Cuối cùng thì cái B/A đầu tay cũng đã vượt qua giai đoạn khó nhất, công đoạn quấn dây đã hoàn tất. Hy vọng không bị sai sót gì trong khi quấn. To bác Rum: cái lõi vẫn còn dư chỗ, bác xem có thể thêm cuộn ra để lấy điện đốt tim cho đèn EL34, 5U4G và đèn Pre được không? Dự tính ban đầu quấn thêm 1 cái nữa nhưng " Vạn sự khởi đầu nan, mà gian nan thì bắt đầu ngán rồi" vi vậy nếu quấn chung được thì sẽ làm tiếp tới 2 cục OPT luôn cho đỡ mất thời gian..... bác thấy sao ? và đây là hình của nó :
Chúc mừng bác Nó kìa Trước khi muốn quấn thêm vài cấp điện áp cho đốt tim, thì bác xem lại khi tính toán đường kính dây đồng cuộn sơ cấp có còn chịu thêm được tải CS ra nào nữa không? Tính tổng CS các cuộn thứ cấp cộng thêm CS các cuộn sẽ quấn thêm là tính được đường kính dây đồng cuộn sơ cấp. Rồi còn diện tích lỏi Fe nữa Nếu bác đã tính rồi ,không có trừ hao gì , thì không nên quấn thêm
Ối, Bác Nó Kìa đẹp trai mà .............. khéo tay quá . Em cứ sợ sản phẩm đầu tay nên tính cho Bác hơi bị thừa . Lý do : giấy cách điện bạn mua rất mỏng do đó quấn dư chỗ . Nhìn vào hình thì em có ý kiến : 1. Dư chỗ để quấn 2 cuộn 6.4V và 1 cuộn 5.3V ( 55W ) 2. Nếu sử dụng phần cao áp dưới 500V ( chỉ 1 cuộn thứ cấp ) , không xài cuộn 200V thì công suất vẫn đủ . 3. Nói chung là dư , cứ làm . @ Quấn xong qua mình ngâm lõi lẫm Fe nha .
Vậy coi như cái B/A nguồn giải quyết xong. Tiếp tới nhờ bác tiếp tục huớng dẫn đến cái vụ quấn OPT cho EL34.( cái FE để quấn bác còn không, để lại cho em 1 cặp nhé), còn dây quấn thì dùng dây gì có phải dây d0.25 & dây d0.6 không, mua số lương bao nhiêu là vừa ...và cần mua thêm gì nữa không ? Tối nay e sẽ qua bác để nhờ bác gắn trạm và ngâm verni.
1. Phải vô Fe, cắm điện, cho có tải xem tụt ápthì mới gọi là xong . 2. Chưa vội OPT đâu , cứ ráp bằng OPT nào đó sau này thay sau, chớ vội quá !
Thưa các Bác , em muốn ngay bây giờ sẽ đi mua Fe về quấn Biến áo nguồn cho Amp EL34 PP phục vụ cho project 2006 . Ngồi chờ mạch thì chết , bác nào có thể cho em thông số biến áp được không ạ . Em cứ nghĩ như vầy : 4 bóng EL34 cho chạy khoảng 80mA, công với tầng đấu 20mA nữa thì cao áp sẽ khoảng 500mA ( dựtrữ 25% ) . Mong các Bác cho ý kiến !
Xin giới thiệu lại với các bạn bài viết của Bác Quy-li-am Beng để tham khảo ( tôi vừa nhận được tin 1 member nữa cũng sắp tự quấn sau khi có Nokia123a thử sức ) Hy vọng giúp ích chút chút cho các bạn :
Để hâm nóng chủ đề và hy vọng có chút ít thông tin cho các bạn có dự tính quấn biến áp nguồn, em xin tiếp ạ : 1. Bạn dự định tính nguồn cho Amp dùng nắn điện bằng đèn hay diod ? cái này em đã đề cập rồi : vì nắn bằng diod thì điện áp sẽ tăng cao hơn . 2. Bạn dự định quấn biến áp nguồn có tính đa dụng hay chỉ cho 1 mục đích cụ thể thôi ? vấn đề này liên quan đến việc khi quấn ta cho ra nhiều mức điện áp. 3. Quấn theo lối có điểm giữa CT thì không cho ra nhiều điện áp được ( thường là 2 thôi ), quấn không có CT thì cho ra nhiều điện áp hơn. 4. Cho ra nhiều điện áp thì với 1 biến áp nguồn ta có thể dùng cho nhiều mạch điện khác nhau ( không lẽ mình quấn 1 biến áp cho ra 280V khi muốn đổi sang mạch có mức điện áp 350V thì phải quấn cục biến áp mới :cry: :cry: ) 5. Bài tiếp em sẽ tính cụ thể cho một biến áp dùng cho Amp EL34 SE nha ! Chúc cuối tuần vui vẻ .
