Biến thế xuất âm dễ ẹc Output transformer is too easy OPT

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by ThanhTruc03, 10/6/08.

  1. mesl45

    mesl45 Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    2.587
    Likes Received:
    25
    Location:
    Hà nội - Thành viên Xã đoàn gầm cầu
    Sẵn tiện bác Voi thực nghiệm luôn nhé,
     
  2. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Nếu xét về lõi thì chắc khó có loại lõi EI hay C-core nào có hệ số từ thẩm tốt hơn vài loại xuyến đặc biệt mà Em đã thử nghiệm, lõi tốt thì tổn hao lõi giảm, từ thẩm cao nên số vòng dây ít đi => tổn hao trên dây cũng giảm => có lợi cho tần số cao. Nhưng nếu giảm khối lượng lõi thì tầng số thấp sẽ bị ảnh hưởng (méo) ngay. Các Cụ cứ về đo thử rồi post lên đây sẽ biết ngay.
     
  3. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Em thích nhất là cái câu này :mrgreen:

    Dịch nôm (bằng google):

    :mrgreen:
     
  4. quang-hn

    quang-hn Advanced Member

    Joined:
    11/8/06
    Messages:
    1.833
    Likes Received:
    5
    Location:
    Ha Noi
    Trong tính toán OPT, tham số đầu tiên là khối lượng sắt, nhiều người nói mãi rồi có lẽ bác không đọc.
    Cái này bác nói đúng rồi ạ. Tuy nhiên theo em khi xác định diện tích trụ(cái này cũng như trọng lượng thôi ạ) cho opt-pp thì dân bán chuyên như em hay dùng công thức kinh nghiệm S=3*sqrt(P) (sử dụng với fe các bon thường, tần số đạt 20Hz suy hao +-3db)
    Ví dụ với 60W thì cần khoảng 23cm2 trụ.
    Tuy nhiên với fe niken thì khác khá nhiều ạ. Em ví dụ 1 cục đã quấn xong cho 2e22-pp:
    opt 5k-pp 22w. nếu dùng fe như M6 thì cần S=14cm2.
    Em quấn trên fe niken trắng lưỡi 20 dầy 25, S= 5cm2 kết cấu sơ 2100 vòng dây 0.22mm, thứ cấp 84 vòng dây 0.65 chập đôi. sơ cấp đo được 30.2H, thứ cấp 48mH. tuy nhiên vì chưa xong cả 2 cục nên em chưa gắn vô amp đo được.
    Các cụ xem hộ em xem có chỗ nào bất ổn không? Em ko nhớ rõ công thức tính nhưng từ thông số đo L, số vòng sơ cấp,S lõi có thể tính ngược ra từ thẩm, cụ nào hộ em cái.
     
  5. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Vậy bác dùng công thức nào để tính ra mối liên hệ giữa công suất 20W và cục lõi M65 dày 25mm như trên?
    Em vẫn giữ quan điểm độ tự cảm không liên quan đến công suất.
     
  6. quang-hn

    quang-hn Advanced Member

    Joined:
    11/8/06
    Messages:
    1.833
    Likes Received:
    5
    Location:
    Ha Noi
    Em vẫn giữ quan điểm độ tự cảm không liên quan đến công suất.[/quote]
    EM cũng chưa biết công thức tính toán cụ thể nào tính toán chi tiết trọng lượng opt với thông số là cs cả, cụ biết thì chỉ cho em với.
    Em là dân ko chuyên chỉ quấn 1 vài cặp nghịch thôi nên lý thuyết non và xanh lắm, em làm theo kiểu thực nghiệm thôi. Em thì tính opt đơn giản lắm:
    1: em tính tỉ số truyền sơ-thứ;
    2: đường kính dây sơ - thứ;
    3: Trị số L sơ cấp mong muốn;
    4:Chọn mạch từ và tính số vòng dây sơ thứ:
    cái này em làm bằng thực nghiệm: trên 1 lõi cụ thể em quấn thử vài chục vòng rồi đo L, tính ngược ra số vòng dây sơ thứ ứng với trị số L mong muốn(số vòng dây sơ cấp ko quá lớn); kiểm tra lại cửa sổ nếu đủ thì quấn, ko đủ hay thừa nhiều quá thì chọn fe khác. Vậy thôi chứ chẳng tính toán phức tạp gì.
    Với cái fe ni thì đầu tiên em cứ nghĩ là giỏi lắm quấn được 10W nên định tính cho 6v6-pp nhưng tính xong thấy cửa sổ rộng quá có thể quấn cs cao hơn nên cứ thế làm thôi. Có gì sai hay cần bổ xung thì các cụ chỉ bảo thêm cho em đỡ dốt đi. Cảm ơn các cụ!
     
