Em hỏi 1 việc thế này: Cuộn thứ cấp thấy nhiều khi ghi 12-0-12 V có khi chỉ ghi 1 số không chẳng hạn 6.3 V. Khác biệt giữa 2 cái này là như thế nào (định nghĩa + cách thực hiện)?
*Em hiểu thế này chẳng biết có phải không nữa: - 12V-0-12V có nghĩa là cuộn thứ cấp này là 12V có điểm giữa (CT), hai đầu của cuộn dây đo được 24V, từ điểm giữa đo ra 1 đầu bất kỳ đo được 12V. Khi quấn được 12V ra đầu dây, quấn tiếp 12V lại ra đầu dây tiếp (Có bác còn chập đôi dây quấn cho nó cân) - Chỉ ghi 1 số chẳng hạn là 6,3V có nghĩa là cuộn thứ cấp này đo hai đầu cuộn dây được 6,3V thôi
Thanks bác đã trả lời, vậy có nghĩa là cuộn thứ cấp đấy thực chất là 24V nhưng có điểm giữa để ra 0V.
Hơ, vỡ ra 1 tí rồi. Bây h lại hỏi tiếp: Mấy miếng thép chữ E và I cần f cách điện với nhau, đúng không? Không thì sẽ bị nóng? ù? Nếu có 1 bộ BA mà tháo ra mà rỉ thì cần sơn hay đánh vecni lại? Nếu đánh thì nếu không nhét lại đc hết thì có ảnh hưởng j không?
Chỉnh lý ngay: - Mấy miếng thép E, I cần cách điện với nhau không? - Nếu thép bị rỉ có cần sơn hay vecni lại? - Nếu vecni xong mà lắp vào không hết các miếng thép thì có ảnh hưởng đến cuộn sơ cấp và thứ cấp có sẵn không? Mình thắc mắc thôi, cụ nào biết thì giúp mình với.
các bác cho em hỏi? em có cục biến thế nguồn của japan, tình hình là em muốn lấy fe ra quấn lại, nhưng keo dính quá cứng, em đập mãi mà ko lấy được tấm nào, bác nào có kinh nghiệm giúp em với? thanks.
cục nguồn này ko có hàn, nếu hàn thì đỡ khổ, nhưng đã được ngâm keo nên rất rối. đập hư vài lá rồi mà vẫn ko chịu ra
Em quấn mấy cái biến áp rồi, có vấn đề sụt áp khi có tải làm em tốn thời qian điều chỉnh điện áp cho phù hợp với yêu cầu (cho đốt tim - cao áp,...) Có cần mở topic khác nhằm chuyên vào vấn đề này không (hay là trước đây mọi người đã có thảo luận rồi?). VD: - đốt tim 6,3VAC, mọi người hay quấn lên 6,5V~6,6V, khi có tải thì xuống còn 6,2~6,4V tùy theo mạch (tải) - cao áp nắn Diode cầu 290VAC-->406VDC, EL34i cấp tải sụt áp còn 365V~370V
Em mới chỉnh sửa bài, có bổ sung ví dụ. Cũng may là em trừ hao tí quấn dự phòng (biến áp hãng yêu cầu 275VAC) --> em quấn 280V và 290V, đồng ý là cuộn Choke cũng có trở kháng gây sụt áp.
Thì đúng rồi, bản thân cái cuộn đốt tim nó cũng có điện trở, nên khi có tải thì ít nhiều nó cũng gây sụt áp. Chưa kể có thể điện áp đầu vào biến động thì 6,3v có thể xuống 6,2, 6,1 v khi chưa tải như thường. Riêng về cuộn cao áp thì có trở thuần tương đối lớn, do đó khi có tải nó cũng gây sụt áp, cụ thử kẹp đồng hồ đo xem điện trở thuần cuộn cao áp là bao nhiêu. Tốt nhất cao ap cụ nên dùng dây chịu tải gấp 1,5 lần so với dòng cần tải. Kiếm lõi Fe loại tốt để giảm số vòng dây -> giảm điện trở thuần -> giảm sụt áp. Ngoài ra choke của bạn cũng nên dùng dòng tải tương tự như cao áp. Nếu bạn chơi EL34 pp thì nắn điện chơi bóng nắn có dòng khỏe hơn tổng dòng của cả amp, như vậy là đỡ sụt áp rồi. Có thể làm nhiều đầu ra cao ap ví dụ: 290, 310, 320 để điều chỉnh điện áp cho chủ động, cái này nhiều người làm rồi.
