Các Yếu tố để biến áp xuất âm cho giọng hay?!

Discussion in 'Trao đổi, thảo luận về kỹ thuật' started by Nguyenanhson, 27/4/08.

  1. Macao

    Macao Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.777
    Likes Received:
    10
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Em mô tả cách quấn bằng máy và quấn bằng tay để các cụ dễ hình dung và lựa chọn nhé:

    * Quấn OPT bằng máy với lõi EI (giả dụ đã bỏ qua phần đầu tư máy):
    - Điều chỉnh lực căng dây, cài đặt máy, nhân viên vận hành làm việc theo các phương pháp đã đảm bảo kỹ thuật.
    - Cho máy chạy đến khi cần vào giấy cách điện (rất nhanh và chính xác), dừng máy, ra đầu dây, dán keo giữ dây, cho giấy cách điện vào bằng tay.
    - Đổi cỡ dây rồi cho máy chạy tiếp, rồi lại dừng máy, ra đầu dây, dán keo, lót giấy cách điện.....
    - Mỗi lần máy có thể quấn trên 10 cuộn cùng lúc, nhưng việc ra dây, dán keo, lót giấy đều phải làm tay và chưa thấy người nào có thể làm việc này cùng lúc được vài cuộn dây bao giờ.
    - Chất lượng quấn máy thì miễn bàn, trừ khi máy hoặc người vận hành quá củ chuối, em vẫn thường mơ ước là tay mình có thể quấn được chính xác như máy, quấn được cỡ dây nhỏ không cần lót giấy cách điện mà vẫn xếp chồng dây đều tăm tắp.
    - Mỗi ngày với 1 máy hiện đại có thể ra được 100 cục OPT giống hệt nhau.

    * Quấn OPT bằng tay:
    - Mua máy (quá rẻ).
    - Tất cả công đoạn mô tả ở phần máy đều thực hiện bằng tay. Kỹ thuật quấn thì phần rất đông là cóp nhặt, tự tìm hiểu, tự đặt ra triết lý âm thanh, thậm chí là đi coi bói......
    - Đa số có thể tự quấn được và có thể tự cho mình là nghệ nhân.
    - Những lúc buồn vui thì việc quấn dư thiếu vòng là bình thường, ngay cả có đồng hồ chỉ số vòng cũng không tin tưởng được.
    - Quấn lúc ngay lúc méo theo tay nghề.
    - Dây nhỏ có thể dễ đứt khi quấn tay. Mỗi lớp dây thường phải lót không phải để cách điện mà là để dễ quấn.
    - Mỗi lần quấn được 1 cuộn. Trung bình quấn được tầm khoảng 4 cuộn mỗi ngày.
    - Không đảm bảo các cuộn quấn giống nhau, ngay cả cách xếp dây trong mỗi cuộn còn có thể khác nhau tùy tâm trạng.

    Trên là một số điều em ngẫm được khi ngồi thiền để quấn OPT, có ai nhận xét giống em không ?
     
  2. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Em thấy bác Dze có nói là các OPT SE thì vì có khe hở từ và dòng 1 chiều đi qua nên kém và lõi khủng so với lõi M4, M6 thì cũng rứa.

    Thế thì mình không cho dòng một chiều đi qua và không có khe hở từ nữa. Khi ấy chắc sẽ tuyệt lắm. Thế thì có bao nhiêu cách để lắp ampli SE nhưng không có dòng một chiều qua OPT? Hoặc có những cách nào để OPT vẫn chịu được dòng một chiều ở mức có thể để không có khe hở từ? Em mới thấy có mỗi phương án parafeed, nhưng mà cái này không thấy các bác bàn nhiều lắm, cũng không mấy ai lắp theo cả, cứ suốt ngày SE kiểu classic. Bác nào lắp rồi lên tiếng mấy. Cái này em thấy có vấn đề về cái tải cho đèn, nhiều phương án lắm nhưng phương án nào cũng có vấn đề, từ CCS, tải choke, đến tải bằng đèn... Nếu có thời gian có khi phải lập sang topic khác. Tại vì em toàn DIY trong tâm tưởng nên những kinh nghiệm thực tế của các bác em rất trân trọng, rất mong các bác mở túi khôn cho chúng em được nhờ.

