Bật tắt ampli đèn khi chưa cắm dây loa.

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by nguyenminhquan, 10/1/21.

  1. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Khi không tải thứ cấp, kết quả đo tổng trở sơ cấp cỡ 150 kO; chưa có thêm thông số D, Q hoặc phi nên không xác định được L, R. Tuy nhiên, nếu tạm bỏ qua R thì tự cảm của sơ cấp OPT 5 kO này không quá 24 H (1 kHz).

    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      47,7 KB
      Views:
      28
    LoD likes this.
  2. LoD

    LoD Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    647
    Likes Received:
    57
    Bật tắt ampli đèn khi chưa cắm dây loa
    đi vào chủ đề chính....em có 2 ampli phóng thanh 1 đèn xài pp 6L6 của mỹ và 1 của TOA xài bán dẫn em đang bán cả hai đều có ngõ ra 100v, cái bán dẫn thì em thấy không đấu loa hay mình off loa cũng chẳng vấn đề gì....còn cái ampli đèn nó xài jack 6 ly nối ra loa nén hồi xưa mỗi lần cho mượn các bác ấy cứ cắm rút cái jack loa nghe xoèn xoẹt mà cũng chẳng sao cả. tóm lại là theo em thì không thể hư ngay nhưng về quy định an toàn sử dụng là tất cả phải đấu nối thật chắc đúng quy định như tải (loa) và tín hiệu trước khi cấp điện.
     
  3. LoD

    LoD Advanced Member

    Joined:
    15/3/11
    Messages:
    647
    Likes Received:
    57
    cám ơn bác Pilab. em chỉ muốn nói là khi tải thay đổi như thế thì sẽ tác động đến Ra của đèn nhưng em không biết phân tích ra sao.
     
  4. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    @LoD thêm điều nữa trong phép đo này: cuộn sơ cấp có thể coi gần đúng như trở thuần (DOMINANT hiển thị ở dòng trên ứng với R chiếm ưu thế). Tỉ số trở kháng biến áp của bác quấn là 5K/8 nên với trở tải 8,6 thì nhìn ở phía sơ cấp sẽ vào cỡ 8,6 x 5K/8 xấp xỉ 5,5 K (rất gần với kết quả đo là 5,6 K).


    Trường hợp thử cấp hở mạch, tổng trở sơ cấp tăng lên nhiều (cỡ 150 K) và cuộn sơ cấp lúc này có thể coi gần đúng với cuộn cảm với trở thuần nhỏ không đáng kể (DOMINANT hiển thị ở dòng dưới ứng với L chiếm ưu thế). Một biến thiên dòng đủ lớn trong mạch sơ cấp sẽ gây nên hiện tượng phóng điện ngay trong bản thân OPT, đèn công suất.


    Có thể coi với tín hiệu âm tần: khi có loa, sơ cấp OPT coi như tải thuần trở; khi không có loa, sơ cấp OPT coi như tải thuần cảm.


    Tks for All.
     

    Attached Files:

    • 1.JPG
      1.JPG
      File size:
      13,7 KB
      Views:
      31
    • 2.JPG
      2.JPG
      File size:
      11,8 KB
      Views:
      31
    • 3.JPG
      3.JPG
      File size:
      92,1 KB
      Views:
      28
    Last edited: 18/1/21
    LoD likes this.
  5. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Khg bao h bị lúc bật amly đâu bác, nếu bị tức là OPT đang có điểm yếu. Lúc bật máy đã có dòng qua đèn công suất đâu mà có được biến thiên dòng điện nhanh để sinh ra tự cảm.
    Tôi cũng nghĩ vậy bởi phần lớn lúc lắp apml hay mua ampl về, ai cũng như ai đều nôn nóng đc nghe.
    Sô 0906067109 này đang có 1 con Mono 6L6 của Mỹ những năm cuối1960s: . Chủ chán lắm rồi, AE Audio qua nhìn thấy lạ toàn cắm vào thử, đến lúc biết là mono, chả ai mua. Toàn thử khg loa xem con 6L6 RCA còn sống hay khg :p:p:p. Bác nào khéo khéo chắc mua con này rẻ ( MONO, tức là 2 chú giống hệt mới đánh đc 1 cặp loa ).
     
