Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì. Thím đã xem mạch chưa ạ. Trong mạch e ko dùng RMCK vì jitter lớn (200ps) và input audio cho AD1853 chỉ cần BCLK và LRCLK (tương ứng OLRCK và OSCLK). Tuy nhiên, nếu có dùng nó (RMCK) thì việc có XO càng đảm bảo cho mạch hoạt động ổn định hơn vì khi PLL loses lock, ngay lập tức CS8416 chuyển OMCK qua cho RMCK => mạch chúng ta vẫn có clock để ...vi vu. Việc chọn tần số XO nào cho phù hợp với Fs thì khi nào e tính xong sẽ post cho các bác xem.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì, thím nói thế nào đấy, khi PLL loses lock thì làm gì có audio data để mà nghe nữa, chẳng lẽ lại nghe bằng niềm tin à? Em chờ xem thím tính XO thế nào để em có thể nghe được CD và SACD hay là DVD-audio nhé.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì, theo e biết thì chú AD1853 có 2 chân báo Zero L&R. Nó báo khi ko có tín hiệu trong hơn 1024 chu kỳ LR clock. Vậy để đạt được điều này (báo cáo a là ko có signal) có lẽ là cần có LR clock từ CS8416 rồi. E thì ko có tham vọng nghe được cả CD và SACD hay là DVD-audio. Chỉ mong cái DAC cò con này có thể đóng góp 1 chút xíu hữu ích cho ae DIYer thích sáng tạo và vnav phố rùm thôi ạ.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Nếu như vậy thì chỉ cần dùng tín hiệu /NOAUDIO để MUTE thèng 1853 la đủ rồi.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Giải pháp e nêu ở trên chỉ là một ứng dụng đơn giản của chức năng đó thôi. Bác có thể sáng tạo thêm ứng dụng khác. Chân 15 của CS8416 là dùng để CS8416 báo khi phát hiện Non-audio chứ ko phải như bác nói. An AES3 data stream may be used to convey non-audio data, thus it is important to know whether the incoming AES3 data stream is digital audio or not. This information is typically conveyed in channel status bit 1, which is extracted automatically by the CS8416. However, certain non-audio sources, such as AC-3™ or MPEG encoders, may not adhere to this convention, and the bit may not be properly set. Ngoài ra, chưa chắc chắn việc PLL loses lock là do ko có dữ liệu audio. Có thể có một nguyên nhân nào đó khác ko bác nhể ?
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì, vì 8416 chỉ có khả năng giai ma ASE3 data nên em mới nêu 1 vd dùng /noaudio để mute 1863 để cho thấy dùng XO cho 8416 như thím ko giải quyết được jitter mà chỉ báo 1863 là ko có tín hiệu, như vậy là quá dư thừa trong khi 8416 có nhiều ouput status pins cho phép làm việc đó một cách đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Việc PLL có thể lose lock làc có thể xảy ra, tuy nhiên PLL unlock sẽ kiem tra qua NV/RERR pin chang han. Dùng XO cho 8416 như thế sẽ ko giảm được jitter, skew nhu thim nghi dau.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì, thím lại quay lại vấn đề e đã trả lời rõ ràng ở trên rồi. Rõ ràng tài liệu CS8416 nói là OSCLK và OLRCK được dẫn xuất từ OMCK. Như vậy thì có XO sẽ làm giảm đáng kể jitter của OSCLK và OLRCK rùi thím nhỉ. Quả là ko thừa đâu thím nhỉ. Ngoài ra, việc dùng chân /audio cho việc thím nói cũng ko tốt lắm vì tài liệu đã nói thế rồi mà. Hì.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Em nhớ không nhầm thì muốn xài XO cho CS8416 và AD1853 thì phải có mạch reclocking . Thím bồ câu coi kỹ lại nhé. Có lẽ phải thêm mạch chia tần để tạo ra các MCLK khác nhau nữa.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Sau một hồi các thím các mợ cãi nhau, em thấy vấn đề đã không còn ... dễ nữa :lol:
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Vậy thím LớpA cho e xin cái mạch reclock đó để tham khảo được ko ạ. Trong tài liệu của CS8416, mục 8.2 trang 28 có câu: OSCLK and OLRCK are derived from the OMCK input. Theo e nghĩ thì việc này chính là do mạch reclocking tạo ra rồi đó ạ. Bởi vì sau khi Cs8416 lấy được data, nó cho qua mạch này để đồng bộ với OMCK trước khi đưa ra ngoài nên mới có câu trên chứ ạ. Về mạch chia tần, e chưa hiểu ý nghĩa của nó trong mạch DAC này. Bác LớpA có thể giải thích thêm cho e được ko ạ?
