Bác xem lại file nguồnEL34 , khi tính toán công suất cho cuộn sơ cấp bao gồm 280v/200mA(dây 0.3x) + đốt tim mới ra 90w (560CT) . Có nghĩa cuộn sơ chỉ chịu được 90w . Khi bác tách ra 560CT thành 280-0 280-0 , nếu nhìn kích cỡ mỗi cuộn thứ là dây 0.3x(chịu dòng 200mA) mà quất luôn Pmax cho mỗi cuộn đơn là 200mA thì sơ cấp sẽ quá tải . Vì khi chạy 2 cuộn thứ , dòng Pmax sẽ là 400mA trong khi sơ cấp được tính dựa vào 280v/200mA Cho nên em mới nói trong trường hợp này : dây chịu dòng 200mA nhưng chỉ chạy được 100mA do giới hạn cuộn sơ .
Tóm lại là để cho an toàn thì bác cứ tính cuộn sơ cấp chịu được cả 2 cuộn thứ cấp, sau này muốn tách ra hay gắn vào, đấu song song hay nối tiếp thì cũng không lo về chuyện cuộn sơ cấp thiếu công suất, trade-off là sẽ tốn kém hơn về vật liệu.
Em có cục Fe lưỡi 26 dày 45 em tính quấn biến áp như sau: 4.6 vòng/v, in 230v dây 0.5 1058vòng Out 250v 250mA dây 0.35 1150vòng, 6.5v 2A x 2 dây 1mm 30vòng, 6.5v 1A dây 0.7 30vòng. Các bác bóng bàn hộ em xem có đủ cửa sổ không và thêm mắm muối cho em.
Với cục Fe này có thể quấn được Opt cho 6P14P SE không bác Rumbeng? Em sẽ tìm cục Fe 35 quấn nguồn chứ cục này chỉ có làm bán dẫn thôi. Mấy bữa nay đọc hai mấy trang này mà em vẫn lơ mơ.
Em định quấn hai cái biến áp mỗi cái 500 VA - 6A để ráp âm li class A, nhưng mà ngại quá vì phải dùng lõi thép khá to, lại tốn tiến nữa chứ. Em tính hay là quấn theo kiểu tự ngẫu cho nó nhanh gọn có được không hả các bác ? Chơi điện không cách ly như vậy có sợ gì không ạ ? Các bác khuyên em thế nào ?
Nguy hiểm chết người, không nên làm phương án này. Hơn nữa với biến áp có điện áp thứ cấp và sơ cấp chênh lệch điện áp nhiều như trường hợp này thì quấn tự ngẫu không hiệu quả. Em nghĩ nếu bác muốn DIY thì ko nói làm gì, còn không thì cứ đi đặt cục xuyến là xong.
Em đang quấn cục nguồn, tới giai đoạn ngâm vecni thì hỡi ôi. Mở vẹc ni mua dự phòng để lâu quá đã bị kho dẻo quẹo. Nhờ các bác chỉ giùm em chất dung môi để hòa tan vẹcni? thanhks
Em kinh phí rất eo hẹp, bỏ đi phí quá, mỗi thứ tiết kiệm 1 ít thì sẽ có được món đồ mới. Tiết kiệm là quốc sách mà bác
Nếu vậy thì bác cứ mua xylene về thử, nhưng em đồ rằng là khó mà thành công, như vậy sẽ lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Tiết kiệm là quốc sách mà bác
mở thùng vecni khô đổ xylen hay xăng thơm zô , lắc lắc rồi đóng lại . Khoảng 1 ngày là nó mềm ra , bác chắt ra để riêng , rồi lại đổ thêm 1 chút xylen vào ngâm cục cứng ngắt kia ... cứ thế khoảng 3 ngày là bác có đủ xài .
EM đang dệt lụa cái biến áp nguồn cho tube, có một ít thắc mắc nhờ các Bác tư vấn cho em: 1. Quấn cuộn sơ trước hay cuộn thứ trước? 2. Giữa 2 cuộn sơ và thứ có cần quấn 1 lớp dây 1 đầu cho xuống mass hoặc 1 lớp đồng dát mỏng? Nếu không quấn có bị ù không? 3. Đo 2 đầu của cuộn dây có CT (thí dụ: 300-CT(0)-300), điện áp sẽ là 600V hay là 0V mới là đúng? Cám ơn các Bác.
