Bàn về Cộng hưởng Vent

Discussion in 'Loa' started by buiducbac, 27/3/13.

  1. Camry191

    Camry191 Advanced Member

    Joined:
    14/9/11
    Messages:
    1.781
    Likes Received:
    27

    Cái bảng anh HD đưa ra khá đúng với các nhạc cụ. Dải tần của cây Ghi ta cũng khoảng từ 64Hz đến 1320Hz. Cụ Bắc tính toán dải tần từ 165Hz đến 1320Hz là chưa tính đến cộng hưởng của hộc đàn.

    Cái thùng loa nó cũng cộng hưởng nhiều tần số trong phạm vi kích thước và thể tích thùng theo tính toán. Chứ không phải chỉ cộng hưởng một tần số như một số cụ nói. Tuy nhiên nó sẽ cộng hưởng mạnh ở những dải tần số thấp (do độ dài, kích thước ống Vent quyết định). Các bác cứ bỏ Drivers ra khỏi thùng rồi cho nó phát từng tần số một sau đó nhét Drivers vào thùng rồi lại phát tần số đó với cùng mức volume thì sẽ thấy cái thùng cộng hưởng ở những tần số khác nhau.

    Còn quay lại việc làm nhiều ống vent cho một thùng để cộng hưởng nhiều tần số thì không khả thi. Em chưa thấy hãng nào làm nhiều ống ven có độ dài khác nhau cho một thùng nhưng làm nhiều ống có kích thước và độ dài giống nhau thì có nhiều hãng làm. Theo em nghĩ có thể ống Vent với nhiều độ dài khác nhau thì khi luồng không khí nén đi qua các ống khác nhau trong cùng một thùng không đồng nhất gây nên hiện tượng ồn.

    Về đàn Ghi ta mời các cụ xem thêm:

    http://www.luthiercom.org/phpbb3/vi...k=t&sd=a&sid=0a1a065d7ed6c0940e64d1705d93069e
     

    Attached Files:

    • GT.jpg
      GT.jpg
      File size:
      128,7 KB
      Views:
      304
  2. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Lộ vở hóa ra định đóng cặp loa 3 vòng căng như gái 18, thế mà cứ bày đặt :p

    Theo em thì đã thế anh làm luôn thùng loa hình cái đàn đi cho máo
     
  3. Camry191

    Camry191 Advanced Member

    Joined:
    14/9/11
    Messages:
    1.781
    Likes Received:
    27
    Nguyên lý cộng hưởng của thùng Ghi ta và thùng loa khác nhau.
    Thùng Ghi ta dùng vỏ thùng để cộng hưởng. Nếu đánh ghi ta mà đè tay vào vỏ đàn sẽ làm giảm cộng hưởng và thấy rất rõ khi chạm vào các vị trí khác nhau nhất là mặt trước và sau.
    Do vậy nếu làm theo như ý tưởng của cụ chỉ tránh được sóng âm cộng hưởng tạo ra tiếng ồn trong thùng (Cách thiết kế này nếu chuẩn sẽ cho kết quả âm thanh trong và tĩnh hơn và có thể không cần dùng đến dampping) Còn thể tích bên trong thùng loa quyết định thì lại không đổi. Nếu làm vỏ mỏng để cộng hưởng như thùng đàn thì sẽ không nghe được.
    Em thì không tán thành ý tưởng làm hai ống Vent có độ dài ngắn khác nhau trong cùng một thùng. Nên làm bằng nhau hoặc một ống to.
     
  4. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Về nguyên lý cộng hưởng thì đúng như bác nói rồi.

    Nhưng em đã thấy thùng loa có 2 ống vent kích thước khác nhau:
    1. Polk audio Lsi7 em đang sở hữu có 2 ống vent ống lớn quay ra sau. Ổng nhỏ quay ra phía trước.
    http://www.polkaudio.com/products/lsi7



    2. Đôi loa Avalon clone của bác tây anh em hay tham khảo.
    Nhờ Anh Chu tìm cái bản vẽ đáy thùng họ chơi 2 ống vent kích thước khác nhau tẩn xuống đất.
    Dự án này có 2 chỗ em không hiểu là thiết kế ống vent và phân tần mắc mấy con trở // với Driver bass. Trang web này em tìm lại không thấy.
     