  6. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Không phải tia lửa điện (hiện tượng đánh lửa) chỉ xuất hiện giữa 2 vật khi áp cao trên 500 VDC! Ngay cả với bình ắc quy 12 VDC thắp bóng sơi đốt 12 V 24 W khi bật tắt cũng có tia lửa tại mối tiếp xúc.

    Thông thường, với đồng hồ đo dùng điện kế khung dây: thang đo AC có diode nắn AC thành DC cấp cho mạch đo. Ngay khi dùng pin 1.5 VDC cấp điện cho đồng hồ nối song song với OPT thì 50% là đã có dòng qua đồng hồ và làm lệch kim (do dòng cấp từ pin không phải dòng tự cảm).

    Khung dây của đồng hồ có tính trễ nên với xung điện áp tự cảm xuất hiện trong thời gian rất ngắn liệu góc lệch của kim chiếm bao nhiêu % thang đo và có thể nhìn rõ được?

    Tks for All.
     
    Mountaineer likes this.
  7. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798

    mời @Pilab xem clip này, và quan niệm cuộn OPT tương đương cuộn hút của rele, đèn cs tương đương phần tử điều khiển rele. Mà mạch thứ cấp OPT kín hay hở vẫn có sung tự cảm này.:D
     
    Last edited: 19/1/21
    Mountaineer and Pilab like this.
  8. Mountaineer

    Mountaineer Advanced Member

    Joined:
    29/9/14
    Messages:
    324
    Likes Received:
    161
    Trong môn Vật lý, khi học đến định luật Lenxo (Lenz) về chiều dòng điện tự cảm. Chúng em được vào phòng thí nghiệm ráp mạch và quan sát trực quan hiện tượng tự cảm. Mạch đơn giản gồm một nguồn một chiều cấp điện qua một khóa K cho một đoạn mạch có hai nhánh song song. Một nhánh có đấu một đèn Đ1 còn nhánh kia có đèn Đ2 nối tiếp với một cuộn cảm L rồi quan sát việc đóng ngắt khóa K.
    - Khi bật K: đèn Đ1 sáng và ổn định ngay còn đèn Đ2 sáng từ từ rồi sáng ổn định.
    - Khi tắt khóa K: đèn Đ1 tắt ngay còn đèn Đ2 sáng "bừng" lên rồi mới tắt.
    - Khi thay các cuộn cảm có các giá trị số tự cảm lớn hơn thì hiện tượng càng rõ hơn.
    Em chỉ quan tâm đến việc khi tắt khóa K vì sợ hỏng bóng đèn. Theo định luật có giải thích rằng khi tắt khóa K dòng điện trong mạch biến thiên giảm về 0, trong cuộn dây lúc này sẽ sinh ra dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng trong mạch sẽ tăng dòng và làm đèn nối tiếp với nó sáng bừng lên rồi mới tắt. Độ lớn dòng tự cảm phụ thuộc vào độ tự cảm cuộn dây, tốc độ biến thiên của dòng điện theo thời gian.

    Em định thay cuộn cảm bằng một biến áp có cuộn sơ cấp nối tiếp với bóng đèn rồi lại thí nghiệm với 2 trường hợp thứ cấp BA có tải và không tải khi tắt bật khóa K. Xem khi BA có tải thì khi tắt khóa K đèn có đỡ " sáng bừng" so với không tải không? Rồi từ đó mới liên hệ với amply đèn xuất âm BA nhưng em bận quá chưa TN được :).
     
    Last edited: 19/1/21
    hoangphung, Pilab and Ngoc2 like this.
  9. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798
    Hihi, nếu thí nghiệm thì là 2 trường hợp thứ cấp kín mạch và hở mạch có khác nhau không thôi. Theo mình o khác gì vì kín mạch hay hở mạch thì cái “tự” cảm này chỉ là “tự” cuộn sơ cấp :D “tự” nó hay thế mà :D
     
    Pilab likes this.
  10. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Dù thứ cấp OPT kín mạch (dùng tải thuần 8 ôm như bác LoD đo chẳng hạn) hay hở mạch thì khi dòng sơ cấp biến đổi luôn có điện áp tự cảm trên sơ cấp.

    Dùng kết quả đo của bác LoD (tín hiệu sin 1 kHz):
    Khi thứ cấp hở mạch, sơ cấp OPT coi như mạch có độ tự cảm khá lớn gần 24 H mắc nối tiếp trở thuần nhỏ.

