Theo em biết là chưa thấy ai gắn Lpad cho loa bass cả. Nhưng mid-bass của loa 2 way thì em đã gắn rồi, kết quả không ngờ. thây kệ ai nói em điên thì em chịu, miển sao khoái cái lổ tai của em là được rối.
người ta giảm độ nhạy loa treble, mid hạ xuống sao cho ngang loa bass. chứ em chưa thấy ai làm ngược lại. nếu loa bass kêu to hơn thì tìm loa mid/ treble khác cho khỏe. hoặc gắn 2 loa mid thì sẽ làm tăng thêm 3 dB :wink: làm loa bass kêu to mà méo ít mới khó chứ làm loa treble kêu to... thì ...
Cái chiết áp 3dB dùng để cân bằng độ nhạy với cái Mid 7-200. Vì nó là mạch đứng riêng bên ngoài nên chả ảnh hưởng gì tới cái cs của cái driver cả. Nó chỉ làm giảm năng lượng của tín hiệu từ ampli ra mà thôi. Bác có thể gắn cái biến trở L-Pad vào chổ này, nhưng dùng vậy thì hơi phí.
Ý Em là hai con trở mạch Lpad này nó tiêu thụ CS gần tương đương cái củ loa Bass, khi muốn cs ở loa Bass 100W thì tiêu thụ trên 2 con trở cũng khoảng 100W. Theo cs chịu đựng max công bố trong data của củ Eton 12-680 là 500W, thì khi thiết kế thì tổng cs chịu đựng của 2 con trờ này cũng phải 500w để trong trường hợp xấu nhất (giả sử cho loa bass này đánh trống cả ngày) thì hai con trở này không bốc khói. Theo Anh có thể dùng Biến áp để thay đổi độ nhạy và phối hợp trở kháng trong trường hợp này không ?
[quote="DIY-lover]Theo Anh có thể dùng Biến áp để thay đổi độ nhạy và phối hợp trở kháng trong trường hợp này không ?[/quote] Dùng biến áp 8 Ohms với công suất cao thì tốt hơn nhiều và làm cho trở kháng của dải low ổn định hơn là cái bass đứng một mình. Công suất tiêu hao của con trở nối tiếp chỉ ở khoảng 1.2dB, phần còn lại sẽ xuống mass qua con trở song song.
Bác gởi cho em cấu hình crossover của bác cho em nghiêm cứu và học hỏi thêm được ko ? lần đầu tiên em thấy có người để lpad tại bass driver
Theo em biết là chưa thấy ai gắn Lpad cho loa bass cả.Nhưng mid-bass của loa 2 way thì em đã gắn rồi, kết quả không ngờ. thây kệ ai nói em điên thì em chịu, miển sao khoái cái lổ tai của em là được rối. [/quote] Bác gởi cho em cấu hình crossover của bác cho em nghiêm cứu và học hỏi thêm được ko ? lần đầu tiên em thấy có người để lpad tại bass driver[/quote] Cặp loa này hiện giờ đang ở VN, em làm nó lâu quá rối cũng đã trên mười năm, nên em cũng không còn xover, có dịp về VN em tháo ra vẽ lại trình anh. thưc ra đó là cặp loa đầu tay của em nên em chưa có kinh nghiệm, thấy thằng Madisound còn 4 cái Dynaudio Esotec 17W75LQ em vớt luôn, rồi em qua Solen mua 2 cái tweeter Scanspeak 9900, đến chừng ráp vô mới để ý , là 2 cái mid-bass kêu lớn hơn tweeter nhiều, nên em đành gắn Lpad vô vậy, vậy mà gắn vô em nó kêu như "vành khuyên" đó bác ạ, em tặng cặp loa này cho ông anh rể, có lần về VN định tháo ra coi có chinh lại được không , thì ổng bảo em "don't touch" nên em để vậy luôn.
