dạ vâng Tại em ko có nhà , đến tận gần tối mới về . Để tối nay em về em đo kích thước chính xác rồi cung cấp . Mong các bác chỉ giúp ^^
Đo lại đi chính xác vào, cái này nếu tôi không nhầm thì kích thước nó như sau: 105mm x55mm, Fe 35mm. Các yêu cấu: Cung cấp năng lượng cho 2 đôi tranzitor thì quá thừa, nhưng nếu cần công suất 300W thì thiếu to, biến áp này cỡ 205W thôi. Biến áp này ở trong UPS loại Upselec ghi là 1000VA nhưng chỉ hoạt động ở chế độ xung vài phút thôi. Tận dụng sơ cấp cũng được nhưng vì nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của UPS nó hơi khác nên dây sơ cấp nhỏ hơn khi tính toán một biến áp điện lực thông thường trên cái loại có công xuất như thế này ( bình thường biến áp này nạp ac quy, khi mất điện tự động chuyển trạng thái biến đổi dạng điện năng từ một chiều 2 Acquy 12V = 24v thành xoay chiều 50Hz có điện áp 220V trong ít phút để lưu dữ liệu và tắt máy tính, chống xốc cho đĩa cứng cũng như các mạch điện khác. Và biến này chuyển thành biến áp ra 220V ).
Phù trời mưa lại còn tắc đường nữa giờ mới bò về tới nhà Em đo kích thước. Đúng như bác nói ko sai 1 tí nào . Lõi Fe là 35mm ko sai 1 tí nào luôn Bác phán chuẩn ko sai 1 tẹo nào @@. Mà bác cho em hỏi thêm . Mấy cái biến áp ở chợ giời 30 - 0 - 30 nó ghi 10 A nhưng chả biết công suất thật sự là bao nhiêu nhỉ các bác ?. Đồng hồ vạn năng của em đo max dòng đc 2,5 A nên ko đủ tuổi để đo xem em nó max công suất đạt mức bao nhiêu
Đây là diễn đàn DIY. Không phải dùng đồ chợ mới đúng là tinh thần DIY. Vừa chơi, vừa nghiên cứu, vừa học thì mới mau tiến bộ. Cái biến áp đấy ( Cái của UPS đang bàn về nó ) thừa sức cung cấp cho hai đôi thậm chí có thể gấp đôi số đấy nhưng tuỳ khai thác theo chế độ nào mà thôi. Không ai đo kiểm dòng điện như thế, nếu đo như vậy thì đồng hồ sẽ có chủ nhân mới là " ông Cống " đấy.
Không đo trực tiếp, dùng các phương pháp đã có giới thiệu ở môn vật lý cấp 3 phổ thông để tính toán. Nếu có dụng cụ đo như thước cặp, panme đo đường kính dây sau đó tra bảng sẽ biết tương đối về cường độ cuộn dây đó cung cấp được dòng điện là bao nhiêu ( các đầu dây ra vẫn có thể đo được bằng thước cặp ).
Đúng rồi. Cái bảng đấy, rất là dễ. Quấn cọt các biến thế còn tính thêm như sau cho nó chắc ăn: Pmax bên thứ cấp bao giờ cũng nhỏ hơn Pmax bên sơ cấp, vì hiệu suất biến áp chỉ khoảng hơn 80% mà thôi.
chào các bác. em cũng dây máu ăn phần tý. việc đo điện áp thì đơn giản rồi - ai cũng biết, việc đo dòng điện thì: - Với dòng điện thiêu thụ của một thiết bị bình thường thì chúng ta chỉ cần kẹp đồng hồ vào đo là được (đồng hồ đo A có niều loại lắm nhé, loại đo trực tiếp, loại đo kẹp, có bác dùng điện trở công suất lớn rồi mắc nối tiếp với thiết bị cần đo và đo vol trên điện trở này và tính ra ampe cũng được, đấy chính là loại đo trực tiếp nhưng điện trở này phải thật nhỏ, chỉ tính bằng mohm mới chính xác nhé) - Với cách tìm dòng điện max cho một biếp áp thì lại không đơn giản như vậy, muốn làm được điều này các bác phải có một điện áp đầu vào chuẩn không biến thiên nhiều trong lúc đo, điều này để có điện áp đầu ra chuẩn, sau đó các bác phải có một tải giả (tải nhiệt để sos phi = 1) khi này chúng ta mắc vào mạch đo xem dòng điện là bao nhiêu, sau đó điều chỉnh giá trị điện trở của tải giải này cho đến khi điện áp bắt đầu bị sụt áp, và khi đó ta phải xác định được lượng cho phép sụt áp tối đa (trong khi điện áp đầu vào cũng sụt áp trong giá trị cho phép), tại thời điểm này thì dòng điện là bao nhiêu thì đấy chính là dòng điện Max tiêu chuẩn của biến áp. em có vài ý như vậy có gì sai mong các bác chỉ tiếp. bác nào thích đo mang lên nhà em, nhà em có đủ các thiết bị này, hihi
Điện áp 220 VAC của chính mạng điện trong gia đình nói chung đáp ứng tốt yêu cầu này. Dùng vôn kế đo điện áp trên cuộn thứ cấp; khi chưa có tải thì điện áp này là lớn nhất; khi có tải thì điện áp này sẽ nhỏ hơn, đồng thời khi điện trở tải giảm dần thì dòng thứ cấp tăng dần và điện áp thứ cấp giảm dần; không thể xác định được khi nào điện áp thứ cấp bắt đầu bị giảm và vì thế cũng không thể xác định được công suất tiêu chuẩn của biến áp bằng cách đo này.
