Nguồn hay Xuất âm cũng chỉ là cục biến áp thôi mà bác. Quấn ít vòng hay nhiều vòng tất nhiên là phụ thuộc nhiều thứ: số volt AC cần lấy, tần số f bao nhiêu, rồi tiết diện lõi bao nhiêu, hệ số từ thẩm Bmax của fe nữa. Nếu cục OPT Tamura của bác thiết kế cho VAC thấp, Bmax fe lớn (fe) tốt thì ít vòng so với fe thường mà anh e mình diy cũng đâu có j lạ? Nếu biết được Bmax của fe thì khỏe rồi. Còn ko thì bác chủ nên làm theo cách các cụ GVteam mần, quấn 1000 vòng rồi đo L, sau đó tính ngược lại. Tất nhiên là tương đối thôi. Diy mà
Nhất trí với cụ Rock, quấn xong một mớ vòng rồi đo sơ bộ để suy tính tiếp là ổn nhất, lý thuyết tùm lum nhưng mà làm sao theo đúng hết được. Em cũng là cái loài đo xong là quấn tiếp cho nó lành cụ ạ, với một cục Fe ve chai cho trước thì làm sao biết trước được trong trái ổi nó có cái gì Cụ vinhnguyen chốt phương án sơ - thứ đi rồi anh em mới dám chém Tuy nhiên em cũng xin chia sẻ vì sao chọn lõi vuông, mặc dù em chỉ xài gần vuông thôi. Em gõ công thức cái đống đó không nổi, em chụp hình vậy. Em giả thiết hai luận cứ Luận cứ 1 - mối quan hệ chu vi và thiết diện => cùng chiều dài dây quấn thì hình vuông cho thiết diện quấn là lớn nhất. Luận cứ 2 - Độ dày lưỡi và độ xếp dày
em nhòm mà hoa cả mắt, ai chả thích chọn vuông cho đúng sách nhưng fe bé mà chọn vuông thì bé quá không đủ công suất, fe to thì cồng kềnh :mrgreen:
OPT phải đủ H, Nguồn & choke phải đủ ký đã thì mới nói đến chuyện khác. Hồi đầu em cũng loay hoay mãi nhưng sau ngộ ra về cơ bản OPT chỉ cần đúng tỷ lệ b.a với y/c mạch để phối hợp trở kháng và đủ L để đảm bảo suy hao trong khoảng người nghe -1db là đạt.
XIN CHÀO CÁC CỤ. EM ĐỌC BÀI CÁC CỤ MÀ HOA CẢ MẮT, LÙNG BÙNG LỔ TAI LUÔN RỒI :mrgreen: EM ĐỊNH LẮP THEO MẠCH SAU: OTP THÌ QUẤN THEO EM NÀY. NHƯNG E CHƯA HIỂU 2,5K....5K LÀ NHƯ NÀO ẢNH HƯỞNG NHƯ NÀO HOẶC SAU PHẢI QUẤN 2,5K HOẶC 5K, HAI LOẠI NÀY KHÁC NHAU NHƯ NÀO? MONG CÁC BÁC HƯỚNG DẪN . THANKS!
À..dịch nôm na là lão ja đi đường đã gặp được em Lý mặt váy nên lão ấy chỉ thấy được có nửa...chưa được nhìn trọn cặp giò :lol: PS: Cho em quánh dấu phát ngâm cứu dần dần....
