Bàn về đèn 6C45Pi

Discussion in 'Đèn điện tử' started by Maidanhan, 19/10/07.

  1. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Về lý thuyết bác hoàn toàn đúng cho dù cách hành văn của bác em phải khai thật là khó hiểu và có nhiều điểm em không phục, em hiểu bác muốn chứng minh đèn 6C45 đủ đ/k để lái 300B không bị mất treble, em mạo muội dám hỏi bác đã làm thử chưa ạ ?
     
  2. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Theo thiển ý của em ta có thể dùng khái niệm "biên độ" cho cả điện áp và dòng điện xoay chiều là không sai, các bác xem lại định nghĩa biên độ của một dao động hoặc xem xét ở đồ thị dạng sóng chắc sẽ đồng tình thôi.
    Về vấn đề bác thelinh trình bày thì ảnh hưởng của tụ miller đối với dải tần cao cỡ hàng trăm kHz có nghiêm trọng gì đâu? Nhưng nếu xét đến cái gọi là slewrate bao nhiêu V/uS thì lại đáng quan tâm..
    Em lượn nhanh đây
     
  3. Dinhsonthuy

    Dinhsonthuy Advanced Member

    Joined:
    9/7/07
    Messages:
    84
    Likes Received:
    2
    To bác TL
    Qua hai đoản trích của bác , ta về với thực tế nhé . Cứ cho là tai bác nghe được như một nhạc sĩ nhạy cảm 22KHz . Từ công tức của bác áp dụng :
    " , tại 22KHz : Xc= 7237MOHM .

    Và từ đó Iam của bác = 70/ 7237MOHM , nói cách khác chỉ cần đèn thúc chạy Ia= 9.6 mirco Amp là đẩy được 300B . Thôi rồi , bác làm tất cả các thiết kế 300B trên thế giói lạc hậu . Không hiểu 300B của bác Son đoạt giải tại Contest 300B chạy cái gì nhỉ .



    Bác quên mất một kinh điển cơ bản khái niệm trong vô tuyến điện : Tần số càng cao , tín hiệu điện chỉ chạy trên bề mặt của vật dẫn và biên độ càng nhỏ .

    Bác đọc thêm kết luận này ở mục Ráp Amp 6C33C , hai bài của bác Via và Bacuc nhé . Em nghĩ mộc mạc và đơn giản hơn nhiều và dễ hiểu .

    6С45П có Uak max là 150 VDC : Có nghĩa từ 30VDC đế 150 VDC , nó làm việc như một đèn khuyếch đại tín hiệu nhỏ , Class A . Bác có thể khai thác hơn nhưng trong Pre , người cần giảm méo tối thiểu .

    Bac chưa có biên đọ tín hiệu vào cần khuyếch đại, hệ số khuyếch đại của mạch , bác làm sao tính chính xác đựoc biên độ dải cho tín hiệu ra . Thường thì các đầu CD cho ra mức chuẩn là 1V bác ạ .
     
  4. HST

    HST Advanced Member

    Joined:
    22/5/06
    Messages:
    2.510
    Likes Received:
    1
    Location:
    Tân Bình - HCMC
    có em thay bác thelinh làm thỏ đây :x , hay bác Via "ứng" trước cặp 6c45pi cho em về đấu xem hay không!? Vụ cá độ với bác đàng nào em cũng thắng, nếu thua thì em lại trả bóng cho bác....sau hơn 1 năm "chạy rà" nhé. :lol: :lol:
     
  5. Dinhsonthuy

    Dinhsonthuy Advanced Member

    Joined:
    9/7/07
    Messages:
    84
    Likes Received:
    2
    Thôi em nghỉ đây . Bác nên không cố thì hay hơn , bác TL ạ .
     
  6. BachDuong

    BachDuong Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    4.998
    Likes Received:
    876
    Location:
    Hanoi
    À thì ra bác Thế Linh muốn nói đến mối liên hệ giữa cường độ dòng anode của đèn lái với C của đèn công suất. Thực ra mối liên hệ đó cũng vẫn thể hiện trong công thức mà em đưa ra, vì đó là công thức kinh điển, như định lý Pitagore của lý thuyết điện tử vậy

    Em xin được diễn giải để đi đến kết quả ra một công thức tương tự với công thức của bác Thelinh:

    f= 1/ (2 x pi x R x C)

    => R = 1/ (2 x pi x f x c) => I = 2 x pi x f x c

    Trong mạch ground cathode thì C = Cgk + Cga (mu + 1)

    Với giá trị C = pF thì:

    Ia = 2 x pi x U x f x [Cgk + Cga(mu + 1)] / 1000.000.000

    (Để an toàn thì người ta thường nhân Ia với hệ số 5)

    Với công thức trên trong trường hợp dùng đèn công suất 300B thì nếu ta chọn tần số cắt = 30KHz (quá cao rồi!) và U = 70V thì Ia ~ 1mA. Cẩn thận nhân với hệ số 5 thì đèn lái cần có Ia tối thiểu cỡ 5mA. Các loại đèn có Ia nhỏ như 12AX7, 30... có thể dưới ngưỡng yêu cầu này.

