TT theo -------- Bây giờ chúng ta hãy thử đi ra khỏi các chế độ ghi trên datasheet và nâng điện áp anode lên đến 250V. Cần nhận thấy rằng đèn có thể hoàn toàn chịu được điện áp này một cách bình thường, tuy rằng tốt hơn nên trù đinh đóng chậm nguồn nuôi anode để hạn chế điện áp lớn trên anode khi đèn còn nguội. Chúng ta kẻ ba đường tải cho ba giá trị trở kháng điển hình nhất. Đường tải tương ứng với trở kháng 16K lại nằm trong vùng không tuyến tính lớn và khi làm việc với trở kháng này không thể tránh khỏi bị méo lớn. KHi làm việc với tải anode 6K đã có thể đạt được kết quả tàm tạm. Điểm làm việc tĩnh cần chọn ở mức 20 mA, thiên áp lưới 1,25V. Nếu không muốn đi vào vùng phi tuyến tính lớn, thì biên độ điện áp tại anode nhỏ hơn 100V, , còn công suất của điện trở phải lấy lớn hơn 2 W. Làm việc với trở kháng 3K cũng không có ý nghĩa. Công suất của điện trở tăng, mà hệ số khuyếch đại và biên độ điện áp trên anode giảm nhiều so với trường hợp nêu trên. Sử dụng đèn này trong cả hai trường hợp, không mang lại những lợi thế lớn. Bây giờ chúng ta kẻ đường tải để làm sao nhận được hệ số khuyếch đại lớn nhất, biên độ điện áp lớn nhất tại anode và độ méo là nhỏ nhất. Từ lý thuyết làm việc của các thiết bị điện tử chân không, ta đã biết là cần chọn trở kháng tải lớn nhất tới mức có thể. Nhưng không nên chọn quá lớn, bởi vì như vậy chúng ta lại thiệt nhiều ở dải tần số cao. Chúng ta lấy trở kháng lớn ở mức làm sao đường tải cắt các đường đặc tính anode tĩnh dưới một góc vuông. Trở kháng tải khi đó sẽ bằng 17K. Biên độ điện áp lớn nhất tại anode là 225V (không cần thiết phải lớn hơn, bởi vì khi đó điện áp lớn nhất tức thời sẽ lớn hơn 300V, và đèn có thể không chịu được mức lớn như vậy). Hệ số khuyếch đại: 45. Có thể lấy trở kháng lớn hơn, khi ấy hệ số khuyếch đại thực tế sẽ lớn nhất có thể, còn biên độ điện áp tăng thêm, nhưng cần nhớ rằng như vậy dải tần số cao sẽ bắt đầu giảm. Trên đồ thị biểu diễn 3 đường tải qua các mức dòng khác nhau. Đường tối ưu nhất là đường B. Điểm làm việc ngay cả ở chế độ động không vượt qua đương giới hạn công suất tiêu tán lớn nhất trên anode, độ tuyến tính lớn. Không nên lấy mức thấp hơn đường A vì độ méo bắt đầu tăng. Làm việc theo đường C cho phép nhận được độ tuyến tính rất cao, nhưng yêu cầu nguồn nuôi phải có dòng lớn. Đường tải C có đoạn vượt ra ngoài đường giới hạn công suất tiêu tán cũng không nguy hiểm lắm, bởi vì nó chỉ sảy ra ở chế độ động, như thế công suất tiêu tán trung bình không vượt quá công suất lớn nhất, mặc dù nó tiến rất gần đến đường giới hạn. Vì vậy chỉ nên làm việc ở các chế độ này chỉ khi cần