    Khi có tải thuần trở 8.6 ôm ở thứ cấp thì lúc này sơ cấp chỉ được coi là cuộn cảm khá nhỏ cỡ 0.25 H nối tiếp trở thuần cỡ 5.4 kO.


    Tks for All.
     
    Last edited: 19/1/21
  11. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798
    Có vẻ mô hình đo đạc trong trường hợp này chưa gần với thực tế, thực tế nó chỉ có 1 sung (mỗi lần tắt máy), không có dòng điện biến đổi theo chu kỳ 1 khz.
    Biên độ của sung khác nhau thế nào đợi kết quả nghịch của @Mountaineer đi.
    Nhưng theo clip biên độ của điện áp tự cảm này khoong nhỏ (100 v trong khi điện áp vào rele dc Thoòng thường < 24 v (clip o Cho thấy)) may là dòng nó nhỏ.
     
    Last edited: 19/1/21
  12. hoangphung

    hoangphung Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    1.679
    Likes Received:
    533
    Các bác bàn luận càng lúc càng hay vì thêm nhiều kiến thức điện.

    Em đang học lóm mấy bác mấy bữa nay nên kg còm gì nhiều.

    Nay em có ý này nữa. Ý em thôi chứ em ngoại đạo ngành điện.
    Dây điện từ mình hay mua quấn opt hãng công bố điện áp đánh thủng vecni là 2kv. Với cục opt giữa sơ và thứ lại có lớp giấy. Nên chuyện cháy. Cháy ở đây là đánh thủng sơ cấp với thứ cấp khi thứ cấp nối mass. Là dây ra loa có nối mass khi có dùng hồi tiếp..là chuyện khó khi mà các bác đã nêu ở trên về điện áp cảm ứng.

    Về đèn. Khi bật công tắc. Như bài ở trên thì trở kháng tăng cao có thể gây hỏng đèn nếu kg đấu loa. Em nghỉ đèn nó trở kháng cũng rất cao khi ta chưa nối opt vào. Trở kháng đèn data có cho trước khi quấn opt.

    Rút lại. Em nghe ampli đầu tay opt hát vài ngày. Vào vnav có topic opt tự hát cũng gần vài niên. Và đến giờ. Chưa thấy ai nói quên đấu loa đèn hư hoặc opt cháy.
    Nên chuyện cẩn thận thì ai có của vẫn hay giữ. Đấu loa trước khi bật ampli. Lỡ quên thì kg cháy đâu mà lo.

    Còn ampli cũ. Sưu tầm. Quí hiếm. Càng phải giữ. Vì vài chục niên. Vẹcni mòn. Giòn. Giấy bị ẩm. Lại đổ thừa kg gắn loa là kg đúng lắm.
    Kết lại bác nào test được chuyện này để khai sáng cho anh em diy ngoài ngành thì rất là cảm ơn.
    Còn em vẫn lâu lâu rút dây loa nghe opt hát vẫn trung thực và hay lắm.
     
    PhanTran, Ngoc2 and Mountaineer like this.
  13. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    1. Hầu hết AE tham gia Sub4R này đều khg học điện, điện tử, nên cũng ngoại đạo thôi bác. Xét cho cùng, để giải thích mấy việc trên, sách vật lý lớp 9 hiện nay rất nhiều, thông tin, ảnh trên mạng " thế giới " nhiều khi vô tác giả, tham khảo cho biết thì cũng nên, nhưng lạm dụng và gắn ghép lung tung theo chủ quan ý thì tùy từng cá nhân, tôi khg làm vậy bao giờ.
    2. Đánh lửa như bác nói trg khái niệm đang bàn là giữa SC và TC của OPT, ai cũng hiểu đúng như trừ đâu đó ý kiến vớt vát, chữa cháy.
    3. Ý kiến về trở kháng của đèn là đúng và tôi chỉ thêm 1 chút là trc hay sau khi bật điện, tồn tại 1 nội trở của tube do chân khg, vô cùng lớn cho nên đèn lúc mới bật khg bao giờ thiết lập đc dòng Ia danh định ngay đc, nói cách khác khg có dòng điện biến thiên nhanh thì khg bao giờ có TỪ THÔNG biến thiên nhanh và kéo theo khg bao giờ có suất điện động cảm ứng. Còn OPT hay đèn hỏng vào lúc bật là có và chắc chắn cách điện có vấn đề giữa SC và TC.