    Thật ra nếu lắp được kiểu này thì có quá nhiều phương án lựa chọn, lúc đấy thì tha hồ lõi khủng với bố khủng... các bác nhề.
     
  3. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    -
    Quan trọng nhất của các phương án quan trong đó là thay đổi thói quen nếp nghĩ, cái này chả dễ chút nào.

    Ai cũng biết triết học là khoa học của khoa học nhưng có ai thích nó đâu ??
    hic
     
  4. dongsongbac

    dongsongbac Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    591
    Likes Received:
    0
    Em thiết nghĩ ngoài các chỉ số đo đạc còn có một cái khác đó là chất âm đặc biệt và hay của cái opt đó nữa, chính vì thế theo em thiết nghĩ việc đo đạc trong các thiết bị audio mang tính tham khảo và hoàn toàn không tuyệt đối
    Có nhiều thiết bị thông số rất hoàn hảo đo đạc rất chuẩn nhưng đến khi nghe lại rất tệ hay không đánh gia cao
    và có nhiều thiết bị thông số tương đối hoặc cao nhưng không xuất sác nhưng nghe thì tuyệt vời
    Minh chứng đã rất nhiều về điều em nói thiết nghĩ các bác cũng rõ
    Chính vì sự biến hóa khôn cùng này nên thú chơi audio mới vô tận không thấy bến bờ
    tại sao analog lai mê hoạc hơn digital, tại sao có fan đèn, fan bán dẫn tranh cãi om xòm hehe
    tất cả cũng chỉ vì đó là audio
    Thân mến
     
  5. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21

    Tôi tán thành.
     
  6. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Dạ, các bác lại bàn lui rồi. Cái này chắc chắn có vấn đề gì đó. Nếu các bác lắp ampli thông số cực chuẩn rồi mà khi nghe có vấn đề thì phải xem xét lại sự phối hợp giữa ampli và loa. Sau đó là cả hệ thống. Chứ theo em nghĩ thì ta cứ làm đúng đã còn việc hay hay không hay đấy là một việc khác, nhưng em tin chắc nó không thể là tệ.

    Thôi mời các bác tập trung vào chuyên môn đê.
     
  7. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Sóng yên biển lặng rồi, mời các cao thủ trở lại thôi. Chán cái nhà bạn Sơn này, mở ra topic mà chẳng quan tâm đến vấn đề làm sao cho nó xôm.
    -Mãi mới có được các nhà SX chuyên nghiệp tham gia thì họ lại lặn mất tiêu rồi. Tôi kính trọng các lý thuyết gia, đồng thời cũng không kém phần kính trọng các cao thủ thực hành. Trong số họ người giỏi cả tiếng Anh, tin học người không thật rành. Nhưng họ đều say mê nghiên cứu lý thuyết để sản phẩm của họ ngày càng có chất lượng cao hơn. Tôi xin trân trọng gọi họ là những công nhân trí thức. Đất nước cần họ lắm.
    -Tôi đã có câu hỏi nhưng chưa được giải đáp, tôi xin nhắc lại là cái lắp đạy của ampli đèn ngoài tác dụng chống con cháu chúng ta thấy đẹp vặt mất mấy cái bóng ra thì còn tác dụng gì không?
    -Nghe đồn độ dày lá tôn và chất lượng sơn cách điện trên lá tôn có tác dụng hạn chế dòng fuco, tôi chưa hiểu, mong các cao thủ chỉ bảo thêm, tôi xin cảm ơn nhiều. À mà cũng xin phép bạn Sơn cho tôi hỏi ké nhé.
     
  8. Nguyenanhson

    Nguyenanhson Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    14
    theo hiểu biết của tôi khi mua biến áp Sowter thì Biến áp dùng lá thép mỏng đắt hơn khá nhiều so với BA dùng lá thép dầy hơn. không hiểu với công nghệ hiện nay thì chế tạo lá thép mỏng có khó gì đâu mà đắt hơn nhiều thế? Và nếu dùng là thép mỏng thì tốt hơn như thế nào? về chất âm và về các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng?
     