    Attached Files:

  5. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    21
    Location:
    Hà Nội
    Theo link của bác thì vent nhỏ là thoát tránh cộng hưởng cho loa mid mà.
     
  6. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Nó không có loa mid bác ạ, Nó là 2 way nên chỉ có Mid/Bass thôi ạ.
    Em chưa đọc được cũng như nghe nói vent dùng để tránh cộng hưởng mà chỉ thấy vent dùng để cộng hưởng thôi.

    @ anh Chu: Hình Avalon clone em chỉ tìm thất mỗi mặt trước, không thấy mặt đáy.
     

    Attached Files:

  7. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    21
    Location:
    Hà Nội
    Vâng em nhầm, phần mid của loa mid-bass. Em không hiểu lắm nhưng thấy phần ARC port khác với bass port và phần này chủ yếu phục vụ cho dải mid
     
  8. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Bác có thể giải thích về ARC port được không?
     
  9. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    21
    Location:
    Hà Nội
    Bác hỏi cụ guc gờ hộ em. Em nghĩ thùng nhỏ, chiều sâu có hạn thì cộng hưởng bên trong thùng lên đến dải âm mid, và việc dùng ống nhỏ hơn, dài hơn, căn chỉnh sao cho triệt tiêu bớt cộng hưởng này sẽ làm âm mid đẹp hơn
    http://www.polkaudio.com/polk-universit ... ce-control
     

    Attached Files:

  10. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Thanks bác
    Hôm này em mới biết thêm về ARC port (Điều khiển âm thanh cộng hưởng)
    Nhưng đọc chữ tây hiểu lõm bõm quá
     
  11. tranguyennguyen

    tranguyennguyen Advanced Member

    Joined:
    20/4/11
    Messages:
    3.524
    Likes Received:
    21
    Location:
    Hà Nội
    Bác cứ trêu em :mrgreen:
    Nhưng qua trang này em thấy có thể rút ra 2 điều:
    - 2 ống thông hơi cho 2 tần số khác nhau là hoàn toàn có thể,
    - Vai trò của ống có thể là tăng hoặc giảm bớt cộng hưởng ở 1 tần số nào đó ( chiều dài ứng với nút hay bụng sóng âm).
    Không hiểu có phải vậy không?
     
  12. quynhhung

    quynhhung Advanced Member

    Joined:
    8/3/08
    Messages:
    426
    Likes Received:
    73
    Các bác đang bàn về vent nhân đây em cũng muốn xin chút kinh nghiệm của các bác về cái ống ấy.
    - Vent của loa cột theo các bác cảm nhận ( thực tế) thì vị trí nào hay nhất ( không tính đến kích thước phòng nghe). Em tham khảo thấy mỗi vị trí có một quan điểm khác nhau. Cá nhân em chưa nghe nhiều nhưng thấy vent đánh xuống sàn khó setup vị trí loa và phòng cho tiếng trầm hay. Vent để cao quá so với sàn thì bass em thấy cũng không hay
    - Góc nghiêng của các Driver ảnh hưởng đến các dải thế nào. Cá nhân em thấy driver tạo góc ngiêng thì mid hay hơn nhưng bass thì lại không hay bằng để trên mặt phẳng đứng.
    Kính các bác đã có kinh và nghiệm cho nhận xét ạ
     
  13. Camry191

    Camry191 Advanced Member

    Joined:
    14/9/11
    Messages:
    1.781
    Likes Received:
    27
    Ống vent cộng hưởng dải tần số thấp nên phần lớn được đặt phía dưới, đặt trên cao không lợi bass.
    Ống đặt trước, sau hay cắm xuông đất đều có thể cho kết quả tốt nếu biết cách setup, mỗi vị trí có một ưu nhược điểm riêng không thể nói vị trí này hay hơn vị trí kia...
    . Ống vent đặt phía sau thì tạo tiếng bass chắc và mạnh. Khó setup hơn thùng có ống vent đặt phía trước. Phù hợp với phòng rộng
    cần có không gian phía sau loa.
    . Ống vent đặt phía trước tiếng bass nghe rõ, nhẹ. Dễ setup phù hợp với phòng nhỏ không cần nhiều không gian phía sau.
    . Ống vent đặt cắm xuống đất cho tiếng bass sâu, lan tỏa. Khó setup phù hợp với không gian rộng.
     