    Tuy nhiên lý thuyết chưa hẳn luôn luôn đúng. Em đã từng ráp một chiếc 300B với đèn lái 5963, Ia cỡ 2mA mà không hề thiếu dải cao.

    Xin được mạo muội góp thêm vài ý với bác

    Kính
     
  7. Thelinh

    Thelinh Advanced Member

    Joined:
    30/3/06
    Messages:
    125
    Likes Received:
    5
    Có rất nhiều bài viết về đèn 6C45П, những dòng "đông đúc và vui vẻ"chứng tỏ có nhiều bác quan tâm đến đèn này. Có thể cao thủ nào mở ra topic riêng đi để anh em cùng thảo luận.
    To bác Class A: bác đích thực là CLASS A, đúng như thế bác ạ, khi xem xét amp (hoặc bất kỳ thiết bị nào) ta không những xem xét chúng ở chế độ tĩnh (khi chưa có tín hiệu) mà quan trọng hơn xem chúng hoạt động ở chế độ động (khi có tín hiệu xoay chiều vào mạch) như thế nào.
    to bác Viagraless: Với những phẩm chất đẹp của đèn này đã có nhiều ứng dụng. Em mới dùng nó làm driver trong power amp, cũng có ý định thử dùng nó như bóng công suất ( Pa = 8 W, ta có thể "vắt" được 1- 2 W công suất đầu ra, nếu dùng MP thì Pa=16W thì :D )
    To bác BachDuong: Bác viết Ia=2 mA, nghĩa là cường độ dòng anode tĩnh, hay là biên độ cường độ dòng của tầng driver, nếu là dòng tĩnh thì em nghĩ là nhỏ quá, nếu là biên độ thì f cắt tần số cao là 56,870KHz, chưa kể mất mát đề đẩy tụ nối tầng (nếu bác dùng tụ)...Mà theo các khuyến cáo của rất nhiều tài liệu khuyến cáo tần số cắt ít nhất là 100KHz, không thì phải lớn hơn nhiều (we must be able to supply the curent drawn by input capcitance up to at least 100 KHz (usually a much higher frequency is strongly advisable) at full voltage swing)
     
  8. Dinhsonthuy

    Dinhsonthuy Advanced Member

    Joined:
    9/7/07
    Messages:
    84
    Likes Received:
    2
    To bác TL



    Bác hình như hơi tự đối lập . Tất cả các công thức mà bác đang áp dụng và anh em có cùng bác giải thích theo xu hướng ấy là vì muốn bác nhận ra một cái gì đó ngay từ quan điểm của bác .

    Bác nói đến dòng tĩnh và mạch có chế độ tín hiệu xoay chiều mà dùng chỉ duy nhất một công thức là không ổn . Tất cả các minh họa bác đang dùng là sử dụng công thức định luật OMH cho dòng điện một chiều .

    Khi chuyển sang áp dụng cho tín hiệu xoay chiều , người ta KHÔNG THỂ áp dụng các công thức đó . Công thức căn bản là Z= a+ ( J)*(b) . Trong đó Z là trở kháng toàn mạch bao gồm dung kháng Xc , cảm kháng Xl và điện trở thuần R . Trong công thức trên R tương ứng với a . Còn b là các trở kháng xoay chiều phụ thuộc tần số .
    Giải thích thì hơi dài , bác nên tìm cuốn " Lý thuyết mạch " của hai tác giả Phương Xuân Nhàn và Hồ Anh Túy để đọc thêm . Sau khi ứng dụng thành thạo các tính toán trong đó , bác tự kiểm chứng các lý luận của mình, bác ạ .

    Đây là công suất tiêu tán giới hạn lớn nhất tại Anode chứ không phải công suất liên tục của đèn bác ạ . Bác biết đèn 6H13C không , SE max chỉ ra được có 2.5 - 3 W một vế nếu lắp khéo bác ạ . Về mặt vật lý, 6H13C cao gấp 4 lần 6C45П và đừong kính chỗ bé nhất chủa 6H13C có thể thả lọt thỏm 6C45П bác ạ .
     
  9. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Thấy các bác tranh luận hăng quá nên em post cái mạch tương đương xoay chiều của một tầng KĐ triode mắc kiểu ground cathode cho mọi người dễ nhìn.
     

