Biến thế xuất âm dễ ẹc Output transformer is too easy OPT

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by ThanhTruc03, 10/6/08.

  1. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Lâu quá không tính mấy cái này, em chỉ tính vài lần rồi lưu kết quả lại sau này chỉ quấn thôi. Chỉ nhớ mang máng rằng
    - Chọn core side cũng dựa vào B(G) lúc đó B và f ở mẫu số, B mà 16.000G em ép cân nó xuống còn 5000G quấn SE cho cục OPT nó to
    -Tiếp tục tính số vòng cuộn sơ(Ns) cũng có B nữa, cũng nằm ở mẫu số cùng f min nên...

    Bác thấy mấy cũc OPT se của audionote nó to(9kg/cục) mà khuyến cáo cho 300B à
     
  2. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Với OPT SE thì còn dòng DC chạy qua biến áp nên B giảm còn 0.5T (ông tây kia chọn 0.8 ) em thấy là hợp lý rồi, nhưng với OPT PP thì chọn B tại Fmin là 1.6T liệu có cao quá không?
     
  3. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Đối với PP thường thì chọn 10.000G cho ampli nghe nhạc, 14.000G cho ampli alô, đánh đờn . Nguồn thì chọn 16-17.000G
     
  4. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    19
    vụ này bác có nhớ lộn không? 9kg/cục là cho 845 chứ. 300B thì 3kg/cục thôi
     
  5. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Kit one của Vincin đó, và đúng theo trường phái DZ của topic này là FE to, dây to, cách điện dữ dằn...
     
  6. longpcb

    longpcb Advanced Member

    Joined:
    16/9/08
    Messages:
    2.175
    Likes Received:
    23
    Location:
    Gầm gầm cầu!
    Các Bác ơi giúp em với, Em định làm 1 em Tube AMP theo sơ đồ này theo kiểu DIY toàn tập, đèn đóm, SCH thì em đã có, nhưng kiến thức và nhất là khoản tính toán để quấn biến áp nguồn và OPT thì em "mít đặc". Em xin Post sơ đồ lên các Bác tính giúp em với nhé! Em định tự quấn cả Nguồn Và OPT, Các Bác giúp em là phải dùng fe kích thước thế nào, cỡ dây, cách quấn các bác nhé vì khoản này kiến thức cuae em = 0. Em xin chân thành cảm ơn các Bác!
     
  7. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Có những chủ đề như vầy là để giúp những anh em không biết, hoặc biết rồi muốn nâng cao. Đã có nhiều tính toán mẫu để căn cứ làm những món tương tự.
    Bác đọc kỹ hết 27 trang chủ đề này là tự tính toán và quấn được OPT.
    Còn biến thế nguồn thì qua chủ đề "cùng nhau tự quấn biến áp nguồn" đọc là làm được.
     
  8. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Các bác cho hỏi là nếu quấn OPT PP chia bobin thành 2 nữa thì nên quấn mỗi nữa thành các cuộn nối tiếp hay các cuộn ở các nữa nối xen kẽ nhau (1 nữa gồm các cuộn ở nữa bobin này nối tiếp với các cuộn ở nữa bobin kia nối tiếp nhau)
     
  9. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Theo em hiểu thì mỗi nửa cuộn ở một bên bobbin, vì việc chia đôi bobbin là nhằm mục đích khiến cho 2 nửa của cục biến áp hoàn toàn giống nhau.
     
  10. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Vấn đề là có một số sơ đồ chia các nữa thành các cuộn. Các cuộn lẻ nữa này nối tiếp các cuộn chẳn nữa kia và ngược lại thay vì nối tiếp trên cùng 1 nữa. Vậy cách nào chó đáp tuyến tần số tốt hơn mặc dù cả 2 cách đều đối xứng
     
  11. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6
    Em nghĩ nếu dùng nguồn B+ cao thì nên quấn riêng biệt , khi đó cách điện giữa anode to anode được cao hơn ạ . còn thứ cấp vẫn xen kẽ thì chắc vẫn ổn ạ .
     
  12. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Cái vụ two chamber bobbins, bác năn nĩ bác SAA bên TBG chỉ cho
     
  13. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Thank các bác nhiều! Chắc phải "Trial and Error" quấn 2 cặp 1 cặp kiểu này, 1 cặp kiểu kia so sanh là biết liền mà
     
  14. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Hoang thế bác ơi, quấn 1 cặp cọc cạch là được rồi mà :)
     
  15. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Nếu tiết kiệm thì quấn các cuộn độc lập đấu thử theo 2 cách để so sánh. Ý tưởng của bác Dinh thuy cũng hay nhưng nếu vì cách điện mà chọn cách quấn riên thì cũng khg nên
     
  16. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Theo logic của em thì quấn xen kẽ các lớp của 2 cuộn là để cải thiện băng thông (tăng dải cao), tuy nhiên lúc này lại phải tăng độ dày giấy cách điện để tránh phóng điện, nhưng giấy cách dày quá thì cũng không ổn (kéo dải thông xuống, hình như vậy). Như vậy là có 2 xu hướng đối nghịch ở đây, cái nào mạnh hơn thì em chịu :)
    Không biết em logic vậy có đúng không? :)
     