Với cách này của em thì khi xác định điện áp bắt đầu sụt ap là khi điện áp thấp hơn giá trị danh định của biến áp, ví dụ đầu ra của nó là 12vac, thì khi không có tải nó có thể lên 14v... nhưng khi có tải nếu vẫn đủ dòng thì nó vẫn cao hơn, nhưng khi quá tải thì nó sẽ bị sụt áp ngay. Bác có cách nào đo khác không? em thực hiện liền, nhà em máy đo điện trở đến vài phần nghìn ohm em cũng có, đồng hồ đo đến một phần nghìn vol em cũng có.
Em thấy công thức của bác Rumg khá ổn ròi chả hiểu các bác tính toán cao siêu gì nữa, tốt nhất các bác cứ quấn fe to hơn, dây to hơn cho đỡ mệt. Học hành nghiên cứu chế tạo đâu mà cần tính toán chi ly thế hả các bác ...Nặng về lý thuyết vào trường bách khoa hỏi mấy thày thế là xong....
Chào cả nhà. Em vừa mới quấn xong cục biến áp có những cấp điện áp sau: - vào 110 + 110 = 220v cơ dây 1,7 - Ra : 100v dây 1,7 và 220v, dây 1,2 ( 2 cuộn này độc lập nhau hoàn toàn) Giữa các lớp dây đều có giấy bìa cách điện rất dầy, giữa các cấp điện áp đều có màn chắn tĩnh điện. Em quấn rất cẩn thận, quấn bằng máy rải dây rất đều, rất chặt và dải dây theo từng lớp. Lõi fe là lõi cũ của nhật nặng 10kg, hình chữ U. Nhưng khi đóng điện thì có vấn đề sau: - Khi không tải thì dòng điện không tải là = 0,16 A. - Công suất không tải là (công suất tổn hao) = 4 W. - hệ số cosф = 0,11 Như vậy có sự lệch pha rất lớn giữa điện áp và dòng điện. (với biến áp hình tròn cũng là em quấn thì cosф = 0,8). em muốn hỏi là điều này có ảnh hưởng gì đến biến áp. Bác nào biết giải thích giúp em với ạ.
Theo tôi nghĩ biến áp kiểu gì thì bác cũng phải theo cách tính toán ở những trang đầu. Bác muốn ra điện áp 100V với A bnh? 220V với A bnh? tiết diện Fe bnh?...từ đó tính ra cỡ dây sơ,thứ...số vòng/vol...V.V và VV Vài ý tham gia cùng bác ,chúc bác thành công và post công thức và kinh nghiệm để chúng tôi theo với.
Em nghĩ khi chạy không tải thì cos phi nhỏ là đúng rồi. Biến áp xuyến bác đo được cos phi 0,8 trong điều kiện nào ah?
Đọc topic này thấy các bác giỏi quá,bái phục các cao thủ,vừa là công chức mà mỏ hàn cầm nhoay nhoáy à!
He he em vừa đo lại khi có tải thì cos phi cao lên bình thường. em thử một bóng đèn 60w thì cos phi = 0,9. Như vậy là ok rồi. còn công thức tính toán thì mình cũng như các bác thôi, có điều ở đây mình lấy cỡ dây theo ý mình thì có thể thừa công suất cũng có thế thiếu lõi fe....Cái đó chỉ lãng phí thôi chứ thực ra có bao giờ mình dùng hết công suất của nó đâu mà lo, nên có thừa có thiếu tý cũng không sao. chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ
em có tính cos phi đâu. Chẳng là em có cái đồng hồ đo công suất của hãng Hameg. khi đo nó tính cho mình cos phi luôn, (Cùng lúc nó hiện lên 3 tham số: vol, amp, cosphi) kể cả bác cắm cái sặc điện thoại vào nó cũng đo đuợc công suất (Máy này cho phép đo đến 0,1w-8kw)