thiết phải có độ tuyến tính cực lớn. Hoàn toàn có thể thấy rõ rằng ở tầng có tải là điện trở khó có thể nhận được đường tải như vậy. Nếu chúng ta kéo dài đường tải B và xem nó sẽ cắt trục điện áp (trục hoành) ở đâu, điều này xẩy ra ở điện áp anode gần 700V. Phải cần điên áp cao như thế để có được đường tải cần thiết nếu sử dụng tầng có tải là điện trở. Trên đồ thị cuối cùng thấy rõ: ĐÈN NÀY LÝ TƯỞNG ĐỂ LÀM VIỆC TẠI TẦNG CÓ TẢI LÀ BIẾN ÁP HOẶC CUỘN CẢM Khi đó điện áp nguồn anode chỉ cần là 140-170 V, phụ thuộc vào điện áp lái trên anode. Khi sử dụng biến áp nối tầng chỉ cần hai tầng trong các amp SE hoặc PP công suất nhỏ và trung bình. Một đèn 6C45П hoàn toàn đảm bảo độ khuyếch đại cần thiêt để đẩy cho các đèn công suất như: 2A3, 6C4C, 300B, EL-34, EL-84 và v.v…Đèn này cũng sử dụng tốt trong các amp hybrid, nó đảm bảo độ khuyếch đại điện áp cần thiết và qua biến áp vào mạch emitter follow Do có hệ số khuyếch đại lớn, còn một ứng dụng nữa của đèn – dùng đèn ở tầng vào của phôno RIAA. Do đèn có độ ồn nội tại rất nhỏ nên có thể sử dụng để lắp tầng đầu của phono RIAA dùng cho đầu MC mà không cần biến áp đầu vào. Cần để ý một đặc điểm nữa của đèn. 6C45П là đèn cao tần. NHư mọi đèn tần số cao khác có hệ số khuyếch đại lớn hay bị tự kích. Nhưng để giải quyết vấn đề này không nên mắc một mình điện trở nối tiếp với lưới đèn. Tốt hơn nhiều khi sử dụng một cuộn cảm nhỏ mắc song song với một điện trở. Một giải pháp lý tưởng là dùng điện trở 1K, và cuốn trên điện trở khoảng chục vòng dây đồng. Cũng nên nhớ rằng điện trở thoát lưới cho đèn này nên chọn không vượt qua 150K. ----------------------- Một số nhận xét của em: - Để trách nhầm lẫn khi tác giả nói đến điện áp anode trong đoạn liên quan đến hình 2,3 ta nên hiểu đó là điện áp nguồn B+ (trước tải) + Theo kinh nghiệm ít ỏi của mình, em thường chọn chế độ làm việc tĩnh của 6C45П nằm trong vùng: dòng tĩnh anode Ia = 30-40mA, điện áp tĩnh anode Ua = 150-200V
Vậy là bản dịch từ tiếng Nga qua tiếng Việt đã song . Em xin cảm ơn bác "Thelinh" đã giúp đỡ anh em . Cảm ơn Đức Vũ đã hỗ trợ hình ảnh cho bài dịch thêm dễ hiểu. Và để hoàn thiện hơn nữa em xin các bác cho thêm ý kiến và kinh nghiệm Mời các bác :arrow:
Đèn này cũng sử dụng tốt trong các amp hybrid, nó đảm bảo độ khuyếch đại điện áp cần thiết và qua biến áp vào mạch emitter follow Ở đây có thêm những ứng dụng của bóng 6C45П cho mấy bác chơi Power Follower http://www.audiodesignguide.com/PF2007/PF2007a.html
Trong khi chờ Bác Ba em xin có ý kiến về đoạn này, Đèn có nội trở càng nhỏ thì trở kháng tải càng phải lởn và ngược lại, Điều này là phi lý.