  14. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Có đây lão Bùi
    ( Híc, vừa edit anh lỡ tay save luôn lên bản bàn full mới đau )
     

    Attached Files:

  15. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Sửa ảnh để up lên cuối cùng rezise mất cái bản full in ra được rồi híc.
    Lão Bùi thử tìm gúc với từ khóa avaclone xem
     
  16. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Thanks Anh Chu
    Tại bản vẽ của bác tây làm quả Avalon clone xong thành công đến mức hãng nó yêu cầu đóng cửa trang web :lol:

    Chỗ em khoanh mầu đỏ là 2 ống vent của thùng tẩn xuống đất.
    Họ tính toán thế nào thì đến nay vẫn chưa hiểu ạ
     

    Attached Files:

  17. HaChu

    HaChu Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    3.407
    Likes Received:
    77
    Location:
    Bia Bà - Văn khê - Hà Đông
    Đã máu và có điều kiện như anh Bùi thì chơi luôn cái thùng i sì phóc, drive i sì phóc xem sao. Em xem mò lại cái hình full dễ nhìn in ra được, chắc vẫn còn trong mail hồi xưa em gửi cho lão đầu trọc.
     
  18. Camry191

    Camry191 Advanced Member

    Joined:
    14/9/11
    Messages:
    1.781
    Likes Received:
    27
    Thế mới là DIY. Nếu hay thì đã có nhiều hãng làm.
    Có thể thùng này được Bác tây làm củi sưởi từ lâu rồi :mrgreen:
     
  19. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Đề tài này thú vị em bổ sung ý kiến anh Cam.
    Trước em cũng mò mẫm tìm xem lý do gì mà các hãng Hiend như Avalon hay Kharma luôn đặt vent đánh xuống đất và ra phía sau mà không đặt quay ra phía trước. Theo cảm quan nếu quay ra trước tiếng bass sẽ mạnh hơn. Nhưng không phải như vậy, em tìm thấy 2 đặc điểm để lý giải điều này.
    1. Bước sóng của tần số thấp: các loa hien thường có khả năng tạo ra tần số đưới 40hz và được cộng hưởng nhờ vent. Tại những tần số này bước sóng rất dài ta có thể tính được từ các công thức đơn gian. f = 1/T; λ = V x T ==> λ = V/f.
    Trong đó:
    - λ (lam đa) là bước sóng đơn vị m
    - V là vận tốc âm thanh trong điều kiện tiêu chuẩn = 333 m/s
    - f là tần số đơn vị là hz
    - T là thời gian của 1 chu kỳ đơn vị s
    Như vậy với tần số 37hZ chẳng hạn ta có thể tính được bước sóng Lam đa λ = V/f = 333/37 = 9m. Đến đây hiểu rằng để nghe được tần số 37hZ từ vent sóng âm phải cần quãng đường là 9m. Trong khi ta lại muốn nghe thấy âm thanh này cùng thời điểm với các sóng âm có tần số cao hơn (bước sóng ngắn hơn) thì phải thiết kế vent sao cho quãng đường mà tần số thấp phải đi xa hơn quãng đường tần số cao. Do vậy các nhà sản xuất loa thiết kế vent đánh ra đằng sau bật vào từơng rồi quay trở lại đến tai người nghe cùng thời điểm với các âm thanh tần số cao, sẽ tạo ra tính trung thực nhất của loa.
    Với vent đánh xuống đất cũng tương tự như vậy nhưng tính toán phức tạp hơn rất nhiều vì đế loa như một họng kèn mở để thoát âm.
    2. Độ trễ của tần số cộng hưởng trong thùng loa (Group delay) cái này quan trọng nhất: Lại bằng cảm quan phần lớn mọi người đều nghĩ tần số thấp đi chậm hơn (bị trể) so với tần số cao nhưng không phải như vậy.
    Tần số được cộng hưởng trong thùng loa gọi là Fb sau đó phát qua vent đến tai người nghe lại có thời gian nhanh hơn so với các tần số khác (do đặc điểm của cộng hưởng).
    Biểu đồ do phần mềm tính cho Driver Bass Eton 12" chọn Vb = 115L; Fb = 37 hZ



    Ta thấy tần số được vent cộng hưởng tại 37 hZ có thời gian sớm hơn so với các tần số còn lại khoảng 19 msec. Để nghe được tần số này cùng thời điểm với các tần số khác thì cũng phải thiết kế sao cho quãng đường nó di chuyển đến tại ngươi nghe xa hơn. Và vent lại phải quay ra sau hoặc tẩn xuống đất.

