À, quên khoe với thầy Rùm, em đã sắm được máy quấn, tuần sau lãnh lương, xin vợ ít tiền mua dây quấn OPT
Chúc mừng đã trúng kế của vợ, từ nay ở nhà dệt nhá khỏi đi đâu. :lol: @PM cho a địa chỉ a gửi cho cái Mô tơ cho đủ bộ 8)
Kêu vợ Bác cung cấp thêm ít "Con mèo" nữa . Món này mấy Bà thích à nhen, 115K mà giữ chồng chắc cú luôn . :lol:
Kính gửi các bác. Để phục vụ cho chương trình lắp âm ly EL34PP của em, trong mấy ngày nghỉ vừa rồi em quần nát các chợ và cửa hàng điện ở Hà Nội mà không thể tìm ra được Fe để quấn biến áp nguồn và biến áp xuất. Em nhờ mấy bác ở đàng trong mua giúp em Fe và phụ kiện cho 3 cái biến áp như sau: Fe 45 dầy 50: 1 bộ (biến áp nguồn) Fe 32 dầy 50: 2 bộ (biến áp xuất) Bác nào giúp được thì ới để em mừng ạ
Chào mừng bác Quyen đến với " lối nhỏ " này . Nhưng thật là khó khi " của 1 đồng , công 1 vạn " , giá mua bộ Fe ở SG < tiền EMS gởi nó ra HN . Fe cho OPT thì em chịu .
Em chỉ dám nhờ các bác mua hộ Fe và phụ kiện rồi gửi đến 1 đối tác của em ở TPHCM. Sau đó họ sẽ chuyển theo hàng hạng nặng ra để dỡ chi phí vận chuyển chứ mà gửi EMS thì chết thằng bé. Em có thấy các bác trong đó quấn OPT đấy chứ ạ. Các bắc quấn bằng vật liệu gì thì em cũng chỉ dám quấn bằng vật liệu đó thôi ạ
OK, vụ Fe cho nguồn coi như tạm ổn . bạn xem xét phương án dùng Fe 40 dày 5.5cm nhé ( thì theo kinh nghiệm thì Fe 40 có chất lượng đều hơn ) Fe cho OPT em vẫn không dám chắc, sẽ cố gắng và báo sau Chúc thành công .!
Theo bác em đã tính lại và thấy nếu dùng Fe 40 dầy 5,5 thì hệ số hao hụt sẽ phải giảm xuống còn 10%. Cái này em nghĩ là được vì nó chỉ ảnh hưởng đến hệ số an toàn cho dây sơ cấp thôi. Em quyết định theo phương án mà bác tư vấn.
Đêm qua e đã hoàn thành cục nguồn EI đầu tay cho quả 300B nhà e với bộ FE bác Thomas tặng. FE 36 dầy 61 Pri: 475 vòng dây cỡ 0,75 Sec: 726 vòng- 826 vòng dây cỡ 0,35 chập đôi làm CT Cuối cùng là kín mít cửa sổ, ngâm tẩm sau 1 đêm e vừa đo thử được kết quả sau: -Pri 220 -Sec 388-340-0-340-388 Tạm tính với cỡ dây như vậy chịu được tải 250mA xài cho 300B vô tư lun. Vụ đốt tim chắc e làm cục xuyến nhỏ nhỏ nhét xuống dưới thôi. Hôm trước được 1 cao thủ đưa cho 2 bộ FE 32 dầy 32 choke quân sự cũ e tháo ra quấn lại = dây .35 mỗi cục đựoc 2625 vòng/cục. Đo được 7,3 Henry, định chơi 2 mắt lọc CLCLC cho nó máu.....nhể :lol:
Bác Rùmcho em hỏi 1 tí tẹo., Nếu dùng lõi C cũ của Soviet thì tính toán hệ số thế nào? Em mới chôm đươcj lõi C định làm 1 chú chạy Bán dẫn,có thông số như sau: S= 2,4x4,4cm=10.5 cm2 Rộng lõi 10cm. Khe cửa sổ 4cm Em định cuốn như sau: 02 cuộn sơ cấp 110V (chập vào chạy 220V), 02 cuộn thứ cấp 35V - 5A, 02 cuộn thứ cấp 15V-0.5A. Bác tư vấn hộ em. Cám ơn bác nhiều Thân
Hehe chưa mượn được máy ảnh, đợi tý nhé. Hôm nay bon tay vừa múc xong 1 cục nguồn cho 6C4C nữa ấy chớ, thông số thế này. FE 38 dầy 50 Pri: 220 Sec; 340-320-0-320-340, 180mA 6,3v, 3,3A x2 6,3v 1,4A CT 5v 3,3A Đợi mấy hôm nữa chụp hình cả thể nhá
Lại thêm một bác khu Tân Bình học dệt lụa nữa đây . Sẽ có ngày thuộc lòng câu " Ai nhanh tay quấn bằng tay em " Sản phẩm là biến áp cho Pre SUMO . @ Quyen : Fe, lõi nhựa và .... đã đến tay " đại diện " của bác trong sự ..... ngỡ ngàng .
