Tôi thấy theo công thức của bác Rùm thì bạn Ducvu chỉ cần dùng Fe 28mm có độ dày từ 4.6 đến 5 cm là đủ tốt . nếu dùng Fe32 thì cần mỏng hơn nhưng lại to hơn .
Em xin trả lời thay cho bác Rùm! @Ducvu : để quấn biến áp đốt tim bác không cần phải dùng fe lưỡi 36 dày 6. vì fe này quá to và quá dư (có thể quấn cả cục nguồn đầy đủ cao áp và các cuộn đốt tim luôn). Nếu chỉ quấn 02 cuộn 6.3V 3A thì sử dụng Fe 28 dày 5.5 hay 6cm vẫn còn dư , vẫn có thể quấn thêm 01 cuộn đốt tim 5.3V nữa. Note : trong bảng của bác ô B15 bề rộng lưỡi fe, ô C15bề dày các tấm fe ghép lại. Em xin có vài ý kiến vậy thôi ạ !!Chúc bác thành công.
Vũ lấy thước đo lưỡi chính giữa lá FE chữ E thì được 36mm = 3.6cm dầy 60mm : Có nghĩa là các lá FE sau khi ghép lại với nhau thì độ dày (tổng cộng) của chúng là 60mm , đo đó mới gọi là Fe 3.6 , dầy 60 Lúc hùng mua lõi nhựa cho vũ có mua 2 loại : + Loại cho Fe 40, dày 5,5cm + Loại cho Fe 36, dày 5cm Trong bảng tính excel không cần thiết phải tính cuộn sơ cấp hao hụt lên tới 20%, chỉ cần tăng đường kính dây cuộn sơ cấp lên là được. Các cuộn thứ cấp , đặt biệt là cuộn đốt tim, cần phải quấn dư thêm, ví dụ cuộn 6.3 thì khi quấn là 6.5 (khoảng 15 vòng) như nhớ quấn dư thêm một chút , khoảng 15,4-15,6 vòng để tránh sụt áp . Có một điều chú ý, khi ghép các lá Fe E và I lại với nhau, phải chú ý không để mép giữa E và I chồng lên nhau , kinh nghiệm lúc trước khi quấn nguồn cho GU50, sau khi vào Fe hùng đo cuộn đốt tim 6.3 V (quấn 15,6vòng) thì được 5.6V, giật mình định tháo ra quấn lại, tuy nhiên saukhi xem kỹ thì thấy một lá fe chữ E và I mép chồng lên nhau, sau khi sữa lại thì đo cuộn đốt tim được 6.6, khi tải sụt áp còn 6.27V (quá tốt). regards, HUNGHKQ
chết em rồi !!! em múa rìu qua mắt thợ !!! Lúc đọc chưa thấy bác Cap post. Post xong thấy bài của bác Cap. xin bác lượng thứ!!
Cảm ơn các bác nhiệt tình tư vấn. Em update lại bản tính như sau : Mong các bác check giúp em lần cuối.
Từ ngày thọ giáo Thầy TeaBlue, em đã dụ dỗ theo một số bác lao vào con đường này. Để khích lệ Ducvu Đà Nẵng , em xin liệt kê các chiến hữu TPHCM mà em biết đã theo Topic này: Q. Bình Thạnh : HungHKQ, Acuti , Saigoncotien2000 Q.Tân Bình : Nokia123a,SAA Q.Tân Phú : HST Q.7 : AudioThi Q. Gò Vấp : Thomas
Thực hiện lời Thầy Rùm. Sắp tới, có thêm một tay quấn Q. 5, Tp. HCM. Nhưng hiện nay, đang bận bế con để vợ cho uống sữa; mong đứa bé chóng lớn cho bố nó dệt lụa cùng mọi người.
Lâu quá không quấn nên .................. nhớ Hôm nay quấn đại 1 cục nguồn dị hơm chơi . In : 220V Out : 250-0-250V 160mA 2 x 0-10 V 4.5A Chả biết dùng để làm gì :cry:
Hehhe, bác Rùm thừa thãi nhể, chả bù cho e ko có Fe để cuốn..hihi có máy cuốn rồi ngày ngày vác ra ngắm...hích
Bác Rùm ơi, lâu rồi không quấn hay bác quấn giúp em bộ Nguồn, OPT cho EL34 SE đi, Em đi mò mẫm mua Fe để dự định tự quấn mà chẳng thấy ở đâu có phe cho OPT cả. Em đã kiếm được đủ các linh kiện sau: 1 cặp EL34 RFT 2 cặp 6H8C 1 quả 5U3C(5U4G) Các đế đèn, tụ, trở.. Chassis em làm làm theo kiểu bác kool đang làm re(Mua cái khay sơn mài về rồi mod) Em muốn đẩy nhanh dự án mà khong được, bác giúp em nhé! Kính bác.