VD nhé: Giờ em đang định quấn cục biến áp gồm: - cao áp xxxVolt - đốt tim 12,6VAC để đốt tim cho 04 bóng đấu // (0.35mA/bóng), tổng cộng 1,4A, em tính quấn dây 1,5A và 2A thì sẽ sụt áp ra sao? Và nếu chuyển sang đốt tim DC dùng diode cầu 12,6*1.4=17.64VDC, sẽ bị sụt áp còn bao nhiêu nếu dây đồng dùng loại 1,5A và 2A? Như vậy cho an toàn, tiết kiệm điện trở giảm áp, giảm IC ổn áp.
Bản thân mấy cái đèn nó cũng cho phép sai số đốt tim nên cụ không cần phải quá quan tâm đến nó. Cao áp thì như em nói cụ cho ra nhiều điện áp là xong. Nói chung đèn nó không cần đòi hỏi chính xác cao đâu, làm chính xác như bán dẫn thì e là không thể.
Bác lên chia làm 2 cuộn đốt tim thì hơn.... chơi cỡ dây 1-1,5mm tha hồ mà sụt áp sẽ thấp , bac cứ đo điện trở thuần của cuộn nhân với dòng đốt tim thì nó sé sụt áp gần như thế có thể sụt nhiều hơn tý.....hihi vì nó còn phụ thuôc vào công suất máy biến áp của bác có khỏe không. Bác dùng công thức tính bác rum post lên chính xác tương đối.
Cao áp ra nhiều mức điện áp không ngại, dễ sử dụng. Riêng phần đốt tim, specs cho phép +-5% hoặc +-10% Với 6.3V: AE dùng 6.6V/6.3V ~5% Nếu 12.6V tăng 5% là 13.2V Nếu 12.6V AC nắn cầu thành 17.8VDC , vượt hơn 10% đến 4volt chưa trừ sụt áp! @caoan: do cửa sổ FE có giới hạn (sít sao lắm rồi), nên chỉ có thể dùng 01 cuộn đốt tim thôi
Các bác cho em hỏi: Em kiếm đc Fe xám đen, dày 0.5mm rã ra trong cục tích điện, loại này khi tính quấn nguồn thì áp dụng hệ số từ thẩm bao nhiêu thì phù hợp ạ? Vì chỉ kiếm đc Fe, chứ nếu có cả lõi thì rã ra đếm số vòng/volt của biến áp thì cũng lò mò tính ra được hệ số này. Em hay tính Hệ số 48 cho Fe trắng ngoài chợ, không biết với Fe xám đen này, có hạ hệ số này xuống đc ko, để tiết kiệm cửa sổ, dây đồng, và khai thác tối ưu chất lượng của Fe? Nhân tiện cho em hỏi thêm, với Fe rã trong các cục nguồn của amply Nhật bãi, cũng Fe xám đen, mùi hắc hắc, thì hệ số này tầm bao nhiêu là đẹp? Vì em kiếm đc toàn Fe người ta đã chặt ra, đồng 1 đằng, Fe 1 đằng, chỉ mua Fe thôi nên chưa biết hệ số bao nhiêu mà mần. Áp hệ số 48 vào như Fe trắng ngoài chợ, xót ruột vì ... số vòng dây nhiều, cửa sổ hẹp đi
hum qua em cũng đi đồng nát gặp một đông nguồn của amply nhật bãi fe sám hàn EI đa số lưỡi 32 có 1hai chú lỡi 36 mà hỏi mua thì là giá dồng lành 250k đến 270k trên cục theo các cụ giá đó muc dc không !
Hồi chân ướt chân ráo lần mò DIY ,gặp bác Mit chỉ cho cách quấn BA nguồn fe chợ cũng chỉ áp hệ số 39 vậy mừ vẫn ngon ko sao cả. Bác có thể ngâm cứu...
Hic, em quấn nguồn, dùng Fe rã trong cục tích điện UPS, lấy hệ số Fe 48, quấn biến áp chạy ở công suất khoảng 160-200W, trên Fe 3,6x6 = 21,6cm2, mà sao chạy đc khoảng 1 tiếng là cục nguồn nóng khủng khiếp, sờ tay nghe nóng rát? Hay em để hệ số cao quá, nó tổn hao nhiều quá gây nóng vậy?