    Attached Files:

  10. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Ở mạch tương đương trên, nhìn từ đầu vào sẽ thấy có hai điểm cực f1 và f2 do các tụ Cin và Cg gây ra. Tại vùng tần số thấp do Cg có giá trị nhỏ nên coi như Cg hở mạch, Cin kết hợp với các R tạo thành mạch lọc high-pass làm suy giảm các tần số thấp từ f1 trở xuống. Đối với dải tần số cao Cin coi như ngắn mạch, Cg với các Rs và Rg tạo thành mạch low-pass làm suy giảm các tần số cao từ f2 trở lên. Không tính f1 vì chúng ta đang bàn về hiệu ứng miller. Để tính f2 cho đơn giản, tạm bỏ qua Rg vì giá trị của nó thường rất lớn so với trở kháng của Cg tại tần số cao, vậy f2 được tính như công thức của các bác đã đưa ra:
    f2= 1/2*pi*Rs*Cg
    Như vậy em thấy bác Thelinh tính hiệu ứng Miller của 6C45 mà không tính đến trở kháng tầng trước, chỉ cần biết Cg mà ra được tần số cắt thì không ổn lắm. Và bác cũng thấy là trong các công thức tình tần số cắt của mạch lọc R-C không có I và U, vậy làm sao từ dòng điện lại suy ra tần số cắt?
    Để em ăn cơm xong rồi tính tiếp vụ dòng điện nhé..
     
  11. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Với giả thiết sử dụng 6C45 để lái 300B của bác Thelinh, cần xác định miller effect của tầng 6C45 và tầng 300B một cách riêng biệt. Với đầu vào 6C45 cần biết trở kháng tầng trước để xác định f2, vì nếu f2 là 100kHz thì đầu vào tầng 300B có băng thông 600kHz như bác mong muốn cũng chẳng có ý nghĩa gì. Đối với đầu vào 300B, dùng các số liệu như bác đã đưa ra:Cg của 300B là 80p, trở kháng ra của 6C45 với tải 5k bằng Rp//Ra=2k//5k=1.4k vậy f2 tại tầng 300B sẽ là f2=1/2*3.14*1.4k*80p=1.4MHz. Tần số cắt như thế quá đạt yêu cầu rồi.
    Còn về dòng lái của tầng driver em thấy nó liên quan đến slew rate của đầu vào 300B, slew rate và đáp tuyến tần số là hai khái niệm tách biệt. Slew rate nếu không đạt ở tần số cao sẽ làm tín hiệu hình sin méo thành dạng gần như hình tam giác. Với phân cực lưới -70V thì tín hiệu đưa vào sẽ có biên độ cực đại là Vp=70V, tương ứng với slew rate cần có tại 20kHz là dV/dt= 2*pi*20kHz*Vp=2*3.14*20000*70=8736000 V/s=8.736 V/us. Tương tự slew rate ở 200kHz sẽ là 87.36 V/us. Muốn tốc độ biến đổi điện áp này trên tụ Cg 80p của 300B cần có dòng điện nạp xả cho tụ là :
    I=C*dV/dt=80p*87.36 V/us=6.98mA
    Thật ra dẫn giải dài dòng như vậy việc tính dòng lái cho tầng driver cũng dẫn đến công thức của bác BD I=C*2*pi*f*Vp. Nhưng hy vọng chúng ta làm rõ được 2 vấn đề ảnh hưởng của hiệu ứng miller tới đáp tuyến tần số và slew rate là khác nhau.
     
  12. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Anh ClassA cho em xin định nghĩa cái slew rate với. Cái này khó hiểu quá. Như vậy có rất nhiều vấn đề ta phải quan tâm đến ngoài I với U các bác nhể.
     
  13. ClassA

    ClassA Moderator

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.524
    Likes Received:
    46
    Slew Rate( một số tài liệu tiếng Việt dịch là tốc độ bám) là thông số kỹ thuật biểu thị tốc độ biến thiên cực đại của tín hiệu đầu ra một mạch khuếch đại, đo bằng Volt trên một đơn vị thời gian. Khi tín hiệu vào biến thiên rất nhanh đưa vào mạch khuếch đại có SR thấp thì tín hiệu ra sẽ bị méo dạng do mạch không đáp ứng kịp. SR được tính bằng cách lấy giá trị lớn nhất của đạo hàm của hàm số V(t) biểu diễn tín hiệu:
    SR= max(dV(t)/dt)
    Đối với tín hiệu hình sin thì V(t)=Vpeak*sin(wt), lấy đạo hàm sẽ được V'(t)=dV/dt=w*Vpeak*cos(wt). Biểu thức này có giá trị lớn nhất khi cos(wt)=1, tương ứng với khi tín hiệu đi qua điểm 0( zero crossing point) giữa hai bán kì. Vì vậy SR cùa tín hiệu sin sẽ là SR=w*Vpeak=2*pi*f*Vpeak.
    Đối với một mạch khuếch đại tín hiệu lớn khi biết được fmax và Vpeak ta sẽ biết được yêu cầu về SR phải là bao nhiêu để tín hiệu không bị méo dạng tại tần số fmax đó.
    Comingup có thể tham khảo thêm ở trang 4 tài liệu này
    http://www.national.com/an/AN/AN-71.pdf
     