Thưa các Huynh đệ ! Tại hạ xin kể hầu 1 câu chuyện mà qua đó hạ thấy rằng "Thế gian quả là muôn hình vạn trạng ". Chuyện kể rằng, vào buổi trưa một ngày trung tuần tháng nọ, Tại hạ đang ngồi hàn huyên tại Trà Quán " Ngũ Tam Dung " cùng một số huynh đệ thì trời bỗng trút mưa như thác . Gió bắt đầu kéo từng cơn, cuốn bụi mù mịt, trời đất tối sầm . Biết có điềm chẳng lành, Tại hạ chưa kịp định thần thì xuất hiện ngay trước mặt một đạo sĩ dáng người mảnh khảnh, tầm thước, xiêm y gọn gàng, trạc khoảng tứ tuần. Chợt định thần thì tại hạ thấy vị đạo sĩ này rất quen. Tại hạ đưa tay ực liền mấy hớp sâm " Tuýt tơ " và ngộ ra rằng đây chính là một trong những sư phụ của mình năm xưa - Hôm qua Ẩn sĩ - . Nghe thế gian kể rằng , sau khi rút khỏi gian hồ ngót chục năm về trước thì vị sư phụ này chỉ lo chuyện trong gia trang của mình, hiếm khi xuất hiện trong giang hồ nhưng bất kỳ xáo trộn nào cũng không thể qua được lão . Tiếp câu chuyện, sau khi ngồi xuống làm chung " Hắc kề pha " , lão vào đề ngay - Ta nghe đồn mấy năm nay môn đệ đang luyện chiêu dệt lụa, nghe nói sử dụng cũng tàm tạm . Nay ta cần 1 tấm lụa không biết ngươi có dệt được không ? - Sư phụ cứ nói ạ - Tại hạ chủ quan buông lời. - Khà khà, buông chung xuống - Lão tiếp ngay :" 1 tấm lụa có tổng sớ dọc là 220 thước , gồm bao nhiêu tơ thì ngươi tự quyết định; sớ ngang như sau : 210 thước, nhưng gần về cuối thì thước thứ 190 và 200 phải nổi gân lên cho ta, tiếp là xen kẽ với các sớ ngang là 3 sợi 6 thước 3, trong đó có 2 sợi có thể chịu đụng sức kéo 4 tạ, các sợi này màu đỏ , nhưng tại điểm giũa của các sợi này phải có một đường chỉ xanh. Chưa hết ngươi phải dệt bằng khung nhỏ nhất và tất cả mối nối tơ phải nằm về 1 phía . Tại hạ chưa kịp định thần thì Sư phụ cũng vừa thoắt đi như cách mà lão đến . Ngồi nhẩm tính thì thấy tấm lụa mà Lão yêu cầu thật là lạ, nếu dệt bằng khung 3 thước 6 thì chả có gì để nói, còn bằng khung 3 thước 2 thì quả là nan giải, nan giải . Biết lão đang muốn thử sức môn đệ sau bao năm xuống núi, tại hạ về miệt mài suy tính và cố gắng dệt. Cuối cùng thì cũng ra một tấm lụa nhưng không biết có vừa ý Lão không :roll:
Bác đặt cái biến áp lên tấm vải đó làm cho những kẻ "ngớ ngẩn" như em lầm tưởng rằng bác đã chuyển "nghề" dệt lụa thiệt luôn đó :roll:
... rằng quá dở . Thôi em sẽ đem qua bác PhongThanhDuong xào lại cho tuyển tập quấn biến áp truyện vậy . Hôm nay gặp lão Ẩn sĩ , mặt vẫn tươi một cách bí hiểm, có khi mình có gì sai sót đây .