Chào các bác . Cảm ơn các bác cho em sự quan tâm . Thứ nhất Đây là một bản dịch . Bác Thelinh dùng 4 ngày để Việt ngôn , ta tôn trọng kết quả lao động đó . Thứ hai , tác giả của nguyên tác tiếng Nga không phải là một học giả hay mộy kỹ gia có danh tiếng . Ông ta có vai trò như một DIYer nước Nga bày tỏ quan điểm trên một diễn đàn nào đó và đã có mặt trong 4R của VNAV . ( Khác với các trích dẫn từ tạp chí TUBE CAD, chủ bút có quan điểm rất rõ ràng về đèn Nga, Tung quốc - NOS và đáng giá cao hàng loạt đèn , đã có ý kiến khuyến nghị làm cho một số DIYer chơi đèn Nga thu kết quả tốt , nếu có dịp tôi sẽ tìm lại Link này ). Do vậy ý kiến của ông ta cũng chỉ là một quan điểm giống chúng ta , mà ta có thể bình xét , tham khảo như đã, đang và sẽ làm trên 4R . Bài này thì dài , nhưng tóm lược các ý lại có 3 ý chính : 1.Khi dùng ở vùng đặc tuyến dưới thấp , đèn làm việc không tốt vì đặc tuyến có một số đoạn cong . 2.Nếu dùng đoạn trên cao nhất của đèn của đặc tuyến , đèn dễ làm việc ở vùng mà tại đó , công suất tiêu tán liên tục có thể vượt ngường cho phép ( Xin chú thích thêm : Đèn 6C45 chỉ có thể hoạt động ở chế độ liên tục tiêu tán 8W trong thời gian test là 35 giấy , bạn nào cần cho tôi FAX , tôi chuyển thông số này sang ). 3.Do nhiều thông ưu việt , nó có thể đẩy trực tiếp cho các đèn Công suất yêu cầu điện áp đẩy nhỏ . Điểm 1, tôi đã đề cập trong một bài viết trả lời cùng bác Via cho một bác khác dùng File Word đi kèm , phân tích cách khai thác đặc tuyến của một đèn điện tử : Thường từ dưới lên trên theo chiều trục hoàng , Ua tăng dần , sẽ có 3 đoạn, đoạn cong nằm giao giữa hai đoạn thẳng . Nếu đặt đèn vầo chế độ giao cắt đó , không tốt . Đoạn thẳng dài nhất thường hay dùng khai thác cho tầng CS . Điểm 2 và 3 , đều đã đề cập trong Topic " Bàn về 6C45Pi " . Từ đây , tôi nghĩ trộm nghĩ , giữa các DIY của Tây và Ta đã có chung một số quan điểm . Điểm khác biệt chỗ mục đích dụng . Tôi xin phép có ý kiến với các bác thê này : 6C45П nếu dùng ở tâng khuyếch đại đầu tiên ( Các CD player có mức ra chuẩn là 1V ) , ta phải có cách đặt điểm miễn sao thỏa mãn rằng , giao điểm vuông góc từ đường Ua lên Ug KHÔNG ĐƯỢC TRONG ĐOẠN CONG , Gióng tương ứng sang sang đường Ia , CÓ THỂ cho ta Ia rất cao . Nhưng thương khi ấy , độ tuyến tính là cao nhất trong tầm có thể chọn đựoc . Khuyết điểm lớn nhất là Ra phải có Công suất tiêu tán rất cao . Ví dụ tại Ua= 60 VDC , nếu Ia= 3-4 mA , rõ ràng không tốt . Nếu Ua= 62-65 VDc, Ia= 13-14 mA , gióng lên Ug , đoạn đó rất thẳng , thẳng căng . Cực kỹ đẹp : Khai thác đoạn này cho Micro trở kháng cao quá tốt . . . Khi ấy nếu Ra= 11K , thì công suất tiêu tán an toàn ít nhất là 3 W . Nội trở của đèn lúc đó là 2887 OMH . Nếu dùng tải biến áp , để truyền được tần số thấp nhất 40Hz , IT phải có trở kháng là từ 9-11,5 K và điện cảm tĩnh là 10-12 H . . . Còn mạch bị tự kích khi nào ? Nguyên nhân chính : Có hồi tiếp dương cùng pha , cho dù tín hiệu hồi tiếp đó đến