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Cần mạch chia tần để lấy các tần số cần thiết cấp cho các khối chức năng bác ơi. Thường thì người ta lấy xung clock từ XO ra làm master, sau đó chia nhỏ ra các mức cần thiết. Điều này vô cùng quan trọng để các khối được đồng bộ với nhau từ xung chính (maste)
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Dạ, cảm ơn bác Lotomo. Vấn đề này thì em biết. E chỉ chưa biết trong mạch DAC của mình thì chia tần có ý nghĩa gì? Vì với các tần số lấy mẫu Fs như 48Khz, 96Khz, 192Khz thì chip chỉ yêu cầu ta cấp 1 clock và bên trong nó tự động thực hiện các việc cần thiết. Ngoài ra, trong mạch e cũng đã có dùng D-Flipflop (7474) ở chế độ chia 2 để cấp clock riêng cho CS8416 và AD1853 rồi ạ.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Em vừa xem datasheet thì thấy trường hợp này của bác thì đúng là ko cần thật, vì cả con 8416 và con 1853 đều tương thích 24bít 192KHZ nên ăn luôn, không cần chia tần làm gì cho mệt :mrgreen:
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Em cũng đồng ý là việc cấp clock cho cs8416 như thế này không giúp giảm jitter đâu ạ. Nếu đơn giản thế thì chắc câu chuyện về jitter cũng không được nói đến nhiều như vậy. Nếu làm thế này mà có tác dụng giảm jitter thấp như vậy (6ps?) thì Crystal có dở hơi mới đưa ra cái quảng cáo Low-jitter clock recovery và cái thông số 200ps jitter. Crystal quảng cáo con cs8416 low jitter là dựa trên thiết kế PPL kiểu mới của nó. Theo em đạt độ 20ps jitter là khá siêu hạng rồi đấy ạ. Bác cứ thử nghĩ xem tại sao Benchmark lại phải dùng thêm 1 chú ASRC.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Thím cứ google reclock dac là ra thôi, nhưng em nhớ nhầm với con cs8414 ở slave mode , . Vừa ngó datasheet, có vấn đề là dùng XO cho OMCLK không có tác dụng giảm jitter, vì nó thay thế RMCLK chỉ khi nào PLL unlocked. Trích từ trang refer của thím:"automatically replace RMCLK when the PLL becomes unlocked".
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Cảm ơn bác đã chỉ bảo. Có lẽ e đã hiểu sai ý của câu "OSCLK and OLRCK are derived from the OMCK input" rồi chăng? Dạ, e cũng ko dám nói là làm thế này sẽ giảm jitter còn 6ps mà đó là thông số jitter quảng cáo của con XO đó bác à. Cũng xin nói thêm "Low-jitter clock recovery 200ps jitter" thì theo e hiểu là jitter của clock được recovery từ clock của S/P DIF chứ nếu là clock của XO thì e nghĩ jitter sẽ thấp hơn chứ ạ. Vã lại, trong những sản phẩm rẻ tiền thì mức độ jitter này có lẽ đã là quá thừa thải.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hay là các mợ các thím thử nghiên cứu con DIR9001 cho nó mới mẻ và đúng tiêu chí bổ, rẻ. Cứ loanh quanh mãi CSxxx làm gì ?