    Từ hai đặc điểm trên có thể đánh giá với những vent thiết kế cộng hưởng tần số <50hZ nên quay ra phía sau hoặc phang xuống đất.
    Với vent thiết kế cộng hưởng tần số >50hZ có thể quay ra phía trước cũng không ảnh hưởng gì nhiều vì bước sóng không chênh lệch quá lớn.

    Mời các bác tiếp ạ :D
     

    Attached Files:

  20. paolotuan

    paolotuan Advanced Member

    Joined:
    22/8/12
    Messages:
    607
    Likes Received:
    2
    Em không biết là ống vent có được coi là: "cột không khí " không! Nhưng chắc chắn là nếu ghé tai vào thì vẫn có tiếng o o. Và bài viết được dịch ở dưới đây của báo Pháp sẽ nói rõ hơn về ống không khí và những âm thanh khác nhau được phát ra từ những "cột" không khí khác nhau.

    Điều thú vị là hầu như không khí (hay cột không khí) trong bất kỳ dụng cụ chứa nào cũng đều có thể cộng hưởng với các vật phát âm. Đưa một vật phát âm tới gần miệng một dụng cụ chứa, nếu tần số hoặc bước sóng của nguồn âm phù hợp với tần số hoặc bước sóng riêng của cột không khí, thì cột không khí sẽ cộng hưởng liền (tức là nó dao động) và làm âm thanh lớn lên rất nhiều.
    Theo các nhà nghiên cứu, chỉ cần bước sóng bằng 4 lần, hoặc 3/4, 4/5… độ dài cột không khí, thì sau khi truyền vào dụng cụ chứa, nó sẽ gây ra cộng hưởng. Chiều cao bên trong của phích thường khoảng 30 cm. Từ đó có thể tính được rằng, khi những âm thanh có bước sóng là 120 cm, hoặc 40 cm, 24 cm… truyền vào phích thì đều có thể gây ra cộng hưởng.
    Xung quanh chúng ta có đủ mọi loại âm thanh to nhỏ. Chúng có thể đồng thời cộng hưởng với cột không khí trong phích, tạo thành tiếng o o mà khi ghé tai vào ta sẽ nghe thấy. Do cột không khí ngắn, nên bước sóng của những âm thanh được cộng hưởng cũng ngắn. Vì vậy, những âm o o phát ra từ một chai nhỏ sẽ nhọn sắc hơn từ chiếc phích phát ra.
    Nếu bình chứa có chỗ hư hỏng khiến cho cột không khí không hoàn chỉnh thì âm thanh cộng hưởng cũng bị thay đổi. Chính vì thế mà người ta thường thông qua việc nghe các tiếng o o để kiểm tra xem phích đựng nước có bị hỏng hay không.
    Tin của Vietsciences1.free.fr
     
    Satuki likes this.
  21. Camry191

    Camry191 Advanced Member

    Joined:
    14/9/11
    Messages:
    1.781
    Likes Received:
    27
    Bằng tai thường, Em nghĩ rằng tiếng o o chỉ có khi có một đầu bịt chặt như chai lọ, phích nước, bình... và càng rõ hơn khi đầu nghe có lỗ nhỏ hơn bên trong thân nếu chỉ riêng ống vent thẳng và ngắn chưa lắp vào thùng loa thì không thể nghe thấy được đâu. Tiếng o o bác nghe được khi ống Vent nằm trong thùng loa là do tạp âm các loại bên ngoài tác động vào màng Drivers đi vào trong thùng rồi truyền đến tai nghe qua ống vent.
     

Share This Page

Loading...