  9. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    To: Bạn Sơn
    Tôn hợp kim đến một độ mỏng nào đó thì cán mỏng thêm nữa là cả vấn đề. Giải thích rõ việc này sẽ khá dài dòng và lạc đề, tôi xin ví dụ đơn giản thế này nhé: Để chuốt đồng từ phi 8 xuống 0,15mm thì nước ta cũng làm ra máy chuốt đến cỡ này rồi, nhưng xuống 0,1mm thì máy của ta đầu hàng vì khó khăn về chế tạo cơ khí.Trong khi đó ngay Đông Âu cách đây 30 năm họ đã chuốt đến 0,02mm, nhưng quy ra kg thì 0,02và 0,1 chênh nhau về giá không phải 5 lần mà có thể tới 50 lần vì bỏ qua yếu tố thiết bị, khuôn chuốt thì độ dài của 1 kg dây cỡ 0,02 dài hơn cỡ 0,1 nhiều lắm.Hoặc đơn giản hơn trong thể thao, tôi và bạn nhảy qua 1,5m rồi lên 1,6m không quá khó, nhưng kỉ lục thế giới nâng thêm 1 cm có thể mất nhiều năm. Còn chạy 100 m thì phải tính bằng 1% giây đấy. Vấn đề ở đây là tôi làm được, anh không làm được thì tôi có quyền CHÉM.
    -Dạ, các bác lại bàn lui rồi. Cái này chắc chắn có vấn đề gì đó. Nếu các bác lắp ampli thông số cực chuẩn rồi mà khi nghe có vấn đề thì phải xem xét lại sự phối hợp giữa ampli và loa. Sau đó là cả hệ thống. Chứ theo em nghĩ thì ta cứ làm đúng đã còn việc hay hay không hay đấy là một việc khác, nhưng em tin chắc nó không thể là tệ.



    Về đo cho thông số cực chuẩn thì không ai dại cãi lại bạn. Còn nó vẫn không hay là vấn đề chúng ta đang đau đầu, có thế hãng nó mới Chém được anh em mình. Nhưng nếu bạn lắp ampli cho tôi xong bạn bắt tôi đổi loa, đổi cả hệ thống rồi thừa thắng xốc tới đổi luôn cả nhà, thì tôi sẽ không pó tay đâu mà tôi pó hầu bao của tôi lại. :lol: Ôi tôi muốn cười cho vui mà không được, học mãi lại quên rồi.
     
  10. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    -
    Hay chửa cái nhà anh này, giá thép dày với giá thép mỏng mà anh đã kêu :D
    Vậy với lõi Amophous thì anh tính sao ??
     
  11. Nguyenanhson

    Nguyenanhson Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    14
    Bác cho hỏi thế này!
    hình như như cùng một từ lực nhưng chất liệu sinh ra từ lực đó khác nhau thì cũng cho chất âm khác nhau
    tớ hỏi thế vì nhiều người thích chất âm của Loa có nam châm bằng chất liệu ALNICO hơn loa có nam châm thường!
    Vậy với Biến áp xuất âm có lẽ cũng thế!
    vậy nếu ta kiếm được lõi BA mà có chất liệu tốt thì có khi cũng hay đấy chứ
    nhưng nhìn thế nào để phân biệt được các loại lõi nhỉ? (cảm nhận bằng thị giác, xúc giác và nếu cần thì vị giác ...)
    có lẽ với việc xác định độ dày thì dễ hơn vậy độ dày bao nhiêu thì tốt? tối thiểu, tối đa
     
  12. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    --
    Từ truờng trong môi trường lõi khác nhau giống như là ta nghe nhạc trong môi trừong không khí hay là nước hay là ...dầu ấy mỗi nơi nghe một khác là đúng rùi.
     
  13. Nguyenanhson

    Nguyenanhson Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    14
    Bác cho anh em biết luôn cách phân biệt lõi đi!
    lõi hình C core tốt, lõi xuyến tốt này còn lõi hình nào tốt nữa
     
  14. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Cứ thấy mỏng và còn mới là mua chú ý lớp sơn cách điện phải còn tốt, không xước.
    -Thợ buôn vàng ngày xưa họ thả nhẫn xuống nền gạch, lắng nge tiếng để đoán tuổi. Bạn nào tai thính thì nghe tôn silic xịn gõ nó kêu tiếng đẹp hơn tôn loại rẻ.
    -Còn cách nữa là nhờ ông thợ nhiệt luyện ( phải được đào tạo cơ bản) đem máy mài đi cùng. Các ông này chỉ nhìn tia lửa có thể đoán trong tôn có những kim loại gì và hàm lượng khoảng bao nhiêu, tất nhiên là không thể chính xác . Nhưng bạn Sơn phải cho họ mài thử vào OPT của bạn trước để họ làm quen với tôn silíc đã.
    -Các cao thủ dấu nghề quá nên mình cứ đoán mò vậy. :lol:
     