  17. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Đây là vấn đề kinh nghiệm mà bác, khg phải ai cũng biết mà biết thì cũng chưa chắc đã ... nói hết. Nên tự trải nghiệm thôi
     
  18. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Theo Em thấy thì nhiều lớp sẽ tốt hơn 1 lớp, tuy nhiên nếu chia quá nhiều thì không nên vì sẽ thêm nhiều vấn đề phát sinh.
    Có một cách tăng dải thông của OPT mà không cần chia quá nhiều lớp là sử dụng "Litz Wire" cho cuộn sơ cấp & thứ cấp :wink:, nếu tiết kiệm thì cho thứ cấp thôi cũng ổn.
     
  19. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Cho cùng 1 công suất và cùng 1 kích thước Fe và cùng 1 loại giấy lót:
    - Tăng xen kẽ ---> giảm cảm kháng ký sinh (giảm L)
    - Tăng xen kẽ ---> tăng dung kháng ký sinh (tăng C)
    2 tỉ lệ về giá trị ký sinh sẽ tăng và giảm bằng nhau hay nói cho đơn giản dễ hiểu là cái này giảm bao nhiêu lần thì cái kia tăng bao nhiêu lần. Trên thực tế thì tính toán về tỉ lệ của L ký sinh có khó khăn hơn nhiều so với C ký sinh.

    Tuy nhiên có 3 điều chú ý về ảnh hưởng của tần số cao của 2 giá trị L và C ký sinh này:
    1- L ký sinh ảnh hưởng tần số cao tỉ lệ với tần số ---> Tần số càng cao thì ảnh hưởng tần số cao do L ký sinh càng cao. Ở tần số cao nào đó khi giá trị cảm kháng của L ký sinh (tính bằng ZL=2*pi*tần số*L) cao hơn giá trị chính cái tổng trở cái OPT là lúc có chiệng lớn.
    2- C ký sinh ảnh hưởng tần số cao tỉ lệ với chính nội trở bóng công suất ---> Bóng có nội trở càng cao thì ảnh hưởng do C ký sinh càng cao tính theo góc cắt tần số -3dB đươc tính theo công thức mắt lọc RC với R là nội trở bóng và C là giá trị tụ ký sinh. Có thể nói đây là mắc lọc theo cấp 1 (1st Order Low Pass filter chỉ gồm R và C)
    3- giá trị L ký sinh kết hợp với giá trị C ký sinh tạo mắt lọc cắt tần số cao cấp 2 (2nd Order Low Pass filter bao gồm L và C) --> Góc cắt này thường (hầu hết) vượt trội và lấn áp góc cắt tần số cao ở trường hợp 2 và cả trường hợp 1.

    ----> Do đó tốt nhất là giải quyết trường hợp nào được thì tốt trường hợp đó. Bởi 1 và 2 luôn quan hệ qua lại và đối chọi với nhau đã vậy khi kết hợp lại tạo ra trường hợp 3 nên nếu dùng đèn hoặc mạch có nội trở hoặc tổng trở ra thấp là đã giảm thiểu được vấn đề 2. Và tùy trường hợp mà giảm tiếp vấn đề 1 ví dụ như giảm công suất hoặc chọn Fe và kích cỡ cho thích hợp và ngay cả chọn mạch cũng ảnh hưởng rất nhiều. Ví dụ cho cùng 1 công suất dùng mạch Push Pull lợi về kích thước Fe lẫn chọn lựa chất liệu Fe để giảm L và C ký sinh rất nhiều do việc giảm số vòng quấn so với dùng mạch SE có dòng 1 chiều đi qua. Và hiệu quả nhất và cũng đơn giản nhất khi mọi sự đã dung hòa và đã tính toán theo yêu cầu là kiếm giấy lót có điện dung mội càng thấp bao nhiêu lần thì sẽ giảm tụ ký sinh bấy nhiêu lần; và lúc này có thể giảm chiều dày lớp cách điện gấp đôi là đương nhiên giảm L ký sinh luôn nhưng vẫn không tăng C ký sinh --> Giảm luôn vấn đề 3. Cá nhân em thích pp xử lý vấn đề bằng giấy lót nhất. Cái gì dính tới "lót" là em khoái à :lol:
     
