Bác chịu khó đọc phần lý thuyết đèn điện tử, cùng nhau tự quấn biến áp nguồn, xưởng chế tác hoặc biến thế opt dể ẹc thật kỷ để hiễu được cấu tạo và nhiệm vụ của mỗi linh kiện trong mạch ampli đèn . Phần thực hành bác hảy chọn mạch mà mọi người đã làm tốt hoặc bản clone (sao chép) đả làm tốt mà bám sát theo . Có gì không hiểu hỏi ngay trong topic đó . VD: trong topic el84 pp đơn giản đang có đợt mới bo pcb tái khởi động, bác thử xem củng dể làm vì là bo pcb thiết kế sẵn chỉ hàn linh kiện lên thôi . Về phần linh kiện bác có thể đặt mua ở các shop hoặc hỏi ae trong forum ai dư nhượng lại , cho . Theo ý kiến em bác nên thử amlpi pushpull trước tuy nhiều linh kiện hơn ampli singel end nhưng dể kéo loa hơn và âm thanh có thể chấp nhận với ae mới tập làm với linh kiện bình thường dễ tìm, giá hợp lý (trong forum thường gọi là ngon bổ rẻ). Amp se coi đơn giản nhưng phải có tay nghề cao và phải chọn mạch với linh kiện tốt + loa xịn độ nhạy cao mới nghe hay được . Nếu không khi làm xong nghe dở quá sẽ dể nản lòng hoặc đòi nâng cấp linh kiện tùm lum . Vài lời gửi bác, em cũng là newbei mới tham gia diễn đàn nhưng em đả đọc và học trong này vụ đèn đóm từ nhiều năm trước . Thân .
Theo em bác nên ráp cái pre đèn trước, ghép với ampli bán dẫn để cảm nhận chất đèn như thế nào. Ráp pre đèn nếu kg cầu kỳ thì đơn giản, dễ làm, linh kiện tối giản mà thành công cao. Nên ráp point to point để cảm nhận được cách làm việc của mạch hay hơn là ráp theo board nhiều khi ráp rồi hát rất hay mà kg biết tại sao Có gì bac alo em 0918532120 nếu gặp khó khăn hoặc chưa tự tin để cắm điện. Thân chào!
đã gọi cho bac. e xin cam on bac Superfarmer. bác gửi dùm e cái mạch chi tiet nhe. mail e: manhbua@yahoo.com
dạ, ko phải đâu bác à, nick đó gắn bó với e cả gần 20 năm rồi. Hồi e còn đi học phổ thông, cô giáo nói e ko nghe, e lại lười học, ngang bướng, bẩn bẩn, chí phèo... nên bạn bè gọi e là thằng bựa, tên e là Mạnh nên e ghép là Mạnh bựa và nick là manhbua. Nó thế đấy bác à, nhưng giờ e hết rồi, là một ng tốt, lịch sự....
Theo em, nếu chỉ làm 1 cái để nghe rồi nghỉ luôn, thì với người DIY amply tube lần đầu, và cũng là lần cuối (vì lý do gì đó, chẳng hạn ... ngân sách của vợ rót xuống đc chừng đấy :evil: ) có thể làm theo bo PCB, về chỉ cần hàn linh kiện, đấu dây, cho nó khoẻ. Nhưng nếu còn ham DIY dài dài, và muốn tìm hiều về tube, cách DIY tube, và nhất là muốn từ từ làm vài con Pre, amp (từ SE đến PP, từ đốt gián tiếp đến đốt trực tiếp, từ pop, rock đến jazz, vocal ...) thì theo em nên tự mua linh kiện, tự chế PSU, OPT, choke (nếu có thời gian và muốn trải nghiệm cái món tung tăng trên từng vòng dây) hoặc có khói có lửa, chơi đồ hãng cái vụ PSU, OPT thì càng khoẻ :lol: và ... bắt tay vào vừa đọc lý thuyết, vừa nhìn mạch, vừa lọ mọ hàn hàn chọt chọt. Và em xin có thêm 1 góp ý nho nhỏ cho bác Mạnh búa theo tinh thần của bác Thânchào thía lày: Trước mắt làm con pre cho khoẻ, Nhưng sau này vẫn có thể nâng cấp lên amp sau khi vừa hít mùi đèn qua pre + pow bán dẫn, vừa lo xong vụ OPT. vậy nên: 1) Kiếm nguồn hoặc quấn nguồn: Đủ dòng, đủ áp để có thể thăng lên power amply sau này 2) Làm chassis: Thiết kế chassis, khoan, cắt, đục ... sao cho ban đầu chỉ lắp pre, nhưng sau đó có thể dùng để lắp amp 3) Mua bóng và linh kiện: Mua đủ bóng cho amp, dùng 1 trong số đó làm pre 4) Quấn chocke: Quấn đủ dòng cho amp (đủ dòng cho amp tất nhiên dư sức cho vài con pre :lol: ) Nếu bác có loa độ nhạy kha khá, tầm từ 93dB trở lên, thì bác có thể làm SE. SE với PP thì PP phức tạp hơn, khó hơn đối với người mới làm lần đầu. Nhất là cái vụ .... quấn OPT, đấu xen kẽ hoặc đấu chéo cuộn sơ cấp. Tầm 4 triệu, chắc quấn thôi, chứ thuê quấn hay mua đồ hãng chắc phải xin vợ thêm từng đó nữa
Dạ. Cho e hỏi làm sao để biết dc các thông số của từng loại bóng (đốt tim, cao áp, ampe...), ưu, nhược điểm, chất âm, cách phân biệt đâu là bóng nắn, bóng pre, bóng công suất. Sự phối ghép của bóng nắn, bóng pre và bóng công suất (có khuôn mẫu ko hay thích ghép sao cũng dc)..., giống như là thịt chó phải có mắm tôm+sả+riêng..., nhưng cũng có người ăn thịt chó + nắm nước + chuối xanh....
