mach chạy sò 3>4 cặp thì cho e vs.e chỉ biết ráp chứ thực ra mù tịt về lý thuyết vì e chưa học qua trường lớp gì.vậy mong các bác giúp đỡ e chọn mạch nào chất âm hay.....e tks trước
Sao lại có chuyện áp sơ cấp lớn?! Hơn 230V à?! Trong lãnh vực chuyên nghiệp, công suất thuờng giới hạn ở mức 8.000 ~ 9.000W, do giới hạn nguồn 230V, trên 10KW thì người ta hay dùng nguồn 3 phase. Nên 230V cho đồ nghe nhạc là vô tư, Boulder 3000 1500W class A còn dùng 230V mà, hehe.
bác đibộ cho em hỏi có bao giờ bác đấu 2 cục nguồn 110 lại để dùng 220 chưa bác?cho em tí lời khuyên.thằng bạn em có cái ampli dùng điện 110 nhưng có 2 cục nguồn riêng cho 2 kênh.nó đấu nối tiếp lại thì bass ra phều phào âm thanh tệ lắm.em nghĩ maĩ mà chưa hiểu tại sao.
Bác long cho em xin pcb vs mạch nguyên lí cái pow dùng 2 cặp 2sc2922&2sa1216 với ạ...email em là trongky93@gmail.com....em tks bác trước
Mấy cái amply mấy nghìn W dùng để cho sân khấu, ko tính Lúc trước thấy mạch của các bạn dùng nguồn +/- 70V mình thấy hơi quá, giờ nghĩ lại thấy dùng áp cao như thế có lợi ích: - Vì trở kháng của loa biến thiên từ 2 đến vài chục đến 200 Ohm tùy dải tần. Nếu dùng nguồn +/- 24V trừ đi phân cực và sụt áp còn khoảng cùng lắm là +/- 20V rơi trên loa => công suất loa tại trở kháng 50 Ohm là (40*40/50)/căn2=22.6 W. Nếu dùng nguồn +/- 70V thì cứ tạm trừ đi 5V phân cực, còn +/-65V rơi trên loa, cũng tại trở kháng này, công suất tối đa là (130*130/50)/căn2=239 W (1 vế, đkiện là nguồn dư sức) => lợi ích của điện áp cao. - Nếu loa khó đánh, có dải tần, trở kháng loa khoảng 200 Ohm, nếu dùng nguồn +/- 24V thì CS chỉ là 5.6W tại tần số đó. Trong khi những dải tần khác, trở kháng của loa chỉ 3 Ohm, lúc này amply lại dư sức, CS có thể lên đến 377W. Vặn Volume đến 1 mức nào đó, dải tần mà trở kháng của loa là 3 Ohm đòi hỏi cs 8W, nhưng dải tần mà trở kháng 200 Ohm đòi hỏi 8W lại ko đc amply đáp ứng => không hay - mặc dù amply có đặc tuyến phẳng đối với trở kháng 4Ohm hoặc 8Ohm. - Hồi trước mình xem mạch của các bạn, mình cứ nghĩ áp nguồn cao thì gây csuất rơi trên link kiện sẽ dễ gây quá tải. Nhưng ko hẳn vì thực ra nếu ko bị chập loa hoặc đấu nói sai thì chỉ cần nghe 1 vài chục W rơi trên loa ở trở kháng thấp thì nhức đầu rồi, chả ai lại làm thế trừ khi cháy loa. Chỉ khi cs rơi trên loa tại trở kháng thấp cao quá thì dòng qua amply mới lo chuyện rơi CS trên linh kiện. Giả sử loa tại tần số X (trở kháng 4 Ohm) chịu csuất 1W => áp rơi trên loa khoảng +/- 2.4V, dòng khoảng 1.2A. áp rơi trên linh kiện công suất khoảng 77.6V => 65W dạng nhiệt rơi trên linh kiện. Giả sử loa tại tần số X (trở kháng 4 Ohm) chịu csuất 16W => áp rơi trên loa khoảng +/- 5V (đỉnh đỉnh); dòng khoảng 2.4A. áp rơi trên linh kiện công suất khoảng 65V => 110W (dạng nhiệt) rơi trên linh kiện chu kỳ dương/âm. Nhưng thực sự chắc là hiếm khi nghe tới 16W âm thanh trừ khi loa có độ nhạy quá kém hoặc phòng quá rộng => điện áp cao vẫn là đúng, khắc phục trường hợp này bằng cách dùng nhiều linh kiện mắc // và nhiều tản nhiệt. Ngoài ra cũng lo việc cháy linh kiện nếu bị chập Ko biết các hãng họ tính công suất kiểu gì, có lẽ là dòng tối đa 6A => áp rơi tại 4Ohm là 24V => CS tại 4Ohm là (24V*24V/4Ohm)/căn2 = 100W. Nếu 8Ohm, dòng ko thể là 6A đc, nó phải nhỏ hơn để còn phân cực linh kiện cs, và điện áp phân cực khi đó chiếm +/- 9V => (30*30/8)/căn2 = 80W? Mình tự hỏi nếu có hạn chế về cs ở trở kháng cao thì tại sao nhiều sản phẩm vẫn dùng điện áp +/24V 32V ?
Dạ 2 cặp trở lên ạ.mà bác còn dư linh kiện không để lại cho em sò côg suất thì em có rồi...em bị say xe lên rất ngại lên chợ trời...bác gửi qua email giúp em nhá tks bác
// Walkalone: Về nguyên tắc lý thuyết thì ok, nhưng đấu nối tiếp như vậy người ta hay đấu chung biến thế nhưng có 2 cuộn 110V. Vì lõi Fe của 2 biến thế có thể khác nhau. Mỗi kênh 1 cục nguồn thì lại nhiều, thể loại ampli monoblock nhưng chung case. Đấu như vậy phải đấu đít cuộn 110V này vào đầu cuộn 110V kế tiếp.
Bác Walkalone nói đúng đấy nếu đấu đầu cục này với đít cục kia là đúng còn bác mà đấu nhầm thì đo thấy 1vế áp đạt 1 vế không đạt mà kém rất nhiều
Theo em không thể ghép 2 cục 110V thành 220v được. Số vòng trên vôn thì đủ nhưng lõi thép là hai cục riêng, diện tích lõi thay đổi, cảm ứng điện trường cũng không ổn ạ.
Em ở tận trong nam bác à!em chỉ giúp bác cái layout thôi còn linh kiện em k có .bác liên hệ với bác Mimosa xem sao.Em đang update cái layout lại tí cho nó khoa học 1,2 hôm nữa em gởi cho bác làm mạch