từ nguồn nào về lưới G1 hoặc về Kathode của đèn . Về Kathode thì ta đã có trở Bias . Vậy ít xảy ra , chỉ còn tại G1 . Đề phòng người ta thường đặt 01 trở nối tiếp vào G1 trên đường tín hiệu . Giá trị trở đó kết hợp với tụ OUT của tầng cấp tín hiệu và tụ nội cực của đèn sẽ triệt bỏ hiện tượng này . Giá trị của nó có công thức tính toán cụ thể , và kinh nghiệm tùy theo từng đèn mà có giá trị từ 330 OMH đền vài KOMH . Vậy đèn dùng với tải gì , cùng các giá trị cụ thể ra sao không phụ thuộc vào một mach cụ thể mà phụ thuộc vào kết cấu chung của các phần tử làm nên mạch mà ta định khai thác . Trương hợp của một bác dùng 6C45 cho DAC mà không như ý là một ví dụ điển hình nhất ( Trang 1 topic này ). Ý kiến này của bác No là chính xác . Đó cũng 01 bước đầu tiên khi khảo sát một đèn CS mới để đánh giá tỷ lệ trở thuần và trở kháng xem nó sẽ lợi cao hay thấp, từ đó chọn đèn đầu cho phù hợp . Cuối cùng, đèn có độ tuyến tính rất cao , nên có lắp vào vùng xấu , nó vẫn chạy . Khác Solid , sai có thể chết rất nhanh . Do vậy nhiều khi anh em ta DIY xong có tiếng là rất mừng , thường bỏ qua kiêm tra điểm làm việc và vùng làm việc hiệu chỉnh mạch . Đó là khâu cần thiết trước khi kết luận đèn đó trong mạch đó hay hay không . Cảm ơn các bác đã lắng nghe
Tóm lại ngàn đời chân lý vẫn không sai :"There Is No Free Lunch!" Trong kinh thánh Thiên Chúa Giáo đã có nói :"... Con người chỉ có 1 lần có bữa ăn miễn phí khi người Do Thái theo Moses đi tìm đất hứa và đó là bánh mana ..." Chúc các bác vui và tìm được nhiều kinh nghiệm quý báu trong vấn đề xử dụng bóng 6C45P.
Em muốn làm rõ thêm một điểm khi trùng quan điểm với bác Nonew. Với Triode , trở kháng hiệu quả được tính : Ra= (3-4)*Ri , - với Ri là nội trở tại điểm đèn làm việc . Với Pentode , trở kháng hiệu quả được tính : Ra= 0.1*Ri . - (tương tự) Do đó , nội trở liên quan gián tiếp đến trở kháng hiệu dụng OPT của một tầng CS . Trong những điều kiện vật liệu chế tạo OPT thông thường như giới DIY , OPT có trở kháng càng cao , điện trở thuần Ractive càng lớn , điện cảm L càng lớn , thường lợi Bass và thiệt cao . Khi ấy ta chú trọng hơn đến việc chọn đèn Pre có S cao chẳng hạn , để hài hòa hơn cho dải bị thiệt, đỡ phải dùng mạch sửa đặc tuyến cho biến áp ra . Do vậy , với trường hợp đang xét là triode , em theo bác No . Xin lỗi các bác vì chưa làm rõ chỗ này .
Tôi vừa làm xong ampli dùng 6C45 đánh cho 211 GE. (Trước đây dùng 5842 -VT45 -211 ). Do linh kiện từ nhiều nguồn : -Bộ nguồn VN -Choke nguồn ,choke plate: VN -OPT Teablue - Tụ ,trở :đa số từ cô Hai . Hai kênh tầng đầu hiện chưa cân ,do ráp mono block nên chạy choke riêng cho mổi kênh : Ua 6C45 một bên 150v ,một bên 160v .Ia : 33 mA và 38mA . Sẽ dùng trở để chỉnh lại điện áp và dòng . Nghe cảm thấy khá hay .Xin báo cho CLB biết . Thân Theo tôi nghe thì khá hay
Vậy bài phân tích của tác giả đó có gì sai không mà cho ra ý kiến không nhất quán vậy. Các bác giúp em hiểu rõ với. Xin cám ơn ạ.