  14. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    176
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Người thật, việc thật nè các Bác ơi!
    Em sử dụng đèn 6C45Pi CHO TẦNG I/V của DA thì dải cao bị thiếu treeb. Em lắp theo mạch dưới đây. Các Bác chỉ cho em cách khắc phục với.
    Thanks all !!!!!!!!!
     

    Attached Files:

  15. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    261
    Mấy con tụ + cuộn lọc vào là tác nhân chính làm mất tần số cao, chứ 6C45 của bác không có tội tình gì trong vụ án này.
     
  16. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    176
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Vậy à! để em về vặt hết thử xem sao.
    Thanks Bác!
     
  17. ManhTuong

    ManhTuong Advanced Member

    Joined:
    20/12/05
    Messages:
    816
    Likes Received:
    9
    Location:
    Biên Hoà-ÐN
    Em cũng đang dùng mạch đệm như vậy nhưng treb vẫn đầy đủ ,không biết mạch của bác con tụ C58 bác dùng trị số bao nhiêu hiện em đang dùng 22nF tiếng rất tốt
     
  18. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    176
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    Mạch của em dùng 100nF. Để thay đổi các trị số của mấy cái tụ này xem sao!
    Mà Bác có sử dụng cái cuộn dây đầu vào không?
     
  19. ManhTuong

    ManhTuong Advanced Member

    Joined:
    20/12/05
    Messages:
    816
    Likes Received:
    9
    Location:
    Biên Hoà-ÐN
    Mạch đệm như trên em dùng đủ và đúng tất cả các trị số chỉ điều chỉnh con tụ C58 đó thôi
     
  20. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Em xin có chút ý kiến là nếu chúng ta nói "giải cao không thiếu" là dùng tai hay máy đo để kiểm chứng?

    Nếu dùng máy đo để kiểm chứng thì phải đạt 20kHz +/- 0.5dB so với ở tần số 1kHz.

    Cho dù có đáp tuyến được 20kHz +/- 0.5dB thì ở tần số này méo hài sẽ bao nhiêu? Một lần nữa lại phải dùng máy đo.

    Bác Thelinh không phải là không có lý khi nói đến "điều kiện động" Hầu hết các bác khi nghe ampli đèn 6C33C-B chỉ nghe ở công suất thấp hay trung bình chỉ khoảng 1/2 công suất tối đa. Đến khi ở điều kiện tức thời nào đó công suất sẽ đạt tối đa lúc đó nhiều ampli dùng bóng 6C33C-B có thể sẽ hụt tần số cao (xin đừng hỏi em tại sao vì là thiên cơ bất khả lộ cộng thêm yếu tố tế nhị khác :)) nhưng thêm vào đó lại đẻ ra méo hài bậc lẻ. Hài bậc lẻ này sẽ tạo ra âm thánh sắc như kim loại mà lỗ tai lại lầm tưởng ... treble hay "giải cao tốt" ... nên càng làm cho ta thấy công thức, kỹ thuật và tai nghe có gì đó không hài hòa với nhau!!! Tất nhiên không phải thiết kế 6C33C-B nào cũng bị trường hợp này. Và cũng đương nhiên trường hợp này vẫn có thể xảy ra cho dù mạch driver có thiết kế dòng hay công suất cao thế nào đi nữa.

    Các bác không tin cứ mua máy đo về thử đo từ công suất thấp lẫn cao cộng luôn cả đo méo hài ... thì sẽ biết ít nhiều cục ampli của mình thực tế về lượng và chất như thế nào. Tuy nhiên với điều kiện DIY điều này không phải là dễ đồng thời đã DIY thì đôi khi nghe thấy sướng là được mà không phải cầu kỳ :)
     
    Ngoc2 likes this.
  21. haiken

    haiken Advanced Member

    Joined:
    10/1/06
    Messages:
    242
    Likes Received:
    176
    Location:
    Quan 3, TP Ho Chi Minh
    ỐC SÌ LÔ sì cần hen rẻ mà các Bác, 20Mhz giá khỏang 1.500.000VND à. Made in Japan luôn
     
  22. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    52
    Cái Ố sì lô 1 mình không đủ. Cần thêm cái Spectrum Analyzer nữa. Nếu mua được cái Ốc sì lô digital và có thêm chức năng FFT thì mới đủ.
     

Share This Page

Loading...