@ cụ vinhnguyen79 Trước khi nghiên cứu về cách quấn và nối dây, em nghĩ cụ nên tính được số vòng cho sơ cấp, thứ cấp. Em sẽ trình bày với cụ cách xác định số vòng dây của em, sau đó em sẽ trình bày với cụ về phương án nối dây (hoặc có thể không cần nối dây). DIY có tính gây nghiện cao, không tìm được điểm dừng, cụ có thể cân nhắc trước khi bước vào con đường này – lời khuyên chân thành đấy ạ. Tuy nhiên nếu quyết bắt đầu sự nghiệp này thì cụ cần nên có hai cái đồng hồ đo vạn năng (VOM) – một cái đồng hồ kim và một cái đồng hồ số. Đồng hồ kim để kiểm tra đồ rất tốt và rất nhanh, đồng hồ số thì nó cho kết quả chính xác hơn do nó loại bỏ được sai số đọc do người làm thí nghiệm – tuy nhiên có những thứ đồng hồ số không làm được mà đồng hồ kim làm được. Ngoài ra có một số cụ còn mua thêm đồng hồ chuyên dụng để đo Hendry (H) – giá nó chát lắm, không biết cụ có xuống sát mua chưa ? Nhưng mới bước vào đèn đóm có gì cụ có thể nhờ tiệm hoặc ai đó có để đo hộ. Hoặc nếu ở nơi thâm sơn cùng cốc nào đó, chắc cụ phải sử dụng nhưng thiết bị dễ kiếm kết hợp với kiến thức vốn có của mình vậy. Bước 1: Chọn Fe Fe của cụ không biết có phải do góc chụp hay ánh sáng không nhưng em nhìn thấy màu không quen mắt lắm, nó hơi trắng thì phải ? Không biết có phải loại Fe trắng của Hitler không ? Nhưng nếu là Fe xám thì nó nên có màu như thế này nè cụ, em tháo gông một biến áp có loại Fe này: Shop minhthanh có hàng loại Fe xám, em có lần phone thì lão nói có Fe “xám hết cỡ” - kinh thặc ! Link shop đây cụ: vnav.vn/forum/viewtopic.php?t=24566&f=35 Bước 2: Xác định số vòng Thực ra đối với mỗi loại Fe mà cụ sưu tầm được, số vòng quấn cho sơ cấp hoặc cuộn thứ cấp 8 Ω .v.v… sẽ là khác nhau, không một lõi Fe nào giống lõi Fe nào – trừ khi chúng là một cặp hoặc cùng một lô (đề). Do đó ta cần xác định số vòng cơ sở – do có nhiều thông số đặc trưng từ học mà ta không biết được. Em trình bày phương án dựa trên giả thiết cụ không có đồng hồ đo H nhé. Em sẽ trình bày không sâu vào chuyên ngành vật lý mà chỉ ở mức độ vật lý cấp 3 nhé, mỗi người một chuyên ngành mà. Và … nếu cụ có đồng hồ đo H thì ngưng ngay tại đây – không đọc nữa là vừa – mắc công Để thực hiện thí nghiệm này, cụ cần có: a) Cụ làm lõi quấn biến áp OPT (chắc cụ làm lõi 3.8*4.0) nhỉ, sau đó sử dụng dây như cụ TeaBlue đã hướng dẫn là 0.28 mm (thông thường em xài dây 0.23 mm cho 6L6 và EL34). Chúng ta tôn trọng thiết kế dây này của cụ Tea nhé là 0.28, cụ quấn thử hết một lớp – cũng theo xác định trước của cụ Trà Xanh là 140 vòng, cụ cắt dây để đó, vào Fe gông lại cho tương đối chắc chắn một tí – nó là đối tượng sẽ thí nghiệm. Em ước đoán lớp dây cụ vừa quấn đối với điện lưới của mình nó sẽ rơi vào 220 Ω đến 270 Ω nhé – giả thiết mà. b) Một biến áp ngõ ra dao động từ 12 V xoay chiều đến 18 V xoay chiều, lớn hơn cũng được nhưng em khuyên