  20. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Dùng Litz wire chỉ giảm được tụ ký sinh ở chính vòng dây đó là phần nhiều NHƯNG hầu hết tụ ký sinh xảy ra với giá trị lớn hơn rất nhiều là do tương tác giữa các lớp sơ cấp và các lớp thứ cấp với nhau. Em dám chắc là cho cùng 1 thiết kế nhất là OPT tube SE với bóng nội trở cao kiểu 211 hoặc 845 mà chỉ thay dây Litz wire mà không dùng pp khác ví dụ như thay loại giấy lót thì việc củng cố chỉ được ... vài % là may mắn. Các anh chị không tin cứ thử bỏ tiền gấp đôi mua dây Litz wire về quấn là biết liền rồi so sánh với việc dùng giấy lót khác ví dụ như dùng phim Polyproylene thay thế phim Mylar hoặc Polycarbonat xem thử chất lượng được tăng lên bao nhiêu. Tối thiểu phim Polypropylene chịu nhiệt độ lẫn khả năng cách điện vượt qua Mylar hoặc Polycarbonate ---> Nhất cử lưỡng tiện chỉ có điều phim Polypropylene mắc hơn Mylar tối thiểu 4 lần nhưng khi mọi thứ thiết kế đã dung hòa thì có bỏ 4 lần tiền cho phim lót mà chất lượng kỹ thuật tăng lên 10 - 20% thì em vẫn làm. Hơn nữa mặc dù giá phim lót tăng 4 lần so với phim lót khác nhưng giá thành tăng tổng cộng vẫn không cao bằng việc thay đổi dây Cu thường sang dây Litz wire. Còn nếu chỉ tăng 1% hoặc thấp hơn mà bỏ 4 lần tiền cho phim lót thì em sẽ không làm.
     
  21. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    259
    Gần đây em thấy OPT của bác Kiên HP cuốn đã liên tục chiến thắng trong các kỳ contest, nghe nói bác ấy đạt thành công từ khi chuyển sang cuốn theo kiểu Luhdal, không biết các bác có cao kiến gì không ạ ? , xin mời chúng ta cùng bàn .

    Tks
     
  22. TubeMosfet

    TubeMosfet Advanced Member

    Joined:
    2/3/10
    Messages:
    583
    Likes Received:
    6
    Ậy ... bắt đầu bàn vào chỗ kẹt! Tạm chưa vội phân tích cách quấn của Lundhal vì nếu không đúng không biết chính xác 100% cách quấn thì đi đến chỗ sai lệch kết quả tạo ra phản ứng không tốt.

    1- Về mặt Contest: mấy cái OTL Sumo đoạt giải không dùng ... OPT.
    2- Ampli Tube chưa có cơ hội "đá gà" với ampli bán dẫn! Nếu ampli bán dẫn "chẳng may" chiến thắng cho dù có huề đi nữa thì việc nghiên cứu quấn cái OPT cũng không phải là thượng sách vì trên đời còn có hướng giải quyết đơn giản hơn nhiều lần so với việc đi quấn 1 cái OPT.
    2- Về mặt tai nghe hay cảm nhận: VÔ CHỪNG đáp số!
    3- Về mặt kỹ thuật (TẠM BỎ QUA TRÌNH ĐỘ người DIY):
    a- Cái OPT tuy là thành phần chính trong cái ampli Tube (ngoài Tube OTL) nhưng còn do cái bóng công suất và mạch Driver.
    b- Nếu coi OPT là sản phẩm KỸ THUẬT và muốn phân tích về mặt KỸ THUẬT thì chắc chắn phải lấy số đo ra đo để so sánh. Và cách đo và thiết bị đo như thế nào lại phải bàn thêm. Sau đó phối với vấn đề (a) là gồm mạch Driver + Tube Công suất ...
    c- ...

    Sau khi kết hợp mấy vấn đề với nhau + phòng nghe + gu nghe của BGK ..... ---> Cách quấn của Lundhal là numero Uno!!! ---> Bó tay!!!! Trong khi đó cách quấn cái OPT chỉ là 1 phần trong muôn vàn ẩn số. Đây là mới chỉ nói quanh quẩn 4rum ta chứ nói chiệng bên ngoài 4rum thì em không ít lần nếu chưa muốn nói thường xuyên là nghe những tay DIY bẩu OPT của Lundhal thiếu bass so với 1 số hãng OPT có tiếng đương thời khác. Trừ khi Kiên OPT cho chất lượng âm thanh tốt hơn OPT Lundahl và nếu như vậy thì ta không nên nghiên cứu pp quấn của Lundahl mà làm gì mà lúc này hãy nên "so sánh sự khác nhau giữa Kiên OPT và Lundhal OPT ..." biết đâu rút ra được bài học hoặc kinh nghiệm hữu ích hơn.
     
  23. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Phim PolyPropylen ngoài Nhật tảo là loại nào và bán chổ nào vậy bác TubeMosFet. Từ trước tới giờ Em lót bằng giấy lót đen 0.1mm và phim sữa khg hà
     
  24. hoai_co

    hoai_co Advanced Member

    Joined:
    28/3/10
    Messages:
    109
    Likes Received:
    0
    Má cón quấn theo kiểu Lundahl là quấn như thế nào vậy bác Via
     
  25. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    22
    Location:
    Sài Gòn
    Lundahl quấn trên đơn C-core, 2 nhóm gồm sơ và thứ cuộn hai bên lỏi giống nhau, 4 cuộn sơ cấp, 8 cuộn thứ cấp. Có thể đấu ra 2 kiểu SE và PP, nhiều tổng trở. Lundahl là một universal transformer
     

Share This Page

Loading...