    Trc đây tôi cũng ít quan tâm đến các amply tube cổ, nay nhận thấy nên giữ vài con, các mạch phono, Tape head, chuyển mạch R/L, Stereo/Mono ... họ làm rất kỹ, nâng cấp lên dùng rất thú vị.
    Riêng OPT của amply cổ, về với mình, việc đầu tiên là đánh dấu, ngắt OPT ra sau khi chạy nóng và thả vào dầu cách điện ( Loại của quân đội ta làm đó, ghi chịu đựng đc 10KV ) cho an toàn.
     
  14. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798
    @hoangphung nhắc chỗ này mình nhớ ra, họ công bố 2kv không biết là 2 kv trong điều kiện thế nào?
    (điều kiện đánh lửa nó rộng lắm: tiếp xúc nhau, cách nhau qua vật liệu khác, đánh lửa trong không khí, trong chân không).

    Thực tế với cuộn nguồn cuốn rối sơ cấp có điểm 2 vòng dây chạy chồng lên nhau mà 2 vòng này chỉ cách nhau ~ 50v là đánh đứt ngay (sơ thứ có điểm chạm nhau đứt là chắc, điện áp này làm gì đến 2kv).
     
    nguyenha7940 likes this.
  15. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Bác nên làm thí nghiệm như đã dự kiến dù kết quả đã đoán được ( dấu - trg biểu thức tính e, vật lý lớp 11 ). Điều làm nên sự khác biệt trg thí nghiệm bác nói ( Thí nghiệm đúng 1 cách tiêu chuẩn với điều kiện đã nêu ) và " .... Hỏng OPT khi chưa đấu loa khi bật amply đèn .... " là ở chỗ:
    1. Đóng khóa K, với nguồn 1 chiều hay xoay chiều, trg mạch lập tức có dòng điện I#0 ngay lập tức, nói cách khác dI/dT cực nhanh và trg mọi trg hợp đã đầy đủ điều kiện để có suất điện động cảm ứng e #0 ( khg phải U );
    2. Nếu khóa K kia là 1 Tranzitor ( Công tắc điện tử ), chân C nối với cuộn cảm, sau khi Tranzitor dẫn, Ic lập tức xuất hiện #0 ngay lập tức , hay dI/dT cực nhanh và trg mọi trg hợp đã đầy đủ điều kiện để có suất điện động cảm ứng e #0 ( khg phải U );
    3. Nếu khóa K kia là Tube (3 cực hay 5 cực ), tức là đóng mạch điện cho tube, chưa thể và khg bao giờ xuất hiện Ia #0 vì cần thời gian nung nóng đủ lớn ( Warm Up time ) và tùy thuộc cao áp HT vào Anode, tức là Ia lúc bật máy luôn = 0, hay dI/dT rất chậm và trg mọi trg hợp đã đầy đủ điều kiện để KHÔNG :p:p:p:p có suất điện động cảm ứng e ( khg phải U): e=0 VAC thời điểm bật máy.
    Nhưng quá trình tắt máy ( nhất là tắt công tắc riêng của cao áp ), e này xuất hiện ngay # 0 lập tức và con tụ tại mạch bác Newbe đưa lên phát huy tác dụng.
    Điều này nói lên tât cả.
     
  16. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798
    Vậy trước khi thực hiện hành vi cắm rút có cần xem con amply có con tụ // sơ cấp này không?
    Tôi chưa gặp power tube đèn công suất 3 cực nào lắp tụ này, chỉ gặp với mạch đèn cs 5 cực hay 4 cực hướng trùm, vì sao như vậy bạn có thể tham khảo ngay trên diễn đàn, tôi nhớ có 1 topic người ta định “thi đấu” giữa power đèn 3 cực với đèn 5 cực đề cập con tụ ở vị trí này.
     
  17. Pilab

    Pilab Advanced Member

    Joined:
    29/1/09
    Messages:
    1.715
    Likes Received:
    319
    Location:
    TP ThanhHoa, VietNam
    Có vài điểm về hiện tượng bật nguồn ampli đèn khi chưa nối loa theo em thấy là chưa đúng:
    - Nếu bác đã trích dẫn thì nên trích dẫn chính xác: không có tài liệu nào nói "dI/dT cực nhanh" hoặc "dI/dT rất chậm";
    - Trước khi bật nguồn, dòng DC qua sơ cấp bằng 0. Sau khi bật nguồn một khoảng thời gian dòng tĩnh DC qua sơ cấp đạt giá trị không đổi, chính trong khoảng thời gian này dòng qua sơ cấp biến đổi nên luôn luôn có hiện tượng tự cảm trong cuộn sơ cấp OPT (khác với bác khẳng định là không có sdd cảm ứng như mục 3).

