Dạ em cũng thấy lạ nên mới phải hỏi lại, chắc ý bác Marantz muốn nói dòng Fu-cô , nhưng gõ nhầm bởi sự liên tưởng đến tây nguyên bạt ngàn hùng vĩ.
Bác Via "nhặt cỏ vườn văn" kỹ nhể :lol: E cho là cứ làm dư CS 1 ít cho nó yên tâm , cho âm thanh nó RONG DAI :lol: :lol: :lol:
Em không mua được phe mới. Chỉ có Fe củ còn tốt, mua về chưa biết cách nào tháo ra cho nhanh. Bác nào biết chiêu này mách nước em với. Cảm ơn
Phải chịu hy sinh 2-3 tấm Fe ở ngoài cùng thôi . Sau đó lấy dao chẻ từ từ, tránh cong FE. Còn công nghệ mới thì dùng xy-len ngâm cái cục biến áp cho nó rã verni, nhưng cũng tùy loại verni mà nó có chịu ra hay không ? nhanh hay chậm . Cực kỳ gian khó đó .
Còn gian khổ khi lắp vào chứ ! Không hiểu sao cái lõi toàn dùng EI mà khi nối điện vào nó lại kêu O o
Em đọc qua 15 trang của thread hết mấy lần, cũng hiểu được chút ít. Nhưng còn vài chỗ mơ hồ, xin bác Rùm chỉ em với: 1. Có phải kích thước FE giống như hình em vẽ? Còn bề dầy thì lõi nhựa có bán thông thường là cao bao nhiêu vậy bác. 2. Nếu đang quấn mà thiếu dây thì sao? Phải hàn nối dây lại, hay làm cách nào bgiờ. Hàn có phải chú ý gì đặc biệt không? 3. Em sợ tính toán không chính xác mức áp ra nên phòng xa, cho đầu vào sơ cấp tới 3 mức 210v-220v-230v (1 cuộn thôi, mà mắc 3 điểm khác nhau vào). Nếu thiếu hay thừa thì dịch áp nguồn vào là áp ra biến thiên ngay. Dĩ nhiên là cho cuộn sơ cấp to to ra. Em có nên làm vậy không, hay là nên tính kỹ số vòng dây cuộn thứ? ( Em xài 220V!) 4. Theo em thì FE càng lớn, càng tốt. Một là sẽ ít bị lệch áp khi quấn nguồn đối xứng có tải( 2 cuộn thứ có chiều dài sẽ gần nhau hơn). Hai là có thể quấn thêm tùm lum thứ nữa vào (tùy thuộc công suất cuộn sơ). Ba là có thể tái sử dụng dể hơn. Nhược là mắc tiền, công kềnh. Ngoài 2 nhược điểm đó thì FE lớn mà ko quấn khít hết window có bị gì ko bác (Em sợ gió thổi bay từ trường mất ) 5. Dây đồng tháo từ biến thế cũ có tái sử dụng quấn biến thê mới được kô? Em không biết lúc tháo ra quấn vô 2 lần lớp cách điện có bị nứt ra không nữa. Trước tiên em có 5 thắc mắc đó thôi hà Mong bác Rùm và các bác chỉ giáo.
1- Đúng đấy, dưng mà chử I chỉ ốm bằng 1/2 trong hình thôi đó. Bề dầy lỏi nhựa trung bình 0.5- 1.5mm tùy cở Fe 2- Đang quấn mà thiếu dây : Chắc ăn nhất là để 2 đầu dây lòi ra ngoài, quấn xong hết ráo rồi nối xoắn, hàn chì bên ngoài 3- Nếu dư hơi thì mần luôn 220V; 200V; 230V; 240V . Tùy hỉ 4- Có Fe lớn thì tính đủ cho fe luôn để sau này nâng cấp từ Project pre 1 đèn rồi chỉ cần thay đèn nâng cấp lên đến 845 parallel luôn. Làm cái chụp, chụp lại thì tránh được gió 5- Nên dùng dây đồng mới
Nếu phải giảm nhỏ cỡ dây (theo tính toán) để vào cho vừa của sổ thì nên làm với sơ cấp hay thứ cấp các bác ời ?
Không hoàn toàn như vậy . Việc sơn xịt có hiệu nghiệm tùy thuộc vào cái biến áp o o đó đã trải qua những khâu xử lý nào trước đó chưa . Tôi ví dụ : biến áp đã ngâm tẩm verni, nhưng khi xiết Fe không chặt, tạo khe hổng nội bộ trên trong thì sơn xịt chỉ đứng ở ngoài ... nhìn mà thôi . Tôi đã từng bị .
Cái này chỉ là kinh nghiệm của mình khi Mod BA mà thôi nhưng mình nghĩ nó cũng rất hiệu quả và nên thực hiện ngay trước khi xiết vào đai (tất nhiên là đối với biến áp có lõi sắt hở còn nguồn xuyến thì hết thuốc chữa) mà vấn đề o cũng còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
em thấy 90% nguyên nhân là do ghép FE không đều ! xịt sơn cũng là một cách chữa cháy vì nó trám hết khe hở của các lá Fe nên không thấy rung ! nên ko kêu o o ! em sì-pam tí ! em sắp làm rề đèn nên ghi thế dể xin xỏ ! "chưa có ampli đèn" ---> động lòng các bác VNAV ----> cho ào ạt ! " yêu vợ nhất trên đời "---> động lòng vợ ---> cho "xiền" làm ampli đèn !
Mình thì thấy 100% biến áp của thằng Tây đều sịt sơn hoặc đổ keo chứ không phải chỉ chữa cháy mới làm đâu
hi hi thế là nó phòng cháy đấy bác ! verni khi khô rất dòn dễ vỡ nên ko có tác dụng trám , còn sơn co dãn nên trám rất tốt ! nhưng đa số em thấy xịt sơn cho đẹp là chính ! kỹ thuật vô FE quyết định tất cả !
Mình nghĩ tẩm verni là sáng kiến của các thủy tổ quấn biến áp của chúng ta thời đó còn chưa biết sơn PU nó là cái gì. Còn đồng ý với 208 là kỹ thuật vô FE là quyết định nhưng không phải là tất cả được vì không thể có FE có độ phẳng tuyệt đối nhất là đối với anh em ta thường quấn lại biến áp nguồn bằng FE cũ.
Thầy Rùm hướng dẫn em như vầy (dành cho những người bận rộn trong giờ hành chánh): 1. Lõi nhựa sau khi quấn xong; ngâm verni, treo lên cao cho ráo (mất 2 buổi tối) 2. Chia đều fe E & I hai bên, lõi nhựa đã được quấn ở giữa. 3. Tay trái vô fe E, tay phải vô fe I và tay phải vô fe E, tay trái vô fe I; vô cho đến khi vô hết được thì thôi. 4. Đai nẹp áp hai bên, 4 con ốc nhớ xỏ ống nhựa, xiết vừa tới. 5. Ngâm verni cho đến khi nào thấy hết bong bóng nổi lên, xiết ốc lần nữa, treo lên cao cho ráo (hết 1 buổi tối) 6. Dùng băng keo che đậy những phần không cần sơn, sau đó sơn (màu sơn tùy thích) (mất thêm 1 buổi tối nữa) Tổng cộng mất 4 buổi tối. Thành quả: PSU không kêu o o, không nóng hừng hực và sẵn sàng phục vụ nhu cầu D.I.Y Chúc thành công
không biết có bác rảnh máy quấn ko cho em thuê vài bữa ! hi hi hậu tạ một chai bò húc ! còn quấn dùm thì hậu tạ một chầu hi-end ! ;-)