Cho em hỏi I/V reistor có phải là con trở nối trực tiếp từ out của DAC -> Grid của đèn không? Với TDA1541 thì giá trị con trở này khoảng bao nhiêu la tốt.
I/V resistor là con trở nối từ out của DAC (đối với các DAC loại I out như TDA1541, PCM63) xuống mass, mục đích là để biến đổi I thành V để đưa vào lưới đèn khuếch đại (V lúc này được tính bằng I out DAC x Riv). Việc lựa chọn trị số trở là bao nhiêu cho phù hợp là phụ thuộc vào ý định của người thiết kế và liên quan đến tầng khuếch đại sau đó. Thông thường với TDA1541 trở IV hay được chọn trong khoảng giá trị từ 60ohms-80ohms. Bé quá thì sẽ tín hiệu xoay chiều ra sẽ thấp; còn cao quá thì bị méo. Tuy nhiên cũng có một số người thích dùng giá trị thấp, 33 ohms chẳng hạn.
Thanks chị nhiều. Hiện tại em làm tầng khếch đại rời. Kết nối DAC thông qua sợi cáp tín hiệu thông thường. Vậy I/V resistor này nên đưa vô DAC hay nằm ở tầng khuếch đại luôn. Hiện tại em đang cho nó ở tầng khuếch đại
đặc tính I khó bị nhiễu hơn V nên anh Megaworks cứ để con trở chuyển đổi IV ấy trên bo khếch đại cũng chẳng sao
Các pác oi em nghe nói bọn nó còn làm giải mã không cần IC DAC nữa là sao hả các bác!? nó goi là discreate DAC..Nó nhw thế nào ấy các pác nhỉ???
Discrete DAC tức là phần lõi của bộ DAC làm bằng linh kiện rời đó bác còn thông thường thì dùng IC tích hợp.
Các bác xem giúp em cái schematic I/V cho con DAC 2xAD1865 hoặc 4xPCM58P này của em có gì bất ổn không ạ!? Xin cảm ơn.
Mạch này không có gì bất ổn, tuy nhiên gain ra hơi cao, trở kháng ra lại không đủ thấp nên hơi kén dây Interconnect, mạch này bác chỉ đấu được với những DAC tầm USD2000 đổ lại thôi :wink: . Nếu được thì bác nên cải tạo lại em nó bằng mạch SRPP dùng 1 đèn cho 1 kênh. Tks n brgds
vần thích giữa nguyên thiết kế xuất anod thì anh có thể dùng cái mạch của tí này, dùng paraler viewtopic.php?f=35&t=6697&start=50 Có vài chú ý, trở IV tốt nhất cho AD1865 là 200ohm, anh mắc // >> trở IV là 100ohm, con này nên là điện trở than như AD, hay riken ohm Tụ thoát 470uf phải là tụ điện trở tương đương thấp, loại phân cực. tụ 224 là tụ polyethylen Tất cả trở là trỡ than là ổn B/R
Vậy em dùng 2 con ECC88, mỗi con cho một kênh có ổn không bác, trở kháng đầu ra sẽ giảm có phải không ạ. Trước tiên, em cũng muốn làm theo sơ đồ GND Cathode của bác Cell cho nó đơn giản!
Nếu vậy bác dùng nửa đèn đầu thoát anod, vô lưới đèn 2 nối anod đèn 2 vô cao áp, lấy âm ra cathod, bảo đảm hay nhưng phải kiếm được cặp tụ xuất lớn cỡ 1uF. Tks n brgds
Bác nào có sơ đồ IV buffer của Audionote cho em xin với. Mấy cái IV xài đèn ECC88 xuất biến áp đó. Em xin cảm ơn.
Trước đi sửa máy em hay dùng cái đầu que đồng hồ chọc chọc vào đầu vào các tầng để nghe tiếng hum ù ù nhằm xác định tầng nào hỏng. Tính từ cái chấu giữa của chiết áp vo lum nếu máy Nhật thì ù to lắm, máy châu âu thì ù rất bé. Không biết có tác dụng gì với các bác ko. xxx ý.
Re: Em cũng hóng hớt một tí, con trở đó nên để ở bo DAC. Nhiễu ngoại chủ yếu là áp thôi không có dòng. Cũng giống như nguyên tắc trở kháng ra bé, trở kháng vào lớn của anh Nhật. Lý tưởng là bằng nhau.
Khai quật topic này lên. Em mới làm cái tầng i/v như này các bác ạ. http://www.diyaudio.com/forums/digital- ... 4-i-v.html Chất âm hay kinh ngạc từ lần cắm điện đầu tiên chưa cần lắp linh kiện quá mắc tiền. Dùng opamp nhưng không giống với các mạch i/v dùng opamp thông thường. Không hồi tiếp! Mạch này chỉ dùng với con ad844.
tiếp theo là úp thìa 2-3 con ad844/ kênh. Con ad844 này có 2 tầng riên biệt. theo bí kíp của khoai tây là chỉ úp thìa tầng đầu còn tầng đệm chỉ dùng 1 con thôi. có thể thêm tầng đệm ngon hơn bên ngoài dùng 2sk170 hoặc 2sk389 hoặc buf634 để tăng lực