Em thấy cái này giống hệt với driver mà bác Camry đang thực hiện, không biết có phải bác thiết kế cho bác Cam bộ phân tần này đúng không ạ?
Cũng như bác Mozart, em lở chọn driver có độ nhạy của cái bass cao hơn cái mid (mà em thích!) thì mấy bác giúp em phải làm sao đây? :lol: Em thiết kế gần chục bộ kiểu này cho bà con lối xóm rồi, nhưng chưa bị ai mắng vốn hết (may quá! :mrgreen: ) @Mozart: Bác cũng bị dính như thế à! May mà mấy bác khác không chọn driver giống như tụi mình. Cám ơn bác đã "thanh minh, thanh nga" giúp em chứ không bác "vô tư" chuẩn bị chạy qua nhà em để tra tấn cho ra lý lẽ. @person_vôtu: Bác đừng làm em hãi! May mà có bác Mozart cũng lọt vào hoàn cảnh đơn chiếc của nhà em @syen: Đây chỉ là sự trùng hợp đáng ngờ! Phải chi tìm được 3 cái drivers có độ nhạy bằng nhau và phẳng lì trong tầm hoạt động thì em đã không phải mất nhiều thì giờ gắn thêm chiết áp cho mấy cái độ nhạy cao để cân bằng toàn dải. Kiến thức của "bé" chỉ có bấy nhiêu và đã chọn những driver mình thích để làm phân tần cho topic này. Mong các bác biết gì nhiều thì xin chỉ giáo thêm (nhưng xin đừng post những điều ngớ ngẩn làm em tẩu hỏa nhập ma).
như em đã viết là anh có thể mua thêm 1 loa mid nữa. hoặc chọn điểm cut-off thấp xuống 1 tí. hãng Eton này đo đáp tuyến chán quá... chả công bố đoạn cuối đáp tần gì cả... híc, đoạn này mới là quan trọng :mrgreen: hai loa mid này sẽ làm tăng thêm 3 dB, đúng ngay độ nhạy của loa bass. riêng em, em toàn chơi loa bass độ nhạy cao hơn mid tầm 2dB và cắt khá thấp. lý do thì... bác Mozart rất rõ thoai, em đi rạch đây. see u :wink:
Em người ngoại đạo xin hóng hớt xíu. Các bác có thể đưa ra các dự án nào đơn giản ngon bổ rẻ hơn được không, hầu hết các bác đưa ra dự án DIY toàn là hàng khủng bố không. Newbie chúng em nhìn thấy chỉ dám ngắm thôi . Trong khi những dự án ngon rẻ dễ như nirvana giúp thúc đẩy phong trào rất nhiều. Bác CauYem có thể đưa ra mẫu loa book với chi phí vật tư thấp, dễ mua dễ làm, dễ chơi, nhỏ gọn xinh xinh ( dễ vác đi test giao lưu) giống proac,harbeth,spendor, roger, ATC, volent, adam... cho bước khởi đầu được không. Tuy quá dễ với bác nhưng em nghĩ như thể sẽ gần gũi hơn với bà con lối xóm. Xin có vài lời hóng hớt có mạo phạm xin các bác đừng chém
May quá! Có bác làm giúp em cái phân tần và có số đo thực sự. Đây là đáp tần của tòan mạch với cáii chiết áp ở phần bass được tháo ra, và chiết áp của phần tweeter thì vẫn giử nguyên:
Còn đây là trở kháng của mạch. Trở kháng của toàn dải chỉ chạy từ 7,7 Ohms cho tới 8,5 Ohms (+/-0,4 Ohms). Tại điểm cắt 250Hz và 3KHz, trở kháng không thay đổi hay nhảy vọt như những mạch phân tần khác. Nhìn vào trở kháng sẽ không nhận ra điểm cắt của loa như những cặp loa khác.