  7. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Em vẫn giữ quan điểm diện tích lõi FE tỉ lệ thuận công suất và chất lượng lõi ảnh hưởng đến công suất

    Em xem lại mấy trang đầu topic này thì thấy hình như vấn đề này đã bàn chán chê rồi. Chúng ta đang đi vào vết xe đổ :)

    @metalhead: Quyển RDH4 tớ cũng có tuy nhiên thấy quyển này quan điểm hay hơn :)
     
  8. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Có lẽ bác quen dùng công thức Afe= 300 * sqrt (P) nên cho rằng công suất tỉ lệ với diện tích lõi, tuy nhiên không hẳn là như vậy.
    Công thức trên là công thức rút gọn và áp dụng cho lõi theo chuẩn EI wasteless có tiết diện hình vuông.
    Cũng trong trang web turneraudio kia bác có thể tìm thấy công thức tổng quát hơn, trong đó ở công suất tính P có sự tham gia của cả Afe (diện tích lõi) và Aw (diện tích cửa sổ). Khi có mặt cả 2 tham số này thì công thức cho thấy P tỉ lệ với thể tích lõi, và thông qua khối lượng riêng của lõi thép, tỉ lệ với khối lượng lõi.
    Đoạn trích bên dưới của bác đang so sánh giữa 2 loại lõi silicon Grain oriented và lõi silicon thường, bác có đoạn nào so sánh giữa các loại lõi Ni với Si nữa thì post lên để bà con tham khảo thêm.
     
  9. thuy0104

    thuy0104 Advanced Member

    Joined:
    6/4/09
    Messages:
    207
    Likes Received:
    1
    Location:
    Thái Bình - Hà Nội
    Em thấy nếu chỉ có đoạn này thì quyển này viết chưa chính xác. "Khi cảm kháng lớn thì có thể giảm số vòng dây để giảm đồng", điều này là không đúng khi tính toán OPT hay PT vì khi tính toán OPT hay PT người ta đã phải tính dùng gần hết Bmax, khi giảm số vòng dây thì gây ra bão hòa lõi sắt ngay nếu không giảm điện áp vào ( điều này tương đương phải giảm công suất, nếu không thì phải thay đổi trở kháng đối với OPT)
     
  10. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    Với cùng 1 yêu cầu về H thì lõi tốt quấn ít vòng hơn lõi thường trên cùng 1 tiết diện . Công suất có thay đổi theo hệ số (hệ số này em ... không biết) nhưng không nhiều hơn 30% (theo kinh nghiệm của em) .
    Phải đưa về một chuẩn thì mới so sánh được , các bác cứ lộn xà ngầu thế lày có mà ... tẩu . Ngoài ra còn có các loại Fe không theo chuẩn thông thường , lưỡi 35 nhưng khối lượng lá Fe như loại lưỡi 39-45 , em thấy hoài . :|
     
  11. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Đang so sánh về chất liệu lõi, có so sánh về kích thước lõi đâu mà cần chuẩn hả bác?
     
  12. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Nếu thế thì cũng phải so sánh tự ngẫu ở 1 kí-lô Hếch với tự ngẫu ở 25 Hếch ---> Tỉ lệ cũng sẽ như trên chứ không hề thay đổi.
    Tuy nhiên Ô-Pờ-Tê tự ngẫu chỉ khi với mạch khuyếch đại Ấn vô-Rút ra kiểu Xích-lô-tron chứ làm cho mạch túp kinh điển thì giựt điện cho bỏ bu ... :lol:
     
  13. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Em đã chỉnh sửa bài lại vì đọc lộn trục hoành là tần số ... Xin lỗi các bác :oops:

    Cái chạc này muốn nói tới đó là độ bão hòa từ. Sắt Silic loại thường hay định hướng đều có độ bão hòa từ tối đa ngang nhau. Chỉ trừ loại lõi Hi-B có hơn được 0.1-0.2 Tesla thì có thể tận dụng thêm 10% công suất nữa là cùng mà giá có thể gấp đôi lõi định hướng (M6) và mắc gấp bốn lõi Silic thường ---> Với 10% tăng lên chỉ cho giá trị thương mại nhiều hơn vì trong toàn mạch có nhiều thứ hơn thiệt +/-10% là chuyện thường nên 10% của cái OPT không mang nhiều giá trị thực. Đây là chưa kể giữa lô hàng Fe này và Fe kia chênh lệch chất lượng 10% cũng là chuyện thường tình ... :wink:
     
  14. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Ở các chạc bên trên thì trục hoành là cái flux density mà bác, có phải tần số đâu :)
    Tuy nhiên ở cái bảng trong quyển RDH4 mà em post trang trước thì các loại fe khủng đều có Bmax thấp hơn thép 4% Si
     
  15. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Oops lộn tí :mrgreen: Em đã sửa lại bài viết.
    Như thế là chạc này thuộc về đoạn sau em viết về độ bão hòa từ như nhau khi so sánh giữa 2 Fe Silic và định hướng (ở đường chuối phía bên phải của trục hoành) :)
     
