Cùng nhau tự quấn biến áp nguồn

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by Rumbeng, 3/12/05.

  1. yunguyen666

    yunguyen666 Advanced Member

    Joined:
    5/7/10
    Messages:
    61
    Likes Received:
    0
    Cám ơn bác nhiều, hôm qua em có dùng bút thử điện thử trên bề mặt cục BA rồi chổ bắt ốc thấy đèn đỏ lè, không biết vậy có phải là bị rò cuộn 220 không ạ
     
  2. audiofind

    audiofind Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    605
    Likes Received:
    1
    Bút thử điện bây giờ thử chỗ nào cũng đỏ hết? lấy tay thử mới chính xác :lol: (trước khi thử dùng đống hồ VOM để thang đo cao nhất thử xem có bỉ chạm không?)
     
  3. chauny

    chauny Advanced Member

    Joined:
    30/7/10
    Messages:
    78
    Likes Received:
    0
    :arrow:
     
  4. HHK

    HHK Advanced Member

    Joined:
    5/6/10
    Messages:
    629
    Likes Received:
    81
    Location:
    Between heaven and hell
    em muốn quấn cục nguồn cho amply đèn, trong đó đốt tim là 6.3v/3A em thấy số lẻ nên hơi ngại, làm thế nào quấn chính xác 6.3v? và tất nhiên là toàn bộ công thức để tính ra được số vòng, cỡ dây...em đã tính xong, ví dụ cụ thể: 12,5 vòng, dây 1,24mm nếu điện thế đầu vào dao động khoảng 200v đến 240v thì sao? em tính quấn lên cao hẳn, ví dụ 7v chẳng hạn rồi dùng zener ghim nguồn xuống còn 6.3v có được không? (nếu không được thì tại sao) ? sai số cho phép của nguồn này là bao nhiêu? (dùng cho đèn 6p3s)
    mong các bác giúp đỡ
    kính
     
  5. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Bạn hoàn toàn có thể tính được đầu ra cuộn nung tim chính xác 6,3V, tất nhiên cần tính khi điện áp sơ cấp là 220V (đèn 6p3s hoạt động OK ở trong khoảng điện áp nung tim từ 6 -6,6V), sau khi thử tải nếu cảm thấy quá thấp hoặc quá cao có thể tính toán lại tháo ra quấn lại cho đúng yêu cầu vì cuộn này luôn quấn ở ngoài cùng, ở đây dùng zener ghim nguồn xuống còn 6.3V không được do là dòng xoay chiều và dòng lớn, ít nhất là 3A với mạch SE, 5A với mạch PP
     
  6. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica

    Cục này của em hở bác, chít em rồi. :(
     
  7. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Thực ra có thể quấn được ra chính xác 6.3V nhựng không đơn giản và bác cũng không cần thiết phải quá chính xác vì điện áp đốt tim thường chấp nhận sai số 5-10%.
    Chuyện cuộn đốt tim quấn bên ngoài hay bên trong là tùy vào người thiết kế chứ bác, khi em quấn biến áp, nếu có thể thì em thường quấn cuộn đốt tim bên trong cuộn cao áp.
     
  8. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Bác tham khảo ngược rồi bùm là phải, chỉ có thể tham khảo số liệu của lõi bé để quấn cho lõi lớn hơn mới an toàn, hay bác có thể nội suy căn cứ vào số liệu của lõi bé xem sao ?
     
  9. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Chuyện cuộn đốt tim quấn bên ngoài hay bên trong là tùy vào người thi công, còn người thiết kế đúng kỹ thuật thì các cuộn có dòng lớn phát sinh nhiều nhiệt cần phải quấn bên ngoài để dễ dàng tỏa nhiệt, việc bạn thích quấn biến áp với cuộn đốt tim bên trong cuộn cao áp nếu có thể là do ý thích và còn là khéo tay nữa :D
     