    Tks for All.
     
    Last edited: 20/1/21
    LoD likes this.
  18. Mountaineer

    Mountaineer Advanced Member

    Joined:
    29/9/14
    Messages:
    324
    Likes Received:
    161
    Em tranh thủ vẽ lại mạch hồi học em đã làm thí nghiệm. Cả hai trường hợp đóng ngắt K đều xuất hiện dòng điện tự cảm. Nhưng trường hợp ngắt k đã làm đèn sáng bừng lên trước khi tắt.
     

    Attached Files:

    Ngoc2 likes this.
  19. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.388
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Ngày xưa học đã có kiến thức này rồi bác nhỉ...
    Xong càng học chắc càng được trang bị những kiến thức nhiều hơn để cho ta hiểu rõ các vấn đề ...( học ở đây là có thể được học chính thức hoặc cần tự học..)
     
    Mountaineer likes this.
  20. hoangphung

    hoangphung Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    1.679
    Likes Received:
    533
    Bác có đưa ra được cái gì để anh em học hỏi kg hay là cứ hùa theo cho có lệ người có học vậy bác.
     
  21. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.388
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Thì bạn bảo bạn là nông dân

    Còn có người đang định làm thí nghiệm rõ ràng mình có lời thì bạn cứ coi như vnav này là của riêng những người như bạn
     
  22. Newbe

    Newbe Advanced Member

    Joined:
    3/12/15
    Messages:
    1.005
    Likes Received:
    234
    Có biểu thức : U = L x∆I
    c đã tìm được đáp án thì làm ơn giải thích giùm ạ
     
  23. Maidanhan

    Maidanhan Advanced Member

    Joined:
    14/3/06
    Messages:
    3.723
    Likes Received:
    1.141
    Thân gửi các bác nghiêm túc trong Thread này
    Kết luận và thưc tế đã rất rõ ràng:
    1. Khi khg đấu loa vào tube amply và bật máy như đầu bài bác chủ nêu, do đặc trưng của tube chưa thể khép dòng mà dòng Ia biến thiên chậm cho nên khg có xuất điện động tự cảm e ( khg phải U ) vào thời điểm bật máy;
    2. Vì vậy lúc bật máy với tube amply khg thể gây hại cho OPT hay tube công suất;

    Kiến thức để giải thích việc này tại Web:
    https://sachgiaibaitap.com/sach_giai/giai-vat-li-lop-11-nang-cao-bai-41-hien-tuong-tu-cam/#gsc.tab=0
    Cụ thể từ: "
    Câu 2 (trang 199 sgk Vật Lý 11 nâng cao): Hãy phát biểu định nghĩa hệ số tự cảm (độ tự cảm). "