  16. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Không cần Xích cờ lô tờ ron đâu Cụ Quang Xeng ơi, dùng OPT ở ca tốt đèn là được rồi mà. (Ca tốt đèn nối đất)
     
  17. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Cây đèn công suất mà lỡ chạm từ A-nốt xuống Ca-tốt thì cũng giựt cho toi mạng đấy cụ. Lạng quạng là đi luôn các thiết bị khác vì cùng mát khi cầu chì bảo vệ chưa kịp đứt hoặc cái tự ngẫu chưa nóng cháy đứt dây. Cái Xích-lô-tron trong trường hợp này dù gì thì cũng là mát ảo đỡ nguy hiểm và phá hoại thiết bị khác hơn ---> Làm cho bán dẫn chạy điện 24VDC là an toàn nhất :mrgreen:
     
  18. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    39
    Chỉ trừ 1 loại Fe khủng nhất đó là Fe ... Cobalt ---> Lão Dzê khi xưa đã kêu gọi anh em đi kiếm Fe Cobalt của Nga ngố nếu có để quấn Ô-Pờ-Tờ là thế. Không biết lão ấy có kiếm ra được kí lô Fe Nga ngố nào không chứ 1 kí-lô Fe Cobalt ở thị trường đế quốc giá hình như đâu đó ... 200 - 400 Ô-bá-mà thì phải :evil: !
     
  19. Hamcq

    Hamcq Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    874
    Likes Received:
    6
    Cái Bogen MT250D mới ghê:Nguồn 24-28v. Xuất bằng OPT PP truyền thống. Công suất 250 watts. F=20-20k @ +- 2db. Méo 2% at rated output. Đúng là các máy đời sau ăn đứt ampli vintage, ví dụ cái TOA 268 nổi đình nổi đám một thời với 28v cũng chỉ cho ra được 100watts mà đáp tần hẹp nhiều. Như vật cái Bogen này dùng fe OPT gì nhỉ
     
  20. Limk

    Limk Advanced Member

    Joined:
    5/9/09
    Messages:
    1.403
    Likes Received:
    7
    Cái Fe ở đây là M65, S~5.4cm2, có lần bác 'đầu sắt' đã gửi cho em để nghiên cứu!
    Em cũng đã từng quấn OPT 3200/8ohm trên Fe này cho EL34 SE. Quấn xong, đo Pri được khoảng > 30H, LL ~ 2.1mH vui quá trời luôn! Lắp vào nghe thử thì thấy dải trung và cao thì tạm ổn, hơi dính nhưng bass rất tệ. Không tin nổi, em tháo ra đo cảm kháng, vẫn > 30H, nhìn đi nhìn lại hóa ra trước nay em toàn đo ở tần số 1Khz. Đo lại ở 100Hz còn 13.8H, 50Hz còn ~ 6H ---> :( cho bà xã cân đồng nát luôn!
     
    hoangviet72 likes this.
  21. Lotomo

    Lotomo Advanced Member

    Vừa đi nhậu với hội Ve về thấy chỗ đỏ đỏ này hay quá, chém vội :)
     
  22. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    Em thấy có dính dáng đến Ni , mời các bác :
     

    Attached Files:

  23. Limk

    Limk Advanced Member

    Joined:
    5/9/09
    Messages:
    1.403
    Likes Received:
    7
    Tại lúc đầu mới nghiên, em hổng biết cái lá Fe trăng trắng đó là Fe niken! :D
     
  24. DIY-lover

    DIY-lover Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    7.338
    Likes Received:
    87
    Location:
    TBG - HCMC
    Bi giờ Em định làm cái OPT cho Amp bán dẫn nhưng chạy áp tới 150VDC thấy có ổn không Cụ Quang ơi ?
     
  25. ThanhTruc03

    ThanhTruc03 Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    2.648
    Likes Received:
    19
    Em làm chơi nên không cầu kỳ gì. Có gì xài nấy:
    . Kích thước fe em đã gửi lên rồi, do hãng Lorain products Corporation sản xuất, Bmax khủng (hãng này có chi nhánh tại Nhật Tảo). Tuy nhiên, em đã lỡ yêu cầu hãng ủ kỹ bằng cao tần, xếp sẵn E một bên, I một bên, ép chính xác, đổ keo để hạn chế tối đa Fuco, nên giờ chẻ fe ra xếp lại EI thì cũng hơi phí công. Vụ này cần cân nhắc.
    . Không muốn chơi tự ngẫu vì có vẻ fe này không hợp, và vì mục tiêu là khai thác hài bậc chẵn của biến thế để tăng méo (hay) cho cái 2SK2221.
    . Làm cục rời để muốn câu vô amply nào cũng được.
    . Để vẫn giữ được tốc xuất của bán dẫn, và mở rộng băng thông nên kiểm kho còn nhiêu dây bạc lấy ra xài ráo, không đủ thì tháo dây loa ra nối lại chơi luôn.
    Lão Tam tính toán tới đâu rồi? Vô bàn xem có ổn không?
     

Share This Page

Loading...