Câu hỏi này em xin trả lời như sau: - Thông số từng loại bóng, đốt tim, cao áp, ampe thì lên Google gõ vào tên đèn + datasheet lả ra. Ví dụ đèn EF86 thì gõ từ khoá EF86 datasheet là ra. Trong datasheet sẽ có luôn chú thích chức năng của đèn là loại đèn gì (nắn DC hay pre hoặc dùng cho công suất), vị trí sử dụng từng chân của đèn. Còn muốn biết đèn tương đương hoặc thay thế cho nhau (vì mỗi hãng có mỗi kiểu đặt tên đèn khác nhau) thì gõ tên đèn + equivalent hoặc replacement. Ví dụ 6sn7 equivalent là ra 6h8c...... - Còn bóng đèn này cho âm thanh hay hơn đèn khác thì tự tìm hiểu bài viết, kinh nghiệm thực tế là ra. - Về khuôn mẫu phối ghép thì nên hiểu là bóng công suất cần bóng pre này chứ kg phải bóng pre này cần bóng công suất kia, vì mỗi loại bóng công suất thì cần phải có bóng pre phù hợp đủ sức cung cấp cho nó mới hoạt động tốt nhất. Riêng việc ráp pre độc lập thì nên lựa bóng sao cho có trở kháng đầu ra phù hợp với trở kháng vào cái ampli phối ghép và chất âm đặc thù của từng bóng phù hợp với gu nhạc của mình. - Còn về đèn nắn thì lựa đèn nắn có đủ Ampe cho mạch, vậy thôi. Vì mỗi loại đèn nắn được thiết kế có dòng ampe khác nhau, nếu toàn mạch sử dụng dòng ampe nhỏ thì lựa đèn nắn nhỏ (lớn hơn cũng được nhưng phí). Thân chào!
Cảm ơn bác. Đúng là kiến thức vô hạn, mà đầu mình lại có hạn. Ko biết khi nào mới giỏi dc như bác đây./.
Làm nghề như bác thường tiếp xúc gặp gỡ tụi Tây, Trường Đại học, Báo chí......nhiều nên chắc Ngoại ngữ bác tốt. Cố gắng đọc tài liệu nước ngoài lẫn trong nước sẽ mau thấm thôi Thân chào!
Bác manhbua, Nếu bác muốn DIY cái amply để nó hát chỉ vì đam mê DIY thì ok. Nếu vì mục đích hybăt vọng nó hay hơn đồ hãng thì cực kỳ tốn kém đó. Ít nhất là bác phải có đầu CD và cặp loa chất lượng khá để còn test cái amply bác làm ra. Nếu không thì chẳng biết cái amply của mình nó hát hay hay dở ẹc là tại loa, đầu CD hay chính bản thân nó nữa. Em lao đầu vào DIY amply khi mà chưa có đầu CD và Loa nên rất vất vả. Bác nên kiếm một bộ khá chút - tầm 15 triệu rồi diy bác ạ.
Hờ hờ, cái khoản đó lo kí rì chứ? Nếu chưa có bộ tham chiếu cho ngoong thì mang đi chỗ nào có hàng khủng để tham chiếu :lol: Đồ nhà em toàn đồ cỏ, rơm với rạ (cộộc tóóc :lol: ), em mần xong thỉnh thoảng è cổ vác sang nhà 1 ông anh toàn hàng khủng để tham chiếu (loa JBL, Atec, Tannoy; CDP Wadia, Esoteric, pre Mc Intosh, pow Leben, Mc, Thi van ....) Nói chung là ko thiếu gì cách để test, để tham chiếu. Ko cứ là mình phải è cổ mua rồi mới DIY. Quan trọng nhất vẫn là cái đam mê Biết đâu được, DIY xong, vác đi test, tham chiếu, thấy đồ mình mần cũng ko đến nỗi tệ, mà về nhà nghe trên bộ loa đài ở nhà thì ... dở tệ, lại có thêm động lực để ... kiếm tiền sắm đồ ngon ngon chút :mrgreen:
Tham chiếu, đo đạc, nghe test để biết hay, biết dở sẽ giúp ích trong DIY Bác ko vui nhưng em thì khác, em thấy rút thêm đc xíu kinh nghiệm, lần sau DIY tốt hơn lần trước là em vui :lol:
Các bác diy để lấy niềm vui, còn em mỗi lần có dự án phải chốn chui chốn nhủi để kg ai biết mình đang diy, nếu biết em đang diy thì xách gói đi bụi luôn vì nhà giờ rác tụ, trở nhiều hơn vựa ve chai Thân chào!
E đồng ý với quan điểm của bác rock0em_h_x. Cứ diy rồi tính sau. E đag kiếm linh kiện + học kiến thức để diy cái pre của bác superfamer, có bác superfamer hỗ trợ chắc thành công.
Chào bác Superfamer.Cuối năm nhà nôg bận quá, nên tiến độ thi công của e hơi bị chậm. Mog các bác thông cảm. 2 ngày nghỉ e đi ve chai kiếm đc ít này, xin ý kiến của bác.
Nếu ve chai thì nhớ tụ phải Elna Cerafine (thoát cathode, có nhiều trong board đầu băng VHS), Rubycon, Matsushita Panasonic (lọc nguồn) có nhiều trong board TV. Thân chào!