Em trả lời giúp bác 1-Quấn cuộn sơ trước. 2-Lớp này nếu có thì tác dụng chính là tạo sự an toàn,khi biến áp của bác nóng chảy thì AC sẽ chập vào cái lớp này sau đó truyền ra vỏ máy,nếu vỏ máy bác có mass đất thì sẽ đứt cầu chì.Nếu lớp này ở ngoài cùng thì nó có tác dụng chống nhiểu. 3-Đo 2 đầu cuộn dây có CT thì bác được 600V,nếu ra 0V là bác đang đấu nhầm điểm CT. Em lưu ý,bác có thể quấn nữa cuộn sơ cấp - thứ cấp - nữa sơ cấp bên ngoài cùng thì hiệu suất biến áp cao hơn. Cuộn 0-300 V khi đo ohm tĩnh sẽ có số ohm khác cuộn 0-300V còn lại,lý do là chiều dài dây quấn khác nhau nên nó khác số ohm,miển sao cùng số vòng là nó ra cùng mức áp. Thân
Đầu tiên là tại sao có điện áp bên thứ cấp: Một cuộn dây quấn quanh một lõi thép , khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua, trên lõi thép xuất hiện một từ trường biến thiên, nếu ta quấn một cuộn dây khác lên cùng lõi thép thì hai đầu cuộn dây mới sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng. Bản thân cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng sinh ra điện áp cảm ứng và có chiều ngược với chiều dòng điện đi vào. Càng gần lỏi sắt thì mật độ từ trường càng cao,dòng cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp cũng cao. Nó chỉ tăng dòng điện trong cuộn thứ cấp chứ không tăng thêm áp. Bằng thực nghiệm với biến áp nguồn 50Hz,hiệu suất có thể tăng lên khoảng 2% so với cách quấn sơ trong - thứ ngoài. Riêng các biến áp switching(khoảng 66.6Khz) thì quấn theo cách sơ - thứ - sơ,hiệu suất tăng đến 15% do vậy mọi biến áp SW đều quấn theo cách trên,riêng biến áp nguồn thùy tùy vào cách chọn công nghệ quấn( 1 nòng nhựa hay 2 nòng nhựa) mà người ta chọn cách quấn. Thân.
E đang khởi động 1 dự án dài hơi(vì e hay phải đi ctac xa nên ko có nhiều thời gian lắm) với đèn EL34 và 6V6.Sở dĩ e chọn 2 đèn này vì thấy sơ đồ SE có vẻ dễ làm, tầng lái và lọc nắn có vẻ giống nhau nên có thể bốc BA nguồn cái này sang cái kia E định làm dần từ BA nguồn, rồi choke, rồi đến chasssic...Riêng cái OPT thấy nó có nhiều vấn đề quá nên e sẽ tìm hiều từ từ.Dự đinh sẽ hoàn thành trong khoảng 3 tháng, LK e sẽ thu thập dần trong quá trình làm. Vì bắt đầu từ BA nguồn nên xin phép post luôn vào đây để khỏi tốn topic mới, nay muốn nhờ các bác tư vấn 1 vài vấn đề ạ: 1. Nên quấn những cấp điện áp nào để cho cái BA thật linh hoạt về điện áp?(dĩ nhiên là trong 1 chừng mực nào đó chứ làm gì có BA nào all in 1 đâu) 2. Các bác có kinh nghiệm gì để đếm số vòng dây chính xác thế ạ?E thì đếm đến 100 là đã gáy ro ro rồi, mà cuộn nghìn vòng chắc e ngủ lun tới sáng mất.Đếm số lớp thì e là ko chuẩn lắm vì có khi lớp này chạt tay đc nhiều vòng, lớp kia lỏng lại đc ít vòng.... 3. E thấy trong sơ đồ EL34, điện áp vào bóng nắn là 300-CT-300 VAC, nghĩa là 600VAC,mà ra chỉ có 450,còn sơ đồ nguồn cho 6V6 thì vào 550VAC ra 250VDC.Vậy cái công thức cụ tỷ nó ra làm sao(kiểu như dùng điot thì AC nhân 1.4 thì ra DC ý) và theo cách hiểu của e như thế thì có sai chỗ nào ko ạ? Thôi e hỏi thế đã, trong quá trình làm có gì e thóc mách tiếp.hehe.Cảm ơn tất cả các bác.
1. Theo em bác nên quấn vài mức điện áp trong khoảng 280VAC đến ~ 350VAC, tuy nhiên còn tùy theo bác định làm phần nguồn thế nào, i.e nắn đèn thì cần điện áp cuộn thứ cấp cao hơn... 2. Bác mua cái máy quấn dây về xài 3. Công thức nói chung đều là Vdc = 1.41Vac tuy nhiên nếu dùng đèn nắn thì sẽ có sụt áp qua đèn, cái này cần tính toán trong từng trường hợp cụ thể.
Biến áp nguồn cho Amp đèn EL34, yêu cầu như sau : - Điện vào : 220V - Điện ra : 1 cuộn 350V/ 250mA 3 cuộn 6.3V/1A ( 2 cho 2 đèn EL34 và 1 cho 2 đèn pre ) 1 cuộn5V/3A cho đèn nắn 5U4G e chưa hiểu dòng trên lắm.Theo schem thì cuộn này phải là 350-0-350V, nghía là phải có 2 cuộn 350 đúng k ạ? cuộn 350V 0.4 mm cuộn 6.5 V là 0.8 mm cuộn 5.3V là 1.2 mm 220V là 488.9 vòng 350V là 777.8 vòng 6.5V là 14.4 vòng 5.3V là 11.8 vòng Tiết diện dây như trên để quấn thì nên mua mỗi loại mấy lạng thì đủ hả bác?