  10. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Chuyện cuộn đốt tim có dòng lớn nên tỏa nhiều nhiệt em thấy không thuyết phục lắm, theo logic của bác thì các cuộn cao áp và sơ cấp do có điện trở thuần lớn nên cũng tỏa nhiều nhiệt, mặt khác nếu quấn cuộn đốt tim phía trong thì độ dài dây dẫn nhỏ hơn nên điện trở thuần nhỏ hơn và do đó tỏa nhiệt ít hơn.
    Cuộn đốt tim cuốn phía trong (nằm giữa cuộn cao áp và sơ cấp) có điểm lợi là khi nối mass cuộn này (bà con thường làm vậy) thì cuộn đốt tim cũng có tác dụng như màng chống nhiễu.
    Không biết bác khuehn đã thử quấn cuộn đốt tim trước cuộn cao áp chưa mà nói là yêu cầu khéo tay, vì em thử quấn vài lần thì thấy không khác biệt lắm so với quấn phía ngoài, trừ việc khi tính toán cần bố trí sao cho cuộn này chiếm đầy lớp (cũng vì chuyện bố trí lớp lang này mà thường thì em quấn dây to hơn cần thiết nếu có thể, vậy là khỏi lo chuyện nóng lạnh).
    Nếu em nhớ không nhầm thì trong topic này có bác Limk nói đã từng tháo một vài cục biến áp nguồn của Đức và cũng thấy người ta quấn cuộn đốt tim phía bên trong.
     
  11. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Mình thường làm theo sách KT và theo thày dạy, thường thi công theo thứ tự như thiết kế KT mình chưa khi nào quấn Cuộn đốt tim phía trong (nằm giữa cuộn cao áp và sơ cấp) do cỡ dây thường to khó quấn thế nào cho khỏi đổ lớp và phải uốn sát tại 4 góc vuông (yêu cầu phải khéo tay) mặc dù biết có lợi điểm là khi nối mass cuộn này (bà con thường làm vậy) thì cuộn đốt tim cũng có tác dụng như màng chống nhiễu.
    Biến áp nguồn của Đức mình cũng có tháo vài cái không thấy người ta quấn cuộn đốt tim có dòng lớn nhất phía bên trong. Có trường hợp người ta quấn cuộn đốt tim phía bên trong khi có nhiều cuộn đốt tim và với cuộn này dòng nhỏ cỡ < 1A thôi. Còn sách Anh Hai, Anh Ba dạy mình quấn biến áp như trình bày ở trên.
     
  12. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Chính do chỗ bôi đỏ nên em mới hỏi bác từng thử quấn cuộn cao áp phía trong chưa :). Theo kinh nghiệm vài lần quấn biến áp của em thì:
    - Cuộn đốt tim thường chỉ chiếm 1 lớp quấn, nếu có nhiều cuộn thì mỗi lớp 1 cuộn, do đó khả năng đổ lớp (do quấn nhiều lớp) thường không cao, nhất là với biến áp có má.
    - Quấn xong cuộn sơ cấp thì các góc của cuộn dây đã khá tròn rồi, do đó không đến nỗi vuông như bác nghĩ.
    - Khi tính biến áp thường những cuộn có dòng lớn em không dùng một sợi dây dây cỡ to vì không những khó cuốn mà còn chiếm cửa sổ, em thường chập 2-3 sợi dây cỡ nhỏ, vừa dễ quấn hơn vừa dễ bố trí đầy lớp.
    Trong sách của bác khuehn khi dạy thì người ta có lý do kỹ thuật nào để giải thích tại sao nên quấn cuộn đốt tim phía bên ngoài không (ngoài chuyện tỏa nhiệt như bác đã nói)?
     
  13. ngocpham58

    ngocpham58 Advanced Member

    Joined:
    19/9/09
    Messages:
    135
    Likes Received:
    0
    Cháu tôi là nic Boy9x (đã bị khóa vì tội hỏi nhiều và hỏi khó :wink: ) vừa đọc qua topic này có nhờ tôi hỏi bác Metalhead là : Anh ui anh đã bao giờ quấn BA nguồn thứ trong sơ ngoài chưa ạ ? vì em thấy anh nói quấn trong thì trở thuần giảm bớt nên cũng giảm bớt nhiệt. Nếu quấn thế thì có lợi, hại gì so với cách quấn truyền thống sơ trong thứ ngoài không ?
    Mong các mod châm chước cho lần này
     
  14. metalhead

    metalhead Advanced Member

    Joined:
    15/2/07
    Messages:
    3.287
    Likes Received:
    29
    Về chuyện quấn sơ-thứ thì bác có thể nói với cháu bác đọc lại vài trang trước, bác Ultraline có nói về chuyện này rồi.
    Cũng để tôn trọng chữ ký của chính mình, em xin phép chỉ trả lời bác/cháu bác lần này thôi, còn bác hỏi tiếp thì em xin phép kiếu :wink:
    Mong bác châm chước cho lần này.
     
  15. ssass

    ssass Advanced Member

    Joined:
    12/8/07
    Messages:
    4.557
    Likes Received:
    94
    Em thấy cuộn đốt tim quấn ngoài vẫn tốt hơn do cỡ dây lớn . Nếu chèn vào trong thì vô tình làm tăng Rdc các cuộn cao áp .
     
