Em có nói là mình tính bằng cách này đâu, em có nếu phương pháp đo rồi còn gì. Tại bác nói : Thế nên em mới đưa công thức ra để chứng minh thôi ạ.
Bác phát họa luôn cách đấu dây thế nào chứ em đọc mà không biết chọt cái que đo OSC vào đâu, cách đếm ô rồi chia ra sao để ra cái time lapse. Máy phát xung, OSC, C meter em có rồi.
Đọc time là kĩ năng dùng osc cơ bản còn gì bác? Bác nối một đầu sợi dây cần đo với cả osc và máy phát xung. Thời gian tính bằng ns. Bác nhớ dùng dây dài trên 3m như khuyến cáo để các giá trị đo được đủ lớn và chính xác.
Em không phải dân kĩ thuật, những công thức này em chẳng để trong đầu làm gì. Không phải dân kĩ thuật nên chả có trường lớp nào dạy em, em học bằng cách search, quan trọng là biến nó thành kiến thức của mình.
Em vẫn chưa hiểu cách đo này, vì nếu chỉ đo 1 đầu thì dây nào mà chả giống nhau, cho ra cái time giống nhau, có chăng các dây chỉ khác cái C thôi. Cái đọc time/div như thế nào mà ra time lapse hở bác? Hình này em đang đo theo cách của bác đó. em thấy không thay đổi gì khi thay dây khác hoặc em cắm OSC trực tiếp vào máy phát xung. Hay em vẫn chưa hiểu cách đo của bác nhỉ ? Trong hình là em cấp 1v/1khz sóng vuông, 2 ô 1 chu kì (tương ứng 2Vpp)
Có điều hơi kì kì là tại sao nó lại đúng 75Ohm bác nhỉ,e cũng đang kiếm cái sợi Coxial tử tế mà cũng mù ko biết dây nào là dây 75Ohm luôn.
Em thấy các bác hơi bị sa đà vào việc đánh đố nhau rồi, không lẽ cái gì cũng phải tự nghĩ ra mới được tính hay sao, học từ sách hay net hay từ người khác cũng là học, ít ra thì biết search cũng hơn là không biết search rồi :roll:
Lapse time là khoảng thời gian giữ lúc sóng xuất hiện và mất đi chứ có gì ghê gớm đâu ạ :roll: Bác đưa về 20ns/div thì mới có thể thấy được. Em đã đưa cả lý thuyết đến video mà bác không test được thì em cũng chịu.
Thực tế em cho máy phát xung vào OSC để 50ns đếm 10 ô, qua 20ns thì 1 đường thẳng. Sau đó em cắm cái dây coaxial 50ohms thì chả có khác biệt gì với trước kia. Em làm y chang như cái video clip ấy. Lý thuyết và thực hành đôi khi còn nhiều điều phải nói. Điều đặc biệt ở đây chắc là cái OSC kia mới thấy được
í em là search cái nào mà đơn giản , ai cũng làm được . Em cũng muốn tìm ra phương pháp nào áp dụng được trong thực tế . Chứ search thì ... cứ cho là em không biết search :mrgreen: . Ví dụ nhá : như công thức của bác Cynep thì bỏ luôn ep-xi-lon và cho nó = 1 (không khí) . Bắt đầu đo , trước tiên phải đi cắt sợi cáp truyền hình :mrgreen: vì chắn chắn(ở miền Nam) là chuẩn 75r - đo làm mẫu -> cho vào công thức -> ra số mẫu . Tiếp tục đo sợi dây(o có thông số) , lấy kết quả so sánh với sợi mẫu 75r . Cho ra kết quả gần đúng , nhưng do chuẩn dây này chỉ có vài loại nên xác suất tìm ra thông số rất cao . Dưới 75r thì là chuẩn 50r ...v.v đại loại như vậy . Lúc này chỉ cần ... thước kẹp và dĩ nhiên đừng cắt cáp ... nhà kế bên :mrgreen: . Em xài công thức của bác Nhép rồi nhá :wink: .
Em đang cố để thực hành theo cách của bác đưa ra, hi vọng đo được sợi dây 50ohms & 75ohms của em, có nhiều bác cũng muốn đo cái dây không rõ nguồn gốc của mình, nếu cách bác đơn giản dễ làm thì tại sao e ko theo đến cùng để đo nhỉ. Cứ cho là em không biết gì hết, bác cứ hướng dẫn đi: Đây là hình sóng Vuông khi em cấp 2Vpp/1Khz bật time/div qua 50ns: Đây là hình sóng Vuông khi em cấp 2Vpp/1Khz bật time/div qua 20ns: Bác có chê em chậm hiểu cũng được nhưng bác đọc dùm em làm sao để ra giá trị DeltaT. (em đã gắn dây 50ohms và không gắn thì hình như trên nó vẫn thế).
Nó như trên bởi các thông số đo chưa đủ để thấy được ảnh hưởng của điện dung của dây lên sóng. Có 2 lý do : dây chưa đủ dài và tần số chưa đủ cao.
Dây em là dây 50ohms, bảo đảm dài hơn 3m. Còn tần số thì theo cách của bác là any frequency. Mà em cũng đã chuyển lên 10Khz , 20Khz rồi cũng không thấy ảnh hưởng gì.
Tác giả đã đưa ra any freq, cách của bác chỉ đến đây thôi, không có câu trả lời thêm? Dây em đủ dài hơn 3m theo ý tác giả. Cuối cùng là em vẫn chưa đo được trở kháng dây của em dù em đã biết trước nó là 50ohms :lol: Bác đọc giúp em cái time cơ bản mà bác nói.
Any Freq nếu bác có cái osc có time/div nhỏ đến mức có thể đo nổi thì tất nhiên là được. Như hình trên máy đang để thang chia là 10ns/div. Đến giữa 2 đỉnh sóng có 20 vạch, vậy là 20ns = 200,000ps như máy hiển thị.
Cái time/div cái OSC của em ở 2 hình trên là em để 50ns và 20ns, nó còn có thể xuống 10ns và nhỏ hơn nữa, nhưng càng chỉnh xuống thì chỉ là 1 đường thẳng. Cái any freq là họ nó máy phát xung có thể phát bất cứ tần số nào, chẵng liên quan gì OSC của em có time/div nhỏ đến mức có thể đọc nỗi. Em sẽ chụp hình cái time/div cho bác xem. Cái bác đọc ở trên thì em gắn bất kì dây nào vào cũng ra vậy àh. Mà đếm như bác suy ra số ô x time/div cũng bằng 2Vpp thôi.
Bác không hiểu vấn đề? Thực tế là hiện tượng kia xảy ra với bất kì tần số nào, chỉ là ít hay nhiều. Có hiện tượng đó là do sợi dây có điện dung, ở tần số càng cao thì hiện tượng này càng rõ nét. Nếu không có osc có thể đo được giá trị nhỏ thì phải làm cho nó lớn lên để đo. Chuyện này cũng giống như dùng cái bút chì, thước kẻ để đo đường kính sợi chỉ vậy. Em nghĩ cái này bác thừa biết, thừa khả năng tự tìm hiểu vậy mà đi hỏi em ?
Rõ ràng ở trên bác nói cái OSC của em không đọc được time/div nhỏ, em nói có và nó có thang 50ns/20ns/10ns/1ns nhưng e càng vặn xuống thì cũng chỉ là 1 đường thẳng. Đừng vội kết luận ai không hiểu vấn đề. Chính bác không hiểu vấn đề mà search rồi nói có thể đo theo google, trong khi thực tế bác không biết nó xảy ra làm sao.