nên là trong khoảng này và càng gần 12 V càng tốt. c) Một điện trở 220 Ω (không thôi thì bao nhiêu cũng được, không dưới 100 Ω và không vượt quá 390 Ω ) có độ chính xác 1% (vạch nâu cuối cùng) nên là caddock, metal film hoặc không có thì cái loài gì cũng được tối thiểu 1W cụ nhé. Đó là bước chuẩn bị, cụ thực hiện thí nghiệm như sau: Lấy đồng hồ số cụ đo điện trở thuần của cuộn dây quấn được, gọi cái này là r Đo điện trở mà cụ chuẩn bị sẵn ở trên, gọi cái này là R’ Điện trở sẽ tham gia vào mạch điện sắp thí nghiệm sẽ là R=R’+r Mắc nối tiếp lõi dây mà cụ quấn với điện trở, như vậy điện trở lòi ra 1 đầu – em gọi là A, cuộn dây lòi ra một đầu – em gọi là C, điểm nối điện trở và cuộn dây em gọi là B. Sau đó cụ mắc đầu A và đầu C vào ngõ ra của biến áp mà em nói ở trên (12 V đến 18 V). Phương án này chỉ đo được ở các cuộn có L ở mức mH trở lên thôi nha cụ, cụ muốn đo tới mức nhỏ µH thì phải mua đồng hồ đo H, đã bỏ qua các sai số rất nhỏ về hệ số ghép tụ và các tổn hao. Ngoài ra cái đồng hồ số cụ có nên tốt tốt một tí ạ. Mạch điện gồm có : tổng điện trở thuần R=R’+r nối tiếp với cuộn cảm L. Nói miệng suông khó quá, để em chụp cái hình em vẽ tạm vậy: Cụ đo U(AB) rồi đo U(BC) rồi áp dụng công thức U(AC) = U nguồn cấp (từ 12 V đến 18 V) – đo ở hai đầu A và C U(BC) = U đo được giữa hai đầu cuộn dây. Và U(AC) ≠ U(AB) + U(BC) Ta sẽ có giản đồ vector Frésnel và Ohm’s Law cho đoạn mạch xoay chiều, sau đó cụ sẽ tính được giá trị trở kháng của cuộn dây cụ quấn được tại tần số 50 Hz là: Z(L)*Z(L) = [R*R*U(L)*U(L)]/[U*U – U(L)*U(L)] => để tính cảm kháng Z(L) tại 50 Hz thì cụ lấy căn cái phần bên phải ạ, sau đó Z(L) cho audio thì giá trị cụ vừa tính được đem chia cho 5 để tính tại 10 Hz (theo chỉ điểm của cụ Rock cho nó Hí èn). Công thức cũng có trên hình vẽ ạ, cụ nhìn trên đó nó dễ hơn. Bước 3: Xác định vòng dây cho sơ cấp và thứ cấp, kỹ thuật quấn dây Bước này thì cụ phải xong bước hai, cho em biết kết quả thí nghiệm ạ. Chờ tin của cụ
bác @ xbackarowana ơi cho e ké luôn với, cơ mà chỗ 140 vòng là cuộn thứ cấp, vậy thì phải dây 0.6mm chứ sao lại dây 0.28mm ạ
Lão wana có nền tảng toán lý tốt thật, sớm hay muộn cũng sẽ trở thành siêu nhân. Em mãi thắc mắc sao cục choke biến tần thường dùng fe hịn nhất quả đất nhưng lại quấn có vài chục vòng, nhờ cụ tính mới thấy Z nó là tỷ lệ thuận với tần số Nhưng ở đây có vấn đề nhầm lẫn về khái niệm. Tổng trở ký hiệu Z khi tính OPT là thứ được quy định bởi mạch, quận sơ nhìn thấy và phải gánh. Thường ta biết được trước hoặc tính Z ra trước rồi mới quấn hay mua OPT. Nội trở cuộn sơ là cái cụ tính trên chỉ ảnh hưởng duy nhất tới c.s b.a hay ngôn ngữ các nhà viết sách tiếng Việt gọi là suất suy hao b.a thôi ahj. Trong tàng kinh các vnav có nhiều bí kíp về OPT do các cụ trước sưu tầm và truyền lại chắc hợp khẩu vị của cụ, cụ tìm đọc thử.