  16. audiofind

    audiofind Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    605
    Likes Received:
    1
    dây to quấn bên ngoài vẫn tốt hơn vì các lý do :
    - Tỏa nhiệt tốt hơn, do vậy có thể giảm tiết diện dây xuống 1 ít.
    _ Dễ quấn hơn, do lõi tròn hơn. quấn dây to bên trong khi quấn dây nhỏ bên ngoài, nếu giấy cách điện mềm sẽ bị trượt dây, khó sắp lớp.
    _ làm cho dây quấn chặt hơn, do khi dùng lực tay ép căng dây to thì các lớp dây nhỏ cũng bên trong cũng được ép sát và chặt hơn.
    _ Giảm Điện trở thuần của các cuộn có áp cao.
    Tuy nhiên, quấn dây ít vòng bên trong thì có ưu điểm là an toàn điện hơn (ra vỏ).
    Thỉnh thoảng em vẫn thấy các hãng nước ngoài quấn dây to bên trong.
     
  17. audiofind

    audiofind Advanced Member

    Joined:
    14/4/08
    Messages:
    605
    Likes Received:
    1
    KHi tính người ta lấy chuẩn là áp nguồn 220V thôi bác, đừng lăn tăn dao động điện áp lưới làm gì. Khi bác áp dụng công thức tính ra cuộn 6.3v là số vòng lẻ 12,5 vòng thì bác làm tròn số lên 13v sau đó suy ra lại số vòng/vol của các cuộn sơ cấp, thứ cấp khác rồi quấn .
     
  18. hoangphung

    hoangphung Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    1.682
    Likes Received:
    534
    khi quấn lại nguồn cũ có lớp chống nhiễu bằng đồng. lúc tháo không để ý, giờ em quấn nó lại thành vòng tròn khép kín luôn có sao không các anh ơi.

    tính 2.18 vòng/volt mà sao để không tải 2-3 tiếng là rờ phỏng tay. hic
     
  19. khuehn

    khuehn Advanced Member

    Joined:
    12/10/06
    Messages:
    5.241
    Likes Received:
    49
    Location:
    Ha noi
    Coi như chập mạch thứ cấp, cắm điện vào là bùm xèo ! phải đệm giấy cách điện quấn để không thành vòng kín đoản mạch - tháo ra quấn lại
     
  20. SonAudio_HN

    SonAudio_HN Advanced Members

    Joined:
    11/9/10
    Messages:
    80
    Likes Received:
    64
    chào các bác .em đang có nhu cầu cần quấn 1 biến áp nguồn xuyến , bác nào biết chỗ làm chỉ giúp em với.tks
     
  21. bluemoon1974

    bluemoon1974 Advanced Member

    Joined:
    25/8/10
    Messages:
    657
    Likes Received:
    0
    Cụ hỏi bác Bình này xem sao : 0983145669
     
  22. SonAudio_HN

    SonAudio_HN Advanced Members

    Joined:
    11/9/10
    Messages:
    80
    Likes Received:
    64
    Cụ hỏi bác Bình này xem sao : 0983145669

    Em đã liên hệ với bác Bình .tks bác nhiều
     
  23. hoangphung

    hoangphung Advanced Member

    Joined:
    2/12/09
    Messages:
    1.682
    Likes Received:
    534
    cho em hỏi chút là biến thế xuyến bọc đồng chống nhiễu kiểu gì và có cần thiết không?

    biến thế có từ trường mạnh quá làm rung cái CTR nhức mắt có cách gì khắc phục được không hay phải đổi LCD. (để cách nhau 7 tất mà không ăn thua.)

    cám ơn anh em, khuya rồi hỏi ít thôi :D
     
  24. SonAudio_HN

    SonAudio_HN Advanced Members

    Joined:
    11/9/10
    Messages:
    80
    Likes Received:
    64
    bác làm cái chụp bằng kim loại như củ loa center là hết.
     
  25. tda7294-MO

    tda7294-MO Advanced Member

    Joined:
    16/3/09
    Messages:
    121
    Likes Received:
    2
    Em có 1 cục xuyến tháo từ ampli Denon. Em tính lắp cho LM3886, nhưng điện áp ra của nó quá cao cho nên phải quấn lại hoặc tháo bớt dây. Nhưng khổ một nỗi là họ quấn kĩ quá, bên ngoài cục BA bị bọc kín, nghe nói là bột đá trộn nhựa thông (!!...). Các bác ơi có cách gì mà phá thủng cái lớp "bê tông" đó mà không làm tổn hại đến em nó không? :?:
     

Share This Page

Loading...