  15. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Người ta không sơn cách điện lên lá tôn đâu ạ, trong quá trình gia công có giai đoạn ủ, trong giai đoạn này trên bề mặt lá tôn sẽ hình thành 1 lớp oxide mỏng có tác dụng cách điện.
     
  16. Nguyenanhson

    Nguyenanhson Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.335
    Likes Received:
    14
    không chơi kiểu mài vào OPT của em đâu vì Cái Biến Áp Sowter của em nó khuyến cáo không được va đập mạnh hay đánh rơi vì thế sẽ làm hỏng chất liệu các là thép!!!!
    bác nào biết cho anh em biết đi
     
  17. triode20

    triode20 Advanced Member

    Joined:
    5/8/07
    Messages:
    363
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Em nghe nói tôn xịn hàm lượng silic cao thì khi đập nó vỡ vụn ra , không biết có phải không. Các bác có thể hỏi Anh "Hùng Sâu Tai" (ông này có lần đập thử rồi thì phải) chuyên gia lắp sửa chữa Tube ampli có nhiều đòn cao thủ lắm, nhưng mai em mới co số DT! hic các bác chờ nhé!
    Các bác cho em hỏi cái biến áp UTC 600 omh có dùng được vào việc gì không nhỉ! em thấy nó bé tí teo!
     
  18. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Người ta không sơn cách điện lên lá tôn đâu ạ, trong quá trình gia công có giai đoạn ủ, trong giai đoạn này trên bề mặt lá tôn sẽ hình thành 1 lớp oxide mỏng có tác dụng cách điện.

    -Theo kiến thức cũ tôi biết thì màu tôn là do thành phần cấu tạo nên loại tôn đó quyết định. Tôi gọi là sơn cách điện cho nó dễ hiểu thôi chứ thực ra thì đó là lớp vecni cách điện rất mỏng, không màu, nên phủ xong nó vẫn để lộ màu tôn,và dân chuyên nghiệp có thể nhận biết phẩm chất tôn qua màu sắc.
    -Tuy nhiên như tôi đã nói trên là KT cũ.KHKT không ngừng phát triển nên điều bạn nói tôi chưa biết, mà chưa biết thì tôi không dám phủ nhận.
    -Có thể sau này trong quá trình ủ để ổn định tinh thể ( trước đây là trong môi trường chân không để chống oxy hóa) thì nay họ lợi dụng ngay lớp oxit sắt để cách điện luôn. Bạn có thể cho mọi người biết rõ hơn được không? Tôi hỏi với thái độ cầu thị đấy.
    -Lạ một điều là khi tranh luận ngoài đề tài thì chúng ta viết rất nhiều, nhưng đúng trọng tâm thì chúng ta có vẻ hơi kiệm lời.
    Thân
     
  19. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Về vấn đề này thì em xin cáo lỗi cũng bác, bởi vì điều trên em chỉ nhớ đã đọc được ở đâu đó thôi, khi bác hỏi em đã có tìm lại 1 số tài liệu nhưng không thấy đề cập đến chuyện này. Khi nào tìm thấy em sẽ trình lại sau.
    Tuy nhiên thì em cũng không đến nỗi nói bừa đâu ạ, vì khi đọc đến chuyện này, em cũng có suy luận và cảm thấy tương đối hợp lý: nếu sử dụng lớp oxide sắt thì ta sẽ được lớp cách điện mỏng hơn (=> giảm bề dày lá tôn) mặt khác lại bám chắc vào lá tôn hơn (=> đỡ bị bong tróc) và hơn nữa tiết kiệm được 1 công đoạn (kết hợp công đoạn này với công đoạn ủ). Vấn đề chỉ còn là như bác nói, đó là điều khiển quá trình ủ như thế nào, điều này em nghĩ hiện nay có thể làm được. Tất nhiên đa phần những điều trên chỉ là suy nghĩ + suy luận của cá nhân em thôi, vì thực tế em là dân nghiệp dư, chưa được tiếp xúc trực tiếp với các điều trên bao giờ.
     