So sánh Trở Kháng tòan mạch giửa tính toán trên lý thuyết (màu xanh) và số đo thực tế (màu đỏ). Sự khác biệt rất nhỏ (có lẽ vì sai số của linh kiện):
"Bé" đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế cho bộ phân tần trở kháng phẳng với những linh kiện đã chọn. Mạch được làm và đo có kết quả giống như thiết kế. Có những sai số không đáng kể. Bây giờ chỉ còn gắn driver vào để chỉnh theo tai nghe. Hy vọng sẽ không mất "vài chục lần chỉnh tới, chỉnh lui mà vẫn nghe không được" "Bé" bây giờ chuẩn bị những dự án mới cho những bà con lối xóm chưa bao giờ gặp mặt.
em đã nhiều lần nghe bộ loa của 1 người bạn với điểm cắt tương tự và loa mid, bass giống như của anh thì... kết quả nghe là chưa đạt. bộ loa của người bạn này phải chỉnh nhiều lần từ phân tần đến thùng loa. hắn phải mua 1 loa mid có độ nhạy bằng loa bass thì nghe mới được. hiện tại bộ loa này nghe tạm ổn. phân tần anh thiết kế thì ok rồi. tuy nhiên cái anh đo thực tế chỉ là về mặt điện học. khi 1 loa bỏ vào thùng nó sẽ kêu khác và nó sẽ kêu khác khi loa là tải cho những ampli và ở phòng khác nhau. đáp tuyến sẽ không đẹp đẽ như hình vẽ mà hãng hay máy đo analyzer cung cấp. vì thế mới cần cân chinh và phối ghép. vì loa bass có độ nhạy cao hơn mid 3 dB nên anh sẽ nghe thấy có 1 khoảng lõm khá rõ đoạn giữa, nhất là vocal và tiếng bass nghe khá ồn nhất là khi mở volume lớn. nếu là em với bắt buộc làm loa các củ loa này, thì em sẽ cắt loa bass tầm 150hz thôi. em sẽ đóng đóng 2 module khác nhau cho mid và bass để cân chỉnh dễ dàng. tuning port sâu đến mức loa bass có thể acceptable.
E thấy 2 bác Cauyem và Tcqanh là những người chơi âm thanh lâu năm với bề dày kiến thức và kinh nghiệm, một khi 2 bác tranh luận thì sẽ có nhiều điều cho newbie như bọn e được học hỏi, hy vọng 2 bác tiếp tục dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình chia sẻ cho những ae khác học hỏi :wink:
Tưởng rằng xong chuyện mình làm rồi, nhưng bác sĩ vẫn còn "ngứa tay" muốn đè ra "mổ" nửa. :shock: :lol: BS ơi, làm ơn trở về trang đầu và đọc lại dòng đầu tiên em viết, và cũng xin mượn lời bác Camry ở topic khác để trả lời cho bác: "Nói riêng về cái phân tần. Cái mục đích cuối cùng là phục vụ cái tai, nhưng để đi đến mục đích cuối cùng thì cũng phải dựa trên cơ sở ban đầu là lý thuyết để thiết kế mạch phải chuẩn, nghe rối chỉnh rồi nghe... đến khi ưng ý đôi tai của mình. Nhưng ngay từ đầu thiết kế mạch đã sai rồi thì lấy đâu ra để mà chỉnh , theo ý kiến của em!!! Và các bộ phận khác của loa cũng cũng vậy."
Bác này phát biểu quá hay, mọi vấn đề trong thiết kế đều phải xuất phát điểm từ thuyết, các hãng loa lớn cũng đều phải xuất phát điểm như vậy sau đó mới chỉnh thêm hoặc bớt đi theo các trường phái riêng của họ.
Bác nói quá chuẩn luôn. Mọi hãng loa khi làm mạch đều xuất phát điểm từ lý thuyết sau đó mới thêm và bớt theo cái riêng của họ.