Làm biến áp đặt đứng hoài cũng ...ngán , làm hộp hoài cũng nhàm . Biến áp mới nàu em quyết định cho nó nằm . Hôm nọ nhờ người bạn hỏi Hãng HùngLoa nhượng lại cho cái nắp chụp nhưng bất thành ( chắc họ muốn độc quyền và sợ mình làm cái gì bậy bạ - thiệt ra mình mà có thì cũng xóa mark của họ cho ổn chớ ) , vậy là phải tính phương án khác . Xin mời các Bác đón xem hồi kết của nó nha !
Đúng là bác rumbeng là kế toán có khác, làm quả tính toán hay ghê, các bác khác muốn tính cứ down cái bảng này của bác RUm về là tự nhiên sẽ có đủ cả. Như trên bảng tính thì thứ cấp sẽ có 320~0 0.18A, cái này có đủ dùng cho cả 2 kênh ko ạ, Em hỏi thêm là 0~320 0.18A cả 320~0~320 mỗi cái 0.1A thì cái nào có ưu điểm hơn. 6.35V 2A x 3 :là 0~6.35 2A đốt cho 2 chú 6SN7; còn 0~6.35 x 2 thì mỗi chú đốt riêng cho từng 6C4C. 5.45 3.45A đốt cho 5U4G. thế còn 35 V 0.18A để làm gì nhỉ ạ ?
Quấn 320V mà có CT làm gì ? em chỉ quấn nguồn đơn và tốn thêm 1K cho 2 chú diod là OK Quấn có CT tốn dây đồng và quan trọng hơn là tốn diện tích cửa sổ . 6C4C em nghĩ chạy khoảng 65mA , vậy là còn 25mA cho đèn pre , chưa tính nhưng em nghĩ sẽ đủ ( thật ra dây 0.3mm ở nhà còn sẵn ) Trong thực tế cao áp sẽ là : 0-280-300-330 V để tha hồ mà mod , chạy nặng chạy nhẹ 35V để sau này bác Hungnhem hứng nên thì nắn nó thành 45V mà chơi fixed bias Biến áp VN sx được ưu điểm vậy đó !
Em thích nhất đoạn này bác ạ, nó giống mấy nguồn của Tango ghê cơ, nguồn quân sự Mỹ nhiều khi bị gò bó quá, pro làm sao được bằng!
À quên, Hungnhem chú ý : Khi mà ta kiếm cái điện trở 750Ohm khó quá , ta chuyển sang fixed bias thì đỡ lắm đó Vậy có khi cao áp sẽ là : 0-240-270-300 thì thú vị hơn .
Em có thắc mắc xin hỏi các bác : - Nguồn quấn có CT và không CT nhưng khi nắn bổ sung thêm 2 diod thì có gì khác nhau ? - Nguồn được quấn bằng Fe tốt thì số vòng trên vôn giảm, với 1 cỡ Fe nhất định sẽ quấn được áp cao hơn , nhưng nếu ý trên như nhau thì đơn giản là ta chỉ dùng Fe trung bình thì vẫn có áp tương tự . - Mua Fe tốt thì mua Fe của biến áp QS Mỹ cũ, nhưng nó là Fe có kích cỡ không chuẩn với phụ kiện là đai nẹp và lõi đi kèm , phải tốn công đục tháo cẩn thận, làm vệ sinh ... vậy có đáng tốn công sức không ? Xin mời các Bác góp ý !