quấn nguồn Amply Bác Rumbeng ơi! Cái mà bác gọi là H thì công thức cụ thể là S=kVp S là tiết diện lõi cuốn k là hằng số tỷ lệ lõi Fe tốt=1.1, Fe thường là 1.3 V là căn bậc 2 (vì em ko biết vào symbol lấy ký tự lạ ra) P là công suất biến thế VD: bác làm nguồn EI cho EL34 200w thì Fe của bác là của TQ k sẽ là 1.3 bình phương công thứ lên ta có S2=1.69X200w S2=338 sau đó khai căn ra rồi trừ đi tổn hao linh tinh do dòng fulro đi trong Fe vậy tiết diện lõi cuốn sẽ là 18.5cm2 nếu lưỡi giữa Fe của bác là 3,5cm thì các lưỡi xếp lên nhau phải dày 18,5:3.5=5.3cm só vòng vôn sẽ là hệ số 48 như bác nói 48:18.5=2.6 vòng/vôn còn tiết diện dây cuốn thì bác phải tính ra dòng cho sơ cấp và thứ cấp trước đã VD 200w dòng sơ cấp là 0.9A (0.9ampe) tiết diện dây cuốn là I/5=S dây 5 là số chuẩn cho biến áp thông thường vậy tiết diện dây cuộn sơ cấp là 0.18mm2 rồi bác tính theo công thức S=1/4Pi X d2 S ở đây = tiết diện dây dẫn d= đường kính dây dẫn Pi = 3.14 tính sơ sơ ra đường kính dây sơ cấp là: 0.4mm dây thứ cấp bác bác cứ căn cứ công thức trên mà tính nhé em nói còn nhiều thiếu sót nếu có sai điều gì mong bác thông cảm chúc bác lọ mọ vui vẻ! TB theo em bác cứ cuốn luôn một cái nguồn xuyến cho vĩnh cửu luôn chịu khó tốn công làm suốt nhưng hiệu quả cực cao mà không bị ủ hay rè do bác cuốn Fe EI không chặt Bác cứ ra chợ Nhật Tảo mà mua cái Fe xuyến cũ tha hồ mà nghịch ngợm nhớ làm cả thứ cấp +35,0,-35 để còn modify thành nguồn cho bán dẫn nữa nhé
Re: quấn nguồn Amply Chào bác marantz, cái dòng bác gọi là FULRO ấy cách tính như thế nào ạ ? Thực ra thì nguồn xài Fe EI đã được bác Rùm và các anh em đồng đạo quấn từ lâu lắm rồi, thiển nghĩ bác không cần chỉ giáo nữa, nếu được thì nhờ bác bày anh em cách quấn nguồn xuyến với, hiện tại có cách nào hay hơn cách quấn bằng tay cầm thoi đưa không ạ ? Cảm ơn nhiều
Chào bác Viagraless! Em không biết giải thích thế nào là chính xác nhất nhưng Dòng fulro là dòng xung điện từ đi trong lõi Fe gây nóng và giảm hiệu suất chuyển rung từ thành điện nên biến áp nào cũng phải làm=nhiều lớp tôn silic tráng sơn cách điện bên rồi ngoài ghép lại kể cả nguồn xuyến (trừ lõi ferit xung điện tần số cao). Cách tính thế nào em cũng chịu chỉ biết Fe tốt là hệ số lõi là 35 còn loại của Tàu là 48, sắt tây là 60 còn cuốn nguồn xuyến chỉ có mỗi một cách....se chỉ luồn kim thôi. nếu không ra nhờ bác Lioa quay cho bằng máy vậy nhưng chỉ sợ bị từ chối thôi. Kiên trì lên bác ơi, nguồn xuyến sài sướng lắm. kể cả bác không cần lấy "ống bơ sữa bò ông Thọ" bịt lại thì cũng không gây ảnh hường cho các thiết bị khác ở cạnh đâu
bác addicted! ở Hanoi bác thử ra Hàng Bông xem sao, cuốn loại này mất công sợ người ta không dám nhận.
Re: quấn nguồn Amply Chào bác Marantz ! Rất vui khi bác tham gia topic, nhưng theo cách tính của bác thì em thấy nó trí tuệ thế nào đấy :lol: công thức nhiều quá. Trong thực tế, không phải chỉ đơn thuần là biến áp là bao nhiêu W vì nó liên quan đến số dây thứ cấp và dòng tối đa của từng sợi . Trong thực tế bác sẽ không tìm ra được cỡ dây theo lý thuyết tính toán . Mặt khác không cũng làm được lõi 5.3cm mà lại tùy thuộc vào loại bán ngoài thị trường . Thực tế thì dây sơ cấp to hơn cách tính của bác 1 tí thì nó mới không sụt áp khi có tải . Trong thực tế cách tính của bác sẽ gặp khó khăn khi quấn có CT ( kể cả cao áp và đốt tim ) Trong thực tế cách tính toán của bạn bỏ qua các yếu tố như quấn có giấy lót không ? cách điện sơ cấp thứ cấp, cách kiểm soát cửa sổ, hiệu suất , cách bố trí các sợi sơ cấp cho hợp lý . ... Và nhiều điều nữa ( chỉ phát sinh khi ta thực tế bắt tay vào quấn một cục biến áp cụ thế ) Bản thân em là dân phi kỹ thuật, mà đơn thuần chỉ là thực hành nhiều . Theo kinh nghiệm thực tế thì từ lý thuyết đến thực tế cũng còn một khoảng cách khá xa . Rất mong được chia sẻ kinh nghiệm với một người đã thực tế quấn với hành trang hoàn toàn trên cơ sở lý thuyết để thấy được sự khác biệt .
Bác rùm! công thức để biết thôi chứ quấn cụ thể bao giờ cũng phải dư gấp đôi công suất tiêu thụ là ít nhất, bác cứ để ý cái nguồn amly accuphase E530 là bác biết ngay nó làm to đùng đến 450w khi mà máy chỉ dùng chưa đến 250w chạy ClassA sơ cấp dây cuốn to hơn 1 chút là đúng còn những gì không ăn công suất thì dùng dây nhỏ cũng được sao cho vừa cửa sổ cuốn
Có lẽ các công thức tính toán cũng chỉ đúng trong một quãng công suất nào đó thôi. Theo mình nghĩ thì chưa chắc cứ vác công suất một cục biến áp 200W ra áp dụng cho một cục khoảng 500W .