  20. ThuyLT

    ThuyLT Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.404
    Likes Received:
    80
    Con này chẳng ai buồn dùng đâu, chỉ có em thích thôi :D :)
    hic hic
     
  21. nhan_nut_bien

    nhan_nut_bien Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    997
    Likes Received:
    7
    Các bác bàn tới, bàn lui rồi thấy sao món gì cũng không như ý. Chắc ăn nhất có lẽ là phải tự mình làm lấy thôi.
     
  22. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Em nghe nói tôn xịn hàm lượng silic cao thì khi đập nó vỡ vụn ra , không biết có phải không. Các bác có thể hỏi Anh "Hùng Sâu Tai" (ông này có lần đập thử rồi thì phải) chuyên gia lắp sửa chữa Tube ampli có nhiều đòn cao thủ lắm, nhưng mai em mới co số DT! hic các bác chờ nhé!

    Tôn này tốt và đắt lắm vì họ không dùng máy đột dập mà phải dùng dao kim cương để cắt như cát kính. :D
     
  23. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Xong phần tôn chưa ạ , mời các cụ chuyển sang dây đi ạ . Còn giấy cách điện , khung dây , cách xếp Fe , cách ra dây , ngâm tẩm , sấy , vị trí lắp đặt...vụ này bàn đến hết hè vẫn vui .
    Em té đây :)
     
  24. an-haiphong

    an-haiphong Advanced Member

    Joined:
    2/4/08
    Messages:
    564
    Likes Received:
    6
    Thưa các bác,tôi xin tham gia vấn đề ảnh hưởng của dòng fuco tới chất âm rồi các bác hãy chuyển sang phần khác.
    Như chúng ta đều biết,khi dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp biến đổi (đang tính cho audio) sẽ sinh ra từ trường biến đổi tương ứng-trong lõi fe xuất hiện thông biến đổi.từ thông này ngoài việc sinh ra điện áp ở cuộn dây thứ cấp (chúng ta cần ),còn sinh ra dòng điện chạy bên trong lõi fe-đó chính là dòng fuco (lõi fe là vật dẫn điện,vật dẫn điện đặt trong từ trường biến đổi sẽ sinh ra điện).dòng fuco chạy trong lõi fe sẽ sinh ra từ trường phụ,từ trường này lại sinh ra dòng điện kế tiếp....lúc này trong lõi fe ngoài từ trường chính do cuộn sơ cấp sinh ra còn có một chuỗi từ trường phụ phát sinh với hiệu ứng tắt dần.
    trong OPT dòng fuco rất có hại:
    -dòng fuco chạy trong lõi fe sinh nhiệt đốt nóng lõi fe (vòng chập),làm giảm hiệu suất OPT,giảm chất lượng lõi.
    -dòng fuco sinh ra các từ trường phụ-làm phát sinh sóng hài.
    -dòng fuco có chiều ngược với chiếu dòng điện sơ cấp-gây méo biên độ tín hiệu.
    Để loại trừ dòng fuco người ta sử dụng 2 biện pháp đồng thời: -
    -tăng điện trở suất của vật liệu làm lõi: pha Si vào sắt,chế hợp kim vô định hình....
    -chia lõi fe thành nhiều lá mỏng cách điện với nhau.lúc này điện áp cảm ứng trong mỗi lá fe giảm(do diện tích mặt cắt đặt trong từ trường giảm).điện trở của lá fe tăng(điện trở vật dẫn tỉ lệ nghịch với diện tích mặt cắt vật dẫn) .U giảm ,R tăng =dòng fuco giảm rất nhanh.
    trong lõi fe còn có hiện tượng cộng hưởng từ.bác nào biết cho tôi học hỏi với ?
     
  25. daruto

    daruto Advanced Member

    Joined:
    15/7/07
    Messages:
    129
    Likes Received:
    0
    Chào bác An!
    Giờ mới thấy bác lên diễn đàn chia sẻ những kiến thức quý báu, bộ Pre-Amp SE hàng khủng của bác đã có chủ mới chưa ạ?
     

Share This Page

Loading...