Chào bác Cau Yem, Là "đơn hàng" của em đấy bác. Mắt của em "lem nhem" thế nào mà viết thư cho bác lại chọn gửi sang nhầm địa chỉ của bác Mozart. May mà bác Mozart hồi âm em mới biết! Bác giúp em nhé. Thanks bác
Rất ngưỡng mộ các bác bên nhà làm được những thùng loa mà theo em thì ngang ngửa với các hãng loa danh tiếng bên này. Với thời tiết rất khắc nghiệt đối với thiết bị loa đài (nhất là sự ẩm ướt của khu vực phía Bắc) mà các bác vẫn hoàn tất những dự án mà bọn em ở ngoài này không bao giờ "dám" nghĩ đến. Sự chọn lựa drivers & làm phân tần cực kỳ quan trọng. Điều này có thể làm cho các thùng loa đó hát cực hay hoặc là chỉ để trông cho đẹp. Nhiều mạch phân tần đã sai từ căn bản lý thuyết, rồi đến sự sai số của linh kiện, rồi khi hàn nối với nhau lại có thể xảy ra nhiều thứ sai khác. Trước hết là mạch phân tần, có nhiều mạch được post lên trên diễn đàn khi em chạy simulation để xem nó hoạt động như thế nào thì làm em lo cho bác chủ vì không biết bác ấy sẽ mất bao nhiêu thời gian để chỉnh sửa cho những cái sai không thể nào sửa được. Em mua một đống tụ Solen, Mundoft 5% thì thế nào cũng có con sai số lên đến 20%, hay có những con điện trở có trị số sai hoàn toàn. Mấy con tụ sai thì bắt phone lên gọi cho Part Express là họ gởi ngay về miễn phí (họ ít khi nào kêu minh gởi lại mấy con bị sai). Rồi đến khi lắp ráp mạch thì cơ hội sai lại xảy đến lần nửa. May mắn là em có đủ dụng cụ đo đạc nên tìm ra cái sai mau lắm! Dạo trước em rất chủ quan nên hàng về là cắm đầu vào ráp nối ngay chứ ít khi nào ngồi đo lại số của từng linh kiện. Cho tới khi làm xong và đặt lên máy đo thì nó không giống như mình thiết kế ban đầu. Lúc đó phải check lại rồi tháo ra đo từng con một. Có khi nối mạch sai nên kết quả cũng trật lất. Chúc các bác tránh được mấy cái sai lặt vặt này và làm thành công những cặp loa mà ai nhìn cũng muốn có.
Rất chuẩn bác Cau Yem ơi! Chính bản thân bộ phân tần của em là một ví dụ, khi ráp mạch phân tần em có rút ra kinh nghiệm là phải đo đạc trước khi hàn chúng lại với nhau. Các loại tụ hãng mua về em thấy thằng claritycap có sai số còn ít hơn thằng mundorf. Trường hợp của em khi lắp xong mạch Xover rồi đo đáp tuyến thì sai bét hết, tần số cắt không đúng điểm theo thiết kế, trở kháng thì nhấp nhô như dãy núi "Hoàng Liên Sơn" không phẳng, Em cứ nghĩ là cuộn cảm do mình quấn lấy có khi sai số nhiều nhưng không phải như vậy số đo của cuộn cảm hoàn toàn chính xác, em không nghĩ là linh kiện hãng bị sai nhưng sau khi tìm hiểu tháo ra đo lại toàn bộ linh kiện thì phát hiện ra một thằng điện trở của hãng mundorf sai hoàn toàn thông số so với ghi trên thân, trị số đo được không được 1/2 trị số trên thân. Có lẽ xác xuất này rất ít nhưng nó lại rơi đúng vào trường hợp của em, sau khi thay con trở khác thì đáp tuyến của mạch chạy hoàn toàn chính xác. Một kinh nghiệm nho nhỏ nhưng nếu để ý chút thì đỡ mất thời gian rất nhiều. Chào các bác!