hehehe em mới ngồi đồng bên nhà bác rùm từ trưa đến giờ đau cả lưng, hahha nhưng ma cũng sướng sắp quấn xong cục biến thế nguồn rùi hihih... cứ đà này thì chẳng mấy chốc xong con pre bác rum nhỉ?? sáng mai xong việc em sẽ đi làm cái case hhee ....cảm ơn bác nhiều ạ!!
hehehhe bác chụp hình lúc quàn em tụt thế kia mà ko chiu kêu em chỉnh lại hihihi xấu hố quá heheh, có bác nào làm biếng quán thì hú em một tiếng em quán dùm cho, tay nghè của em thì phải khỏi phải nói heheh
Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài “Rị mọ …DIY” của tác giả Quilliam Beng – là ông anh họ của Robert Beng - cây bút chuyên viết “Trường thiên tiểu thuyết – Lọ mọ DIY”. Hai người này văn phong tuy dài ngắn khác nhau nhưng tựu trung đều mang tính lọ mọ, rị mọ… Xin hân hạnh giới thiệu cùng độc giả ! Bài 1: Thử sức với … cục nguồn Nói về nguồn thì biết nói cho nguồn nào, thôi chơi đại với nguồn cho EL34 SE ! 1. Tính toán cho phần công suất yêu cầu Bộ nguồn cho EL34 SE thường gồm các đầu ra thứ cấp như sau : • 560V Center Tap, tức là 280V_0_280 V, dòng điện cần cho tải 200mA (0.2A) • 5V /3A • 6.3V/ 3A Tính tổng công suất có thể liệt kê như sau : • 280V * 0.2A = 56 Watts ( vì chỉ cần ½ nhánh cấp cho cao thế của mỗi chu kỳ nắn điện) • 5V * 3A =15Watts • 6.3V * 3A = 18.9Watts Vậy tổng công suất cần là: 56+15+18.9 # 90 Watts Nhưng ta nên hiểu 90 Watts nêu trên chỉ là lý thuyết, thực ra nó chỉ đạt 80% công suất thực tế .Nên phải tính luôn cho phần suy hao: • 90 * 100/80 = 112.5 Watts Vật thông số công suất của cuộn sơ cấp là : 220Volts /112.5 Watts 2. Tính toán cỡ dây (mm) Trước tiên, ta chọn mật độ dòng điện tải là 2.5A /li vuông (nguồn cho ampli đèn). Vậy đường kính dây cần thiết là: D=0.7mm nhân với căn bậc hai của dòng điện. Vậy ta có đường kính dây là: a. Thứ cấp: • + 280V /0.2A __________ 0.31, chọn dây 0.30mm • + 5V/3A __________ 1.21, ________ 1.20mm • + 6.3V/3A __________ 1.21, ________ 1.20mm b. Sơ cấp: Với 220v/112.5Watts thì dòng điện là : 0.51A, ta có cỡ dây: 0.5mm 3. Chọn cỡ lõi Fe a. Lý thuyết: Lấy căn bậc hai của công suất, nhân với 1.4 Vậy diện tích của lõi quấn (lưỡi Fe nhân cho bề dầy các tấm Fe ghép lại):14.85cm2 b. Thực tế: Lấy căn bậc hai của công suất, nhân với 1.7 (tăng 20% ). Ta chọn hệ số 1.7 vì: • Giấy lót cách điện, • Lớp dây đồng chống nhiễu, • Cách điện phần cao thế với cuộn 5V- 6.3V, • Quấn tay (chưa khít và chặt dây), • Chất lượng Fe và dây đồng, • ……………………… Vậy cỡ lõi quấn Fe là 18cm2 4. Tính số vòng trên 1 Volt Với các loại Fe thông dụng (Fe Đài loan), dùng cho các tải Tube amp., theo kinh nghiệm nên chọn: 48/ diện tích lõi quấn dây =số vòng / volt 48/18 =2.66 vòng / Volt Thông số sau khi tính toán : • Cuộn sơ cấp: 220V __________ 586 vòng, dây 0.5mm • Cuộn thứ cấp: 280-0-280 __________ 746 vòng +746 vòng dây 0.30mm 5V __________ 14 vòng, dây 1.2mm 6.3V __________ 17 vòng,dây 1.2mm Từ các thông số trên ta chọn Fe có bề rộng cửa sổ thích hợp là Fe lưỡi 36mm, dày 50mm (=1/2 bề rộng lưỡi Fe). Loại Fe, lõi quấn dây và dây đồng như trên rất thông dụng tại thị trường VN. Nếu chưa quen quấn thì các bạn nên chọn Fe lưỡi 36mm, dày 60mm. Lúc đó số vòng / Volts nhỏ lại (2.22 vòng/volt) nên số vòng quấn/volt ít hơn, cửa sổ sẽ “thoải mái” hơn, cục nguồn khi “lâm trận” sẽ ít nóng hơn. Chúc các bạn thành công ! Quilliam Beng
@ thầy Dùm: đã nhận được Fe thầy mua hộ cách đây nửa tiếng. Nhìn sơ bộ thì chất lượng khác hẳn với loại Fe mà ở HN em nhìn thấy (mà lại không có loại cỡ to nữa). Tối nay sẽ bắt đầu quấn luôn và có thể thứ 2 sẽ báo cáo kết quả. Thầy và TBgroup lên kế hoạch phân phối hàng OPT đi ạ. Em chỉ còn chờ xong 3 cái biến áp này là ráp máy thôi ạ. Chủ nhật này sẽ đi xem thi đấu để còn lấy kinh nghiệm mà còn phòng bị cho đến đợt thi đấu hạng ruồi EL34
Bác Quyên mua máy quấn chưa vậy? Cái tay quấn đếm vòng chạy kim nhà e chuối cả nải chắc là phải mua tay đếm = số thôi
Bác Style ơi, loại này chuối lắm ah? Em cũng thấy hơi bất ổn nếu cuốn dây to (Theo quan sát vậy thôi)-1 lần quay tay = 5 vòng dây.