@ cụ dinhcap: chưa phải là cuộn thứ cụ ạ nên không sử dụng dây như cuộn thứ, cái đó là quấn nháp để tìm ra đặc trưng từ tính của lõi tại vì mỗi chúng ta có lõi không giống nhau. @ cụ jà: cái gì mà biến áp âm tần phải tính ở tần số tầm kHz phải không ạ, suỵt ... cụ ja ném đá em sớm thế. Em đang cần vài thông số lõi của cụ vinhnguyen ạ. Với lại công thức chốt em đã cố tình bỏ qua r rất nhỏ của Z cuộn dây không thấy lão ném đá ahj
ẬY, cụ ấy mà mần SE thì tính cho 25Hz thôi. em thấy các cao thủ bảo vậy Còn bản thân em thì thấy tính cho 25Hz khỏe hơn nhiều, rất nhiều so với tính 10hz, nhất là cái khoản quấn dây :lol:
Các bác cứ từ từ chờ, bác X- Lưng đang hướng dẫn màn dạo đầu thôi , tức là test Fe có đủ tiêu chuấn quấn OPT theo yêu cầu không trong trường hợp cho các bác không có đồng hồ đo H. Sau khi có kết quả test với trở kháng OPT yêu cầu bác ấy mới tính số vòng sơ thứ và bài binh bố trận. Việc test là bắt buộc nếu không rõ nguồn cấp, em thấy cũng hay mà. Bác Xback tiếp tục đi. Fe của lão bác giới thiệu trên, thỉnh thoảng em qua nhặt vài cục về nghịch chơi. Loại lưỡi 38 dầy 65 lá mỏng 0.35 loại xám chất lượng đạt được các thông số với sơ đồ bác 79 post trên.
em xin chân thành cảm ơn các bác đặc biệt là bác wana đã nhiệt tình hướng dẫn. thú thật dự án EL34 SE với em hiện tại chưa thực hiện sớm được vì không có nhiều tg rãnh. với lại do trong tay chưa có đầy đủ đồ nghè ngoài trừ đồng hồ và mỏ hàn :mrgreen: , tay quấn cũng chưa có nên chưa thể quấn opt để thực nghiệm được... bây giờ chủ yếu là ngâm cứu trước và chuẩn bị gì được thì chuẩn bị. trước mắt cần phải tách fe ra do cho ngon cái đã do ngâm vecni cứng quá. sau đó tiến hành đổ khung quấn dây, tiếp đến là giấu tiền vợ mua tay quấn và dây đồng. dự án này dây đồng các loại mua khoảng bao nhiêug gam là đủ các bác nhể
Nếu bác định làm SE thì đừng tách rời các lá Fe. Fe này là fe choke dc nên nhà sản xuất đã ép chặt thành 2 khối E và I, để vậy làm opt SE luôn thì tốt hơn. Bác cứ chia thành 2 khối và vệ sinh là ổn
Như em đã nói ở trên, fe 38 x40 mm là quá đẹp cho 1 cục opt se el34. Giờ bằng cách nào đó, xác định sơ sơ phẩm chất lõi fe là tính ra được để quấn thôi.
Các bác ơi giúp em với, e mới quấn xong nguồn, giờ vô Fe thì lá E vs lá I cách nhau 1 khoảng k sát vào nhau không biết có ảnh hưởng gì k ạ
nếu vào ko sát FE khi cấp điện kêu, và nguồn ko đạt công suất. mà bác chụp 1 tấm với góc chụp này ko sát định được hở như nào? :roll:
@ cụ dinhcap: Em lâu lâu cũng bị lố quài, không sao đâu cụ ạ, vấn đề là chế lại cái gông. Vậy cấp áp đo thử áp ra có sụt so với tính toán của cụ không ?
Ui vậy thì may quá bác ạ, e nghĩ do lúc quấn siết dây đồng quá nó biến dạng cái khuôn quấn nên vậy, sợ nên hỏi lại cho kỹ chưa dám cấp áp e sợ điện lắm :roll: