Bác vẽ cho em mạch phân tần (thanks again!), em mua linh kiện về ráp cái roẹt, cắm vào nghe luôn. Giờ nghe bác dọa thế này em lại đâm lo mai lại phải loay hoay mượn máy phát tần với ô xi lô về kiểm tra lại rồi
Em đếm ở đây đã có 2 bác (Cau Yem và Camry191), cộng với em là người thứ 3 có nhận xét về sai số lớn của hàng Mundorf. Trong số tụ trở đặt mua từ Part Connexion, thì chỉ có 2 con tụ 5,6uF hiệu Mundorf là có sai số >20% (trong khi giới hạn trên nhãn là 5%), còn tất cả các linh kiện khác đều cho chỉ số đo trong giới hạn. Em bắt đầu cảm thấy hàng Mundorf có vấn đề. Không biết các bác có suy nghĩ giống em hay không.
Trước hết em có ý kiến là các bác đã kêu Cậu rồi thì đừng kêu bác nữa, ở quê em kêu ai bằng cậu là bảnh lắm đó nhé. Thực sự em rất phục mấy cao thủ trong nước, đồ nghề không có nhiều mà làm được những cặp loa quá đẹp luôn. Cho tới bây giờ em vẩn chưa bị tụ Solen hay Mundoft sai số quá 2% mặc dầu sai số ghi 5%. Còn nối mạch sai thì em bị hoài, nửa đêm trốn vợ đi hàn xover, mắt mờ tay rung thì làm sai là chuyện bình thường.
Em thấy mấy bác ở trên nói tụ của Mundoft sai đến 20% thì em hoảng quá :mrgreen: Nhưng mà ko biết cái tụ sai hay cái máy đo của mình nữa cơ bác Mo nhỉ . Tiện túm được bác Mo ở đây, bác cho em tý thông tin về các driver của thằng Visaton với nhé! (em xin phép bác Cau Yem xì pam 1 ty xíu )
Em không rành về visaton lắm nên phải qua Solen hỏi dùm bác. sau đây em dịch đại khái lời tay Christian nói. Nguồn lợi tức chính của Visaton là cung cấp driver cho kỹ nghệ tàu hỏa, máy bay và xe hơi. sau đó mới đến driver Professional và DIY, cho Diy thi Visaton bán được nhiếu dưới dạng "kit". và một số hãng dùng Visaton và Beymar để chế tạo loa lọai profesionnel, dùng nhiều cho quán bar và nhà hàng, cinema, .... nhưng trong Hifi thì khong được dùng nhiều vì 2 quan điểm tái tạo âm thanh khác nhau. giá của Visaton từ vài đô lên đến vài trăm đô, nhưng series TIW rất good có thể dùng cho Hifi. Lúc em ở Solen có thấy 3 kiện hàng sắp gửi về VN, nó cho em coi cả trăm địa chỉ ở Vn mà nó đã gửi, em ngạc nhiên khi thấy toàn là HCM city, hay là ae diy bên nhà chia phe Hà thành thì mua ở Madisound còn Sài thành thi mua ở Solen???? :lol: Thân.
[quote="syen]Em thấy mấy bác ở trên nói tụ của Mundoft sai đến 20% thì em hoảng quá :mrgreen: Nhưng mà ko biết cái tụ sai hay cái máy đo của mình nữa cơ bác Mo nhỉ .
Cậu Yem ơi, Hôm qua và hôm nay đi qua Solen để đổi mấy cuộn cảm theo công thức của cậu, mổi lần qua đó ngứa tay tốn tiền quá. Chừng nào thay xong sẽ báo cáo cho cậu biết. Thân.
Hi bác chủ topic Nghe anh em nhắc bác nhiều tình cờ đọc được chủ đề bác viết rất thiết thực, mà lại rất phù hợp với em và một số bác có cấu hình tương tự như bác đê xuất: 1) Low Frequency: Eton 12-680/62 2) Mid Frequency: Eton 7-200/A8/32 Hex 3) High Frequency: Eton 28HD1 Bộ của em chỉ khác chút xíu phần High Frequency dùng: Eton 26HD. Em không có khả năng DIY nên đặt hàng bác Alibaba làm hai đợt khác nhau: - Lần 1 em mua Bookself gồm: Mid Frequency: Eton 7-200/A8/32 Hex High Frequency: Eton 26HD - Lần 2 em mua Modull bass: dùng củ Eton 12-680/62 Do hai lần khác nhau nên phân tần bác Ali khó phối hợp hình như cắt ở 150hz cho bass và 2400hz cho mid thì phải vì kỹ thuật nên em mù tịt. Phần bookshelf nghe rất hay chỉ có điều khi nghe giao hưởng tiếng trống cái đánh ở dải tần dưới 30hz thì bị suy giảm nên mất sướng do đó em mới nghĩ đến việc mua thêm Modul bass. Hiện nay em đang kiếm Pow đủ khỏe để khéo cả hệ thống khi đó mới có nhận xét chính xác về bộ này được. Với những Pow hiện đã thử thì chỉ nghe nhỏ được nghe lớn là mất kiểm soát tiếng Bass. Có lẽ các pow này dòng không đủ khỏe (em chỉ có các các pow <125w/ch 8 om). Tuần sau em mua được Pow khỏe kéo cả hệ thống em sẽ báo cáo lại bác. Em muốn hỏi bác mấy việc: 1. Tại sao khi dùng 2 Pow: 1 Pow để đánh dải mid, high; 1 pow đánh dải bass không hay bằng dùng 1 pow đánh cả hệ thống. Em đã thử đi thử lại nhiều lần nhiều kiểu pow (vì em mượn được nhiều pow), mà đây là dự kiến ban đầu khi em định làm thêm modun bass. 2. Tại sao không dùng phân tần chủ động cho đơn giản đỡ phải tính toán cân chỉnh. Khi đó nghe có hay bằng chơi phân tần thụ động không. Em cũng đang có dự kiến thử chơi kiểu này cho biết thêm. Thanks bác nhiều
Theo em, người ta dùng Phân tần thụ động với chỉ 1 lý do duy nhất: Chi phí thấp hơn. Nếu dùng phân tầng chủ động, cặp loa có bao nhiêu đường tiếng thì bác phải có bấy nhiêu power amp để đánh đấy nhé. Phân tầng chủ động vẫn phải cân chỉnh, chủ yếu là cân chỉnh mức độ volume cho từng loa. Việc cân chỉnh này chỉ tiến hành 1 lần đầu tiên tại phòng nghe của bác, những lần sau bác chỉnh volume trên pre thôi ạ.
Chi phí thấp hơn chỉ là 1 trong nhiều yếu tố thôi bác ơi. Chơi phân tần chủ động đòi hỏi nhiều tài nguyên ( thời gian, tiền bạc, chất xám...) hơn rất nhiều so với phân tần thụ động. @Bác HaChu: Đã sắm đủ driver chưa bác ơi :mrgreen:
Đang DIY loa 2 đường tiếng,nhờ bác tư vấn giùm cái phân tần như sau : https://www.madisound.com/pdf/fostexcab ... allboy.pdf http://www.madisoundspeakerstore.com/to ... e-tweeter/ 1-Loa mid FW137 trở kháng 8ohm ,nếu em dùng phân tần (Bass Reflex Type Enclosure)như của hảng fostex khuyến cáo cho loa FW137 thì khi thay đổi loa trep hivi 6ohm vào e cần phải thay đổi hay thêm gì vào mạch của họ ko? ( Hivi tn28 chỉ có 6ohm) 2-Dự án loa center e dùng 2 củ loa fullrange 8ohm +1 loa trep Hivi 6ohm , 2 loa fulrange e đấu trực tiếp, song song nhau, loa trep 6ohm e đấu qua tụ 1.5uf + cuộn cảm 0.15=> xong đấu thẳng chung với 2 loa fulrange=> như vậy khác biệt giửa loa trep 6ohm + loa fulrange 8ohm có ảnh hưởng gì ko ? Thanks bác
Em đã gắn Lpad cho module bass từ lâu lém rồi rồi bác ợ, bác có bít nó sao không. em không có máy đo nhưng em check bằng tai thôi
Thì cái chỗ màu xanh cũng là chi phí mà bác. Chi phí là tiền được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau
Em đã 1 lần được đến nhà bác Nam để nghe cặp loa Ali roài, chắc đông quá nên bác không nhớ Em có tý ý kiến như sau: 1. Ghép kiểu này là Bi-amp: Muốn đánh bi-amp tốt thì bác phải chọn amp có trở kháng phối hợp với nhau rất tốt. Vì 1 mức tín hiệu đầu ra của Pre vào Pow thì sẽ khác nhau về tin hiệu ra loa, nói nôm na là cùng 1 mức âm lượng của pre ra thì các pow khác nhau sẽ cho tiếng ở loa to nhỏ khác nhau. Vì vậy cần phải xét đến yêu tố này, nếu không vô hình chung 2 dải của 2 amp phụ trách sẽ làm mất cân bằng về "độ nhạy" của loa khi nhà thiết kế họ đã làm việc này khi điều chỉnh phân tần rồi.