    upload_2021-1-22_14-0-1.png


    Nói gọn lại: Khi dòng điện biến đổi, sinh ra từ thông biến thiên, từ thông biến thiên sẽ sinh ra SDD tự cảm. Từ thông biến thiên càng nhanh tức Dòng diện biến thiên càng nhanh ( Hiện tượng lóe sáng như bác Moumteener đã trình bày ), thì SDD xuất hiện có giá trị tuyệt đối càng lớn và ngược lại. Ai đc học qua cấp 3 đều nắm được học ( và sẽ hiểu hơn 1 chút ) ΔI/Δt khác ΔI ở chỗ:
    1. ( ΔI/Δt ) chỉ sự biến thiên của dòng điện trong 1 thời gian ngắn và rất ngắn, thường được hiểu và tính là 1ms hoặc 1s. Nôm na là phép tích phân.
    2. ΔI là biểu thức tự do hơn: Sự chênh lệch dòng điện của 2 thời điểm cụ thể khg nhất thiết phải là 1s ( Nôm na là phép trừ số học ) ...Do đó ΔI luôn luôn có từ lúc bật máy cho đến lúc có dòng danh định Ia nhưng đây là khoảng thời gian dài, khg có và khg kịp gây ra biến thiến nhanh nên khg kịp suất hiện SDD lớn đến mức đo được, nhất là lúc bật máy với amply đèn.
    3. Khi tắt amply đèn, nhất là tắt công tắc cao áp, khg cần đèn NGUỘI, Ia lập tức bị ngắt làm dòng biến đổi nhanh ( Từ danh định về 0) nên SDD xuất hiện cực nhanh, tương đương như :
    4. Trg công thức đã nêu, ( Sách GK Vật lý lớp 9 mới kỳ 2 ) L tính hằng thứ nguyên Henri ( H ), và dòng điện tính bằng thứ nguyên A ( 1A=1000mA hay 1mA = 0.001A, với 845, áp 900VDC, fbias =-90VDC, Ia = 80-90mA tức 0.09A ).
    Với thí nghiệm đã trình bày, với Web đã trích dẫn, với thực tế sử dụng và trải nghiệm của các member trên 4R suốt 15 năm chưa có gặp ai kêu hay nêu OPT cháy khi bật máy do chưa đáu loa, các bác có thể yên tâm rằng:
    " Amply đèn khi chưa đấu loa, chưa kết nối sẽ khg bao giò cháy loa khi bật máy". Ai gặp chắc chắn cách điện sơ cấp và thứ cấp có vấn đề.







     
  24. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.525
    Likes Received:
    798
    chủ đề của topic:
    Bật tắt ampli đèn khi chưa cắm dây loa”
    Có 2 nhóm y kiến
    Nhóm 1 cho rằng:
    - Nói chung (không phải là tất cả), theo em được biết thì việc bật tắt ampli đèn khi không có loa sẽ có thể dễ gây hỏng OPT, đèn công suất.
    - Khi bật nguồn, tắt nguồn đều có biến thiên dòng điện qua sơ cấp OPT nên trong cuộn sơ cấp xuất hiện suất điện động tự cảm. Do sdd tự cảm này khá lớn (chắc cũng phải cỡ vài trăm đến vài nghìn vôn) nên sẽ có hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trong đèn công suất hoặc giữa các đầu dây sơ cấp OPT, giữa các lớp dây sơ cấp với các lớp dây thứ cấp.

    Nhóm 2 cho rằng:
    - Amply đèn khi chưa đấu loa, chưa kết nối sẽ khg bao giò cháy loa khi bật máy.
    - quá trình tắt máy ( nhất là tắt công tắc riêng của cao áp ), e này xuất hiện ngay # 0 lập tức và con tụ tại mạch bác Newbe đưa lên phát huy tác dụng.

    @Mountaineer đã có ý “định thay cuộn cảm bằng một biến áp có cuộn sơ cấp nối tiếp với bóng đèn rồi lại thí nghiệm với 2 trường hợp thứ cấp BA có tải và không tải khi tắt bật khóa K. Xem khi BA có tải thì khi tắt khóa K đèn có đỡ " sáng bừng" so với không tải không.

    Vậy cứ để có kết quả thí nghiệm rồi kết luận cả bật cả tắt thế nào (vì bật song rồi kiểu gì cũng phải tắt)

    Ps:
    -Có kết quả cũng hay mà
    - chưa gặp power tube đèn công suất 3 cực nào lắp tụ như sơ đồ, chỉ gặp với mạch đèn cs 5 cực hay 4 cực hướng trùm (hầu như chỉ tồn tại ở các poweramply cổ) & Khi người nghe dùng đến loa Super Tweeter tụ này gần như không còn xuất hiện nữa
     
    Last edited: 22/1/21
  25. nguahoangphonui

    nguahoangphonui Advanced Member

    Joined:
    28/9/17
    Messages:
    2.311
    Likes Received:
    853
    Sau khi nhận các phản hồi từ tích cực cho tới tiêu cực của các bác tham gia vào topic này. Các bác đưa ra những lí luận, dẫn chứng, công thức gì gì đó từ những tài liệu tham khảo hay những kiến thức SGK từ ngày xửa ngày xưa... Em hổng hiểu gì hết :p
    Để thực tế vấn đề này em sẽ làm thí nghiệm trên chính cái amply của mình (Cái trường hợp mà em nói chưa dám thử). Sau đó có bóc tách hay mổ xẻ gì thì tùy các bác.
    "Dân chơi sợ gì mưa rơi" :D
     

Share This Page

Loading...