Sơ cấp : dây 0.53-0.55 488 vòng Thứ cấp : dây 0.25mm ( 120mA ) 500 vòng chập dây đôi - 75mA quấn không nổi đâu vì dây nhỏ lắm. Mới quấn thì không ra gió vội 6.75V thì dây 1.5mm 15 vòng ( còn muốn 6.5V thì 2 đầu 2 bên lõi 14.5 vòng ) 5.4V thì dây 1.5mm 12 vòng( còn muốn 5.2 V thì 2 đầu 2 bên lõi 11.5 vòng )- không nên quấn 5V - tụt đó . Fe 36 dày 6 cm ( đã mua rồi )
Thưa các bạn ! Trưa nay nhân lúc Rùm tôi mải mê gặm khúc bánh mì tại Cà phê Dung, thì 1 gã công tử Bạc Liêu tiến tới tấn công em bất ngờ : Ê, quấn cho tui 1 biến áp cho Ampli 300B SE ! Thông số như sau : 360-0-360 ( 200mA ) 0-5-7 V ( 2A ) 2 cuộn để thích thì tui chơi AC, không thích thì tui chơi DC 5V ( 3A ) 2 cuộn để chơi 2 đèn nắn :cry: 0-6.3V ( 2A ) 1 cuộn nói 1 tràng xong, Rùm tôi chưa kịp hoàn hồn thì gã tiếp : Coi như là OK ha ! và lặn mất tiêu giữa 1 tập hợp đáng kể các thành viên VNAV đang "họp" chia đĩa "Quangminh01" và "Chat với TDA" Choáng vì chưa quấn cao áp có CT mà điện áp cao bao giờ , cả buổi chiều Rùm tôi như người mộng du, "ra ngẩn vào ngơ", bây giờ sau khi cơm nước đàng hoàng mới kịp lên đây cầu cứu các bậc đại ca : 1. Rùm tôi xưa nay học mót nên "cứ thế mà làm" nên gặp cái gì mới , liên quan đến phạm trù lý thuyết thì ... ngọng ngịu. Với thói quen quấn từng lớp có bọc lớp giấy dầu cách điện nên Rùm tôi nhận thấy : QUẤN VỚI FE 38 QUÂN SỰ LÀ BẤT KHẢ THI . Lý do tại sao nhỉ ? có thể là hỗn hợp các nguyên nhân sau 2. Biết gã " Công tử Bạc Liêu " này rồi nên những thông số mà chả nói thì ... đừng hòng ăn gian. Công thêm tính lo xa của em nữa nên dây sơ cấp phải dùng cỡ 0.65mm. Cao áp thì gã này chạy 80mA cho mỗi bóng rồi , 20mA còn lại để "bo" cho mấy chú đèn đầu, vậy là phải đi tong dây 0.32mm cho cao áp ( Rùm tui mà làm dối quấn dây 0.3mm#180mA cho nó rẻ tiền dây đồng thì chắc có ngày bị cào nhà quá ) 3. 2 cuộn đốt tim cho 300B, gã này chơi kiểu AC-DC Universal thì em phải sao cho vẹn cả đôi đường, thôi đành 2A vậy ( dây 1mm ) 4. Mấy món còn lại thì phải 3A , dùng dây 1.2mm rồi , Tính một hồi : nếu dùng Fe 38 thì không còn dư 1 dem nào ( mà mình chứ phải máy đâu mà không sai sót ) -> vậy là không khả thi. ( Nhưng với một số bác thợ tay nghề cao và quấn không dùng giấy lót thì có thể .... cái này chỉ có các bác đó mới phát biểu được ) Túm cái váy lại: dùng Fe 40 dày 5cm . Rùm tôi lại lăn tăn 1. Quấn hết 360V thứ cấp , rồi quấn 360V tiếp -> khà khà, cái này dễ quấn, số vòng bằng nhau nhưng độ dài 2 sợi khác nhau ( thật ra quấn kiểu chập dây mà có 2 cấp điện áp ra kiểu như 360-320-0-320-360 thì 40V 2 đầu cũng lệch độ dài là cái chắc ) :roll: 2. Chia lõi để quấn , cách này lý thuyết thì tốt nhưng lấy cái gì để chia, lại choáng cửa sổ nữa ... muôn vàn khó khăn. 3. Chập dây đôi quấn ( hình như các bác thường làm ) , nhưng như vậy thì khó lót giấy lót, lớp nọ xọ lớp kia, khó kiểm soát độ song song của vàng dây-> tốn thể tích, không chặt, dễ rung FE . Chấp tay cầu cứu các cao thủ , cho em một lời khuyên ạ ! À, cái gã này có nhã ý nói em quấn cuộn sơ cấp có thể xài điện 110V lẫn 220V ( giống như một topic ở diễn đàn nào đó ) , em phán ngay: Quên đi . Vì sao vậy ? - Em chỉ nghĩ đơn giản : nội như gã đó nói thì đầu ra dây đã cỡ 15 rồi , đất chật người đông . - Nếu làm như vậy thì cỡ dây quấn 110V phải có điện tích gấp đôi ( đường kính gấp 1.4 ( vậy là dây 0.9mm ) :cry: :cry: , cửa sổ nào mà quấn . còn nếu không tăng cỡ dây thì khi cắm điện vào, có tải thì .... em không biết chuyện gì xảy ra :twisted: :x :evil: - Mặt khác , cái lõi Fe của em và dây đồng quấn 110V có đủ tốt để gánh không ?? Em xin hết và mời các bác tham gia ạ !
Theo em thì em sẽ làm theo cái bảng tính toán đính kèm, tính toán theo kiểu này có vẻ hơi dư nhưng chắc ăn (lưu ý thực tế sẽ có 2 cuộn 0-5V-7V, trong hình chỉ có 1). - Cuộn 220V chia thành 2 cuộn, mỗi cuộn 110V, khi nào xài 220V thì nối tiếp, khi nào xài 110V thì nối song song, khỏi lăn tăn về cỡ dây. - Nên xài FE UPS cũ.