Sorry là đã không trả lời cho bác ngay vì không biết được bộ phân tần như thế nào nên không thể nào đoán được cần phải dùng gì cho hợp. Chỉ cần một trục trặc nhỏ của bộ phân tần là bác có dùng power amp cở nào đi chăng nửa cũng không thể đánh lòi được thêm bass, mid hay bất cứ đoạn nào của âm thanh. Nghe bác (hay Alibaba) cắt ở 150Hz và 2400Hz thì em đã thấy nhiêu khê rồi! Đoạn trên thì không sao, nhưng đoạn dưới mình có vấn đề vì từ 100Hz trở xuống thì đáp tuyến của cái 12-680 rớt rất nhanh, nếu dùng mạch thụ động thì bác càng dùng ampli càng khoẻ thì chỉ làm cho phần Mid va Treb hát càng to ra thêm. Tại sao mình phải "ép" cái anh Mid làm việc thay cho anh bass như vậy. Em không thể nào giải thích được cách cắt tần số như vậy cả. Đối với các drivers dùng bên trên thì cắt ở khoảng 450-700Hz là tốt nhất (mạch bên trên được chọn cắt ở 250Hz theo yêu cầu của bác làm loa thật sự) Bác dùng cái 26HD xem ra tương đối tốt hơn cái 28HD về độ nhạy (hơn gần 1dB) lẫn độ phẳng của tần số trên 14KHz. Trên mạng có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự so sánh của cả hai mạch chủ động và thụ động. Với em thì mạch thụ động dễ làm, dễ chỉnh, và đở phải dùng nhiều ampli. Còn theo những người bạn đã từng dùng chủ động thì ai cũng bảo là cân chỉnh khó hơn mạch thụ động (thiết kế không lỗi) nhiều. Xin gởi bác kết quả của sự thay thế cái 28HD bằng cái 26HD cho phần HF:
Bác chủ cho em chút lời khuyên ạ: Em mới rước về 1 cặp Pioneer CS-99. Sau khi nghiên cứu thấy nhiều cao thủ bảo nên mod lại phân tần thì nghe sẽ khó phân biệt được với CS-99A. Xem mạch thì khác nhau chủ yếu là CS-99 không lắp tụ song song với loa woofer, có thể vì thế tiếng trung - cao vẫn phát ra ở loa này nên nghe hơi thừa. Bác xem em đấu lại phân tần loa bass theo CS-99A được không ạ? Cảm ơn bác nhiều!
1) Thay cái Hivi tn28 (6 Ohms) vào chổ cái FT207D (8 Ohms) có vài sự thay đổi nhưng rất nhỏ nên không ảnh hưởng gì nhiều. 2) Không biết câu trả lời vì không biết cách nối. Bác có thể vẽ cái schematic của "ý" của bác và post lên thì em mới có thể giúp bác được.
Mạch CS99 không ổn vì âm thanh từ đoạn gần 2KHz trở lên sẽ nhập với phần mid va treb mà lẽ ra cần phải triệt tiêu hoàn toàn. Đây là đáp tuyến của hai mạch (phần bass only!):
Cảm ơn bác rất nhiều, như vậy em nên đấu tụ xuống đất thay vì đấu song song với cuộn cảm chắc sẽ cải thiện được đôi chút phải không ạ?
Cảm ơn bác quá. Thế thì em mod lại theo đúng sơ đồ CS-99A cho lành. Tần số cắt theo hãng là 800 Hz, chắc chuẩn. :mrgreen:
Để em phụ với bác Cau Yem trả lời thắc mắc của bác về việc dùng 1 amp đánh luôn cả mid+high và bass thì hay hơn dùng 2 amp: 1 cho mid+high và 1 cho bass: Các phân tần bác Cau Yem cũng như các hãng tính toán sẽ phải giả sử như bác dùng 1 amply hay nhiều amply giống nhau để chơi thì mới có thể có kết hợp phase (về pha) tại điểm cắt tần của loa chính xác được. Nay bác kết hợp các amply khác nhau thì đặc tính về phase của các amply này dễ bị khác nhau và do vậy, đáp tuyến tần số kết hợp của âm thanh ra loa sẽ không còn được như thiết kế nguyên thủy của phân tần nữa. Việc này trước đây em cũng đã có đề cập trong topic "phase trong chơi phân tần chủ động" mà ít người để ý!