@ thầy Dùm: Kết quả sai 2 ngày vật lộn kết quả của em nó có nhiều thành công và thất bại - Thất bại: mặc dù quấn cực kỳ cẩn thận và ép rất chặt các lớp dây và cách điện các lớp nhưng kết quả là với dự định cuốn 1 thứ cấp 360V-380mA, 2 thứ cấp đốt tim 6,3V-3A, 1 thứ cấp đốt tim 12V-2A và 1 cuộn bias 40V-100mA nhưng cuối cùng chỉ đến cuộn thứ cấp cao áp mà cửa sổ cuốn dây đã đầy chặt. Em đo chiều dầy và tính thử thì không còn đủ để quấn cuộn đốt tim nào cả . Em quyết định cuốn thêm 1 ít dây nữa cho cuộn cao áp lên luôn 390V và cuốn thêm cuộn bias với cái biến áp này. Chung cuộc biến áp này là biến áp cao áp. Em nghĩ lý do có thể là do cách điện dầy quá chăng. - Thành công: Cái biến áp của em sẽ chạy thoải mái mà không bị nóng. Em sẽ cuốn 1 cái biến áp đốt tim riêng và chắc là âmly sẽ rất nặng. Càng nặng thì càng gấu thầy nhỉ. Em vẫn chưa dám lắp Fe vì sau khi kiểm tra kích thước Bobin, E, I thì thấy chiều dầy của E là 57mm (có 3 cái E ở ngoài - không nằm trong kiện) vừa bằng với chiều dầy của bobin. Nhưng mà chiều dầy của I chỉ có 53mm. Chính vì thế em muốn hỏi thầy xem thêm là nếu chỉ ghép lõi EI có chiều dầy là 53mm thì có được không. Nếu được thì 4mm trống còn lại có cần chêm phíp cách điện cho khỏi rung biến áp không. Nếu không được thì em sẽ bảo đồng chí em đang ở trong đó ra Nhật tảo mua hộ vì em sẽ cuốn thêm cái BA đốt tim và dự định đầu cơ một ít Fe nữa để dành cho các dự án tiếp theo. @Nguyen: em mua tay cuốn trước khi nhờ thầy Dùm mua Fe loại SX của VN giống như của bác. Tỷ lệ truyền chắc là 1/5 quấn bằng cái này thì 1 ngày chắc được 10 biến áp. Chính vì thế em đã tháo bỏ cái bánh răng to đi, lắp tay quấn thẳng vào trục nên tỷ lệ truyền là direct luôn. Đồng hồ kim thì chẳng lo đâu, khi cuốn em kèm theo 1 cái bút, 1 tờ giấy ghi lại thông số nên không nhầm được đâu. Double check bao giờ cũng tốt hơn. Em đi xem thi đấu đây và mua verni ngâm lõi cuốn luôn.
Thôi kệ ha, có thất bại thì nhớ.... mới lâu và có kỷ niệm 50% là do tính toán và kỹ thuật quấn 50% còn lại là giấy cách điện và đồ dày của verni dây đồng . Ối, hôm nọ gấp quá chỉ bổ sung E mà quên I :cry: Thật ra lúc đó nhà cũng hết sạch mà các bạn khác thì lại đi công tác nên không biết xin ai Fe chợ bán theo kiện đóng sẵn nên hơi thiếu vài miếng . Theo em thì cho E và I bằng 53 luôn, và dùng giấy dày lót vào bobin cho chặt ( giống mấy anh biến áp xịn ) Chúc vui, nếu thấy thích quấn tiếp cho nhuyễn và có kinh nghiệm .