Chúc mừng bác ! Bác có thể post cái sơ đồ mà bác đang ứng dụng lên đây không ? Để cho mọi người tham gia đóng góp ý kiến . Phát huy cái hay để anh em đi sau đỡ tốn thời gian nghiên cứu. Chỗ nào chưa được thì nhờ các bác cho thêm ý kiến Mong rằng sẽ được hoàn thiện hơn trong phạm vi có thể Trân trọng
Bác Kiên ơi! Sẽ post mạch lên để các bác chỉ dẩn thêm dùm vì thật ra so với các bác em còn ABC lắm . Tại vi tính dở nên phải vẽ tay rồi scan nên chưa post mạch lên là vì vậy. Thân .
Không sao đâu bác ạ ! Tớ mở ra topic này cũng nhằm mục đích là giao lưu học hỏi lẫn nhau Có cái bác biết , có cái tớ biết ,qua công việc cụ thể . Bởi vì không có gì bằng thực tế bác à
Chào bác Rec Bác gắn 01 biến trở 33 OMH nối tiếp vào Rk - tầng 6C45 đang có dòng nhỏ hơn , chỉnh cho nó bằng dòng bên kia là xong ấy mà . Cách Mét đó rẻ lắm và hiệu quả vô cùng . GU50 của bác đến đâu rồi ạ ? Hay bác làm luôn mạch DC dùng bóng 6C45П kích vào PSE 50 nếu loa bác nhậy cao cho nó đồng bộ . Thân
Gắn nối tiếp vào Rk - tầng 6С45П có dòng lớn hơn chứ Bác. Theo tính toán của em nhờ MultiSim10 và CurveCaptor thì với Uak=150v, Ia=35mA, Rk=38ohm, Vk=1.3v
Bác Record chưa post sơ đồ lên mà đã được các bậc cao nhân giúp đỡ rồi . Bác BacCuc sui lắp bên trái Trưởng lão GVTeam sui bên phải Theo tớ thì bác cứ lắp cả hai bên thế này Để không phụ lòng cả hai .
Bác Nonew: bác biết nguyên nhân do 2 cục choke nguồn Henry lệch nhau mà hôm bác và bác Hamcq qua nhà chơi. đã đo dùm ,lúc đó đang chạy VT45-211.Tốt nhất là kiếm 2 cục quân sự trên 10H nhưng khó quá! Bác Kiên ơi lắp như các bác chỉ thì túm lại cũng phải thêm trỡ ,em thì tính như vầy: Trước khi qua choke plate em đang có con trở 2K2 để cản bớt điện thế,em dự định tăng con trở nầy một bên để đưa Ua xuống 150v ,còn trở thoát thì giữ nguyên 2 bên. Như vậy thì thay thôi ,khỏi thêm .Các bác thấy được không?? Bacuc ơi !Anh sẽ làm tiếp GU 50 PSE ,nhưng phải làm gọn và nhốt cái đống 211 nầy vô hộp đã.
Bác làm thế thì hai đèn chỉ cân về điện áp thôi, chứ dòng vẫn lệch nhau. Bác chỉnh điện trở ở Kathode thì hai đèn sẽ cân nhau cả dòng lẫn áp.
Theo tớ thì bác không nên làm theo cách đó * Như vậy là tạo ra một mắt lọc cho nguồn * Con trở đó không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới độ động của âm thanh Bác cứ làm như bác BacCuc và bác Nonew đã chỉ là OK. Hơn nữa làm như vậy sẽ giải quyết cả vấn đề " matched pair " Nhưng cái cuộn choke plate của bác có giá trị điện trở thuần lớn quá. Việc đầu tiên là xử lý hai cuộn choke đã