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Dạ, đúng ạ. E cũng đang ngắm mấy con DIRxxxx của TI vì thông số rất ngon nhưng sợ ae chưa quen xài sẽ ko ủng hộ. Bác Bạch đã ủng hộ thì chắc có lẽ là nên dùng nó sẽ hay hơn.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . "OSCLK and OLRCK are derived from the OMCK input" thì đúng rồi nhưng theo em hiểu thì chức năng này chỉ kích hoạt khi mạch PLL không lock được tín hiệu SPDIF vào. Còn khi mạch pll lock được tín hiệu spdif vào thì OSCLK and OLRCK sẽ vẫn được "recovered" từ tín hiệu SPDIF đầu vào. Lý do người ta làm như vậy là vì khi PLL không lock thì sec không có cả OSCLK and OLRCK có thể làm hoạt động của hệ thống bị rối loạn do vậy phải có chức năng này để cấp OSCLK and OLRCK thay thế. Trong lúc này do mạch pll không nhận được tín hiệu nên sẽ không có data nhưng OSCLK and OLRCK vẫn được cấp đều đặn để khi tín hiệu được khôi phục hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Khi mạch PPL lock được tín hiệu thì OSCLK and OLRCK recovered từ tín hiệu này không đồng bộ với OMCK. Để đồng bộ được xung của XO với tín hiệu SPDIF vào thì có 2 cách: 1. dùng con VCXO làm thành mạch PLL đặc chế 2. Dùng FIFO buffer Nhìn chung để giải quyết vấn đề này đơn giản nhất là dùng 1 con ASRC vì con này có sẵn fifo buffer rồi. Cách nữa lằng nhằng hơn nhưng cũng rất hiệu quả là làm đường clock link trả ngược tín hiệu clock về transport để đồng bộ clock. phương pháp này hơi cồng kềnh và phải mod cả transport. Em thì đề xuất 1 con ASRC luôn cho nó high tech. Có con ASRC tích hợp SPDIF receiver của AD nhưng con này spec hơi kém. Tầm hi end phải dùng receiver và asrc rời thôi.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Bác Planets nói trúng ý em rồi đấy, dùng thêm ASRC là đơn giản mà lại hiệu quả trong trường hợp này. Ko bít thím chủ topic đã hiểu ra vấn đề chưa nữa ?!
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Em nghĩ CS quảng cáo jitter 200ps là vượt qua yêu cầu jitter của AES3 standard (em nhớ ko nhầm là < 500 ps).
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Bác Planets đã giải thích rất cặn kẻ và dễ hiểu. Em nghĩ nếu dùng được con VCXO ngoài thì sẽ rất tốt, sẽ giảm được jitter rất nhiều. Vậy thì bác nào có recommend circuit nào có thể cho anh em tham khảo chút để tìm hiểu thêm và cải thiện thiết kế. Hy vọng rằng, sau những hồi tranh luận thế này, chúng ta sẽ càng lúc càng hoàn thiện hơn trong các thiết kế. Vài ý kiến nhỏ, mong các bác chỉ giáo!
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Vô cùng đa tạ bác Hành Tinh đã xuất chiêu chỉ bảo. Ngoài các vấn đề bác nói, e còn phát hiện 1 ý nữa là nếu dùng ASRC sẽ giải quyết được vấn đề Fs loại x44.1Khz và x48Khz đơn giản hơn vì sẽ ko thể chọn XO mà có tần số thích hợp cho cả 2 loại Fs này và chỉ có thể dùng PLL để recovery clock từ S/PDIF mới có thể tự động biết đang chơi loại đĩa có Fs là bao nhiêu. E nghĩ vậy ko biết có đúng ko nữa, mong các bác chỉ giáo thêm ạ.
Re: Cùng làm DAC xuất đèn HAY - RẺ - DỄ . . . Hì, bác mà sớm chỉ giáo như bác Planets thì đâu mất công bác ấy phải nhọc sức chỉ giáo cho e. Phải cảm ơn bác ấy lần nữa! Hì.